1. Khó chịu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thiệt ra tôi,Hài Lân này sinh ra mang một tính cách giống mèo mà ngoại hình cũng người ta đánh giá là giống mèo, chớ tôi đâu thấy bản thân giống mèo, thấy giống ếch hơn nhiều. Nói gì thì nói tôi khộng phải là đứa lười biếng giống mấy con mèo mướp của nội tôi hay nuôi đâu hen. Bằng chứng là tôi học hành rất đàng hoàng. Tôi là học sinh tiên tiến mấy năm liền. Nhờ vậy mà mỗi lần tôi làm hỏng việc gì, bà tôi thường bênh tôi:

- Thôi, rầy nó làm chi ! Có tài phải có tật chớ ! Dòng họ nhà mình đâu có được mấy đứa thông minh sáng láng như nó.

Tôi chẳng biết tôi thông minh sáng láng ở chổ nào nhưng nghe bà tôi bốc tôi lên mây, tôi sướng rơn bụng. Nhưng ba tôi làm tôi cụt hứng:

- Tài gì nó ! Lớn tồng ngồng rồi mà rửa ba cái ly cũng đập bể !

Bà tôi tiếp tục bào chửa cho tôi, mặc dù giọng đã bớt hăng hái:

- Thì đầu óc nó để hết vô sách vô vở, còn đâu lo chuyện khác !

Má tôi đứng về phía ba tôi:

- Má cứ nói vậy cho nó hư ! Ngay ở trường nó, người ta cũng dạy học tập đi đôi với lao động, chớ có ai học suông mà không biết làm đâu !

Tới đây thì bà tôi xuôi xị:

- Tao nói là nói vậy ...

Ở chiến trường, khi đầu hàng thì người ta giương cờ trắng, còn bà tôi khi đầu hàng thì "tao nói là nói vậy". Mỗi lần nghe câu đó, tôi tuyệt vọng hiểu rằng chẳng còn trông mong gì vào sự che chở của bà nữa .

Kết luận về tôi, ba tôi nói:

- Cái vịt giời tính hời hợt. 

Má tôi thì bảo:

  - Cái đồ bộp chộp ! 

Còn bà tôi trước sau như một:

   - Ít thấy đưá nào thông minh sáng láng như nó.

Trong những cuộc tranh luận về tính cách, phẩm chất của tôi, nhỏ út Huyền bao giờ cũng đứng ngoài cuộc. Nó nhỏ hơn tôi có một tuổi mà nó khôn hết biết. Tôi biết chắc chắn hễ nó mở miệng ắt nó sẽ chê tôi tối mày tối mặt. Nó rất là bắt nhịp với má tôi . Nó giống hệt má tôi từ cử chỉ, dáng điệu, đến giọng nói, tính tình. Ai cũng bảo vậy . Nhưng khi nghe mọi người bình phẩm về tôi, nó ngồi im re . Nó sợ phát biểu linh tinh, tôi sẽ trả thù nó bằng cách cốc nó sói trán khi kèm nó học.

Trước nay, không bao giờ tôi chỉ nó học được tới mười lăm phút. Kể ra thì lúc mới ngồi vô bàn, tôi cũng còn "chị chị em em" với nó được một hồi, nhưng hễ giảng tới giảng lui hai, ba lược mà nó chưa hiểu là tôi đâm nổi sùng. Thế là kèm theo mỗi lời giảng là một cái cốc.

Thoạt đầu còn cốc nhè nhẹ, dần dần về sau tôi nện thẳng cánh. Tôi "giảng" tận tình đến nổi nhỏ Huyền chịu hết xiết phải khóc thét lên. Âm thanh khủng khiếp của nó khiến cả nhà náo loạn như có giặc. Bà tôi từ trên gác phóng xuống, ba tôi từ phòng làm việc chạy sang, còn má tôi thì vứt bàn chải vào thau quần áo, đâm bổ từ nhà tắm ra, vội vàng đến nổi suýt va đầu vào cạnh tủ kê sát lối đi . Còn tôi thì chui tọt xuống gầm bàn, bất chấp tư cách "cô giáo" của mình.

Nấp chung với tôi dưới gầm bàn là con A Cửa . Thoạt nghe nhỏ Huyền la trời, nó sợ hãi cụp đuôi lại . Đến khi thấy tôi còn hốt hoảng hơn nó, nó khoái chí vẫy đuôi lia lịa .

Nhưng người ta làm ra bàn ghế là để ngồi chứ không phải để chơi trò trốn tìm nên lần nào tôi cũng bị phát hiện nhanh chóng. Và sau đó, tất nhiên là tôi bị ba má tôi xát cho một trận nên thân về cái tính cọc cằn. Còn bà tôi thì bao giờ cũng bắt đầu bằng câu:

- Thôi, rầy nó làm chi !

Và kết thúc bằng câu:

- Tao nói là nói vậy !

.................................................................

Tính tôi như vậy, ai dè năm nay cô Sáp Kỳ, giáo viên chủ nhiệm lớp tôi, kêu tôi giúp đỡ cho con Tuệ học tập. Thật là chuyện éo le . Thực bụng tôi chẳng muốn chút nào nhưng cả lớp ai cũng vậy, cứ một đứa khá "lãnh" một đứa kém, nên tôi không thoái thác vào đâu được.

Đan Tuệ lớn hơn tôi hai tuổi và cao hơn tôi cả nửa cái đầu, nó nghe đâu là việt kiều đồ đấy, trông nhỏ nó tây thôi rồi, nó có một ngoại hình đáng ghen tị nhất trong đám con gái tụi tôi, bằng chứng là cái nước da trắng sáng của nó dù nó hay chơi ngoài trời nhiều, cùng với nụ cười thay luôn ánh mặt trời thì thôi rồi, mấy cu cậu cùng khoá hay mấy thằng troai troai mới lớn chưa đưa nào chưa đổ con Tuệ . Năm ngoái, nó ngồi ở bàn chót dãy bên kia . Chẳng hiểu sao đầu năm nay, nó lại lọt qua dãy bên này và ngồi ngay sát nách tôi . Nó là con nhà khá giả, lúc nào tiền bạc cũng rủng rỉnh. Cứ đến giờ ra chơi là thấy nó ngồi ngay ở căn-tin, mồm chóp chép hết món này đến món khác. Tiêu xài thì vậy, nhưng học tập thì nó chẳng ra sao cả. Ở lớp, nó học hành rất lơ là thiếu điều các môn. Năm vừa rồi nó phải thi lại, may mà không bị lưu ban. Đã vậy, khi giáo viên dạy phụ đạo thêm, nó lại trốn biệt. Thầy Sơn, giáo viên chủ nhiệm năm lớp 10, gửi sổ liên lạc về nhà nhắn má nó lên để bàn việc học của nó, má nó cũng phớt lờ. Thầy Sơn đến tận nhà tìm, má nó "lặn" mất. Thầy vẫn không nản, tới nhà nó cả chục lần. Và cuối cùng, thầy cũng gặp được má nó.

Không kịp nghe thầy trình bày hết chuyện, má nó chắp hai tay trước ngực, than vãn:

- Trăm sự nhờ các thầy cô dạy bảo cho cháu . Đã gửi cháu đến trường là chúng tôi hoàn toàn trông cậy vào các thầy các cô . Cháu có hư hỏng, thất học hành gì thì các thầy các cô cứ la cứ đánh. Chứ chúng tôi suốt ngày lo làm ăn đi công tác các nước. Thôi, thầy cô thông cảm, chúng tôi đã giao phó cháu cho nhà trường thì nhà trường có trách nhiệm với cháu . Chúng tôi rất biết ơn. Bây giờ xin lỗi thầy, tôi phải chạy ra sân bay, mong thầy bỏ qua ...

Nói xong, má nó xách vali đi mất. Thầy Sơn chỉ còn biết ngó theo, lắc đầu .

Bữa đó, cùng đi với thầy là nhỏ Hân, lớp phó học tập. Hôm sau vô lớp, nó thuật y lại khiến ai nấy cười ầm. Nếu tôi là con Tuệ thì tôi đã gây sự, gọi nhỏ Hân ra nhà vệ sinh nói chuyện, hoặc ít ra tôi cũng mắc cỡ đỏ bừng mặt. Nhưng con Tuệ cứ tỉnh khô, thậm chí nó còn nhe răng cười khúc khích.

Do "tiểu sử" con Tuệ như vậy nên khi cô Kỳ nêu tên nó lên, không đứa nào dám nhận "đỡ đầu". Cô Kỳ phải bàn bạc với ban chỉ huy chi đội và ban cán sự lớp, và rốt cuộc chỉ định tôi

Lý do là tôi ở gần nhà Tuệ và trong lớp hai đứa cũng ngồi cạnh nhau . Khi nghe cô Kỳ tuyên bố như vậy, tôi bủn rủn cả người . Thoạt đầu tôi định đứng dậy từ chối nhưng rồi suy đi tính lại tôi biết có từ chối cũng không được, vả lại Tuệ ngồi ngay cạnh tôi, dù sao trước nay hai đứa cũng đã chuyện trò qua lại, bây giờ tôi mở miệng chê nó thì kỳ. Vì vậy nên tôi ngồi im, chỉ có nét mặt là lộ vẻ khó chịu .

Nhỏ Tuệ không thèm để ý đến chuyện đó, nó day qua tôi:

- Bây giờ mày là thầy tao ha?

Tôi cau mặt:

- Thầy bà quái gì !

Nhỏ vẫn bình thản đáp lại tôi

   -Học thầy không tày học bạn mà cô nương.

Rồi nhận ra sự bực dọc vô lý của mình, tôi dịu giọng:

- Chỉ là bạn bè giúp đỡ nhau học tập thôi !

Trống vừa đánh "tùng, tùng" là lớp học nhốn nháo hẳn lên. Đợi cho cô giáo vừa bước ra khỏi cửa, mấy đứa ngồi bàn đầu đã nhanh chân tót ra ngoài .

Tôi vừa đứng lên thì cái Thơ ngồi bàn trên đã khom mình moi cọng dây thung được tết một cách xen kẽ và rất dài trong gầm bàn ra và quay lại nháy mắt với tôi . Tôi hí hửng gật đầu . Nhưng chưa kịp đi theo Thơ đi thì Tuệ đã kéo tay tôi:

- Đi ăn xôi với tao !

Từ trước đến nay, Tuệ cũng rủ tôi đi ăn quà hai, ba lần (tất nhiên là nó đãi tôi) nhưng lần này tôi cảm thấy ngài ngại làm sao, mặc dù vừa nghe tới chữ "xôi" bụng tôi đã réo lên ầm ầm.

Vừa nhận lời "đỡ đầu" cho nó, bây giờ lại đi ăn xôi của nó, tôi thấy kỳ kỳ. Nghĩ vậy, tôi liền nuốt nước bọt đánh ực một cái và dũng cảm lắc đầu:

- Thôi, tao không đi đâu !

- Đi với tao cho vui !

Bất chấp lời từ chối của tôi,Tuệ vừa nói vừa kéo tuột tôi ra cửa . Một phần vì nó lớn hơn tôi, phần khác do tôi không quyết tâm trì lại cho lắm nên thoáng một cái hai đứa đã có mặt ở căng-tin trường.

Ăn xôi xong, Tuệ kêu thêm hai ly đá chanh. Lần này thì tôi mặc nó. Gói xôi đã làm tôi nhụt chí khí "đấu tranh". Vả lại, ăn xong thì phải uống, đó là lẽ tự nhiên ! Tôi nhủ bụng như vậy và bưng ly nước uống ngon lành.

Nhưng chẳng lẽ cứ ăn uống mà không nói với nó một tiếng về chuyện học tập. Tôi vừa nghĩ ngợi vừa liếc Tuệ. Nó ngồi quay mặt ra sân, miệng vừa uống nước vừa nhai đá rào rạo còn mắt thì nhìn tận đẩu tận đâu, dường như nó chẳng nhớ gì về chuyện "đôi bạn cùng tiến" hồi nãy .

Tôi chặc lưỡi:

- Vậy là bắt đầu từ tuần này tao và mày học chung với nhau ha ?

Tuệ quay lại . Nó nheo mắt:

- Gì gấp vậy ? Chừng nào học chẳng được !

Tôi ngại nhiên:

- Chừng nào là chừng nào ?

Nó cầm gương soi rồi uống vội ly chanh đá:

- Thì tuần tới . Cũng có thể là tuần tới nữa .

- Sao lâu dữ vậy ?

- Lâu gì mà lâu ! Cũng phải có thì giờ cho tao chuẩn bị đầu óc chớ ! "Rụp" một cái học liền đâu có được !

Trời ơi, cái nhỏ dẹo dẹo trông vậy mà dễ thương hết biết ! Nó "học" thì dở mà sao "chuẩn bị học" coi ngon lành quá xá ! Nhờ vậy mà tôi có thể nấn ná thêm ít lâu nữa, chưa vội gì dính vô "cục nợ" cho mệt. Đúng rồi, chuyện học tập chứ đâu phải chuyện giỡn chơi, nhào vô "rụp" một cái là hỏng bét !, Hài Lân tôi như vậy là có thể thanh thản trước khi nhận của nợ này rồi


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net