dtnn cgcn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN:

Tiếng Việt: Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ

Tiếng Anh: Foreign investment and technology transfer

Mã học phần: Tổng số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Kinh tế đầu tư

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC:

Môn Kinh tế đầu tư

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:

Đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội. Các nguồn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đàu tư gián tiếp. Trong các hình thức đầu tư gián tiếp thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) chiếm tỷ trọng cao nhất đồng thời cũng là nguồn vốn có tác động mạnh nhất. Môn học tập trung nghiên cứu hai nguồn vốn đầu tư nước ngoài là FDI và ODA từ góc độ nước nhận đầu tư. Đặc biệt trong hoạt động FDI thì phần lớn các nguồn lực mà các nhà đầu tư nước ngoài mang vào nước nhận đầu tư là công nghệ, do đó chuyển giao công nghệ được coi là một hoạt động tất yếu khách quan trong các dự án FDI. Môn học nghiên cứu các vấn đề lý luận của những hoạt động này đồng thời thông qua thực tiễn Việt Nam đánh giá những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới sự phát triên kinh tế và xã hội trong hơn 20 năm tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:

Học phần cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về hoạt động đầu tư nước ngoài, cụ thể là hiểu biết các lý thuyết về đầu tư nước ngoài, đặc điểm của các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đánh giá được tác động của nguồn vốn này đối với nước nhận đầu tư. Sinh viên nắm được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài. Từ đó, sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu thực tiễn các hoạt động này ở Việt Nam.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:

2

PHÂN BỔ THỜI GIAN

STT

Nội dung

Tổng số tiết

Trong đó

Ghi chú

Lý thuyết

Thảo luận

1

Chương 1

6

6

0

2

Chương 2

12

8

4

3

Chương 3

9

6

3

4

Chương 4

9

9

0

5

Chương 5

9

6

3

Tổng số

45

35

10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHẸ

Đầu tư nước ngoài là một hoạt động mang tính tất yếu trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới trong xu thế họi nhập. Xét trên gó độ một quốc gia thì đầ tư nước ngoài bao gồm đầu tư của nước khác vào quốc gia này và đầu tư của quốc gia này ra nước ngoài. Phạm vi nghiên cứu của môn học là tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào một quốc gia. Trong chương này sinh viên sẽ làm quen với các khái niệm về đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, phân biệt được sự khác nhau giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, giữa chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ thông thường.

1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài

1.1.1. Khái niệm

1.1.2. Đặc điểm

1.2. Phân loại đầu tư nước ngoài

1.2.1. Đầu tư gián tiếp nươc ngoài

1.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.3. Chuyển giao công nghệ

1.3.1. Khái niệm

1.3.2. Các hình thức chuyển giao công nghệ

1.4. Vai trò của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế thế giới

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010, chương 1 và 3

2. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 1

3. Đặng Kim Nhung, Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, 1992, chương 1

CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

3

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới, từ những nước rất phát triển như Mỹ, các nước EU đến các nước đang phát triển như Trung Quốc hay Việt Nam. Động cơ nào khiến cho phần lớn các quốc gia trên thế giới tăng cường thu hút nguồn vốn này? Bên cạnh những “cái được” từ việc thu hút nguồn vốn này thì không ít vấn đề mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Chương này sẽ giúp sinh viên giải đáp những câu hỏi trên.

2.1. Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.1.1. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô

2.1.2. Các lý thuyết vi mô

2..2. Phân loại hoạt động FDI

2.2.1. Phân loại theo tỷ lệ sở hữu vốn

2.2.2. Phân loại theo mục tiêu đầu tư

2.2.3. Phân loại theo phương thức đầu tư

2.3. Tác động của nguồn vốn FDI tới nước nhận đầu tư

2.3.1. Những tác động tích cực

2.3.2. Những tác động tiêu cực

Tài liệu tham khảo:

1. Bộ Thương mại, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, 2004, chương 6

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010, chương 3

3. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 2,6,7

4. Trang web của một số công ty xuyên quốc gia như Coca Cola, Honda, Intel, Canon,...

5. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Đầu tư trực tiếp nuốc ngoài www.fia.mpi.gov.vn

CHƯƠNG 3: NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

Hỗ trợ phát triển chính thức là một trong nhiều hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài, nguồn vốn này do chính phủ các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế cung cấp cho các quốc gia nghèo như một khoản vay có ưu đãi. Mặc dù đều có vai trò quan trọng đối với các nước nghèo song ODA và FDI là 2 nguồn vốn rất khác biệt nhau, có liên quan chặt chẽ với nhau. Chương này sẽ phân tích các đặc điểm và vai trò của nguồn vốn ODA thông qua các ví dụ thực tiễn của Việt Nam.

3.1. Đặc điểm của nguồn vốn ODA

3.1.1. Tính ưu đãi

3.1.2 Tính ràng buộc

3.1.3. Khả năng gây nợ

3.2. Phân loại nguồn vốn ODA

3.3. Tác động của nguồn vốn ODA tới nước nhận đầu tư

Tài liệu tham khảo:

1. Trang thông tin điện tử của WB, ADB, JICA, OECD

4

2. Helmut Führer, Director of the Development Co-operation Directorate from 1975- 1993, The Story of Official Development Assistance, OECD 1994.

3. Trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao Nhật Bản www.mofa.go.jp/policy/oda/summary

4. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Hợp tác tác phát triển www.mpi.gov.vn/odavn/

CHƯƠNG 4: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG

ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Công nghệ là một nguồn lực quan trọng mà các nhà đầu tư thường di chuyển sang quốc gia khác trong quá trình thực hiện đầu tư ở nước ngoài. Việc tiếp nhận công nghệ mang lại nhiều thuận lợi cho nước nhận đầu tư song cũng đặt ra không ít vấn đề do đặc tính phức tạp của công nghệ. Các nước đang phát triển có trình độ công nghệ thấp cùng với sự hạn chế trong công tác quản lý chuyển giao công nghệ nên nguy cơ trở thành “ bãi rác thải” công nghệ là rất cao.

4.1. Tổng quan về công nghệ

4.1.1. Khái niệm và thành phần của công nghệ

4.1.2. Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia

4.1.3. Công nghệ thích hợp

4.2. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài

4.2.1. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với các bên tham gia

4.2.2. Mối quan hệ giữa chuyển giao công nghệ và chiến lược phát triển sản phẩm

4.2.3. Nội dung chuyển giao công nghệ

4.3. Các bước tiến hành chuyển giao công nghệ trong dự án FDI

Tàu liệu tham khảo

1. Đặng Kim Nhung, Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, 1992, chương 2,5.

2. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010, chương 5

3. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 2,6,7

4. Nguyễn Anh Tuấn, Chuyển giao công nghệ thông qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344, tháng 1/2007, tr 51- 67.

5. Nguyễn Thị Hường, Quản trị dự án đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ,NXB Thống kê, 2000, chương 1,3.

CHƯƠNG 5: MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ BIỆN PHÁP TĂNG CƯƠNNGF THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

5

Để hoạt động đầu tư nước ngoài phát huy được vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các nước thì nó rất cần đến một môi trường đầu tư thuận lợi. Môi trường này bao gồm 3 môi trường thành phần, đó là: môi trường của nnước nhận đầu tư, môi trường của nước đi đầu tư và môi trường đầu tư khu vực, quốc tế. Tuy nhiên, môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư có thể nói là đóng vai trò quyết định bởi nó tác độn trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đầu tư. Chương này tập trung phân tích các yếu tố của môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư, đánh giá tác động của từng yếu tố trong môi trường đầu tư này đồng thời phân tích các giải pháp nhằm tăng cường thu hút nguồn vón đầu tư nước ngoài. Bên cạnh nhũng cấn đề lý luận, sinh viên sẽ tìm hiểu thực tiến của Việt Nam để hoàn thiện kiến thức.

5.1. Môi trường đầu tư nước ngoài

5.1.1. Môi trường của nước nhận đầu tư

5.1.2. Môi trường của nước đi đầu tư

5.1.3. Môi trường khu vực và quốc tế

5.2. Những biện pháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài

5.2.1. Tăng cường thu hút nguồn vốn ODA

5.2.2. Tăng cường thu hút nguồn vốn FDI

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001, chương 4,5

2. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Đầu tư trực tiếp nuốc ngoài www.fia.mpi.gov.vn

3. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Hợp tác tác phát triển www.mpi.gov.vn/odavn/

7. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Bộ Thương mại, Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế, 2004.

2. Đặng Kim Nhung, Chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế thị trường, NXB Nông nghiệp, 1992.

3. Giáo trình Đầu tư quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nôi, 2001.

4. Giáo trình Kinh tế quốc tế, Đại học Kinh tế quốc dân,2010.

5. Helmut Führer- Director of the Development Co-operation Directorate from 1975- 1993, The Story of Official Development Assistance, OECD 1994

6. Nguyễn Anh Tuấn, Chuyển giao công nghệ thông qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 344, tháng 1/2007, tr 51- 67.

7. Nguyễn Thị Hường, Quản trị dự án đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, NXB Thống kê, 2000.

6

8. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Hợp tác tác phát triển www.mpi.gov.vn/odavn/

9. Trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, mục Đầu tư trực tiếp nuốc ngoài www.fia.mpi.gov.vn

10. Trang thông tin điện tử của WB, ADB, JICA, OECD

11. Trang web của một số công ty xuyên quốc gia như Coca Cola, Honda, Intel, Canon,...

8. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:

- Tham gia đầy đủ các buổi học: điểm tối đa là 8 điểm. Hệ số 0,1

- Phát biểu thảo luận: điểm tối đa là 2 điểm. Hệ số 0,1

- Bài tập nhóm: điểm tối đa là 10 điểm. Hệ số 0,2

- Thi hết học phần: điểm tối đa là 10 điểm. Hệ số 0,7

7

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ

CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư nước ngoài

1.1.1. Khái niệm

Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có bản chất như đầu tư nói chung, đó là sự tìm kiếm lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để thực hiện một hoạt động. Tuy nhiên, ĐTNN nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này- là ở quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư. Như vậy, có thể hiểu ĐTNN là sự di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt động đầu tư nhằm tìm kiếm lợi ích hữu hình hoặc vô hình. Tuy nhiên không phải tất cả các nguồn lực cần thiết cho một hoạt động đầu tư đều được di chuyển từ nước này sang nước khác mà nhà đầu tư nước ngoài luôn sử dụng một số nguồn lực của nước nhận đầu tư như nhân lực, nguồn tài nguyên, .... Nước nhận đầu tư gọi là nước chủ nhà (host country), nước của chủ đầu tư là nước đầu tư (home country).

1.1.2. Phân loại ĐTNN

Khác với cách phân loại các hoạt động đầu tư trong nước, hoạt động ĐTNN thường được phân loại theo mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn đầu tư với người trực tiếp sử dụng vốn. Theo cách này thì ĐTNN được phân thành 2 loại là: đầu tư nước ngoài gián tiếp (FPI- Foreign profolio investment) và đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI- Foreign direct investment).

Đầu tư nước ngoài gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư (chính phủ, các tổ chức tài chính phi chính phủ, các tổ chức quốc tế, các cá nhân) cho chính phủ hay các tổ chức của một nước khác vay, cho không hoặc đóng góp một khoản vốn để thực hiện những hoạt động đầu tư theo các cam kết cụ thể được các bên thỏa thuận. Bên cho vay vốn không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện đầu tư và không chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn, song bằng những quy định riêng (thậm chí là kèm theo những điều kiện ràng buộc về kinh tế hoặc chính trị) bên cho vay có thể kiểm soát được quá

8

trình sử dụng vốn. Đối với các nước đang phát triển (ĐPT) như Việt Nam thì hình thức ĐTNN gián tiếp dưới dạng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Do đó đối với hình thức FPI thì môn học này chỉ đề cập đến nguồn vốn ODA.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư của quốc gia này (một doanh nghiệp hay một cá nhân cụ thể) mang các nguồn lực cần thiết sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động đầu tư. Chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình khai thác kết quả đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn của mình theo quy định của quốc gia nhận đầu tư.

1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư nước ngoài

ĐTNN và đầu tư trong nước đều có những đặc điểm chung như tính rủi ro và khả năng sinh lời, tuy nhiên ĐTNN lại có những điểm khác biệt quan trọng, đó là:

ĐTNN phụ thuộc nhiều vào quan hệ ngoại giao giữa nước nhận đầu tư với các nước đi đầu tư cũng như tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới.

Với việc di chuyển các nguồn lực sang nước khác, chủ đầu tư sẽ phải đối mặt với những vấn đề về thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan và hàng loạt những chính sách liên quan như chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, thuế thu nhập doanh nghiệp, sử dụng đất, thuê lao động,...

Một trong những nguồn lực mà chủ đầu tư thường mang sang nước khác là công nghệ, có thể là công nghệ sản xuất hay công nghệ quản lý.

1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động chuyển giao công nghệ

1.2.1. Khái niệm

Chuyển giao công nghệ (CGCN) thực chất là hoạt động mua bán quyền sử dụng công nghệ (trong một số rất ít trường hợp là mua bán quyền sở hữu công nghệ). Chủ sở hữu công nghệ bán quyền sử dụng công nghệ cho một tổ chức hoặc cá nhân khác trong khi vẫn giữ quyền sở hữu công nghệ này. Công nghệ là một trong các nguồn lực của đầu tư, do đó nếu chủ đầu tư mang công nghệ ra nước ngoài thì hoạt động CGCN là tất yếu trong quá trình thực hiện đầu tư tại nước nhận đầu tư. Do đó, trong hai hình thức ĐTNN

9

thì hình thức FDI thường đi kèm với hoạt động CGCN vì công nghệ là một phần của các nguồn lực đầu tư được chủ đầu tư mang sang nước khác.

1.2.2. Đặc điểm

Hoạt động CGCN hay việc mua bán quyền sử dụng công nghệ không đơn thuần như mua bán một hàng hoá thông thường bởi công nghệ là kiến thức. Đối với hàng hoá thông thường thì quyền sử dụng thường đi kèm với quyền sở hữu. Tổ chức hay cá nhân sở hữu hàng hoá sau khi bán hàng hoá thì sẽ không còn quyền sở hữu hàng hoá đó nữa. Nhưng đối với hàng hoá là công nghệ thì khác. Tổ chức hay cá nhân sở hữu công nghệ sau khi bán quyền sử dụng công nghệ thì vẫn còn nguyên quyền sở hữu công nghệ này và đồng thời có thể bán quyền sử dụng công nghệ nhiều lần cho những đối tác khác nhau. Và đặc biệt, trong trường hợp công nghệ bị “mất cắp” thì khả năng trả lại là không có. Quá trình thực hiện CGCN thường diễn ra từng bước trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận của hai bên, gồm bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao, khoảng thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khác với hàng hóa thông thường, giá trị của hàng hóa công nghệ khó xác định một cách chính xác bởi công nghệ bao gồm những thành phần vô hình liên quan tới chất xám, trí tuệ con người.

Hoạt động CGCN có thể thực hiện theo hai hình thức: hoặc như một hoạt động thương mại độc lập hoặc là một phần của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong trường hợp thứ nhất, các bên tham gia CGCN chỉ cam kết thực hiện một hợp đồng mua bán công nghệ. Bên bán công nghệ không tham gia vào quá trình khai thác công nghệ. Trường hợp thứ hai, khi công nghệ được coi như một phần vốn đầu tư thì các bên tham gia CGCN phải thực hiện hợp đồng CGCN như một hoạt động bắt buộc trong quá trình đầu tư. Các bên được hưởng lợi nhuận và phải chịu trách nhiệm từ việc sử dụng công nghệ này theo tỷ lệ vốn góp.

1.3. Mối quan hệ giữa CGCN và ĐTNN

Mục đích của nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tối đa hóa lợi nhuận của các nguồn lực đầu tư qua việc thực hiện sản xuất một sản phẩm nào đó ở nước ngoài. Một trong các nguồn lực quan trọng để thực hiện quá trình sản xuất là công

10

nghệ, nhà đầu tư đã di chuyển công nghệ từ nước này sang nước khác. Công nghệ sẽ được một tổ chức khác tại nước nhận đầu tư sử dụng để tạo ra sản phẩm có chất lượng như mong muốn của nhà đầu tư. Do đó tổ chức này cần phải nắm được các nguyên lý hoạt động, các đòi hỏi về nhân lực, dịch vụ và nguyên vật liệu đầu vào cho công nghệ, các thông tin kỹ thuật, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm của công nghệ, các bí quyết, cách giải quyết những vấn đề kỹ thuật trong quá trình sử dụng công nghệ, v...v. Hay nói một cách khác, tổ chức này phải làm chủ hoàn toàn được công nghệ. Việc hướng dẫn cho tổ chức khác làm chủ từng bước và cuối cùng là làm chủ hoàn toàn công nghệ trong quá trình sản xuất là một nhu cầu tất yếu của nhà đầu tư cũng như của tổ chức sử dụng công nghệ. Chính vì vậy nên hoạt động CGCN được coi như một hoạt động tất yếu trong các dự án FDI.

Đối với hình thức đầu tư gián tiếp, mặc dù không trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện và khai thác đầu tư nhưng tổ chức cho vay vốn hay chính phủ nước cho vay vốn có thể yêu cầu nước nhận đầu tư tiếp nhận vốn dưới dạng một công nghệ nào đó, thông thường là công nghệ quản lý. Trong trường hợp này thì hoạt động CGCN được coi là một phần của quá trình đầu tư.

1.4. Vai trò của ĐTNN và CGCN đối với sự phát triển kinh tế thế giới

ĐTNN là một hoạt động kinh tế xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử kinh tế thế giới. Tuy nhiê, trong khoảng gần 7 thập kỷ gần đây (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2) thì hoạt động này đã phát triển nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu với nhiều sắc thái, đặc biệt đi kèm với nó là hoạt động CGCN đã tác động mạnh đến nền kinh tế của rất nhiều quốc gia và kinh tế toàn cầu.

1.4.1. Phát huy lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế

Mỗi quốc gia dù là phát triển hay đang phát triển đều có những lợi thế so sánh nhất định, không có quốc gia nào mạnh toàn diện và không có quốc gia nào yếu toàn diện. Những nước phát triển như Nhật Bản hay Mỹ có lợi thế là công nghệ hiện đại nhưng giá lao động cao và hạn chế về nguồn tài nguyên, trong khi đó ở nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc thì tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn lao

11

động dồi dào và rẻ. Đối với một hàng hoá nào đó, ví dụ như ôtô, những linh kiện đòi hỏi trình độ công nghệ cao sẽ được sản xuất tại những nước phát triển, còn những linh kiện khác và

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#xxxx