Cảm quan thế giới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vũ trụ đã là cái rộng lớn bao la, nó chứa rất nhiều rất nhiều, hàng ngàn hàng vạn thiên hà, có những thiên hà mà con người còn chưa từng biết đến. Vậy còn cái gì đã bao lấy hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu vũ trụ như thế?

Vũ trụ quan luôn là câu hỏi lớn trong đầu của nhân loại. Càng là thứ thu hút sự tìm hiểu tìm tòi của con người.

Vì thế mà sinh ra nhiều bể khổ, ải tình, chúng sinh vì muốn được hiểu hết, muốn thoả mãn sự tò mò mà bị quấn vào vòng luân chuyển, những cuộc tìm kiếm không hồi kết.

Trong kinh Phật, núi Tu Di như một thước đo kiên cố, cũng như phiền muộn của con người về cảm quan thế giới quanh mình.

Núi ở đâu? Con người ngọc nhãn sao có thể nhìn thấu.

Đến khi khám phá ra những điều mới trong vũ trụ mà ta sống, ta mới nhận ra rằng, cái ta chưa nhìn thấy chưa chắc đã không tồn tại, cái ta không nghĩ đến, chưa chắc đã không xảy ra.

Bên trong vũ trụ là các hệ ngân hà, dải ngân hà, các tinh hệ và các hành tinh không ngừng xoay chuyển. Nếu bên trong nó là một hệ thống không ngừng hoạt động, vận động và chuyển động để chứng minh sự tồn tại của mình, thì cớ gì cái bao bọc nó là vũ trụ lại không vận động?

Trong triết học đã nói rằng: "Vận động là thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất; do đó, nó tồn tại vĩnh viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt."

Đơn giản hơn thì có thể hình dung từ ngay trong chính chúng ta. Trong chúng ta là một khối vật chất luôn vận động không ngừng để tạo ra sự vận động bên ngoài cho tay, chân, mũi, miệng, mắt, tai và cùng nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Nếu không có phổi, thì không khí không thể được lọc rồi lưu thông đến các bộ phận khác cần được cung cấp oxi cho sự vận hành của chính nó. Nhưng nếu không có tế bào cấu tạo nên các bộ phận của phổi thì sẽ không có lá phổi cho cơ quan lọc khí từ môi trường.

Mọi thứ đều là các mối quan hệ có liên kết mật thiết với nhau, mất đi cái này, cái kia không thể hoạt động và ngược lại. Cho dù chúng có đối lập nhau, vì để tồn tại mà tiêu diệt phía còn lại, nhưng đây là những cuộc đấu tranh không triệt để, bởi chúng đều tồn tại trong một thể thống nhất, nếu một mặt đối lập mất đi thì mặt đối lập còn lại sẽ không tồn tại và ngược lại.

Vậy quay lại câu hỏi về vũ trụ vận động thế nào?

Có thể nó vận động tròn, xoay quanh chính trục của nó như Trái Đất của chúng ta và quay quanh một thứ gì đó giống như Mặt Trời. Thứ đó có thể hiểu là trung tâm của Tiểu Thiên Thế Giới.

Nhưng trung tâm này không phải là một Mặt trời, nó là một núi Tu Di - ngọn núi mà trong kinh Phật vẫn thường hay nhắc tới.

Trong kinh Phật, núi Tu Di thật khó để ta hình dung chính xác về vị trí, ta chỉ biết chắc rằng, nơi nào có núi Tu Di, nơi đó chắc chắn là một thế giới.

Thế giới thì có thứ tự từ nhỏ đến lớn như sau.

Đầu tiên là Tiểu thế giới, trung tâm của Tiểu thế giới là núi Tu Di, xung quanh núi Tu Di là các tinh hệ. Cấu tạo núi Tu Di có thể giản đơn hơn so với Trung thế giới nhưng vẫn đáp ứng đủ những yếu tố cơ bản của một núi Tu Di. Vậy có thể suy ra, một dải ngân hà chính là một Tiểu thế giới. Hàng ngàn, hàng vạn tinh hệ sẽ tạo nên một Tiểu thế giới.

Trung thế giới, nơi trung tâm vẫn là núi Tu Di và xung quanh núi Tu Di của Trung thế giới có các tiểu thế giới. Vậy Trung thế giới là một Tiểu vũ trụ nhỏ. Hàng ngàn hàng vạn, hàng triệu Tiểu thế giới sẽ cấu thành một Trung thế giới.

Đại thế giới, nơi trung tâm vẫn là núi Tu Di, chỉ khác những gì quay quanh núi Tu Di chính là các Trung thế giới. Và hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu Trung thế giới như thế thì cấu thành một Đại thế giới.

Trong Tiểu Thiên Thế Giới thì chỉ có 4 Đại thế giới quay quanh núi Tu Di của Tiểu Thiên Thế Giới. Chúng được gọi là Tứ Đại Bộ Châu. Mỗi một Đại Bộ Châu có hai Trung Bộ Châu bảo vệ và mỗi một Trung Bộ Châu, có năm Tiểu Bộ Châu bảo vệ. Hàng ngàn hàng vạn Tiểu Thiên Thế Giới như vậy thì cấu thành một Trung Thiên Thế Giới.

Bên ngoài Tiểu Thiên Thế Giới mà chúng ta nhắc đến tới đây, có một Cửu U giống như Mặt Trăng của Trái Đất luôn quay vòng quanh Tiểu Thiên Thế Giới này. Đây có thể là tai họa, cũng có thể là kiếp nạn mà thần tiên ở Sắc giới phải đối mặt.

Sắc giới là tầng trên của núi Tu Di, trên Sắc giới là Vô Sắc giới, khi mà thần tiên đạt đến cảnh giới tu tâm đắc quả, thì Vô Sắc giới chính là nơi để họ hưởng phúc, hưởng thọ sánh ngang với thiên hà, vũ trụ, không cần phải phiền lòng vì chúng sinh và bể khổ luân hồi.

Bởi thế mà Sắc giới là nơi tập trung, cân bằng, ổn định của một Tiểu Thiên Thế Giới. Nếu Sắc giới không hùng mạnh, Tiểu Thiên Thế Giới có thể bị mất cân bằng và sụp đổ.

Núi Tu Di dù là của Tiểu thế giới, Trung thế giới, Đại Thế Giới, hay những bậc cao hơn thì đều đầy đủ mọi yếu tố của một núi Tu Di, chỉ có điều núi càng ở nơi bao quát hơn, càng lớn hơn thì càng sâu sắc hơn.

Giữa núi Tu Di là một nút thắt, phần chìm dưới mặt nước và phía trên mặt nước là hai phần núi đối xứng với nhau qua nút thắt lưng bụng núi. Đây là một con suối xoáy lớn giống như một cái Hố đen mà con người phát hiện ra trong thiên văn học - được gọi là suối Tru Tiên. Bất kể vật gì bị cuốn vào đây đều sẽ bị hủy diệt.

Tầng dưới của núi Tu Di bị chìm trong nước chính là Tu La giới và cuối cùng là Địa Ngục.

Đi sâu vào tầng thứ nhất của núi Tu Di là Sắc giới, ta thấy Sắc giới được chia thành chín tầng mây, nơi cao nhất là nơi ở của Mẫu Cửu Trùng Thiên, người đã tạo ra sinh linh khắp cõi của Tiểu Thiên Thế Giới này.

Tầng dưới là Thiên Cực giới, nơi mà Thiên Đạo là người đứng đầu giúp Từ Mẫu trên cao cai quản trật tự của tám tầng Sắc giới, khắp bốn Thiên Hà - Tứ Đại Bộ Châu quay quanh núi Tu Di, hắn còn có quyền hạn cai quản cả Cửu U phía bên ngoài.

Tứ Đại Bộ Châu của Tiểu Thiên Thế Giới này không hoàn toàn nằm hết ở chân núi như hình minh họa trong sách kinh Phật ghi chép, mà có thứ tự sắp xếp như sau.

Vòng tròn thái cực ở lưng núi tại vị trí cao nhất là Bắc Câu Lô Châu, được cho là nằm ở hướng Bắc là bởi so với nút thắt ở bụng núi Tu Di. Bắc Câu Lô Châu có màu bạch kim, luôn luôn tự xoay tròn trên trục của mình và xoay quanh theo vòng thái cực quanh núi Tu Di ở phía Bắc so với suối Tru Tiên.

Vòng tròn thái cực ở phía dưới Bắc Câu Lô Châu là của Đông Thắng Thần Châu. Nếu nói là Đông Thắng Thần Châu luôn tự quay quanh mình và xoay quanh vòng thái cực ở phía Đông so với nút thắt bụng núi Tu Di thì sẽ không đúng. Vì vòng thái cực này bao quanh núi Tu Di và rộng hơn so với thái cực của Bắc Câu Lô Châu, Đông Thắng Thần Châu luôn quay quanh núi Tu Di theo vòng thái cực này. Được gọi là Đông Thắng Thần Châu là bởi Bộ Châu này có màu lưu ly rất đẹp.

Vòng thái cực phía dưới Đông Thắng Thần Châu là Tây Ngưu Hoá Châu, nó cũng giống như Đông Thắng Thần Châu nhưng có màu nâu, vòng thái cực rộng hơn, quay tròn chính mình và quay quanh núi Tu Di theo vòng thái cực bao lấy núi. Gọi là Tây Ngưu Hoá Châu là vì nơi đây nuôi rất nhiều trâu, dùng trâu để làm vật trao đổi hàng hóa.

Cuối cùng là Nam Thiệm Bộ Châu, Bộ Châu này một nửa nằm dưới nước, một nửa ở trên nước, nằm ở phía Nam so với nút thắt bụng núi Tu Di, tức là ở chân núi Tu Di. Nam Thiệm Bộ Châu có màu xanh ngọc bích rất đẹp, cũng có vòng thái cực như ba châu lục trên tuy là nhỏ hơn một chút và tự quay tròn chính mình, tự quay quanh theo vòng thái cực giống với ba châu lục kia.

Chỉ có điều, vì một nửa nằm dưới nước mà chúng sinh ở đây chịu nhiều bể khổ. Nếu muốn thoát khỏi đây, chỉ có thể hướng thiện, tích đức.

Nhật - Nguyệt luân phiên quay quanh núi Tu Di theo hình xoắn ốc đem đến vận hành về thời gian cho núi Tu Di và Tứ Đại Bộ Châu.

Nút thắt để cân bằng Tiểu Thiên Thế Giới như đã nói ở trên đó chính là Sắc giới, vậy bên trong Sắc giới còn có những gì?

Mới được biết Sắc giới có tầng cao nhất là Tạo Hoá Huyền Thiên - nơi ở của Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tầng thứ tám là Thiên Cực giới, nơi mà Thiên Đạo đứng đầu giúp Mẫu Cửu Trùng Thiên cai quản vạn vật.

Vậy các tầng phía dưới là gì?

Tầng thứ bảy là nơi ở của Thiên Đế Cửu Trùng Thiên, nơi cai quản nghiêm ngặt sáu tầng còn lại của Sắc giới.

Tầng thứ sáu là Thượng giới, nơi thần tiên từ cấp tiểu thần, tiểu tiên đến dưới cấp Thánh Quang sinh sống, tu hành và giúp đỡ Thiên Đế cùng Thiên Đạo cân bằng trật tự của Sắc giới cùng Tiểu Thiên Thế Giới này.

Nơi đây như vậy thì ắt nhiều bể khổ, nhiều khi người ta có câu mà truyền miệng nhau: "Sinh ra ở Sắc giới là một kiếp nạn. Vượt qua thì được độ hoá thoát khỏi bể khổ luân hồi, không thì sẽ phải trải qua tiếp những khổ cực của kiếp luân hồi không có phần kết."

Thần tiên ở Thượng giới không phải sẽ sống cố định ở Thượng giới mãi mà họ còn phải di chuyển xuống các tầng bên dưới để cai quản và cân bằng trật tự khắp bốn thiên hạ.

Thượng giới là một phần do Mẫu Cửu Trùng Thiên tạo ra nhưng có phần đặc biệt hơn so với các tầng mây khác, khi mà người để cho bốn vị thần hạ thiên xuống đây tự tạo ra sinh linh, tự cai quản chính vùng đất của mình.

(Truyện chỉ đăng chính thức tại Wattpad của Đậu Thần: @dauthan4400, số tài khoản donate: 1032282989, người thụ hưởng Lê Huyền Trân, ngân hàng Vietcombank, donate tùy tâm nha mọi người꒰⁠⑅⁠ᵕ⁠༚⁠ᵕ⁠꒱⁠˖⁠♡)
Tiểu Thiên Thế Giới Đậu Thần - vũ trụ quan thế giới của thế giới Đậu Thần.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net