Chu Viet Goc Khmer

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      CHỮ VIỆT GỐC KHMER

                    ĐẠI CƯƠNG

                   TS Nguyễn Hữu Phước

        Giống như ngôn ngữ và chữ viết của các nước trên

thế giới, ngôn ngữ chúng ta, khi cần, đã mượn một số chữ

hay nhóm chữ của những dân tộc mà chúng ta có giao lưu

thương mại hay văn hóa để dùng trong ngôn ngữ của chúng

ta. Chúng tôi đã có dịp trình bày với quý độc giả về “chữ

Việt gốc Tàu”. Trong bài nầy, chúng tôi sẽ trình bày những

chữ Việt gốc Khmer (Khm) hay Kampuchia (Kp). (Sách

Việt còn dùng chữ Cam bốt, Anh: Cambodia, Pháp:

Cambodge). Vì chữ Khmer thông dụng trong văn chương

quốc tế để chỉ người, hoặc ngôn ngữ của quốc gia

Kampuchia nên chúng tôi sẽ dùng chữ Khmer (Khm) cho

việc ghi chú bên dưới.

        Vào khoảng thập niên 1965-75, nhà văn Bình

Nguyên Lộc (BNL) có viết nhiều quyển sách nói về sự liên

hệ giữa tiếng Việt và tiếng nói của những nước thuộc Đông

và Nam Á (Đ&N Á) như: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc

Việt Nam (NGML), Lột trần Việt ngữ, Tự vựng đối chiếu

10 ngàn từ (giống nhau giữa các dân tộc Đ&N Á). Rất tiếc,

chúng tôi không có quyển Tự vựng đối chiếu. Trong quyển

NGML, BNL cũng đã cho rất nhiều chữ trong tiếng Việt do

nguồn gốc mà ông gọi là “Mã Lai” (Mã Lai là tên của một

ngôn ngữ, chớ không phải xứ hay quốc gia Mã Lai =

Malaysia mà chúng ta thường nghe tới). Ông Lộc cũng cho

chúng ta nhiều chữ mà rất nhiều chủng tộc ở vùng Đông

Nam Á, bao gồm Khmer, đều dùng với âm và nghĩa giống

                                                         1

nhau hay trại đi do điều kiện địa lý, hay ngôn ngữ. Xin xem

bản liệt kê ở phần sau.

        Vào năm 2004, qua một buổi nói chuyện ở Viện

Việt Học tại Westminster, California, bác sĩ kiêm học giả

Nguyễn Hy Vọng (NHV) cho chúng ta biết là nhiều dân tộc

vùng Đông và Nam Á Châu dùng rất nhiều từ ngữ rất giống

hay gần giống nhau cả âm lẫn nghĩa. Ông nghiên cứu trong

nhiều năm và ông cũng đã viết xong quyển Từ Điển Nguồn

Gốc Tiếng Việt (TĐNGTV, Cognatic dictionary of the

Vietnamese language). Theo ông thì VN, Khmer, một số

sắc tộc Đồng bào Thượng VN, Thái Lan, Myanmar (tên cũ:

Burma hay Miến Điện), một số sắc tộc thuộc Trung Quốc

(Trung Hoa, Hán, hay Tàu) v.v. có chung một nguồn gốc

ngôn ngữ mà ông xác định là thuộc nhóm ngôn ngữ Môn

(đọc là Mòn.) Cũng theo NHV, quyển sách của ông liệt kê

ra khoảng 27 ngàn chữ đồng âm đồng nghĩa nói trên, trong

đó có nhiều ngàn chữ giống nhau giữa VN và Khm. Ông

chưa xuất bản quyển từ điển. Tuy nhiên một phần nhỏ của

quyển sách đã được đưa vào CD và chúng tôi có nhận được

một CD do ông tặng. (Phần cuối bài nầy về những chữ

đồng âm, đồng nghĩa giữa VN và Kp đã được trích từ CD

nầy với sự chấp thuận nồng nhiệt của bác sĩ NHV.).

        Trong bài nầy, chúng tôi không có tham vọng

nghiên cứu như hai học giả vừa kể trên vì chúng tôi

không có căn bản học vấn về ngữ học. Chúng tôi chỉ tìm

đọc, và học thêm những chữ liên hệ giữa VN và Khm,

liệt kê ra đây một số chữ để chúng ta cùng tham khảo

và mong rằng giúp ích một phần nhỏ cho các thế hệ VN

lớn lên ở hải ngoại có dịp nhìn vào nguồn gốc hoặc

thành phần của tiếng Việt mà chúng ta đang dùng.

Những chữ nầy gồm 2 loại:

2

       Thứ nhứt là những chữ Việt gốc Kampuchia

thông dụng trong tiếng Việt. Dân Việt đã ký âm những

chữ nầy bằng cách dùng mẫu tự tiếng Việt. Chúng ta đã

dùng những chữ loại nầy vài thế kỷ nay, đến nỗi chúng ta

không biết nó từ đâu mà có, chỉ cần hiểu nghĩa và dùng

chúng như những chữ Việt thông dụng khác. Cũng như

trường hợp chữ Việt gốc Tàu, chữ Việt gốc Khmer là một

điểm đặc thù của nền văn hóa Đồng Nai – Cửu Long (ĐN-

CL) vì đa số những chữ nầy chỉ thông dụng trong miền

ĐN-CL.

       Và thứ hai là một phần của những chữ đồng âm &

đồng nghĩa (hoặc âm và nghĩa gần giống nhau) giữa VN

và Khm có chung nguồn gốc Mã Lai (theo BNL) hay

nguồn gốc “Môn” như NHV đã nghiên cứu.

              MỘT CHÚT LỊCH SỬ

       Trước thế kỷ thứ 7, Miền ĐN-CL thuộc Vương

quốc Phù Nam. Nước nầy đã có một thời hưng thịnh qua sự

giao thương với các nước từ Trung Hoa đến Ấn Độ (India).

Trung tâm phồn thịnh nhất của Phù Nam là Óc Eo, một

thành phố ven vịnh Thái Lan, (nay thuộc vùng Long

Xuyên). Nền văn minh của Phù Nam đã được những nhà

nghiên cứu đặt tên là “văn minh Óc Eo”.

       “. . . Nay di tích còn lại chỉ là những nền nhà và

các cổ vật chìm sâu dưới mặt đất. Di chỉ Óc Eo với cả vô

số vỏ sò hến tìm thấy ở chân núi Ba Thê, Long Xuyên nay

đã cách xa bờ biển khiến các nhà khảo cổ cho rằng từ

nhiều thế kỷ trước là một hải cảng do phù sa bồi mà nay lùi

sâu vào trong đất liền.” (4)

       Vào thế kỷ thứ 7, đế quốc Angkor Khmer (ngày nay

là Kampuchia) đã tiêu diệt Phù Nam. Do đó miền nầy thành

                                                          3

một phần của Angkor Khmer mà trong nhiều sách còn gọi

phần đất nầy là Thủy Chân Lạp.

        Trong khoảng 150 năm, từ 1620 đến 1758, dưới

nhiều phương thức khác nhau, Chúa Nguyễn đã thâu nhập

Thủy Chân Lạp vào lãnh thổ VN.

        Trước hết là dùng hình thức thông gia. Năm 1620

Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả con là công chúa Ngọc

Vạn cho vua Chey-Chetta II. Bà trở thành hoàng hậu

Kampuchia. Cuộc hôn nhơn nầy đã trở thành một công cụ

ngoại giao rất lợi cho VN trong việc thâu nhập thêm nhiều

phần đất của Thủy Chân Lạp. Ngay từ năm 1623, dân VN

được vua Chetta II cho vào khai khẩn ở vùng Mô Xoài (Bà

Rịa). Sau nầy, nhóm người Minh Hương, với sự đỡ đầu của

Chúa Nguyễn, được sự chấp thuận của vua Kampuchia cho

vào khai khẩn vùng Biên Hòa và Mỹ Tho.

        Hình thức thứ hai là dùng sự rối loạn nội bộ của Kp,

Chúa Nguyễn đã tùy cơ giúp quân viện và tái lập ngôi vị

cho vua Kp nào tỏ ý thần phục chúa Nguyễn. Mỗi lần như

vậy, VN lại thâu nhập thêm đất đai mới.

        Hình thức thứ ba là nhận sự thần phục của nhiều

nhóm người Tàu lưu vong. Nhóm Trần Thượng Xuyên khai

khẩn vùng Biên Hòa, nhóm Dương Ngạn Địch vùng Mỹ

Tho, mở đường cho sự thâu nhập sau nầy. Ngoài ra, nhóm

Mạc Cữu đã đem vùng đất Hà Tiên xin xáp nhập vào VN,

sau khi đã khai phá và mở mang vùng nầy.

        Tóm lại, trong vòng gần một thế kỷ rưỡi, VN đã

thâu nhập xong Thủy Chân Lạp. Điều cần ghi nhận là trước

kia, khi còn có chủ quyền trên đất Thủy Chân Lạp, người

Khmer lại không cư trú ở vùng phía Bắc của Tiền Giang.

Họ chỉ lập nghiệp ở miền Nam của Hậu Giang. Do đó

4

miền nầy còn lại nhiều dấu tích cũ của họ như những chùa,

các sóc (làng với loại nhà và chùa có cách kiến trúc đặc thù

của Khmer, khác với cách kiến trúc của VN), và những địa

danh VN có nguồn gốc Khmer. Những người Khmer ở

vùng Hậu giang vẫn tiếp tục sinh sống ở đó như xưa. Do đó

sự giao lưu về ngôn ngữ vẫn tiếp tục, nhứt là VN và

Kampuchia vẫn còn biên giới chung và không được xác

định một cách rõ ràng lắm vì thiếu những văn kiện ngoại

giao chính thức và sự đo đạc ngày xưa kém chính xác.

        Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt liệt kê những chữ Việt

gốc Khmer và một số nhỏ những chữ đồng âm / đồng nghĩa

(hoặc gần âm / nghĩa) mà chúng tôi có dịp nghe biết, hoặc

tìm thấy trong những quyển tự điển của những nhà khảo

cứu đã nói trên, với hy vọng nhỏ là đóng góp một chút hiểu

biết vào sự phát triển của ngôn ngữ VN.

            NHỮNG CHỮ VIỆT THÔNG

              DỤNG GỐC KHMER

        Chỉ có một số chữ Việt gốc Khmer thông dụng khắp

VN như chữ á-phiện, chơn hay chưn, khèn, khố v.v..., hầu

hết những chữ khác chỉ thông dụng ở vùng đồng bằng

Đồng Nai – Cửu Long (ĐN-CL). Sau đây là những chữ

Việt gốc Khmer liệt kê theo thứ tự A,B,C. Trong bản liệt

kê nầy quý độc giả có thể tìm thấy những chữ liên quan

đến: địa danh, thảo mộc, thủy sản và động vật, và những

vật dụng v.v.

                         VỀ ĐỊA DANH

        Vùng Hậu Giang có nhiều địa danh gốc Khmer.

Đây là những dấu chứng rõ rệt nhất là vùng đất nầy xưa kia

có người Khmer cư trú. Chúng tôi chỉ kể ra đây một vài địa

                                                           5

danh làm thí dụ. Đa số những địa danh dưới đây đều từ

quyển Tự vị tiếng Việt miền Nam của Thầy Vương Hồng

Sển, (VHS) người Sóc Trăng.

       Tất cả những địa danh bắt đầu bằng chữ “sóc” đều

có nguồn từ tiếng Khmer. Sóc hay Sốc: xóm, làng của

người Khmer. Khm: srôk (hay srok) = xóm, làng.

       Theo Ts Phan Tấn Tài, ngoài những địa danh ghi

trong Danh sách những chữ thông dụng ở đoạn tiếp theo:

        “Chúng ta còn có nhiều địa danh mượn từ tiếng

Khm như Tắc Cậu (Kiên Giang), Cái Răng (Cần Thơ),

Mặc Cần Dưng (An Giang).

       Theo 2 hệ thống hoa tiêu vệ tinh Đức (Satelit-

Navigationssystem), ở Việt Nam có 45 địa danh có chữ

“sóc”, 16 địa danh có chữ vàm, 63 địa danh có chữ “cái”

và 24 địa danh có chữ “cần”.

       Trong những địa danh gốc Khmer, Sóc và Vàm từ

gốc tiếng Khmer, Cái từ gốc Mạ (theo Bình Nguyên Lộc).

Riêng nhóm địa danh Cần có thể kể 2 nguồn gốc, một số

thuộc vào nhóm gốc Hán Việt và một số có thể cũng gốc

tiếng Khmer như Cần Đước, Cần Giọt, Cần Giuộc.

       Cũng cần nói thêm rằng những nhóm địa danh trên

của 2 hệ thống hoa tiêu Đức, (còn trong thời kỳ chuẩn bị

cho việc bán xe có hoa tiêu vệ tinh sau này), còn rất nhiều

thiếu sót. Thí dụ trong đó chưa có các địa danh “Sóc

Veng” và “Sóc Xoài”. Sóc Veng thời Pháp thuộc đã từng

là quận lỵ của Rạch Giá. Sóc Xoài nằm trên đường Rạch

Giá- Hà Tiên, một địa danh đã đi vào lịch sử quân sự Việt

Nam. Tướng Huỳnh Thủ (tức Huỳnh tướng quân trong bài

hát “Tầm Vu”) lần đầu tiên đã dùng chiến thuật “bè cá

nhân” (bè bằng bụp dừa, đủ để chở 1 quân nhân và một

khẩu súng) đánh thắng quân Pháp tại trận nước nổi Sóc

Xoài và đoạt khẩu đại bác thứ hai trong quân nghiệp của

tướng Thủ, sau khẩu đại bác “Tầm Vu” (8).

6

              VỀ THỦY SẢN và ĐỘNG VẬT

        Ngoài tên những thủy sản rải rác trong Danh sách

những chữ thông dụng ở đoạn tiếp theo, chúng ta còn có

tên nhiều loại cá dùng giống nhau giữa VN và Khm. Xin

các bạn xem danh sách đính kèm. Ts Phan Tấn Tài sưu tầm

(8), thêm lời chú thích, và cho phép chúng tôi sử dụng vào

bài nầy cho thêm phần phong phú.

Tên khoa học               Tên Việt Tên Khmer

Notopterus notopterus Cá thát lát Trey slat         1

Probarbus jullieni        Cá chài sóc Trasork       1

Cosmochilus harmandi Cá duồng bay Kampoulbai 2

Barbonymus altus          Cá he vàng     Cahe       2

Barbonymus schwanenfeldii Cá he đỏ Trey cahe 2

Barbonymus gonionotus Cá mè vinh

                          (cá trà vinh) Chhpin      3

Thynnichthys thynnoides Cá linh cám Linh            2

Cirrhinus caudimaculatus Cá linh gió Trey riel 1

Labeo chrysophekadion Cá éc               Kaek      1

Micronema bleekeri          Cá kết     Trey kes     1

Helicophagus waandersii Cá tra chuột Trey pra kandor 1

Pangasius bocourti         Cá Ba sa Trey pra kchau 0,3

Pangasius conchophilus Cá hú          Trey pra ke   0,3

Pangasius hypophthalmus Cá tra nuôi Trey pra        1

Pangasius krempfi       Cá bông lau Trey bong lao 2

Pangasius macronema Cá xác sọc Trey chhweat 0

Pangasius pleurotaenia Cá xác bầu Trey chhviet 0

Pangasius polyuranodon Cá dứa          Trey chhviet 0

                           Cá vồ đém Trey po

Pangasius larnaudii                                 1

Pangasius sanitwongsei Cá vồ cờ Trey po pruy 1, 4

                           Cá tra dầu Trey reach    4

Pangasianodon gigas

Pseudomystus siamensis Cá chốt chuột Trey chouchus

                                            thmar 1, 4

                                                         7

Mystus cavasius Cá chốt giấy Trey kanchos chhnau 1

Mystus rhegma           Cá chốt sọc      Trey kanchos 1

Mystus wolffii          Cá chốt trắng Trey kanchos 1

Mystus bocourti        Cá chốt cờ Trey kanchos kdong1

Hemibagrus wyckii Cá lăng Trey chhlang thmor 1

Osteogeneiosus militaris Cá úc thép Trey kaok            1

Arius truncatus              Cá úc sào Trey kaok         1

Arius stormii                Cá thiều Trey kaok          3

Hemipimelodus borneensis Cá úc mím Trey kaok 1

Scatophagus argus            Cá nâu        Cá nào        3

Channa striata               Cá lóc        Ptuok         1

1) Có thể từ Việt gốc Khmer; 2) Có thể từ Khmer gốc Việt,

3) Có mối nghi ngờ, 4) Giống cá 3 ngạnh đặc biệt. (không

thấy nói ý nghĩa của số 0)

        Chú thích thêm của ts PTT về 1) và 2):

        “Từ ngữ về tên cá ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,

với nhiều loại cá đối với vùng đất cũ còn xa lạ, là nhóm từ

ngữ vay mượn của nhau quan trọng nhất giữa hai dân tộc

Việt-Khmer, trong khu vực từ ngữ này ai đã mượn của ai ?

         Vì vậy trong bảng ghi 1) hoặc 2) chỉ có tính cách

phỏng đoán. Cahe (cá he), kampoulbai (cá duồng bay), linh

(cá linh cám) là những thí dụ cho sự hoài nghi ta mượn

tiếng Khmer hay ngược lại. Các chi (Genus) Pangasius (cá

hú - trey pra -, cá tra - trey pra - và cá vồ - trey po -), Arius

(cá úc - trey kaok -) và Mystus (Cá chốt - trey kanchos -) dù

có sự khám phá thêm loại (cá bông lau, cá basa) vẫn còn

giữ nét đậm của sự vay mượn từ ngữ từ tiếng Khmer. . .

        Hai loại cá mà ông cha ta gọi là "cá tra" là loại cá

tra dầu (Pangasianodon gigas) và cá vồ cờ (Pangasius

sanitwongsei) tức cá tra đen và cá tra xám thuộc vào

những loại cá khổng lồ của sông Cửu Long, loại "cá tra

dầu" lớn con đến nỗi các nhà khoa học dùng chữ

Pangasianodon thay vì Pagasius để gọi chúng, cũng như

tên những con vật khổng lồ tiền sử (Dinosaurus), con cá vồ

8

cờ tuy vẫn còn gọi là pangasius nhưng kèm theo tên địa

điểm phát hiện vì chưa bao giờ gặp trên thế giới. Hai loại

này có thể đạt trọng lượng 200-300 kg. Đối với người Việt

ngày xưa hai loại cá này là cá tra, ngày nay tên con cá

Pangasius sanitwongsei được gọi theo tiếng Khmer là cá

vồ cờ (trey po pruy).

        Hai giống cá tra khổng lồ này không chỉ sống trong

sông Cửu Long như nhiều bài viết đã quả quyết, mà người

ta cũng đã dùng lưới bắt một con cá vồ cờ (cá tra xám) trên

sông Cái Bé (Kiên Giang), riêng cặp trứng con cá này

nặng trên 8 kg.

        Trong số các loại "cá tra" về sau do sự phát triển

của ngành nuôi cá được phân biệt rõ ràng hơn ngày xưa,

cá tra (Việt) và trey pra (Khmer) thay đổi tên gọi, trong đó

cá tra chỉ còn được gọi tên một số ít các loại cá của chi

pangasius. Nhưng điều lý thú là cá bông lau cũng được

người Khmer gọi là trey bong lao! Tên cá này có lẽ mới có

sau này đối với người Việt lẫn người Khmer.”

        [(Bác sĩ Ngô Thế Vinh (4) cũng có nhắc đến loại cá

tra khổng lồ nầy trên những khúc sông Cửu long (Mékong)

thuộc Laos và Thailand. Ông bày tỏ sự lo ngại về sự diệt

chủng của loại cá nầy. Lý do là vì Trung Quốc xây những

đập thủy điện ở thượng nguồn Mékong làm cạn dòng và

làm ô nhiễm phần hạ lưu, khiến loại cá nầy không còn môi

sinh để phát triển như xưa.)]

        Có một vụ thưa kiện giữa VN và HK về tên của cá

tra. Khi xuất khẩu cá tra sang HK, VN lại dùng tên HK là

cat fish. Vì giá cat fish VN quá rẻ làm ảnh hưởng thị trường

cat fish HK nên hội ngư phủ HK kiện (cách đây vài năm)

VN bao che giá cả. VN thua kiện, phải đổi nhãn hiệu lại là

basa mới được tiếp tục xuất khẩu cá tra sang HK.

                                                           9

BẢN LIỆT KÊ NHỮNG CHỮ THÔNG DỤNG

                     (theo thứ tự a,b,c)

Á phiện. Khm: a-phiên = loại thuốc khi hút có hậu quả là

bệnh ghiền. Tên Hán Việt (HV) là nha phiến do âm chữ

Tàu từ chữ “aphyon” và dân ghiền gán cho nó cái tên ả

phù dung. Anh và Pháp dùng chữ opium để chỉ loại dược

chất nầy. Tên “nha phiến” đã nổi danh trong lịch sử chiến

tranh giữa Tàu và các nước Tây phương. Trong “cuộc chiến

tranh nha phiến” năm 1842, Tàu thua phải nhường cho các

nước Tây phương quyền thương mãi ở những khu đặc biệt

gọi là “tô giới”.

Bầu 1. Khm: l-pầu = loại trái như bầu, bí.

                Bầu ơi thương lấy bí cùng

                Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu 2: bình để đựng (như bầu rượu). Khm: lpầu = cái bình

tròn rỗng.

Bầu 3: (ghe): tên một loại ghe lớn. Khm: Xòm pầu = ghe

bầu; chi xòm pầu = đi ghe bầu. Ca dao miền Nam có câu:

        Ghe bầu dọn dẹp kéo neo,

        Mấy chú bạn chèo bắt cái hò khoan

Bến Tre. Khm: Srôk Tréy = xóm cá. Có lẽ dân ta đọc là

Sóc Tre. Có người giải thích rằng vùng nầy vì có rất nhiều

cá nên có nhiều ghe chài lưới, và do đó phải có bến cho ghe

đậu. Sóc Tre có thể do đó mà biến thành Bến Tre (xóm cá

đã biến thành bến cá).

Bò hóc: một loại mắm cá của người Khmer. Khm: prohôk.

Bò Ót: tên một vùng thuộc tỉnh Cần Thơ. Khm: Srok tùk

laak = xóm nước đục.

Bồ nâu. Khm: pô nâu = một loại trái giống trái sung

nhưng nhỏ hơn.

Cà Mau: tên vùng cực Nam của VN. Khm: Tuk Khmau

= đất đen.

10

Cà na. Khm: kana. Cà na là loại cây/trái của chi canarium,

hình dáng trái cà na không khác gì trái olive và cũng có các

màu sắc lúc trái chín như olive: có loại màu đen, có loại

màu xanh lợt, có loại màu trắng, cho nên loại cà na đen

(loại làm mứt bán trong các tiệm tạp hóa) với tên khoa học

canarium pimela được gọi là chinese black olive. Nói về

vùng sinh sống chánh, Miền Nam VN được liệt kê vào

hàng đầu, rồi tới Mã Lai, Thái Lan (Thailand), Nam Trung

quốc. Ca na trong tiếng Việt còn được gọi là tráp (phương

Bắc), Trung quốc gọi là lãm, Khmer gọi là kana. Cùng

trong chi canarium có loại cây hạt pili được người Phi Luật

Tân (Philippines) gọi là kanari. Cà na là từ ngữ trở thành

tên gọi của một chi trong khoa học thảo mộc (canarium),

bắt nguồn từ tiếng Nam Dương (Indonesia), Khmer hoặc

Việt (8).

Cà om. Khm: ko-om = một loại dụng cụ dùng đựng chất

nước với dung tích độ vài lít. VN còn gọi cà om là cái “hủ”

hay cái “tỉn”.

Cà ràng. Khm: kran = một loại lò bếp, có đáy chứa tro và

than. Bếp lò nầy làm bằng đất sét nung, có hai phần rộng,

phần rộng phía trước là phần lò lửa, trên miệng có gắn 3 cái

chấu (ông táo) để bắc nồi ơ, phần rộng thứ hai là chỗ chứa

củi đang chụm. Phần rộng này cũng là nơi chứa tro và than

đỏ để làm thành cái bếp nướng (nướng kẹp tre).

        [(“Đây là kiến trúc lò thông dụng ở tất cả những

ngôi nhà nền đất

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net