Chu Viet Goc Khmer

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
ếch.

Ghe* (thuyền). [thwe] : ghe chài, loại ghe lớn.

Hằn học: giận. Khm: kàm hok = nạt nộ, la mắng.

Hầm: nấu lâu. Khm: hầm.

Hấn: hư, như “không hề hấn gì”, không bị hư hao chút nào.

Khm: hân = làm hư hại.

        [ Trong tiếng Việt, chữ hấn đứng riêng chỉ có nghĩa

theo tiếng Hán Việt là thù oán, trong chữ nôm (VN) chỉ đi

chung với (hề) hấn tức thiệt hại. Nếu là từ Việt gốc Kp thì

hấn chỉ đóng vai trò từ ghép mà thôi. Từ hấn trong chữ

ghép hề hấn là một cấu trúc của tiếng Việt, chính chữ hấn ở

đây không có nghĩa gì hết, nhưng đi chung với hề (hệ) mới

có nghĩa (8).]

Hất: làm văng ra. Khm: hất.

22

Heo hút: vắng hẻo lánh. Khm: hieo hay r heo hay tleo =

vắng trống, hiu quạnh.

Hênh : hở như hớ hên. Khm: r-hêng, pr hêng; kr-hêng =

để hở ra.

(Tác) hoát: mở rộng ra. Khm: puồng hoát.

Hiên: phần ngoài của nhà. Khm: riên hay hiên.

Hò: (như hò hát). Khm: hò, tr-hò. Hò còn có nghĩa giữ lại.

Hóc: mắc xương. Khm: k-hok.

Hóc: hẻm, kẹt. Khm: l-hok = hóc

Ì: không di chuyển. Khm: ì : chậm, khó nhọc. Ì ạch: nặng

nhọc, chậm chạp. Khm: ik-ak = khệ nệ, hì hục.

Im: không có tiếng động. Khm: sng-iêm, kr-im.

Kình (hay kềnh): to lớn như chày kình, kềnh càng. Khm:

kềng = to lớn. Kỉnh: gắt gỏng, cáu kỉnh. Khm: kin = la

rầy, quở mắng.

Kíp: cái bật, cái ngòi nổ. Khm: kip hay krip = ngòi nổ.

Kít kít: tiếng kêu như câu “cò ke cút kít”. Khm: krit krit,

nghit nghit, krut krưt.

La* (hét). [lôla.]

Lá* (lá cây). [slat.]

Mái* (giống cái loài chim). [maai.] = cung phi.

Mặt* (mặt mủi). [muk.]

Mây* (đám hơi nước trên trời). [mek.] = mây, hay trời.

Mẹ*(cha mẹ). [mê.] = đàn bà trẻ tuổi; [ma đai.] mẹ, má.

Mới* (mới cũ). [thmây.]

Múi* (màu). [mau.]

Muỗi* (ruồi muỗi). [mú.]

Năm* (gồm 12 tháng). [cho-nam.]

Ngày* (ngày đêm). [thngay.]

Ngáp* (ngáp buồn ngủ). [sngáp.]

                                                        23

Nghêu. Khm: nghiêu = con sò, con ngao. Đây là loại có vỏ

sống ở bãi cát sông hay biển. [Xa ngao 蛼螯 con nghêu (từ

điển Hán Việt Thiều Chửu). Đây cũng là chữ cùng âm cùng

nghĩa (8).]

Người* (người ta). [m’nư.]

Nhắm* (ăn). [nham.]

Non* (núi, non). [phơnơm.]

O o: tiếng kêu. Khm: or or = tiếng ồn ào.

Ỏn ẻn: uốn éo yểu điệu. Khm: en-on; đa en- on: đi ỏn ẻn.

Oằn: cong (“đến sắt cũng phải oằn” Nguyễn Công Hoan).

Khm: kr-oằng.

Ọc: ói ra, đổ ra. Khm: bòng-ọc: đổ ọc vào.

Ô hô: tiếng than (tiếng Việt cổ). Khm: ô.

Ồ ồ: tiếng kêu. Khm: ồ ồ, kr-ồ; niyây ồ ồ = nói ồ ồ.

Ở: chỗ cư trú. Khm: ơ; ơ na = ở đâu; ơ kớt = ở phía đông;

ơ kra-oi = ở phía đàng sau.

Sạch* (sạch sẽ). [soạt.]

Sâu* (ngược với cạn). [chrau.]

Tắc kè* (geico). [tắc kè.]

Thêm* (thêm bớt). [them.]

Ù ù: tiếng động. Khm: xờ ù, ù ù.

Út: nhỏ nhất như con út, ngón tay út. Khm: t-utch, p-utch,

đàm-nutch, t-uôtch. A t-utch = thằng bé nhỏ nhất; chông

p-utch = sau hết.

Ươn: hư (cá ươn), thấp kém (ươn hèn). Khm: bòng-ê,

bòng ương = hèn kém, kém cõi, bất lực.

Ưỡn: đưa ra, nảy ra. Khm: ươt = nhổm lên chồm lên; r-

ươl = giật nảy người lên.

Ướp: để chung lại (thịt heo ướp tỏi, trà ướp sen). Khm: ơp.

Ưng: vừa ý. Khm: ưng.

Xương* (xương thịt). [chxoang.]

24

         Chúng tôi không có software viết chữ Khmer cho

mỗi chữ gốc Khmer hay những chữ “đồng âm/đồng nghĩa

đã ghi bên trên. Do đó chúng tôi đính kèm theo đây bản đối

chiếu một số chữ qua bản scan để quý vị tiện việc so sánh

(trích trong Từ điển nguồn gốc tiếng Việt của Bs. Nguyễn

Hy Vọng).

                                                        25

26                      NHẬN XÉT

              Những Chữ Thông Dụng

        Trước hết, số chữ Việt gốc Khmer gọi là “thông

dụng” tương đối rất ít, và đa số những chữ nầy chỉ được

dùng nhiều ở đồng bằng Đồng Nai – Cửu Long mà thôi.

Ngay cả rất nhiều người gốc Sài Gòn, Biên Hòa cũng

không biết đến một số chữ nầy; thí dụ chữ “cà ràng”, “cái

nóp”, “mình ên”.

        Có nhiều chữ mà chúng tôi không biết rõ là chữ

Việt gốc Khmer hay chữ Khmer gốc Việt, chỉ biết rằng

cả hai, VN và Khm đều dùng. Vấn đề ai mượn của ai tức

nguồn gốc chính xác của nguyên ngữ, vì không đủ khả

năng chuyên môn và không có tài liệu, nên chúng tôi không

dám lạm bàn.

        Có nhiều chữ rõ ràng là chữ VN gốc Khm, nhưng

chúng ta dùng quá lâu đời nên đã hoàn toàn VN hóa, chúng

ta không hề nghĩ đến đó là những chữ VN gốc Khm như

“Thốt nốt, Sóc trăng, Cà mau, Bến tre”.

        Tên các thủy sản có ghi dấu nhiều sự vay mượn

qua lại.

        Rất nhiều địa danh rõ ràng là có gốc Khm và là

dấu chỉ rằng vùng đất Cửu Long ngày xưa thuộc

Khmer.

        Tuy là con số tương đối rất khiêm tốn, nhưng

chúng nói lên sự giao lưu văn hóa tự nhiên của hai

chủng tộc sống gần nhau, và là một điểm đặc thù của

nền văn hóa ĐN-CL, nhứt là những tên các loại cá.

                                                       27

             Những Chữ Đồng Âm Đồng Nghĩa

        Kế đến là những chữ “đồng âm – đồng nghĩa,

(hay gần giống âm và nghĩa), chúng mang lại cho chúng

tôi điều ngạc nhiên thích thú: Số chữ loại nầy lại quá

nhiều, nhiều hơn sự hiểu biết thông thường của chúng tôi,

và tôi nghĩ là cũng là sự hiểu biết của đa số chúng ta. Các

học giả như Vương Hồng Sển, Lê Ngọc Trụ, Bình Nguyên

Lộc, và gần đây, Nguyễn Hy Vọng, và một số học giả khác,

đã để ra không biết bao nhiêu công phu nghiên cứu, đã giúp

cho chúng ta biết thêm về cuộc hôn nhơn ngôn ngữ giữa

VN và các nước, hay sắc tộc vùng Đông và Nam Á Châu.

Thật là một điều đáng được học hỏi, và phổ biến.

               Tài Liệu Tham Khảo

 SÁCH

 1.     Bình Nguyên Lộc (1971). Nguồn gốc Mã Lai của

dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu xb lại ở HK, Los

Alamitos California, USA. (không thấy đề năm nào).

       Lê Ngọc Trụ (1993). Tầm-nguyên tự điển Việt-Nam.

2.

Nxb TP Hồ Chí Minh. VN.

        Lê Ngọc Trụ, Lê Văn Đức (1970). Việt Nam Tự

3.

Điển, nxb Khai Trí, Sài Gòn, VN.

4.      Ngô Thế Vinh (2000). Cửu Long cạn dòng, Biển

Đông dậy sóng. Nxb Văn Nghệ, Westminster, California,

USA.

        Nguyễn Hy Vọng (2005). Tự điển nguồn gốc tiếng

5.

Việt. CD, Tác giả phát hành. California, USA.

6.      Sơn Nam (1968 (?). Lịch sử khai hoang Miền Nam.

Nxb Lá Bối, Sài Gòn, VN

7.      Vương Hồng Sển (1993). Tự vị tiếng Việt miền

Nam. Nxb Văn Hóa, TP Hồ Chí Minh, VN.

28

TƯ LIỆU

        Phan tấn Tài (sưu tầm và gởi qua email): Bản đối

8.

chiếu tên khoa học, tên VN, và tên Khm một số thủy sản ở

miền Nam; một số tên các loại thảo mộc.

9. Một số bạn người Khmer, chuyên viên Chương Trình

Bảo Vệ Trẻ Em Á Châu, (Child Protective Services

Program) County Los Angeles như Vannarith Khiev, Saren

Ath, đã giúp cho tôi một số chữ tương đồng VN/Khm, và

xác nhận giùm tính cách trung thực của một số chữ Khm

(phiên âm theo Việt ngữ) trong bài.

10. Bài nầy bắt đầu từ bằng hữu “học trò rễ” Đoàn Công

Cẩn”, khi Anh cho tôi xem bản sao một phần quyển tự điển

của BS Nguyễn Hy Vọng (đã tặng cho Anh). Cám ơn Anh

Cẩn và Minh Nga đã “gợi ý” cho tôi viết bài nầy.

11. Chúng tôi cảm ơn Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng đã cho phép

trích đăng một số chữ đồng âm/ đồng nghĩa bên trên qua

cuộc điện đàm vào cuối tháng November, 2005.

12. Chúng tôi cũng cảm tạ các đồng nghiệp Khmer đã giúp

chúng tôi trong việc học hỏi.

12. Chúng tôi không thể nào quên công khó của người bạn

“chợ trời chữ nghĩa, ông Vo Cao, đã để thì giờ đọc và hiệu

đính giùm bài “chữ Việt gốc Tàu” và “Chữ Việt gốc

Khmer”.

14. Và sau hết, xin cảm tạ bằng hữu “văn kỳ danh bất kiến

kỳ hình” (chỉ biết qua ảnh mà thôi), Tiến sĩ Phan Tấn Tài,

chịu khó đọc, hiệu đính, cho thêm tài liệu, và nhiều giải

thích cần thiết, giúp bài hoàn hảo hơn.

                                                        29

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC