Những việc làm tử tế

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Việc tử tế là những việc làm tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức,
có ích cho mình và cho mọi người. Người tử tế là người có tấm lòng tốt, sống đàng hoàng, kỹ càng, cẩn thận, đúng đắn, biết trân trọng, quan tâm và chia sẻ, luôn đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

1. Cô tiên của các cháu bệnh trọng.
Chị Trần Phương Lan là một người con Hà Nội. Chị là Chủ tịch CLB “Những bé bị bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh” (EB).

Bằng tấm lòng nhân ái, không quản bệnh
tật tanh hôi, chị đã chăm sóc giúp đỡ hơn 60 cháu mắc chứng bệnh EB. Trong đó, có 33 cháu bệnh nặng đã chiến thắng tử thần khiến y học thế giới phải thán phục.
(Nguồn Bảo Tuổi trẻ)

2. Ông bụt giữa đời thường.
Ông Nguyễn Trung Chắt nhà ở phố Núi Trúc, Q.Ba Đình, TP Hà Nội. Ông là người đã dốc hết tiền tích cóp dưỡng già để lập Mái ấm hi vọng ở Lạng Sơn nuôi dưỡng 292 đứa trẻ mồ côi.

Ông đã có hành trình 18 năm giúp đỡ thay đổi cuộc đời những cậu bé không cha mẹ. Các em đã được nuôi dưỡng, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội.
(Nguồn Báo Dân trí).

3. Người chỉnh trang đường làng, ngõ xóm.
Ông Nguyễn Tứ Hùng, sinh năm 1945, là công dân Cụm 13, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Sau khi rời quân ngũ trở về quê hương, ông tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương.

Từ năm 2004 đến nay, ông và gia đình đã đóng công sức chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, và ủng hộ xây dựng 4 công trình với số tiền 2tỷ 406triệu đồng. Ông cho rằng việc ông làm chỉ là việc nhỏ để đền ơn đáp nghĩa với quê hương.
(Nguồn Báo Nông thôn ngày nay)

4. Người bao bọc, yêu thương những em nhỏ mồ côi.

Bà giáo Tạ Thị Ngọc Thanh là người phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy. Lớn lên trong trại trẻ mồ côi, bà thấu hiểu hoàn cảnh của những đứa trẻ thiếu vắng tình cảm ruột thịt.

Hàng chục năm nay bà luôn gom góp từng đồng tiền tạo ra “Quỹ khuyến học bà Thanh”, giúp bao trẻ em nghèo viết tiếp ước mơ học hành, có những em giờ đã học đại học hoặc đi du học nước ngoài.

Hơn thế nữa, bà còn tình nguyện hiến tặng giác mạc khi qua đời để đem lại ánh sáng cho những người bệnh khác.
(Nguồn Báo Hà Nội mới)

5. Anh hùng giữa đời thường.
Anh Nguyễn Ngọc Mạnh là một người làm
nghề chở hàng ở Đông Anh. Trong lúc chở hàng, ang thấy cháu bé bị rơi từ tầng 12 một chung cư cao tầng, không quản nguy hiểm, anh đã cứu sống cháu bé một cách thần kỳ.

Được mọi người khen ngợi, anh khiêm tốn cho rằng hành động của mình là bình thường, ai cũng sẽ làm như thế. Nhờ đó, câu chuyện của anh đã lan tỏa những điều tử tế trong cuộc sống đến mọi người. (Nguồn Báo Tuổi trẻ)

6. Người kết nối các lớp học xuyên biên giới.
Cô giáo Hà Ảnh Phượng là giáo viên tiếng Anh của trường THPT Hương Cần, tỉnh Phú Thọ. Người cô giáo trẻ ấy đã đem đến cho các học sinh vùng cao niềm đam mê tiếng Anh với “lớp học xuyên biên giới”.

Lớp học của cô kết nối với lớp học của các nước trên giới qua các giờ học tiếng Anh, tạo cơ hội để trẻ em giao lưu đồng thời gieo niềm yêu thích học tập tiếng Anh cho các em.

Năm 2020 cô là giáo viên duy nhất của Việt Nam được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lựa chọn trong chương trình thủ lĩnh Đông Nam Á. Cô Phượng cũng là giáo viên duy nhất của Việt Nam lọt vào top 10 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu do tổ chức
Varkey Foundation (Anh) bầu chọn.
(Nguồn Báo Giáo dục và Thời đại)

7. Dũng cảm cứu người bị đuối nước.
Chiều ngày 3/4/2021, Giang, An và Tôn, học sinh lớp 8 Trường THCS xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, đang chạy thể dục thì nghe tiếng kêu cứu của hai nữ sinh bị đuối nước. Nhìn ra biển, thấy 4 người đang chới với giữa dòng nước, không kịp cởi áo hay tìm kiếm phao bơi, các em lập tức lao xuống dòng nước.

Bằng nỗ lực của mình, các em đã lần lượt đưa được 4 nạn nhân vào bờ.

Sáng ngày 7/4/2021, UBND huyện Gio Linh, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đoàn thanh niên huyện và nhà trường làm lễ tuyên dương, khen thưởng ba học sinh trước toàn trường.
(Theo: Vnexpress)

8. Nhặt được của rơi, trả người đánh mất.
Nam sinh Nguyễn Dân An, lớp 6A10, trường THCS Cổ Nhuế (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vừa trả lại 70 triệu đồng cho người đánh rơi khiến nhiều người cảm phục. Được biết gia đình An thuộc diện hộ cận nghèo, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn.

Chưa kịp giao lại cho công an thì có người đến nhận, lo sợ mạo danh, em còn biết đối chiếu thông tin/ảnh/địa chỉ trên CMND với khuôn mặt để kịp thời trả đúng cho người mất.

Việc làm của em được nhà trường biểu dương và tuyên truyền rộng trong học sinh. (Theo Báo Dân trí)


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#nlxh