Chương 31

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lái xe về đến nhà, Đại Bảo đứng chờ sẵn trong sân liền chạy ào ra đón, cười ha hả nhìn bao bố trên trần xe "Nhiều quá đi."

"Bọn em còn mang về hai gốc nho dại, chờ ra quả sẽ ép thành nước trái cây cho anh uống." Cẩm Khê vừa xuống xe, cười cười đáp.

"Được, được, uống nước trái cây." Nụ cười của Đại Bảo càng thêm xán lạn.

Cẩm Khê nhìn khuôn mặt tràn đầy nụ cười của anh, cảm thấy Đại Bảo như vầy cũng là hạnh phúc, vô ưu vô lự không có phiền não. Nghĩ thế lại nắn nắn mặt anh hỏi "Hôm nay ở nhà có chuyện gì không?"

"Đúng rồi, gà con mới ra đời, nhiều lắm nha." Đại Bảo khá hưng phấn.

"Thật à?" Cẩm Khê cũng vui vẻ, vì thời gian ấp trứng thay đổi nên không biết ngày nào trứng mới nở.

Nghĩ tới đây cậu liền theo Đại Bảo đi xuống nhà dưới. Vừa bước vào đã ngửi thấy mùi không dễ ngửi lắm, bất quá nghe tiếng kêu ríu ra ríu rít, lại nhìn đám gà con tròn tròn lông vàng trong lồng để trên giường đất thì cậu thấy vui sướng nhiều hơn.

Năm nay còn nuôi gà chỉ có vài hộ trong thôn, lại không như nhà Cẩm Khê liên tục nuôi suốt từ trước đến giờ, ngoại trừ Cẩm Khê có dự cảm, biết trong nhà cần có những động vật này, người khác thật sự không dám nuôi, dù sao trời quá lạnh sợ gà vịt đều sẽ chết rét hết, dần dần cũng không còn mấy nhà nuôi.

Tình hình hiện tại trong thôn là do các vị trưởng bối hiệp lực trợ giúp ông chú Sáu quản lý, trước đây nhà Cẩm Khê bị tấn công nguyên nhân chủ yếu là do gia súc gia cầm trong nhà quá gây chú ý, cho nên hồi đầu năm Diệp lão gia tử đã đề xuất nhà ông có thể hỗ trợ cho vài nhà trong thôn một ít gà con vừa ấp nở được, nhà họ chỉ giữ lại ít trứng gà.

Về việc này, Diệp lão gia tử đã bàn bạc với người trong nhà, đúng là hiện tại nhà họ rất khiến người ta chú ý, không nói gia súc trong nhà, chỉ nội việc trước đó đám Khương Thần ra ngoài mang một số vật tư trong máy bay về, vì toàn là những thứ không thể trữ lâu nên nhất định phải đem về, hoặc là đem đi trao đổi thứ khác hoặc là để nhà mình ăn. Vì vậy người trong thôn ít nhiều đều biết Diệp gia có chút của cải, dù không biết cụ thể họ cũng đoán này đoán nọ, thì thầm sau lưng, một ngày hai ngày thì không sao nhưng thời gian dài đối với nhà họ sẽ không tốt.

Nên ông cụ nghĩ biện pháp chia gà con đã nở cho các nhà trong thôn, đối với nhà họ cũng có lợi, một là không khiến nhà khác nhìn chằm chằm nhà họ, chờ đến khi trong thôn nhà ai cũng có gà thì nhà họ cũng không gây chú ý nữa.

Mà thực tế nhờ Diệp lão gia tử có ý tưởng này nên người trong thôn mới bớt ghen tị với nhà ông.

Vì thế tất cả trứng gà giống trong nhà đều đem cho ra ngoài. Đây là lần thứ sáu trong năm, cũng là lần cuối cùng, để trứng gà giống nở ra cũng không cần gà mái ấp mà chỉ việc đặt trực tiếp lên giường đất, nhưng hơi phiền phức là mỗi tối bà nội Cẩm Khê phải sờ vỏ trứng, vì không thể để chúng ở phòng bà nên đã xây thêm một cái giường đất ở nhà dưới, mỗi tối bà nội phải xuống sờ vỏ trứng vài lần để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

Mỗi hộ trong thôn được nhận năm con gà, lúc phân gà, dùng vải che mắt để họ chọn, lấy được gà trống hay mái là tuỳ thuộc vận may của họ, được cái gà mái có nhiều hơn trống, nếu người nào bốc phải cả năm con gà trống vẫn có thể đổi, bảo đảm mỗi nhà có ít nhất hai con mái.

Mấy lần ấp trứng nở nhà Cẩm Khê không giữ lại con nào, dù sao cả ba mươi bảy chú gà nở vào năm ngoái đều còn sống rất tốt, lớn lên vừa to cao vừa đẹp mã, tháng trước có hai mươi bốn con gà mái đã bắt đầu đẻ trứng, bà nội nói trước giờ gà trong nhà nuôi nửa năm mới đẻ trứng, năm nay lại đẻ trứng trước thời gian, hơn nữa vỏ trứng cưng cứng, lòng đỏ rất to. Có điều theo suy nghĩ của Cẩm Khê, thời gian ấp trứng đã thay đổi gà có chút biến hóa cũng là bình thường.

Cẩm Khê tỉ mỉ quan sát những con gà này, những lần gặp ác mộng cậu đa số là ở trong thành thị, lúc mới đầu gặp rất nhiều loại là thiên tai nhân họa, nhưng lại có hai lần mơ thấy mình ở trong rừng, một khu rừng rậm rạp, cậu không biết nó nằm ở đâu, nhưng động vật trong rừng này rất lợi hại, có một giấc mộng cậu nhớ lúc đó mình đang đi săn, kết quả chạm trán một con lợn rừng khổng lồ, cân nặng chừng hơn một ngàn cân, răng nanh thật dài, da lông cứng như giáp sắt, khi đó con lợn rừng đó xông thẳng về phía cậu làm cậu sợ đến giật mình tỉnh lại, một lần khác cậu mơ mình đi giữa rừng rậm, song đột nhiên nhìn thấy một nhà lầu ba tầng bị cây cối bao quanh, lúc đó cậu còn kinh ngạc tại sao trong rừng rậm mà có nhà lầu, sau này nghĩ lại rất có thể chỗ đó vốn là thành thị, có điều đã bị thực vật bao phủ. Lần đó cậu còn thấy một loài vật giống như gà, nhưng hình dáng quá lớn làm cậu không thể khẳng định.

Từ trong hai giấc mơ này Cẩm Khê dường như nhận thấy được gì đó, nhưng vết tích không phải rất rõ, cậu chỉ có thể nghe theo bản năng giữ lại động vật trong nhà.

Phải nói chính xác là cậu quan sát những con gà con vừa mới nở ra, vì dường như những con gà nở vào cuối năm ngoái có vẻ khoẻ mạnh cứng cỏi hơn những con gà nở sau đó, Cẩm Khê nhớ trước đây có lần gà con trong nhà đi ra ngoài, kết quả ở trong tuyết chơi một lúc vẫn không bị lạnh cóng, mà đợt gà con thứ hai nở vào lúc trời đã ấm hơn một chút, thoạt nhìn chúng vẫn có chút sợ lạnh, ở bên ngoài cứ run rẩy bâu vào một chỗ, hiển nhiên khả năng chống lạnh không bằng nhóm đầu tiên, có thể là do nhóm thứ nhất nở vào thời điểm khí hậu lạnh nhất chăng.

Thật ra Cẩm Khê quan sát những thứ này không phải muốn chứng minh điều gì, có rất nhiều chuyện không cần chứng minh cũng đã trở thành sự thật, giống như qua một mùa trời đông giá rét, nhiều người không chống đỡ nổi nhiệt độ quá khắc nghiệt mà đổ bệnh, thậm chí không qua nổi mùa đông này, tám người trong thôn bị cảm nặng, sáu người qua đời. Mà người vượt qua được mùa đông dường như khoẻ mạnh hơn, sức lực cũng lớn hơn không ít. Như vậy cho thấy mùa đông rét lạnh mặc dù làm cho con người rất khó chịu, nhưng cũng đã tăng cường sức đề kháng, cải tạo tố chất cơ thể của con người.

Động vật và con người hiển nhiên là giống nhau.

Biến đổi là khởi đầu của sự sống.

Gà nhà Cẩm Khê cách hai ngày đẻ trứng một lần, cộng thêm số gà có trước kia, mỗi ngày trong nhà thu được hai mươi mấy trứng, nhà nào có trẻ con đều cầm thứ này thứ nọ đến trao đổi, nhà Cẩm Khê cũng không kén chọn hầu như đều đồng ý đổi, chỉ giữ lại đủ trứng cho nhà ăn, còn lại đem ra đổi hết. Người trong thôn cũng biết nhà họ không thiếu thứ này thứ nọ nên cầm tới đa số là đậu xanh, gạo nếp mà chỗ họ không sản xuất, rất có thành ý.

Hôm trước Diệp Thạc cầm một cái giò heo đến nhà đổi lấy một trăm trứng gà, con dâu chú sắp sinh nên phải ăn cho có sữa. Nguyên một cái chân sau của con heo, vào lúc mùa đông lạnh nhất nhà chú cũng không nỡ ăn, cầm sang đây đổi.

Vì tuyết sắp tan, chân heo không trữ lâu được nên hôm nay bà nội dùng nồi lớn để hầm, Cẩm Khê vừa bước vào nhà liền ngửi được mùi thơm.

Cẩm Khê vào bếp đi một vòng, hít hít mùi thơm vào mũi, đã một thời gian dài không được ăn thịt rồi. Khương Thần đã rửa mặt xong, lại vào bếp múc cho cậu chậu nước ấm, "Đây là nhóm cuối cùng phải không, nở được nhiều không?"

"Hình như có sáu trứng không nở, cũng đủ."

"Vậy là tốt rồi, đủ chia là được, vừa lúc dọn dẹp lại để có chỗ để dương xỉ lên giường đất."

"Để lên giường đất được không?" Cẩm Khê vừa nói vừa đánh bọt xà phòng thơm.

"Không sao, ăn cũng vậy thôi, dạo này không thể để đồ ăn ngoài trời được, trên trời hay thình lình xuất hiện tro bụi."

Khương Thần vừa mới nói xong liền thấy ông nội xách giỏ than củi đi vào nhà, bên trong đựng từng đoạn than lấy từ trên núi "Ông nội sao không gọi con, lần sau cứ để con làm" Nói rồi nhận lấy giỏ than, rất nặng.

"Ông còn chưa già đâu, xách mấy thứ lỉnh kỉnh này thì mệt nhọc gì?" Lão gia tử ngoài miệng nói vậy chứ cũng thở hổn hển mấy hơi, bất quá tinh thần ông rất tốt, thật ra luôn thấy được ở ông có một sức mạnh tinh thần đặc biệt cứng cỏi.

Cẩm Khê nhúng khăn vào nước ấm vắt khô rồi đưa qua, cậu không có khuyên ông nội, cũng chưa từng bảo ông nội nên nghỉ ngơi đừng làm việc nữa, không phải cậu bất hiếu, chỉ là lão gia tử cả đời đều là như vậy, nếu để ông nghỉ ngơi nói không chừng cả người liền già đi thật. Để lão gia tử bận tâm lo nghĩ, không có thời gian nhàn rỗi như vậy sẽ sinh ra một niềm tin, trong nhà còn cần ông, ông là nhất gia chi chủ chống đỡ cả gia đình, cho nên gặp khó khăn đều không đánh gục ông được, mà việc con cháu có thể làm chính là nhận lấy đa phần việc nặng nhọc, không để lão gia tử thực sự mệt mỏi.

Điều này cũng có ví dụ hẳn hoi, đó là ông Hai của Diệp Trình, nguyên bản thể trạng của ông ấy còn khoẻ mạnh hơn ông nội cậu, ôm đồm mọi việc trong ngoài, tinh thần cứ như lúc nào cũng tràn trề, cả ngày không chịu ngồi yên, ông có năm người con trai, tất cả đều ra ngoài làm công, công việc ở nhà nhiều như vậy đều do một mình ông cụ chăm nom, cũng không phải là để ông tự tay làm mà chỉ là bận rộn quản lý, người khác không hiểu rõ, chỉ biết ông làm ruộng rất lợi hại, ai nhìn thấy cũng phải khen một câu. Khi đó Cẩm Khê còn chưa lên đại học, mỗi lần nhìn thấy ông Hai đều thấy ông cười ha hả, thân thể nhanh nhẹn linh hoạt, không ngờ năm cậu học năm nhất về quê nghỉ hè thì ông đã ra đi.

Cậu hỏi mới biết được ông cụ lên núi bị té gãy chân, không nghiêm trọng, chỉ là gãy xương phải nuôi một thời gian. Hai đứa con trai lớn nhất của ông không vào thành phố nữa mà ở nhà chăm sóc ông. Đừng thấy cả năm người con của ông ấy đều ra ngoài làm công hết thì cho rằng bất hiếu, thật ra ở chỗ họ là như vậy, có khả năng đều ra bên ngoài chạy việc, thời điểm trồng trọt và thu hoạch thì trở về phụ giúp, trong nhà thì các cụ trông nom con cháu, hàng năm có thể kiếm được mấy vạn, nên ai cũng không ngăn, có khi còn đuổi con cái ra ngoài làm việc. Năm người con ông Hai đều hiếu thuận, chỉ là con cả và con thứ không được học nhiều, ra ngoài cũng chỉ làm cu li, còn ba người em trai học cao hơn nên công việc tương đối ổn định. Do đó các anh em bàn bạc để anh Cả anh Hai về ở nhà chăm sóc cha, còn mua về cho cha mình không ít đồ bổ.

Ông Hai không thiếu thứ gì, chỉ là chân bị băng bó nên không thể đi lại, tuy con trai thường đẩy ông ra ngoài cũng không khiến ông vui vẻ lên, cái ý nghĩ cảm thấy mình như người vô dụng cứ lẩn quẩn trong lòng ông. Cũng không biết do ông lâu ngày không vận động hay thế nào mà bệnh tật cứ liên tục ập tới, hết chỗ này đau tới chỗ kia đau, chân lành lại cũng không dậy nổi giường, đi bệnh viện khám thì bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh người già, chưa tới nửa năm thì mất.

Vì vậy các cụ trong thôn rất thổn thức, hay nói làm người không thể nhàn rỗi, Cẩm Khê không biết họ nói đúng hay không, nhưng cậu sẽ luôn khiến ông nội hiểu nhà cậu rất cần ông, bởi người già nếu như cảm thấy con cháu còn cần họ thì nghị lực họ sẽ trở nên mạnh mẽ, sống càng lâu dài.

Nhưng Cẩm Khê vẫn luôn luôn chú ý tới sức khoẻ của ông bà nội cậu, mắt thấy dê mẹ trong nhà lại sắp sinh con, lần này dù ông nội phản đối thế nào cũng phải khuyên ông uống sữa dê cho bằng được, không nhớ là nghe ở đâu nhưng cậu nhớ dùng hạnh nhân hoặc trà hoa lài có thể làm át đi vị tanh của sữa dê thì phải, trong nhà hình như còn một bao trà hoa lài, đến lúc đó cậu sẽ thử xem sao.

"Được rồi, ngày mai đi một chuyến tới nhà thợ mộc Diêu, đồ nhà mình đặt đã làm xong, đã hẹn là mai đến đó chở về." Lão gia tử bỏ khăn mặt vào chậu nước, thảo luận.

"Đã xong rồi sao, nhanh như vậy ạ?" Khương Thần từ nhà bếp đi ra, kinh ngạc nói. Anh còn nghĩ phải mất ít nhất cả tháng chứ.

"Chú ấy và con chú ấy cùng nhau làm, gỗ đều có sẵn, họ mang từ núi Đông Sơn về. Sẵn tiện cháu hỏi thử xem có phải thêm một cây gỗ thân to làm trụ thì nhà sẽ chắc hơn hay không, mấy ngày này lên Đông Sơn tìm xem, ở ven rừng còn không ít cây chưa bị đốt hết, để vậy chúng cũng không sống lại được, vừa lúc mang về nhà dùng."

"Dạ, con nhớ rồi. Thế có phải cần gia tăng thêm một cây đòn giông không ạ?" Khương Thần lại hỏi.

"Ừ, mấy việc này đều do thợ mộc Diêu lo cả, sau khi hỏa hoạn trên núi chú ấy lên đó tìm được không ít nguyên liệu, trong đó có một cây tùng đỏ thích hợp để làm xà nhà, nếu ông không nhanh chân hỏi trước thì chú ấy đã để lại cho nhà khác rồi. Số lương thực chúng ta đã hứa cũng chở qua nhà chú ấy luôn đi, không cần phải chờ tu sửa xong mới đưa, nhà họ đều là người thành thật, còn nữa, hình như gà con chia xong đợt này vẫn con dư lại vài con phải không?" Diệp lão gia tử nhìn về phía Cẩm Khê, hỏi.

"Dạ, có lẽ còn lại tám con, nhưng phải chừa lại hai con mái cho nhà chú Kỳ, lần trước nhà họ số đen bốc trúng toàn là gà trống, lần này đổi hai con mái, chắc trong nhà còn dư toàn gà trống."

"Ha ha, vì chuyện này mà nhà họ cãi cọ ầm ĩ đúng không." Diệp lão gia tử vuốt cằm cười một trận.

"Dạ, nghe Diệp Khô nói lúc về nhà mẹ cậu ta mắng chú Tám cả buổi"

"Được, đưa hai con mái qua nhà họ trước, còn lại gà trống thì đưa cho thợ mộc Diêu hai con."

Ăn cơm xong, Cẩm Khê và Khương Thần ra cửa đào đất trồng hai gốc nho dại kia, loại nho này trên núi Đông Sơn gần nhà họ cũng có, hồi mười hai mười ba tuổi họ còn hay lên núi hái nữa cơ, ăn không ngon bằng nho mua ở chợ, nhưng nếu dùng vải thưa bọc lại, ép hết nước trong quả ra rồi cho thêm đường vào là uống cũng rất ngon. Đương nhiên lần này đem gốc nho núi về trồng cũng không phải để ăn, Cẩm Khê chỉ là muốn biết hai gốc nho dại sau này sẽ sinh trưởng và phát triển ra sao.

Đất quá cứng phải dùng xà beng chuyên dụng mới đào lên nổi, việc mất sức này do Khương Thần ôm, Cẩm Khê chỉ việc cầm xẻng xúc đất do anh đào lên, gõ nát rồi trộn với lớp phủ thực vật lấy trong rừng và lớp đất than lấy trên núi Đông Sơn. Lúc đi kiếm than củi, họ cũng lấy không ít về, có thể dùng làm phân bón.

Khương Thần đỡ gốc nho dại đứng thẳng, Cẩm Khê dùng chân đạp đất "Em thấy nên phủ thêm chút tuyết ở phần gốc, có lẽ tuyết có tác dụng bảo vệ nó cũng không chừng" Cẩm Khê suy nghĩ một chút, nói.

"Có vẻ như vậy" Khương Thần suy ngẫm, cảm thấy Cẩm Khê nói cũng đúng.

Kế đó cả hai lấy không ít tuyết, rồi lại đem phần cành bám lên tường, vừa vặn để chúng quấn lên các cây to ở bên tường.

Ngày hôm sau, trước khi đi họp chợ, Khương Thần đánh xe lừa qua nhà Diêu thợ mộc ở phía Tây thôn. Diêu thợ mộc là chồng của chị Ba của Diệp Thạc, dượng Diệp Trình, sống bằng nghề mộc, trong thôn nhà ai xây cất hay tu sửa gì đó đều tìm chú, trong nghề này chú là một tay lão luyện, không cần cò mồi để kiếm khách, tuy thời nay người trẻ trong thôn thích kết hôn đơn giản, ưa chuộng đồ gia dụng hiện đại nên ít tìm đến ông, bất quá các cụ đều biết tủ do Diêu thợ mộc đóng có dùng đến vài chục năm cũng không hỏng.

Cái lần nhà Cẩm Khê bị cướp đột nhập, cửa sổ gian nhà phía đông bị bể nát, sau đó bọn họ cũng không sửa mà dùng ván gỗ bịt kín, chèn thêm chăn dày che lại. Cửa sổ nhà họ vốn thiết kế theo mẫu mã hiện đại, khung cửa to lấy ánh sáng, do cha Cẩm Khê mô phỏng các nhà ở thành phố. Bên này trời lạnh nhà ở thường phải xây dày một chút, bề dày tường nhà Cẩm Khê gia cũng chừng nửa thước, do đó bệ cửa sổ trong phòng khá dày, có thể đặt chậu hoa hay đồ trang trí gì đó lên bệ cho đẹp, nhưng ở thời buổi này thì không được, lúc bị trộm cướp tấn công, loại cửa sổ này chỉ cần bị đập một cái là vỡ, quá nguy hiểm. Mà cũng sau lần kia, buổi tối chị dâu Anh Tử đều không ngủ ngon giấc, luôn bị ám ảnh có người phá cửa sổ đi vào.

Không riêng cửa sổ mà nhà Cẩm Khê còn chuẩn bị tu sửa lại toàn bộ phòng ở trong nhà, một là tăng độ rắn chắc, hai là giữ ấm, suốt mùa đông rét lạnh năm rồi nhà họ ngày nào cũng đốt lửa mà gian nhà cũng không ấm áp lên, còn đồ đạc trong phòng, trên tường cũng đóng một tầng khói ám.

Vừa nghĩ tới thay cửa sổ là lão gia tử liền nhớ đến Diêu thợ mộc, bất kể chú ấy có làm kiểu dáng lỗi thời đi nữa thì miễn cứng cáp bền chắc là được. Hơn nữa nghe nói hiện tại Diêu thợ mộc không chỉ tay nghề lão luyện mà còn rất nghệ thuật.

Lần này nhà họ đặt làm là toàn bộ cửa sổ trong nhà và ít đồ gia dụng dự trữ, lại nói dù Cẩm Khê không rõ cửa sổ này an toàn đến mức nào nhưng vẫn nhìn ra Diêu thợ mộc vô cùng dụng tâm, chẳng hạn trên cửa sổ còn chạm trổ hoa văn. Loại cửa sổ bật kiểu cũ này cậu có biết, cánh cửa dưới lớn và cố định, có thể do sợ để nguyên bề mặt gỗ lớn dễ bị người ta đập vỡ nên cửa dưới thiết kế theo kết cấu băng nứt*, ở giữa cửa có ô trống hình chữ nhật chỉ có những đứa nhỏ cỡ như Hổ Tử mới chui lọt. Cẩm Khê sờ sờ lên những thanh gỗ nối liền nhau, vô cùng rắn chắc, hẳn là không dễ bị phá hỏng đâu.

*Đại khái cánh cửa dưới nhìn như thế này

Cánh trên có một ô vuông, mùa hè có thể mở ra cho thoáng gió, đóng lại cũng không dễ mở ra. Cẩm Khê nhìn qua, nghĩ nghĩ mấy đồ vật cổ kính như vầy mà tốt hơn, giống như cửa sổ này, vừa đẹp mắt vừa cứng cáp. Khuyết điểm duy nhất là lấy ít ánh sáng, nhưng cũng không đáng kể.

Cậu đang lật xem mấy thứ khác thì nghe bên ngoài có tiếng người nói chuyện, giọng rất quen tai, bèn ra ngoài nhìn thử, là Diệp Khoa. Cậu vẫn không thể ưa được Diệp Khoa, nhưng không hiểu sao thằng nhóc này lại đặc biệt sùng bái Khương Thần, Khương Thần cũng bằng lòng tiếp nhận hắn, Cẩm Khê cũng không muốn giận dỗi nên lúc nhìn thấy hắn vẫn cố cười chào hỏi, tiếc là nhìn rất giả.

Diệp Khoa liếc mắt "Gặp tôi không muốn cười thì đừng cười, như vậy chỉ tổ làm người ta sợ hãi"

Cẩm Khê lạnh mặt đi.

Khương Thần cười cười khoác tay lên vai Cẩm Khê nói "Người trong thành phố xuống đây muốn đổi đồ với chúng ta, em muốn đi xem một chút không?"

Cẩm Khê nghe vậy liền quay đầu "Trao đổi đồ? Có thứ gì?"

"Cái gì cũng có, rất nhiều." Diệp Khoa tức giận nói một câu.

Cẩm Khê cũng không nhìn hắn "Chắc họ chỉ chịu đổi bằng lương thực phải không?"

Khương Thần gật đầu, "Ừ. Họ đang thiếu lương thực."

"Vậy em cũng ra xem" Cẩm Khê nói xong liền muốn đi ra ngoài.

"Chờ chút, thay áo bông đã, không thì mặc thêm cái áo khoác vào, bên ngoài còn lạnh lắm" Khương Thần nhanh chóng kéo cậu lại.

Cẩm Khê cúi đầu nhìn, lúc này cậu đang vận mỗi chiếc áo bông mỏng mặc trong nhà, nhìn lại Khương Thần đang mặc áo len bên trong khoác áo khoác bên ngoài, trong lòng bỗng thấy phiền muộn, bất quá vẫn thành thật quay vào nhà mặc chồng thêm cái áo gilê liền mũ, áo màu xám thông thường, mặt trong được bà nội may thêm lớp lông mềm để Cẩm Khê mặc kèm với áo bông.

Quần áo của cậu có không ít, lúc trước Trương Thành cho một mớ, sau Khương Thần từ ngoài trở về mang thêm một đống nữa, đều là áo khoác da, áo lông dùng cho mùa đông, cũng là vật tư trọng yếu anh "hôi của" được từ băng nhóm kia. Khương Thần để cậu chọn một ít cầm về nhà, còn dư đều để lại máy bay, nhưng Cẩm Khê tình nguyện mặc áo bông do bà nội làm hơn, vừa thoải mái lại không chói mắt, hơn nữa không biết có phải Cẩm Khê gặp ác mộng nhiều quá hay không mà có chút giống thần giữ của, thứ gì tốt đều để dành sau này dùng, luôn có cảm giác nguy cơ.

Lúc này cậu ăn mặc vô cùng quê mùa, quần dài bên ngoài thùng thình như quần yếm để ngồi trên giường cho thoải mái, quần bông bó sát bên trong do thường tiếp xúc giường sưởi nóng hổi nên bị xơ cứng, phía trên mặc áo bông có lớp ngoài là lớp vải satanh dệt kim màu xanh lá trúc, kiểu dáng nhìn thuận mắt lại mang phong cách và màu sắc cổ xưa, Cẩm Khê không biết vải satanh này là do Trương Trung cho hay bà nội mua được, vậy mà đem làm áo bông cho cậu, mà cậu không muốn mặc áo khoác trong nhà, sợ làm dơ áo nên mang thêm đôi bao tay áo dài màu đỏ sậm cũ kỹ.

Cộng thêm cái áo gilê màu xám cũ cùng một đôi giày vải

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net