Chu Viet Goc Khmer

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
Hậu giang (Long Xuyên, Cần Thơ, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Rạch Giá, Cà Mau). Lò có đáy là để tránh

hơi ẩm từ lòng đất rút vào củi lúc đốt lửa.

        Kiến trúc lò này cũng thích ứng để sử dụng “đất

cháy” của vùng Cà Mau, khi sử dụng đất cháy, phần rộng

thứ hai được dùng làm nơi hâm đất cho thoát hơi nước

trước khi đưa vào vùng lò đốt (phần rộng thứ nhứt).

        Kiến trúc “cà ràng” cũng được thông dụng trong

tất cả những nhà sàn vùng Tân Châu, Châu Đốc..., ở nhà

                                                          11

sàn, cái đáy của cà ràng còn giữ vai trò bảo vệ cái sàn

chống hỏa hoạn.

       Kiến trúc cà ràng cũng rất thông dụng trên những

chiếc ghe của dân chài lưới, hoặc những ghe có người sống

như nhà lưu động, hoặc nhà hàng lưu động.

       Cà ràng là một trong những biểu tượng của văn

hóa hội nhập suốt từ thời khai hoang miền Nam cho tới

những năm 70 của thế kỷ 20.” (8)]

Cà ròn. Khm: karông = một loại bao nhỏ đa dụng, đan

bằng sợi bàng có thể chứa đựng khoảng 20 đến 40 lít, thông

dụng nhứt là cà ròn 1 giạ (40 lít); trong lúc bao “bố tời”

(chữ Việt gốc Quảng Đông) là loại bao lớn (3 giạ, 120 lít)

dùng đựng gạo.

Cầy. Khm: ch-kầy = con chó.

Cồng. Khm: kôông = tên một loại nhạc khí bằng hợp kim

của người Khmer.

Châu Đốc: Xưa kia là tên của một tỉnh. Hiện giờ là một

phần của tỉnh An Giang. Khm: mắt cruk = miệng heo.

Chắc Cà Đao: Tên một con rạch và cũng là tên một chợ

nhỏ (nay là thị trấn An Châu) gần thị xã Long Xuyên, tỉnh

An Giang. Học giả VHS (7), ghi lại hai giải thích là:

- Theo ông Nguyễn văn Đính, thì địa danh Chắc Cà Đao có

thể do chữ Khm chắp kdam (= bắt cua) mà ra vì vùng nầy

xưa kia có nhiều cua.

- Theo nhà văn Sơn Nam (6), Chắc Cà Đao do chữ Prek

Pedao; Prek = rạch; pédao = loại dây mây; rạch có nhiều

dây mây.

       Học giả VHS nói ông nghĩ rằng giả thuyết của

Nguyễn văn Đính hợp lý hơn.

Chắc Đốt: Tên một làng thuộc Sóc Trăng. Khm: mo-chap

mo-dott = tay bắt cá tay xỏ cá (vô dây). Vùng nầy có nhiều

cá nên có thành ngữ “mo-chap mo-dott” và dân ta đặt tên

làng Chắc Đốt.

Chông. Khm: chông = cây nhọn làm chướng ngại, hoặc

làm bẩy.

12

Chơn. Khm: chơơng = bên dưới; cũng có nghĩa là cái chơn

hay cái chưn, đi chưn.

Chụm. Khm: chum = gom lại, vây lại quanh một cái gì (ví

dụ chúng nó ngồi chụm lại quanh chiếc chiếu để nói

chuyện riêng).

Duôn hay yuôn: Theo BNL “duôn” là tiếng Ấn Độ có

nghĩa là “man di” để chỉ những người không phải người Ấn.

Những quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn như

Kampuchia, Thái, Lào, Mon và Chăm đều dùng “duôn” để

gọi hay chỉ người VN. Có thể họ không hiểu nghĩa của

nguyên ngữ “duôn”; hay có thể hiểu nhưng vẫn dùng.

Cáp duồn. Khm: cắp duôn = chặt người Việt. Ngày xưa

khi Kampuchia đánh nhau với VN, lúc xông trận họ la “cắp

duôn” tức là chém hay chặt người VN (cho chết). Mỗi khi

có cuộc nổi loạn của một “sóc” (xóm làng) người Khmer

chống lại dân Việt, người Việt thường thông báo nhau là

coi chừng bị họ “cáp duồn”. Chữ nầy thông dụng trong

khoảng 1940-50. Pròteh duôn = nước Việt.

Ên: một mình, như câu: Tôi tới đây mình ên, không có ai đi

chung. Khm: êng, hay k-êng. Chữ “ên” rất thông dụng ở

miền Châu Đốc, Rạch Giá.

Ghe chài: ghe có trọng tải lớn. Khm: tuk pokchay. (Đây là

một tiếng Khm rất đặc biệt vì tuk là tiếng Khm = ghe; còn

pokchay = chở đủ thứ, là tiếng Triều Châu đã được Khmer

dùng như là tiếng Khmer. Dân ta dịch chữ tuk ra chữ ghe,

nhưng lại mượn chữ pokchay đọc thành “chài” (7). Theo

Bình Nguyên Lộc (BNL) (1) người Khm còn gọi ghe chài

là thwe.

Hên: may mắn. Khm: hêng (có thể đồng âm đồng nghĩa,

tuy vậy trong bộ tự điển của nhà Văn Hoa Xã Hội và tự

điển trực tuyến không có chữ hên, trong khi đó trong tự

                                                       13

điển Việt-Pháp của Đào Đăng Vỹ có chữ này, như vậy

“hên” chắc chắn là từ ngữ của miền Nam, có phải gốc

Khmer hay không thì chưa chắc chắn).

Khèn. Khm: khèn = một loại nhạc khí làm bằng nhiều ống

trúc, dùng hơi để thổi.

Khiên. Khm: khêl = dụng cụ che chở, chống lại gươm

giáo hoặc tên, tránh cho người dùng nó khỏi bị thương.

Khố. Khm: kho-ô = miếng vải nhỏ dùng che giấu bộ

phận sinh dục. Chữ nầy thường dùng cho phái nam: đàn

ông đóng khố. Trên miền cao nguyên VN, đàn ông của một

số bộ lạc dùng khố thay vì quần (và nhiều bộ lạc ở Phi

Châu, đàn ông cũng đóng khố). Ngày xưa, một số đàn ông

VN vì nghèo quá không có tiền mua quần mặc nên phải

đóng khố. Do đó có thành ngữ “khố rách áo ôm”. Trong

văn thơ bình dân VN có truyện “Trần Minh khố chuối”

(trong câu chuyện nầy, Trần Minh là một thơ sinh nhà

nghèo, không có tiền mua vải, phải dùng lá chuối làm khố

mặc). Trong tiếng Việt, khố còn có nghĩa là “vải nịt bụng”

dùng như dây thắt lưng; thí dụ câu “khăn khố chỉnh tề” (3)

Lấp Vò: địa danh thuộc tỉnh An Giang. Khm: srôk tak por

= xóm nước nóng.

Lóc (cá). Khm: trêy rot = một loại cá nước ngọt, có rất

nhiều ở vùng đồng bằng Cửu Long. Còn có nhiều tên khác

nhau như cá chuối, cá quả (Bắc Việt), cá tràu (3). Tên khoa

học của loại cá nầy là “ophiocephalus” (cá đầu rắn, vì đầu

cá có hình giống đầu rắn).

Lọp. Khm: lộp = dụng cụ đan bằng tre, dùng để bắt cá tôm.

Một đầu của lọp có gắn một cái “hom” (dụng cụ đan bằng

tre hình phễu, cá tôm đi vào được nhưng không ra được),

nhiều loại lọp có kết thêm một cái hom ở giữa thân lọp.

Lọp dùng đặt nơi tôm cá di chuyển, trường hợp này không

cần có mồi, những nơi không phải là “đường cá” như ao,

đìa, người ta để mồi vào đáy lọp để nhử tôm cá. Những

14

nhà nông hay ngư phủ ở vùng ĐN–CL đều biết tên dụng cụ

nầy.

Lục. Khm: lục = ông. Dân Việt lại dùng chữ “ông lục” để

chỉ những nhà sư (ông sãi áo vàng) người Kampuchia.

Mặc nưa. Khm: mắc khưa = loại cây nhỏ, trái nhỏ bằng

đầu ngón tay, hột chứa nhiều hóa chất dùng nhuộm quần áo

rất tốt.

Mẻ. Khmer: khméh = tên một loại chất chua do cơm

nguội để lâu, lên men rượu và thành men giấm, dùng nấu

canh chua.

Mẹc. Khm: mek = ông; chức danh cao cấp nhất trong phẩm

trật sư sãi Kampuchia. (VN: Ông Lục, Ông Mẹc. Trong

tỉnh Trà Vinh có ngôi chùa Khmer mà dân Việt quen gọi là

Chùa Ông Mẹc.)

Mùng. Khm: mung = dụng cụ bằng vải thưa và mỏng,

dùng chặn muỗi khỏi cắn người ngủ bên trong. Ca dao:

                Trống treo ai dám đánh thùng

                Bậu không, ai dám giở mùng chun vô.

         Hoặc: Khoác mùng ra thấy mùng không

                Gối loan để đó lệ hồng tuôn rơi.

         (Có thể nói chắc chắn mùng là từ ngữ của miền

Nam, được sử dụng rất lâu đời, nhưng ai vay mượn của ai

chưa thể xác định được. Khách quan mà nói, mùng là một

kiến trúc bằng vải, thuở nguyên thủy của cái mùng có thể

do người Việt sáng chế, vì người Khmer đã có cái nóp) (8).

Mỹ Lồng: địa danh và tên sông thuộc Tiền Giang (Kiến

Hòa). Khm: Srok Mi Lôn = xứ, xóm của nàng tên Lôn.

Ná.      Khm: sna = dụng cụ bắn chim hình chữ V có cán,

buộc dây thun, dùng bắn viên đạn tròn ra (giàn thun). Tục

ngữ VN có câu “đặng chim bẻ ná, đặng cá quên nôm”. Ca

dao có câu:

                Tiếc công chuốt ná lau tên

         Nhạn bay về đền công uổng danh hư.

                                                        15

Phum. Khmer: phuum = xóm hay làng có cây.

Sa Đéc: Tên một tỉnh ngày xưa. Khm: phsar dèk = chợ

(bán) sắt.

Sầu riêng. Khm: turen. Tên một loại cây/trái đặc sản

miền Nam. Tên loại cây/trái này đã được đưa vào danh

sách thảo mộc thế giới năm 1776 cho cả một chi (Genus),

Durio, với cái tên Durio zibethinus L. Dù rằng Durio

zibethinus L. rất có thể gốc từ tiếng Nam Dương (Djoerian),

nhưng chiếc cầu từ Djoerian sang Sầu riêng có thể là từ

gốc Khmer “Turen”. Từ ngữ để gọi cây/trái sầu riêng hầu

hết các nước trên thế giới có giọng đọc tương tự như tiếng

Anh/Pháp/Đức/Tây Ban Nha (Spain): Durian (8).

Sóc Trăng: Tên một tỉnh. Khm: Srok Khlẳn (khléang) =

Xóm kho bạc. Khi vùng nầy còn thuộc Thủy Chân Lạp,

người Khmer có lập một kho chứa vàng và bạc ở đây.

Soi rạp hay Lôi lạp: tên cửa biển có nhiều mũi đất, thuộc

quận Tân Hưng, tỉnh Gò Công. Khm: Péam prêk chroy

phkẩm. Theo ông Vương Hồng Sển, Péam prek = cửa biển,

chroy = mũi đất, và phkham = xâu chuổi.

Sọt (sọt rác): giỏ đựng rác hay giấy vụn, làm bằng bằng tre

đan. Khmer: kksok.

Tầm phong luông hay Tầm phong long là một địa danh

thuộc Châu Đốc. Khm: Kampong luông (hay Kompong

luon). Kampong = vũng nước, luông (hay luon) = vua.

Có nghĩa bờ sông có vua đến (“bến vua” hay “bến ngự”).

Ngày xưa nơi nào vua Kampuchia ghé ghe (thuyền) nghỉ

ngơi, người Khmer gọi nơi đó là Kampong Luông. Về địa

lý, địa danh Kampong luông hay Tầm phong long là một

vùng rất rộng trải dài từ Vĩnh Long - Sa Đéc đến khỏi Long

Xuyên - Châu Đốc, sang đất Kampuchia ngày nay. Vào thế

kỷ 18, vua Kp dâng vùng đất khoảng An Giang ngày nay

(Long Xuyên-Châu đốc) cho VN. Vì vậy một vùng đất gần

16

biên giới VN/Kp có tên là Tầm phong long. Sau nay Tầm

phong long đổi thành Hồng ngự, tên một quận thuộc tỉnh

An Giang.

        [Trong quyển Sài Gòn Tạp pín lù (một quyển sách

kể nhiều chuyện liên quan đến Sài Gòn ngày xưa, không

phải là sách nghiên cứu) ông VHS có kể rằng vùng đất

quanh cột cờ Thủ Ngữ (mũi đất ở ven sông Sài Gòn, có biệt

danh là Point des blagueurs = mũi tán dóc) ngày xưa còn

gọi là “Kampong Luông” vì “ngày trước phó vương Đàn

Thổ thường ra tắm sông nơi nầy” (trang 392) (xưa dân ta

gọi người Khmer là Thổ hoặc Đàn Thổ hay Đàng Thổ (?).

Nếu chuyện nầy đúng, thì địa danh Tầm phong long phải

bắt đầu từ vùng Sài Gòn, chớ không phải từ Vĩnh Long.]

Tha la. Khmer: sala = chòi nhỏ ngoài đồng.

Thau lau (cây). Khm: sralau = loại cây quí, gỗ màu trắng

rất cứng nhưng dòn.

Thốt nốt. Khm: Thnốt = thực vật thuộc họ dừa, trái cho

mật dùng làm đường. Đường thốt nốt là một đặc sản nổi

danh của Kp.

Tra (cá). Khm: trêy pra = tên loại cá nước ngọt có da láng.

Cá tra có loại lưng đen bụng trắng (cá tra đen) và loại lưng

xám bụng trắng (cá tra xám).

        [Cả hai loại đều rất lớn con, những con cá tra bắt

được vùng Vàm Nao (chỗ thông nhau của Tiền-Hậu Giang)

có trọng lượng 150 đến 200 kg (cá tra đen) và 70 đến 150

kg (cá tra xám). Về sau người ta đặt tên Việt cho một loại

cá này là “cá bông lau”. Giống cá tra đen dễ nuôi nên

được nuôi xuất khẩu. Bất hạnh trong vụ đặt tên mới này ở

chỗ ta đã có một loại cá mang tên đó từ xưa, vì trên lưng

chúng có sọc tương tợ hình bông lau. Do đó, cá bông lau

trở thành cá bông và cá tra đen trở thành cá bông lau (8) ]

Trà Ngoa: tên một ngôi chùa ở Cần Thơ. Khm: vat svày =

chùa xoài.

                                                          17

Úc: tên một phụ chi cá sông thuộc họ cá có râu, có 3 ngạnh

(2 ngạnh mang và ngạnh lưng). Khm: úc; trêy úc = cá úc.

        [(Cá úc: Cá có râu, 3 ngạnh sống gần mặt nước

gồm cá lăng và cá chốt. Cá có râu 3 ngạnh sống ở đáy

sông gồm cá ngác và các loại cá úc. Trong nhóm (phụ chi)

cá úc, lớn con nhứt là cá úc nghệ, kế tới là cá úc dừa, nhỏ

con nhứt là cá úc chuột (bây giờ là cá chốt chuột). Cá úc

nghệ màu vàng nghệ, nhiều xương, có trứng bằng đầu đũa

cũng màu vàng nghệ (to hơn golden caviar). Người ta

phẩm bình rằng trứng cá úc nghệ ngon hơn golden caviar.

Loại cá úc dừa, màu xám, là loại nhiều nhứt sống ở sông, ít

xương, nhiều thịt, trứng rất ngon, có thể so với caviar đen.

Cá út chuột chỉ to bằng ngón chưn cái, màu đen đốm to và

trắng, ít xương. Món ăn cố cựu từ cá úc là canh chua (8).]

Vàm. Khm: péam = cửa sông, nơi một con sông nhỏ (rạch)

chảy vào con sông lớn. Ở đồng bằng ĐN-CL có nhiều sông

rạch, do đó có rất nhiều địa danh bắt đầu bằng chữ “vàm”

như Vàm Cống (thuộc Gò Công), Vàm Nước Trong (Kiến

Hòa), Vàm Sông Thượng (Cần Thơ), Vàm Nao (An Giang).

Vàm Nao: một trong những địa danh nổi tiếng ở miền Nam.

Địa danh nầy đã đi vào văn chương bình dân VN:

               “Ngó lên Châu Đốc Vàm Nao,

               Thấy buồm em chạy như dao cắt lòng;

                 Ngó lên Châu Đốc Vàm Nao,

                 Thấy con cá đao bổ nhào vô lưới,

                 Biết chừng nào anh cưới được em;

               Ngó lên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Nao,

               Anh thương em ruột thắt gan bào,

               Biết em thương lại chút nào hay không ?.”

Chữ “vàm” còn dùng làm tên sông: sông Vàm Cỏ có

nguồn từ Kampuchia, gồm hai nhánh. Vàm Cỏ Đông (chảy

ngang qua Bến Lức) và Vàm Cỏ Tây (ngang qua Tân An).

Cả hai sông nầy ở phía Nam của Sài Gòn.

18

Vắt. Khm: tiek = một loại động vật hút máu, sống trên

đất ẩm tới khô, nơi đất khô vắt bị khô cứng khi có nắng nên

chỉ hoạt động về đêm tới sáng tinh sương mà thôi. Vắt phát

hiện và định hướng động vật hoặc người bằng sự sai biệt

nhiệt độ. Vắt có thể cảm nhận sai biệt nhiệt độ dưới 1 độ

(C) chênh lệch, chúng di chuyển rất nhanh về hướng nhiệt

độ cao để bám vào thú hoặc người và hút máu.

Vĩnh Long (hay Vũng Luông, Vãng luông): tên một tỉnh

vùng Hậu Giang. Cũng có nguồn từ chữ Kampong luông.

Kompong = vũng. Luông = vua = Long.

        [Có thể là VN, Kampuchia và cả Lào đều mượn chữ

“long” (= rồng) = “vua” của Trung Hoa. Khmer có

Kampong Luông; VN có Tầm phong Long; Laos có

Luôngprapang (Louang Prabang); tất cả đều liên hệ đến

chữ vua.]

Xà di. (không rõ cách viết âm theo Khm). Một loại bẫy.

Có 2 loại xà di: xà di chuột và xà di cá. Xà di chuột có kiến

trúc tròn dài bằng tre, đường kính độ 10-15 cm, dài độ 1 m,

có hai hom, dùng bắt chuột vào đầu mùa khô. Xà di cá có

kiến trúc là một cái lưới 5 mạng hình ống loa bằng dây lăng

hoặc dây đừng. Bắt cá bằng xà di là một cách săn cá rất

điệu nghệ của người Việt/Khmer Hậu Giang: chỉ những

loại cá quá khích như cá lóc, cá bông (lau) mới mắc vào xà

di. Chúng dùng toàn lực chui vào để phá cho hư hỏng.

Xà neng. Khm = sneng. Dụng cụ đa năng bằng nang tre

của người Khmer, có hình một cái xuổng. Người Khm

dùng để xúc lúa và bắt cá. Người TH ở Việt Nam dùng xúc

lúa, người Việt tiếp nhận để bắt cá cận bờ.

Xăm (cũng đọc là xom). Khm: xăm = cây chỉa có 3 đầu

nhọn dùng đâm (chỉa) cá. Danh từ xăm (vật dụng) và động

từ xăm (chỉa) đã hoàn toàn Việt hóa từ lâu đời.

Xoài. Khm: Svay Prey. (xin xem địa danh Chùa Xoài).

Loại cây/trái đặc sản của vùng nhiệt đới, tên khoa học

Mangifera Indica L.

Yuôn: (Xem chữ Duôn).

                                                           19

     NHỮNG CHỮ VIỆT ĐỒNG ÂM và

     ĐỒNG NGHĨA VỚI CHỮ KHMER

       Một số nhỏ những chữ nầy trích ra từ quyển

“Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc VN ” (NGML) của tác giả

Bình Nguyên Lộc (BNL). Sau mỗi chữ trích từ sách BNL

sẽ có dấu qui ước*. Ví dụ: Ăn* [ănh] = VN Ăn, Khm

[ăng]

       Những chữ không ghi dấu qui ước, trích từ CD của

Bác sĩ Nguyễn Hy Vọng (NHV), và có nơi ghi thêm ý kiến

riêng của giáo sư Phan Tấn Tài hay của chúng tôi khi viết

bài nầy. Trong số những chữ bên dưới đây, có nhiều chữ

người Việt đã dùng từ xưa, có nhiều chữ không biết ai

mượn của ai, rất khó xác định nguyên gốc. Ngoài ra còn có

những chữ tượng thanh, thì nếu âm giống nhau sẽ không có

gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng nói là một số khá đông

chúng ta ít có người biết được sự sử dụng giống nhau nầy.

                       BẢN LIỆT KÊ

       Sau đây là bảng liệt kê một số rất nhỏ những chữ

thuộc loại đồng âm đồng nghĩa hay âm & nghĩa gần giống

nhau. (Vì là dùng tiếng VN để ký âm, nên có thể có những

chữ diễn tả không đúng như âm Khm vì không có những

âm tương đương trong vần VN, hoặc chỗ thì dùng “c” chỗ

thì dùng “k” (trường hợp chữ côn / kôn) do khác tác giả.

                          ------------------

Ả trong chữ óng ả = tốt đẹp. Khm: k-ả k-óng.

Ách: đầy trướng lên như “no phát ách”. Khm: Ch-ach,

chòm-ach = no đầy.

Ác = một loài chim. Khm: ak hay k-ak = con diều. Người

Việt gọi chim “ác là”, là một loại chim săn như ó, diều, có

20

lông trắng, thân hình nhỏ hơn ó hay diều, có giọng la nhức

tai mỗi khi chúng chạm trán với nhau.

Ảng (hay Áng): vật dụng đựng nước. Người Việt hiểu ảng

là một loại chậu nước lớn và trẹt. Khm: ang = hồ nước

(như hồ nuôi cá, hồ tắm, hồ nước trên núi).

Ao: hồ nước nhỏ. Khm: ao = hồ nước nhỏ.

Ăn* (ăn uống). [ănh.]

Ắp: đầy. Khm: ắp, kh-ăp.

Âu yếm: thương, quyến luyến. Khm: kr-yêm = thẹn

thùng; có vẻ thương nhau.

Bang hay báng: phình to (chang bang). Khm: kàm bang,

kàm piang = chè bè ra, phình ra.

Băng: bó kín. Khm: kòm băng, boom băng.

Bắt (buộc): ép phải làm theo. Khm: bătch; chàm-bătch =

yêu cầu, đòi hỏi.

Bắn*. [panh.]

Can: cản ngăn chận. Khm: khang = can ngăn.

Cà: trái cà. Khm: kar, klar.

Cà chớn: lười biếng, vô tư cách, vô trách nhiệm. Khm: kh-

chơi, kchưl = cà chớn; kần chrới = vô trách nhiệm; kàm

chơi = nhác nhớm.

Cà kê: khề khà (cà kê dê ngổng). Khm: r-kề r-cà.

Cà nhắt: khập khểnh. Khm: kh-nhak; dao nhăk nhok = đi

ỏng ẹo.

Cà tong: ốm tong teo. Khm: kr-taong = cà tong cà teo.

Cà thọt: (đi chân thấp chân cao). Khm: kòn chọt = xiêu

vẹo.

Càng: thêm (như “được như vậy càng tốt”). Khm: kàng =

hơn, thêm nữa.

Căm: giận. Khm: r-kăm; rkam chơi = lòng căm giận.

Cháu* (con cháu). [cha.]

Chí* (rận). [chaay.]

Chín* (nấu chín, trái cây chín). [ch’eanh.]

Chó* (con vật). [cho.]

                                                        21

(Chò) ho, cho ho : một cách ngồi. Khm: ch-hoh = ngồi

trên hai chân, đít không chạm đất (ngồi chồm hổm).

Chơn (chưn). Khm: chơơng = bên dưới; cũng có nghĩa là

cái chơn hay cái chưn.

Con* (cha con). [côn.]

Con (cha con). Khm: kôn, kun. Kôn chau = con cháu.

Con (con vật). Khm: kôn. Kôn ch-kêy = con chó.

Con ruồi* (ruồi muỗi). [ko ruy.]

Còng* (vòng): cái vật còng tay. [kong.]

E: có ý sợ như e dè, e ngại. Khm: bòng e bòng ung = e

ngại, ấp úng. È ạch, Ì ạch: nặng nề, khó nhọc. Khm: ph-è,

chàm-è.

Ẹ: dơ bẩn. Khm: ch-e; klơn ch-e = mùi hôi. Èo ọp: ốm

yếu. Khm: r-op, tr-op.

Ém: dấu mất. Khm: Ém.

Ép: đẩy dính sát vào nhau, làm áp lực. Khm: ép, bòng-ep.

Ê: đau, hơi đau. Khm: xằng ê; xằng ê thmin = ê răng.

Êm: dịu, nhẹ nhàng. Khm: ph-êm.

Ếch: như ếch nhái. Khm: ênh hay ếch; côn chanh ch-ếch

= con

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC