𝟏𝟗𝟕𝟓

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


⋆⁺₊⋆ Các kì nguyệt thực ⋆⁺₊⋆

☼ Kì nguyệt thực trước: “nhẹ bẫng” - @moonxrune
⋆⁺₊⋆ ☾𖤓 ⋆⁺₊⋆

quaquyttrencay's note : có sử dụng một số sự kiện lịch sử, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, không sử dụng thay thế kiến thức sách vở.

1.

Lý Tương Hách nhìn cậu lính bộ vừa được hậu phương ngoài Bắc chuyển vào với ánh mắt xét nét. Đội trưởng Lý Tương Hách nhìn em từ đầu xuống chân, lính đánh trận mà da dẻ trắng xanh, tay chân ốm yếu không biết có vác nổi cây súng không. Lý Tương Hách cực kỳ đánh giá, trong bụng anh đã nghĩ ra bảy mươi bảy câu chuyện về cậu công tử bột bị ép vào quân nhân Nam tiến.

Anh nhìn người nhỏ bé trước mặt, hỏi :

— Này, cậu tên gì?

Cậu ấy ngơ ngác, tự chỉ vào mình.

— T… Tui hả?

— Chứ ai?

— Tui tên Khuê, Kim Hách Khuê.

Lý Tương Hách đã nghe và đánh giá, tên cũng giống con gái nữa chứ. Đánh có ra cái thể thống gì không đây?

Mặc kệ Kim Hách Khuê khó hiểu đứng trước mặt, Tương Hách xua tay cho đoàn quân nghỉ ngơi một chút. Hách Khuê lấy lại tinh thần vui vẻ đi rong ruổi trên tuyến đường Trường Sơn xanh ngàn.

Da trắng thì sao, yếu đuối thì sao, đã yêu nước là không phân biệt một ai.

2.

Đoàn quân của Lý Tương Hách đang đi qua cánh rừng thì gặp trận mưa to, mấy mươi cô cậu thanh niên vội vàng tìm bóng cây mà trú. Có người bẻ mấy nhành lá to che trên đầu, cũng có người lấy áo làm ô, Kim Hách Khuê dửng dưng như không có chuyện gì, vô cùng bình tĩnh trước cơn mưa kia.

Lý Tương Hách khó hiểu, cậu ta không sợ bị bệnh à?

— Này, mau vào đây đi, cậu đứng đấy một hồi nữa ngã rật ra thì không ai lôi đi đâu.

— Hả, tui quen rồi, hồi đánh ở Vạn Tường tui dầm mưa miết!

Kim Hách Khuê ngây ngô trả lời, chiến thắng Vạn Tường ngày hôm đó vẫn là dấu son chói lọi nhất của em. Hách Khuê đã bắn trúng ba tên lính Mỹ đang tháo chạy trong những đòn tấn công như gió lốc của quân ta.

Rồi đùng một cái chuyển vào Trường Sơn mà đánh tới, Kim Hách Khuê thấy lạ lắm, không có thằng Tùng Minh nhỏ nhỏ đi bên cạnh cứ thấy thiếu thiếu.

Đi đánh giặc mà còn gặp chỉ huy khó ở, Kim Hách Khuê muốn đổi đơn vị!

Lý Tương Hách dứt khoát cầm cành lá rộng đưa cho Hách Khuê, mạnh tay kéo em vào trong cái ổ nhỏ của cả đội đang chen chúc.

— Công tử bột như cậu mà cũng dám dầm mưa à?

Tương Hách vẫn chưa thôi xét nét em, Kim Hách Khuê không hiểu vì sao chỉ vì da em trắng một chút cũng bị chỉ huy coi thường?

— Tui có bột hay không cũng kệ tui, cậu lo mà dẫn dắt tốt vào!

Lý Tương Hách bắt đầu thấy khó chịu trước đứa mới chuyển tới rồi đấy!

3.

Cả trung đội tìm được một cái hang đá rộng ơi là rộng, thích thú đánh dấu rằng đây là căn cứ của tụi nó.

Lý Tương Hách không phản đối, trời mưa nắng thất thường mà có nơi che chở là được, anh cũng thấy thoải mái quá trời.

Kim Hách Khuê ngồi bó gối nhìn ra cánh rừng bên ngoài, đột nhiên thấy trong lòng xao xuyến đến lạ. Em thấy nhớ nhà quá, nhớ cái hương gốm xanh Hà Nội, nhớ út Minh lon ton đi theo liên lạc nữa…

Lý Tương Hách trông thấy đứa mình ghen ghét rầu rĩ, tự nhiên cũng muốn làm người tốt, anh lân la :

— Khuê, cậu có chuyện gì không vui à?

— Tui nhớ nhà, nhớ út Minh với mấy anh chị hậu phương quá trời.

— Nhà cậu ở đâu?

— Nhà tui ngoài Hà Nội, xa ơi là xa luôn đó chỉ huy ạ!

— Hả, nhà tôi cũng ở Hà Nội đấy!

Thông tin này làm Kim Hách Khuê vui hơn một chút, ai mà ngờ cái người hách dịch chuyên soi mói em lại là đồng hương đâu, đúng không?

— Quào! Thế sao cậu lại ở đây thế, lại còn là chỉ huy trưởng nữa, ngầu ghê!

— Lúc trước tôi học Bách Khoa, mà Tổ Quốc gọi thì tôi đánh thôi, tôi đánh ở đây mấy năm rồi đó.

Lý Tương Hách bày tỏ, anh cũng có gia đình, có tương lai phía trước. Nhưng trái tim đã cùng chung nhịp đập với quê hương thì anh sẵn sàng gác lại tất cả để cầm súng ra trận; Kim Hách Khuê cũng thế, chỉ là em đến từ Sư Phạm, cũng gạt sách bút qua một bên mà ôm bom ôm pháo vào người. Tất cả vì Tổ Quốc thân yêu!

Hai kẻ vốn không ưa nhau, chỉ vì câu chuyện nhớ nhà mà dính lấy, đúng là không có cuộc gặp gỡ nào ngẫu nhiên.

4.

Trên gò núi cao vênh, Lý Tương Hách nghe thấy tiếng máy bay ù ù, anh cẩn thận quan sát từ dưới tán cây lim, là máy bay của Mỹ.

Tim đập chân run, anh vội vàng ra hiệu cho đồng đội sơ tán khỏi khu vực. Máy bay quá cao, ở đây không có vũ khí phòng không, không thể trực tiếp bắn. Buộc phải rút.

Lý Tương Hách dồn đội quân vào vách đá hẹp khuất tầm nhìn địch, chưa kịp ổn định thì bom đã dội xuống, tiếng nổ đùng đoàng như khiến cả đất trời rung chuyển.

Nhiệt độ do phản ứng của bom làm đứa lính đánh bộ tên Minh Hùng phải xuýt xoa vì đau rát.

Đợt bom to dội qua cánh rừng Trường Sơn Nam, tan hoang cả non nước hữu tình.

Lý Tương Hách nhìn Kim Hách Khuê xoa xoa cái tay đau của Minh Hùng, tự nhiên anh thấy khó chịu ghê gớm.

5.

Buổi sáng ngày hôm sau khi lính tỉa tên Hiền đi tuần tra xung quanh, Phác Đáo Hiền suýt té ngửa khi phát hiện có mười một quả bom còn đang nằm im dưới dốc sét, mười một quả bom to nhỏ đủ kích cỡ lạnh lùng như sẵn sàng phát nổ bất cứ lúc nào.

Phác Đáo Hiền không dám chậm trễ, dùng bộ đàm liên lạc với Lý Minh Hùng yêu cầu hỗ trợ.

— Đồng chí Hùng! Dưới dốc có bom chưa kích hoạt, yêu cầu phá bỏ!

— Đã rõ!

Lý Minh Hùng lúc nào cũng trong tâm thế sẵn sàng đối đầu với vũ khí kích nổ, ba cái quỷ yêu này, dễ!

6.

Lý Tương Hách thắc mắc thằng em cùng đội vác theo xẻng, kéo, và cả kính lúp đi đâu?

— Hùng, đi đâu đấy?

— Dạ? Anh Hiền mới báo cáo dưới kia có bom, em xuống phá, lỡ nó nổ thì anh Hiền xảy ra chuyện mất, em không muốn đâu!

Lý Minh Hùng vừa nói vừa lăng xăng lấy cái này cái kia, Kim Hách Khuê đi ngang cũng hỏi :

— Bé đi đâu đó?

— Em đi gỡ bom ạ!

Lý Minh Hùng ngoan ngoãn trả lời, Kim Hách Khuê ồ lên một tiếng, sau đó thích thú :

— Anh đi với, hồi ở trên Quảng Trị anh thích mấy cái này lắm.

— Anh có làm được hông? Phá bom nguy hiểm lắm đó anh Khuê.

— Đúng đấy, em tôi nói đúng rồi, cậu mỏng manh như que tăm như thế này chỉ nên bắn súng thôi.

Lý Tương Hách cười khúc khích, Kim Hách Khuê phồng má giận dỗi. Đánh vào vai chỉ huy trưởng của em.

— Tui phá bom còn được!

7.

Phác Đáo Hiền đứng trông mười mấy quả bom mà lòng như lửa đốt, Minh Hùng đến trễ chút nữa thì cậu sẽ ngất xỉu đó!

Trời như nghe được lời thỉnh cầu của Đáo Hiền, ngay sau đó đã thấy Minh Hùng, Tương Hách cùng Hách Khuê đi tới.

Minh Hùng nhanh nhảu :

— Hiền ơi! Em tới rồi, bom đâu anh?

Phác Đáo Hiền chỉ chỉ xuống cái dốc, cả bốn người thận trọng lại gần. Công nhận bom của cường quốc có khác, toàn thứ dữ.

Lý Minh Hùng dùng cái thanh gỗ được vót nhẵn, đẩy bảy quả bom nhỏ ra ngoài. Tương Hách nóng ruột muốn hối thằng em làm nhanh lên, nhưng trông thấy chú gấu bự của đội vật vã như thế, anh cũng biết tính chất công việc, quả thật rất nguy hiểm.

Kim Hách Khuê nhìn ra có điều gì sai sai với quả bom có mấy cái dây xanh đỏ kia, anh vỗ vỗ vai Hùng :

— Hùng, đi ra đi, để anh.

Minh Hùng hơi hoang mang nhưng rồi cũng né ra một bên, Kim Hách Khuê cười trừ, tay gẩy gẩy mấy sợ dây bom làm ba người còn lại sợ suýt thì nhồi máu cơ tim.

— Bom hẹn giờ không nổ vì mấy cái tác động này đâu.

Chỉ huy trưởng và hai đứa nhỏ vỡ lẽ. Hóa ra cái bọn đế quốc cũng thật thâm độc.

Bom hẹn giờ không nổ vì những tác động bình thường, nó chỉ nổ khi hết giờ hoặc có sự thay đổi trọng lượng đè lên nó.

Kim Hách Khuê xin cây kéo từ tay Minh Hùng, đoạn, em chuẩn bị đưa vào cắt, hai đứa Hùng Hiền đã vội té ra xa ơi là xa. Lý Tương Hách dè dặt nhưng không lùi ra, vẫn đứng sau lưng em.

Kim Hách Khuê bình tĩnh cắt sợi dây màu vàng cái cụp, không hiện tượng gì xảy ra, đồng hồ trên quả bom đã ngừng đếm ngược. Sợi dây đỏ chói mắt không làm em sợ hãi, Hách Khuê thở hắt ra, hạ quyết tâm, lại đưa kéo vào, cụp, vẫn bình yên. Quả bom xem như đã được vô hiệu hóa.

Lý Minh Hùng từ từ tiến lại gần, cảm thán :

— Anh Khuê giỏi thiệt! Anh học phá bom hả?

— À không có, do hồi trước anh thấy chỉ huy cũ cũng làm thế nên anh làm theo thôi.

Kim Hách Khuê trả lời đứa em bự con, em chưa bao giờ nghĩ lần đầu gỡ bom lại trúng ngay bom hẹn giờ, cũng thật ác.

Đáo Hiền lon ton đến bên, tay vẫn ôm chặt cây súng như không nỡ rời xa, tán dương :

— Anh Khuê giỏi quá đi mất! Vậy là từ nay đội mình có đến hai người diệt bom rồi, đúng hông Hùng?

Lý Tương Hách từ đầu đến cuối vẫn im lặng, chỉ huy trưởng được mở mang tầm nhìn, cậu trai xanh xao bị anh hắt hủi ngày nào quả thật rất dũng cảm. Tương Hách hoàn toàn nể phục em.

Khuê, em giỏi hơn anh nghĩ.

8.

— Khuê, tôi cảm thấy tôi bắt đầu thích cậu.

Lý Tương Hách nói bâng quơ khi cả hai đang nhóm bếp hoàng cầm giữa trời, Kim Hách Khuê bật cười :

— Thích tui?

— Ừm.

— Độc lập đi rồi tui cưới Hách.

— Ừ, sẽ độc lập.

Một chiều nào đấy, hai kẻ vì người mà ôm tương tư tỏ bày.

9.

Mỹ quay lại với chiến dịch Linebacker lần hai bắn phá bầu trời miền Bắc, những pháo đài bay khổng lồ của cường quốc số một thế giới liên tục rải mưa bom xuống.

Đất loang lổ máu, nước nát nhà tan, quân Bắc Việt cố gắng bắn trả.

Kim Hách Khuê, Lý Minh Hùng, Phác Đáo Hiền và đứa nhỏ tên Mẫn Tích được gọi về Hà Nội làm nhiệm vụ. Bốn người từ lớn đến nhỏ, súng ống đầy đủ lên đường.

Trường Sơn thương nhớ, khi xa rồi Khuê vẫn đau đáu lời Lý Tương Hách dặn :

— Chiến đấu tốt, an toàn và trở lại Nam nhé!

Có thể lần này là một đi không trở lại, hoặc cũng có thể sẽ trở lại nhưng không được nhìn thấy nhau.

10.

Thằng út Tùng Minh vẫy cờ cho đoàn của Kim Hách Khuê tiến vào trong, lúc anh bước xuống khỏi xe, Hách Khuê đã vớ thằng Minh vào lòng mà ôm hôn cho thỏa lòng nhớ em trai. Hách Khuê khóe mắt đỏ đỏ, rưng rưng :

— Minh, anh Khuê đây em, anh đây.

Lê Tùng Minh òa khóc, dụi dụi vào trong lòng anh trai. Đã lâu lắm rồi hai người mới gặp lại, đứa lớn ở miền Nam đi giải phóng, đứa nhỏ ở miền Bắc làm hậu phương. Khó khăn chồng chất khó khăn, hôm nay tương phùng lại theo một cách rất khác.

— Anh đi lâu như thế, anh có biết em và mấy anh kia chờ anh lâu lắm không?

— Anh đi mới có mấy năm mà Minh.

— Anh Khuê đi gần mười năm rồi, năm nay út Minh hai mươi, không phải mười một…

Kim Hách Khuê vỡ lẽ, thậm chí em cũng không nhận ra mình đã ở Nam lâu đến vậy, và tình cảm với người kia sâu nặng như thế nào.

Lê Tùng Minh được Kim Hách Khuê dỗ ngọt, an ủi. Đột nhiên, em nhớ ra điều gì, gặng hỏi út :

— À, mấy đứa còn lại đâu, thằng Hiển, thằng Sơn với Huy đâu?

Nói đến đây, Tùng Minh im bặt, Kim Hách Khuê sốt ruột lắc lắc vai út.

— Tụi nó đâu em?

— Em nói cái này, anh đừng sốc nha anh Khuê…

— Ừ, tụi nó đâu?

— Anh Hiển, anh Huy, anh Sơn… tất cả đều hi sinh rồi.

Não bộ em đình trệ, em không thể hiểu được tại sao mới chỉ đi vài năm, đồng đội đều đã rời bỏ em mà đến nơi bên kia?

11.

Lý Tương Hách chiều nào cũng nhìn ra con dốc sét mà ngày ấy Khuê đã gỡ bom, lòng anh ngùi ngùi nhớ thương cậu trai nhỏ bé mà kiên cường.

Hiền Hùng Khuê Tích đều về Bắc làm nhiệm vụ, chỉ có anh ở lại tiếp tục chiến sự trong Nam.

Anh cũng nhớ nhà, nhớ Khuê nữa.

Chiến tranh có thể kết thúc nhanh một chút không?

12.

Bầu trời đêm Hà Nội vốn dĩ rất yên bình và dịu dàng. Đã vào mùa đông, thứ mà người thủ đô mong chờ là những cơn gió lạnh buốt, dù chẳng được gì nhưng ít ra vẫn vô hại so với mưa bom đang tàn phá của Mỹ.

Tiếng máy bay ù ù lượn trên không trung, bom được dội xuống, bao nhiêu làng mạc nhà cửa cứ theo đó bị phá hủy.

Lửa cháy sáng cả vùng trời, đạn rơi trên mái nhà, máu đổ ở dưới sân. Tiếng mẹ khóc tìm con, tiếng chồng kêu tìm vợ, tiếng la hét cầu cứu của dân vô tội giống như bản hùng ca của đế chế Mỹ.

Phác Đáo Hiền cố gắng bắn liên tục vào "những con chim sắt" đang oanh tạc Hà Nội, cậu ấy bực tức :

— Mấy cái này bay cao như thế, bắn sao trúng được!

AK47 từng là niềm tự hào của Phác Đáo Hiền nay lại vô dụng trước độ cao hơn cả đỉnh Fansipan của B-52.

Dù biết chẳng đến đâu nhưng cậu vẫn bất lực mà bắn, không rơi B52 thì ít nhất phải rơi F11!

Lê Tùng Minh chỉ có khẩu tiểu liên tầm bắn thấp, không thể làm gì ngoài việc chạy đôn chạy đáo tiếp tế đạn cho mọi người.

Kim Hách Khuê ứa nước mắt nhìn lũ ngụy phá nát quê hương em, súng ống không bắn tới, máy bay thì em không biết lái, giờ cũng chẳng biết phải làm gì. Lực bất tòng tâm.

Em ngoắt thằng út Minh, đứa nhỏ ốm yếu mà kiên cường.

— Minh, chạy vô kho lấy mấy đầu đạn tên lửa. Anh không tin là SAM 2 không bắn trúng mấy con chim sắt đó.

— Dạ!

Thằng bé gật đầu, ba chân bốn cẳng vội vàng chạy vô kho vũ khí lôi ra mấy quả tên lửa, Phác Đáo Hiền được chỉ huy ra lệnh bắn.

SAM 2 đã được lên nòng, Kim Hách Khuê canh chuẩn cự ly, hô lớn :

— Khoảng cách đã được rút ngắn, Hiền, khai hỏa!

Phác Đáo Hiền thực hiện kích, quả tên lửa như muốn xé rách cả chân không mà đâm vào máy bay địch, ngay lập tức một chiếc F11 rơi tự do trên bầu trời thủ đô.

— Tốt lắm! Tiếp tục!

Lý Minh Hùng đứng phía sau yểm trợ pháo kích phòng không, nã liên phanh vào gầm máy bay đang thả bom.

Chợt thằng Minh hô hào :

— Anh Hùng, bắn!

Ra là có một chú B52 đang lởn vởn trên đầu, lăm le trút vũ khí phát nổ xuống.

Kim Hách Khuê bên này dìu Đáo Hiền ra sau bệ súng, bom vừa rơi xuống và nổ gần ngay thằng bé khiến nó bị sốc nhiệt và choáng.

— Hiền, Hiền! Có sao không em?

— Hơ… lạ quá, em nhớ rõ ràng làm gì có bom được thả xuống!

— Anh không biết nữa, Hùng mau lại đây đỡ Hiền đi.

— Dạ anh Hiền để dựa vô em nè.

Gấu lớn của đội dang tay ra, đón lấy Hiền đang mê man, Minh Hùng lấy nón của mình làm gối cho Đáo Hiền.

Lý Minh Hùng sốt sắng để anh Hiền của nó dựa hẳn vào trong lòng, người anh mềm oặt, chân tay đỏ ửng vì sức nóng, gương mặt thanh tú đã lấm lem, xước xát mấy đường dài.

Anh Khuê của bọn nhỏ chẳng khá hơn là bao, Kim Hách Khuê da thịt dập nát, máu âm ỉ ướt cả tấm lưng.

Hách, tự nhiên thấy nhớ Hách quá đi mất… Không biết Lý Tương Hách của em giờ này đang làm gì ở trong Nam, đang ngủ ngon hay đang đánh trận nhỉ? Chàng chỉ huy trưởng năm đó nguyện lấy thân mình che bom cho em, giờ có an toàn không?

Khuê tự hỏi.

Mẫn Tích không tham gia trực tiếp ở đây, nó được điều về kho nhiên liệu Vinh để công tác. Em nhìn hai đứa Hùng Hiền vật vã với bom đạn, tụi nó còn nhỏ như vậy mà đã dám bắn tên lửa, dám dùng pháo kích để bảo vệ miền Bắc, Kim Hách Khuê đã là đàn anh. Tại sao lại ngần ngại, nhỉ?

Quân nhân Hà Nội bằng tình yêu nước với cái đầu lạnh và trái tim nóng đang chiến đấu hết mình vì Tổ Quốc thân yêu.

Cố lên, diệt bán nước, nhổ cỏ Tây!

13.

Lý Tương Hách ôm mộng tương tư cậu trai ở miền Bắc xa xôi, anh gói ghém mớ hoa bưởi khô cho vào trong chiếc khăn tay mà Hách Khuê để lại, mân mê mãi không chán.

Hương hoa ngọt ngào vờn vờn quanh cánh mũi, cái hương đặc trưng của xuân Hà Nội, Tương Hách nhớ em quá!

Chiến tranh đã bị mở rộng, chẳng còn cách nào khác ngoài việc phải gồng lên mà đánh!

— Tôi nhớ Khuê quá… khi nào Khuê mới về?

Có thể Kim Hách Khuê sẽ về, hoặc không.

14.

Đêm tiếp theo, Hà Nội ngập trong khói lửa của chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Lần này Lê Tùng Minh sẽ cho bọn ngụy biết, như thế nào là sức mạnh của tên lửa A72.

Một quả A72 được nó bắn lên, trúng đích tiễn phi công địch về nhà vào rằm mỗi tháng.

Đảm bảo tính an toàn, bốn người, Khuê - Minh - Hùng - Hiền được gom lại một nhóm đứng đầu tuyến phòng không.

Kim Hách Khuê máu thịt rơi rớt theo từng bước chân em tiến, tên lửa đã hết, pháo kích cũng không. Thứ duy nhất em có thể làm là nỗ lực mà nã đạn súng trường vào mấy con chim sắt đang lượn trên bầu trời ngàn sao. Phác Đáo Hiền đứng đằng sau, dựa vào tầm bắn tốt đã hạ được chiếc máy bay đầu tiên của đêm đó.

— Anh Khuê, cái này nó bay thấp hơn nè, lụm nó đi anh!

Thằng bé chỉ một chiếc F11 bay khá thấp, ngay lập tức anh xả đạn vào nó, động cơ bị hư hỏng nặng khiến vũ khí phòng không của Mỹ làm nó chúi đầu xuống đất rồi cứ vậy mà tự hủy.

Đạn dược được cung cấp liên tục, tiếng súng rền không một giây ngơi nghỉ.

Kim Hách Khuê dù cho máu thịt có đổ xuống cũng không bao giờ chịu làm nô lệ, họ có thể đánh bại một quân đội nhưng thể nào chiến thắng một dân tộc!

Hà Nội đã trải qua mười hai ngày đêm ác liệt, khi chiếc máy bay cuối cùng bị bắn, nó lại làm rơi thứ chẳng nên có.

Ngổn ngang giữa những nghĩ suy, một quả napan cuối cùng chứa đầy hơi độc chuẩn chỉ đáp xuống.

Kim Hách Khuê, Lê Tùng Minh, Lý Minh Hùng, Phác Đáo Hiền chết tươi tại chỗ.

Hà Nội năm một ngàn chín trăm bảy mươi hai, Khuê Minh Hùng Hiền nằm lại.

15.

Lý Tương Hách bắt đầu cho những cuộc tiến công lớn hơn, chiến dịch Tây Nguyên mở màn với thắng lợi thuộc về quân ta.

Anh gấp cuốn sổ nhỏ để vào trong cái gùi lớn, những trang giấy đều có mấy dòng chữ nguệch ngoạc của anh chỉ huy trưởng, tôi nhớ Khuê quá là tất cả những gì Lý Tương Hách viết trong hai năm vắng bóng người tình.

Anh vẫn luôn tin rằng Kim Hách Khuê sẽ trở về, sẽ thực hiện lời hứa!

16.

Ngày hai mươi mốt tháng tư năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm, tuyến Xuân Lộc thất thủ.

Lý Tương Hách cùng đoàn Quân Giải phóng hừng hực khí thế tiến vào Sài Gòn, dân quý dân thương dân dẫn đường đến hang ổ của địch.

Những kẻ bán nước bị Mỹ bỏ rơi giờ đây chỉ có thể bất lực mà trốn chạy.

Xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập tiến vào, buộc Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện.

Mười một giờ ba mươi phút, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc của Dinh Độc Lập, chấm dứt hoàn toàn ách cai trị của Mỹ Ngụy.

Lý Tương Hách nhìn niềm tự hào non sông gấm vóc, thầm thì :

— Khuê ơi, độc lập rồi.

17.

Ngày non sông nối liền một dải, Lý Tương Hách trở về Hà Nội dấu yêu sau mười mấy năm xa cách.

Không biết thằng Hùng, thằng Hiền và người anh thương giờ đang thế nào nữa, không biết họ có sống tốt không, họ đã biết miền Nam giải phóng hoàn thành chưa?

Còn lời hứa năm đó nữa, Hách Khuê hứa sẽ lấy anh.

Anh gặp lại người đồng đội năm xưa - Mẫn Tích, khi đang ngó nghiêng dọc ngang tìm kiếm ba người kia.

— Tích!

— Trời ơi! Chỉ huy!

— Tôi đây, em dạo này cuộc sống tốt không?

— Em công tác ở Vinh về, sống rất tốt. Còn chỉ huy?

— Tôi… tôi đi tìm Khuê và mấy đứa nhỏ hồi ở Trường Sơn chung với mình ấy.

Lý Tương Hách gãi đầu, nụ cười trên môi Mẫn Tích cứng đờ. Sắc mặt tối sầm trông rất đáng sợ.

— Tích? Khuê với mấy đứa nhỏ đâu, Hùng với Hiền?

Đột nhiên ánh mắt của cậu có phần lãng tránh, Tích rụt rè :

— Anh Khuê, anh Hiền và Hùng…

— Ừ, họ ở đâu vậy? Tôi đến thăm.

Liêu Mẫn Tích hạ quyết tâm, ngăn không cho nước mắt trào ra khỏi khóe mi, nghẹn ngào :

— Tất cả đều hi sinh rồi, năm bảy hai thưa chỉ huy.

Ừ, bộ ba lính bắn tỉa, lính phá bom và lính phòng không đều đã hiến dâng xác thịt cho Tổ Quốc. 

18.

Lý Tương Hách chôn chân trước cánh đồng lúa vàng, thân thể run run tựa hồ sắp không đứng vững.

Hốc mắt anh đỏ hoe, sống mũi cay như bị ai bỏ ớt.

Người yêu của anh vậy mà lại đi trước, bỏ anh lại một mình.

Hoa bưởi năm nay chẳng thơm, Hách nhớ Khuê lắm, chia tay năm bảy hai gặp lại năm bảy lăm nhưng theo một cách chẳng ai muốn.

Âm dương cách biệt.

Lời hứa năm đó, độc lập thì lấy nhau, tiếc thay, chỉ còn lại một kẻ nâng chén rượu tình với bia mộ lạnh ngắt.

Lý Tương Hách bật khóc, trang giấy cuối cùng của cuốn sổ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net