Bài 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.

PHẦN III

CÁC NGÀNH LUẬT TRONG HỆ THỐNG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
BÀI 8

KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

Nhà nước trong quá trình quản lý xã hội, ban hành rất nhiều văn bản quy phạm Pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Toàn bộ các quy phạm trong các văn bản Pháp luật không ở trong trạng thái hỗn độn, vô trật tự mà chúng được sắp xếp trong một hệ thống chặt chẽ và có mối liên hệ gắn bó mật thiết. Vì vậy trước khi tìm hiểu chi tiết các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam, chúng ta cần tìm hiểu và phân tích các khái niệm cơ bản về hệ thống Pháp luật.

Bài này sẽ trình bày cơ sở hình thành hệ thống Pháp luật, các căn cứ phân chia ngành luật và giới thiệu tổng quát về các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.

MỤC TIÊU

Nội dung trình bày ở bài này, giúp các bạn hiểu:

Khái niệm chung về hệ thống Pháp luật.

Hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay.

Các yếu tố cấu thành hệ thống Pháp luật: Quy phạm Pháp luật, Chế định Pháp luật và Ngành luật.

Căn cứ xây dựng các ngành luật trong hệ thống Pháp luật.

Nội dung cơ bản của các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG CHÍNH

1.Khái niệm hệ thống Pháp luật

Theo quan điểm học thuyết Mác -Lênin, cần dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống để xem xét khái niệm hệ thống Pháp luật. Trên quan điểm này, hệ thống Pháp luật được định nghĩa như sau:

Hệ thống Pháp luật là tổng thể các quy phạm Pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định Pháp luật và các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định.

Theo lý thuyết về hệ thống thì hệ thống Pháp luật hay bất cứ hệ thống nào đều có những yếu tố cấu thành. Các yếu tố này thể hiện trong hệ thống Pháp luật ở 2 mặt là: các bộ phận mang tính cấu trúc bên trong hệ thống và mặt thể hiện bên ngoài của hệ thống.

- Các bộ phận cấu trúc bên trong hệ thống Pháp luật gồm: Quy phạm Pháp luật, Chế định Pháp luật và Ngành luật.

Quy phạm Pháp luật là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các hành vi trong xã hội theo định hướng của Nhà nước. Là phần tử nhỏ nhất trong hệ thống Pháp luật.

Chế định Pháp luật là nhóm những quy phạm Pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có quan hệ mật thiết với nhau.

Ngành luật là tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống.

- Mặt thể hiện bên ngoài của hệ thống Pháp luật: là hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật, bao gồm các văn bản luật và văn bản dưới luật được sắp xếp theo trật tự thứ bậc, hiệu lực pháp lý trong một hệ thống.

2.Căn cứ phân định ngành luật

Xuất phát từ quan điểm duy vật, khoa học pháp lý xã hội chủ nghĩa quan điểm rằng: có sự khác biệt trong mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội cần được Pháp luật điều chỉnh. Mỗi ngành luật chỉ điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội và cần có những cách thức, phương pháp điều chỉnh phù hợp, do đó Pháp luật xã hội chủ nghĩa căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để phân định các ngành luật.

Đối tượng điều chỉnh: Là những quan hệ xã hội chịu sự tác
động của luật pháp.

Ví dụ: quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động, Nhà nước sử dụng những quy phạm điều chỉnh hành vi các bên trong quan hệ lao động, những quy phạm nàyhợp thành ngành Luật Lao động.

Phương pháp điều chỉnh: Là cách thức luật pháp tác động vào mối quan hệ xã hội đã được điều chỉnh (đối tượng điều chỉnh).

Ví dụ: Trong quan hệ kinh tế phương pháp điều chỉnh là thỏa thuận, bình
đẳng còntrong quanhệ hìnhsự là phương phápmệnhlệnh quyền uy.
3.Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam

Sơ lược về hệ thống Pháp luật Việt Nam

Hệ thống Pháp luật Việt Nam hiện nay hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Bản tuyên ngôn độc lập ngày 02/09/1945, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng là văn bản pháp lý đầu tiên đặt nền tảng cho việc xây dựng hệ thống Pháp luật nước ta hiện nay.

Theo sự phát triển của đất nước qua các thời kỳ, hệ thống Pháp luật nước ta có sự phát triển ngày càng hoàn thiện hơn.

Giai đoạn từ 1945 đến 1954: Việt Nam đã có Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử dân tộc và các văn bản Pháp luật nhưng vẫn còn hạn chế, chưa hìnhthành đầy đủ các ngành luật.

Giai đoạn từ 1954 đến 1986: Nhà nước xây dựng và phát triển hệ thống Pháp luật xã hội chủ nghĩa ởnước ta. Tính ưu việt của Pháp luật xã hội chủ nghĩa được phát huy. Tuy nhiên trong giai đoạn này vẫn còn những hạn chế về cơ chế tập trung, bao cấp làm chậm sự phát triển kinh tế đất nước.

Giai đoạn từ 1986 đến nay: Quan điểm đổi mới đã khắc phục được những nhược điểm trước đó, hệ thống Pháp luật có đầy đủ các ngành luật điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội. Văn bản quy phạm Pháp luật ban hành kịp thời và phù hợp với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta hiện nay

Hiện nay, các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta chia thành: Nhóm ngành luật quốc nội gồm 11 ngành luật và nhóm ngành luật quốc tế gồm 2 ngành luật.

- Nhóm ngành luật quốc
nội

(1)Luật Hiến pháp: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ công dân... Đây là ngành luật quan trọng nhất của quốc gia, là nền tảng để xây dựng các ngành luật khác.

(2)Luật Hành chính: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước trên các, lĩnh vực hành chính, chính trị kinh tế và văn hóa xã hội.

(3)Luật Tài chính: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước động viên, phân phối và sử dụng những nguồn vốn tiền tệ, bảo đảm cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước cũng như đáp ứng các nhu cầu kinh tế khác.

(4)Luật Hình sự: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội do các hành vi bị xem là tội phạm và hình phạt tương ứng đối với người phạm tội.

(5)Luật Tố tụng Hình sự: Gồm những quy phạm Pháp luật quy định những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án các vụ án hình sự, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng hình sự.

(6)Luật Dân sự: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc các quan hệ nhân thân phi tài sản phát sinh giữa các cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức trong quá trình sinh hoạt, phân phối và tiêu dùng.

(7)Luật Tố tụng Dân sự: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ thủ tục phát sinh giữa Tòa án với những người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự.

(8)Luật Hôn nhân và Gia đình: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do việc kết hôn, ly hôn giữa nam và nữ, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, con cái, các quy định về đỡ đầu và nuôi con nuôi nhằm mục đích bảo đảm chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng giữa nam và nữ, xây dựng gia đình hạnh phúc, văn minh.

(9)Luật Lao động: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ bảo hiểm, bồi thường thiệt hại và quan hệ giải quyết các tranh chấp lao động.

(10)Luật Đất đai: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong việc quản lý và sử dụng đất đai, các quan hệ phát sinh trong quá trình bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên đất đai.

(11)Luật Kinh tế: Gồm tổng thể các quy phạm Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các đơn vị kinh tế với nhau và giữa các đơn vị kinh tế với các cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế.

- Nhóm ngành Luật Quốc tế

(1)Công pháp quốc tế: Công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm Pháp luật do các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận nên và bảo đảm thi hành trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế.

(2)Tư pháp quốc tế: gồm những nguyên tắc và những quy phạm Pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

TÓM LƯỢC

1.Hệ thống Pháp luật là tổng thể các các quy phạm Pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau được phân định thành các chế định Pháp luật và các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản do Nhà nước ban hành theo những trình tự và hình thức nhất định.

2.Các bộ phận cấu trúc bên trong hệ thống Pháp luật gồm: Quy phạm Pháp luật, Chế định Pháp luật và Ngành luật.

3.Mặt thể hiện bên ngoài của hệ thống Pháp luật: là hệ thống văn bản quy phạm Pháp luật.

4.Pháp luật xã hội chủ nghĩa căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh để phân định các ngành luật.

5.Các ngành luật trong hệ thống Pháp luật nước ta chia thành: Nhóm ngành luật quốc nội gồm 11 ngành luật và nhóm ngành luật quốc tế gồm 2 ngành luật (Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Tài chính, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Lao động, Luật Kinh tế, Luật Đất đai, Công pháp quốc tế và Tư pháp quốc tế).

CÂU HỎI TỰ LUẬN

1.Theo bạn những yếu tố cần có để có một hệ thống Pháp luật hữu hiệu là gì ? Tại sao?

2.Hệ thống Pháp luật Việt Nam có phân chia ngành luật thành ngành luật công pháp và tư pháp không ? Giải thích căn cứ phân chia ngành luật của Việt Nam hiện nay?

3.Tại sao nói quy phạm Pháp luật là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống Pháp luật?

4.Theo bạn quan điểm và hình thức thể hiện của Hệ thống Pháp luật Việt Nam có khác biệt với các hệ thống Pháp luật các nước tư sản không ? Giải thích?

5.Có nhận định cho rằng Luật quốc tế khi được quốc gia thừa nhận có ưu thế hơn luật quốc nội, theo bạn nhận định này đúng hay sai ? Tại sao?

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1.Trong các yếu tố cấu thành hệ thống pháp luật, yếu tố được xem là
đơn vị cơ bản nhỏ nhất trong hệ thống pháp luật là:

a.Quy phạm pháp luật.

b.Chế định pháp luật.

c.Ngành luật.

d.Tất cả đều đúng

2.Căn cứ phân định các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam là:

a.Căn cứ vào chủ thể các quan hệ xã hội.

b.Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.

c.Căn cứ lĩnh vực chung hay riêng trong xã hội.

d.Tất cả đều sai.

3.Nhóm ngành luật quốc nội bao gồm:

a.5 ngành luật

b.9 ngành luật.

c.7 ngành luật.

d.11 ngành luật.

4.Nhóm ngành luật quốc tế bao gồm:

a.3 ngành luật

b.2 ngành luật.

c.4 ngành luật.

d.5 ngành luật.

5.Hiến pháp có hiệu lực áp dụng hiện nay là:

a.Hiến pháp 1992.

b.Hiến pháp 1946.

c.Hiến pháp 1959.

d.Hiến pháp 1980.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net