Những con người không đầu hàng số phận

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Giáo sư vật lý Stephen Hawking - Anh
quốc.
Ông được coi là ông hoàng vật lý lý thuyết của thế giới trong nhiều thập kỷ, với những công trình nghiên cứu nổi tiếng về hố đen trong vũ trụ.

Năm 21 tuổi, ông bị mắc bệnh xơ cứng teo cơ và liệt gần như hoàn toàn. Mặc dù thế, ông vẫn vượt qua đau đớn thể xác do bệnh tật hành hạ và hoàn thành được luận án tiến sĩ về Vũ trụ học mà ông từng theo đuổi.

Từ đó, cái tên Stephen Hawking trở nên đồng nghĩa với "lỗ đen".

2. Nhà soạn nhạc Ludwig van Beethoven.
Ludwig van Beethoven sinh ngày 17/12/1770 mất ngày 26/3/1827, là một nhà soạn nhạc cổ điển người Đức nhưng phần lớn cuộc đời ông lại sống ở Viên, Áo.

Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới.

Ông là hình tượng âm nhạc quan trọng trong giai đoạn giao thời, từ thời kỳ âm nhạc cổ điển sang âm nhạc lãng mạn.

Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau. (Nguồn Báo Vietnamnet)

3. Nguyễn Thị Thu Thương - cô gái mắc
xương thủy tinh với nghị lực sống phi
thường.
Cô chỉ cao 80cm, nặng 20kg, và không thể đi lại. Nhưng cô không vì thế mà trở thành gánh nặng cho gia đình.

Với quyết tâm mạnh mẽ, cô đã gầy dựng thành công doanh nghiệp sản xuất đồ Handmade cho riêng mình.

Đến nay, "Thương Thương Handmade" đã

giúp nhiều người khuyết tật ở khắp các tỉnh, thành có công việc và niềm tin vào cuộc sống.
(Nguồn Báo Tuổi trẻ)

4. Nguyễn Sơn Lâm.
Vì ảnh hưởng của chất độc màu da cam mà anh đã bị dị tật ở hệ xương, nó đã khiến cho chân tay anh mềm yếu đi.

Anh đã từng ngày xua tan mặc cảm tật nguyền. Hết lớp 12, anh thi đỗ liền 2 trường đại học.

Và hiện nay, anh là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty CP Đào tạo Tỏa sáng đồng thời là một diễn giả chuyên nghiệp.
Đặc biệt, vào tháng 10/2011, với cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm, anh trở thành người đầu tiên thành công trong việc chinh phục đỉnh Phan xi păng bằng nạng gỗ.

5. Đoàn Phạm Khiêm - Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc.
Khi mới hơn 1 tuổi, một cơn sốt ập đến đã vĩnh viễn cướp đi khả năng nghe và nói
của anh. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, anh không chỉ được mọi người biết đến là học sinh khá giỏi suốt nhiều năm mà còn được biết đến là thủ khoa Hội họa của Trường Đại học Mỹ thuật TP.

Anh vinh dự lọt vào top 5 người xuất sắc nhất trong dự án biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam. Điều đó đã giúp cho những con người bị khiếm thính, khiếm khẩu có cơ hội được giao tiếp với mọi người. (Nguồn Báo Thanh niên)

6. Phạm Văn Thông - Cậu học trò "trường làng" vào đội tuyển Toán quốc gia.
Phạm Văn Thông học sinh lớp 11 Toán 1 THPT chuyên Hưng Yên, dù bố mẹ Thông mang trong mình bệnh tật, gia đình không có điều kiện cho con đi học, nhà xa trường khoảng 10km, nhưng những chướng ngại đó không là gì so với cái ham học của Thông.

Bằng nỗ lực và khao khát học tập của bản thân, Thông đã chinh phục được những thử thách và tham gia đội tuyển Toán quốc gia năm học 2020 - 2021.
(Nguồn Báo Giáo dục)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#nlxh