Chương 11

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

“Nói lại lần nữa, khi nào thì các cậu về?”

“Tôi cũng nói lại lần nữa, trung sĩ ạ, tôi không biết khi nào sẽ đi, cũng không biết khi nào sẽ về. Cấp trên chỉ dặn chúng tôi thu dọn hành lý trước để đến lúc thì đi luôn. Nói chung, quý cô Lex đi đâu thì tôi theo đấy.” Dane gồng mình đóng chiếc vali lại, thở một hơi. “Làm ơn đấy trung sĩ Cornell, đã không đến giúp tôi thì cũng nên ngậm mồm lại đi chứ.”

*Quý cô Lex/ Lady Lex, biệt danh của tàu mẹ Lexington.

Francis Cornell giơ hai tay lên tỏ vẻ đầu hàng, lê cái ghế duy nhất trong phòng đến gần cửa rồi dọn luôn đống tạp chí cùng tờ báo bừa bộn. “Òa, Lính Mỹ này! Không ngờ chỗ cậu có nhiều thứ hay thế.” Rồi lấy huơ một cuốn. “Nếu cậu không định mang theo thì tôi rất sẵn lòng giữ giúp cậu.”

Dane nhìn tránh. “Chúng không phải của tôi.”

“Ờ, hiển nhiên là không phải của ngài rồi thiếu úy yêu dấu ạ.” Hắn cất giọng lừ đừ, còn cố ý đẩy dài âm cuối. “Chắc là của ông già Noel bỏ quên trên giường của ngài, không thì đám thỏ Phục Sinh gửi nhầm trứng màu thành nó. Nghe đâu tụi nó làm chán y chang bưu điện, đã chậm mà còn bày đặt.”

“Chắc là tại thỏ Phục Sinh đấy.” Chàng thiếu úy nhún vai, vọn vali đi rồi ngồi phịch xuống giường.

“Thế thì nó phải thân với bên xuất bản lắm.” Gã trung sĩ vứt cuốn tạp chí sang bên rồi thủng thẳng đến chỗ ngài thiếu úy, cúi người hôn nhẹ lên khóe môi anh. “Đừng nên bỏ lỡ buổi chiều đẹp đẽ thế chứ.”

“Anh đi được rồi đấy trung sĩ ạ. Trung úy Fostermeyer có thể quay lại bất cứ khi nào, anh ta đã loanh quanh bến cảng cả sáng rồi. Chắc là đi hóng hớt bên tàu Arizona. Nhưng giờ hẳn đã nhớ món bánh quy bơ cất giấu trong tủ đầu giường lắm rồi.”

Song, gã trung sĩ lại chộp lấy vai người thiếu úy, đẩy mạnh anh xuống giường. “Giả sử tên trung úy gầy nhom đáng kính ấy có quay lại thật, chắc sẽ la hét om sòm…”

“Có mà xem anh thành nhân viên phục vụ nhà nghỉ ấy.”

“Được thôi.” Francis bó tay với Dane. “Dù gì mình cũng bị tống cổ vì vấn đề đạo đức rồi.” Hắn ta cúi đầu hôn lên cổ anh rồi bật cười, ôm choàng lấy vai anh. “Về sau mình sẽ chuyển đến Iowa trồng ngô, có một căn nhà nhỏ và một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi cho cuộc đời thêm tuyệt.”

“Cần có chó canh ruộng ngô nữa.”

“Không ích gì được đâu. Dưới quê New Orleans của tôi có nuôi một con chó ba chân đó, nó giẫm phải bẫy chuột, hú trong rừng cả đêm mãi mới được người ta cứu ra.”

“Chắc phải khóa cửa lại rồi, trung sĩ ạ.”

“Tôi dễ cứng lắm.” Còn ra vẻ đúng đắn nữa.“Với lại tôi chỉ bị vấp thôi, cái vali chết tiệt của ngài ngán đường quá đấy thiếu úy ơi.”

“Lý do vớ vẩn này không lừa được thượng tá McGray đâu, nhất là khi anh đã cởi áo sơ mi của tôi ra rồi.”

“Nếu ngài cho phép, thưa ngài, tôi còn có thể…”

Hắn ta chợt sửng lại, vọt dậy đến ngay chỗ cửa lấy ghế mây đi, tiện thể dọn lại chồng báo chí.

Đúng lúc đó, trung úy Heinrich R. Fostermeyer đẩy rầm cửa vào trong, dùng tay áo lau mồ hôi nhễ nhại trên trán. “Cái thằng binh nhì Hunter chết tiệt đó! Hại tôi mất mươi lăm xu!” Vừa réo y vừa giật mạnh ngăn kéo, lấy ra túi bánh quy bơ. “Thề không bao giờ đánh cược nữa, đến thằng Hunter còn để thua mất mười lăm bảng, mười lăm bảng cơ đấy! Tuy sau đó đã đánh…” Tiếng anh trung úy mắt xanh im bặt hẳn, mắt nhìn chằm chằm gã đột nhập đang lật tờ báo của một tuần trước kia, còn tự nhiên huých nón lên như ruồi. “Chào buổi chiều nhé thưa ngài.”

Heinrich quay phắt sang nhìn anh bạn cùng phòng đang thong dong gấp áo khoác. “Sao hắn ta lại ở đây?”

“Ai biết.” Dane nhún vai. “Nếu anh đuổi được hắn ta ra ngoài thì tôi biết ơn lắm.”

“Mẹ tôi bảo, đừng móc mỉa trước mặt người khác như thế.” Francis cuộn tờ báo lại, gõ vào lòng bàn tay. “Tôi đi uống đây, có ai muốn đi chung không? Tôi mời.”

Nhưng chẳng ai thèm quan tâm đến hắn, gã trung sĩ tặc lưỡi, đi ra đóng cửa lại. Nhắm thẳng đến quán bar, hắn ta vừa đi vừa ngâm nga bài ‘Cầu chúa phù hộ cho lính Mỹ’.

***

Tháng 10 năm 1941 tại Washington.

Một người đàn ông Nhật Bản đi qua dãy hành lang vắng lặng, vọng từng tiếng gót gày đạp trên sàn lát cẩm thạch. Dừng trước cánh cửa thứ hai đếm từ dưới lên, vừa lần mò chìa khóa trong túi âu phục vừa lấm lét dòm quanh hành lang trống vắng. Khi âm thanh mở khóa vang lên, hắn chui vào rồi khóa ngay cửa lại.

“Có tin gì à?”

“Vâng thưa ông đại sứ, điện báo vừa được gửi đến vào bảy giờ sáng hôm nay, đúng lúc ông đang tiếp ông Hull*.”

*Cordell Hull, cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Mỹ năm 1933-1944, cũng là bộ trưởng bộ ngoại giao nhậm chức lâu nhất ở Mỹ.

Đại sứ Nhật Bản tại Hoa Kỳ, ông Kichisaburō Nomura giật lấy tờ giấy trong tay người thông dịch, liếc sơ qua bút danh và những từ Hán. Nomura hít một hơi, mò tìm chiếc ghế rồi ngồi phịch xuống, lấy khăn lau trán. Tên dịch viên cũng đứng đực ra đó, lo sợ liếm môi.

“Cậu, đã đọc tờ điện báo này rồi?”

“Dạ rồi thưa ông đại sứ.” Hắn ta ngập ngừng. “Cho phép tôi cả gan hỏi thử điều đó có nghĩa là gì không?”

Nomura liếc hắn ta và đáp. “Chiến tranh.” Rồi xé nát tờ giấy, vứt vào sọt tài liệu. Vài tiếng nữa chúng sẽ được mang đi tiêu hủy, chỉ còn đống tro tàn với làn khói mờ ảo, bị gió thu ở đặc khu Columbia thổi bay đi mất.

Cách đó mười lăm cây số, chú chó Fala ngẩng đẩu hít khịt khịt, cả đuôi và tai đều dựng đứng cả lên. Ngoài kia có con sóc tha quả hạch trốn vào bụi cỏ, Fala sủa mấy tiếng vô ích, rồi bị tiếng đóng cửa làm cho chú ý. Chú cún lông xoắn lập tức lẻn vào thư phòng, quấn mấy vòng quanh chân người chủ của mình rồi nằm úp xuống, phe phẩy cái đuôi.

“Tokyo bị dồn đến phát điên rồi.” Vừa nói Franklin Roosevelt vừa bỏ lá thuốc vào trong tẩu.

Ngài bộ trưởng bộ ngoại giao gật đầu đáp lời. “Dầu dân sự đã được đưa vào phân phối nhưng tôi nghĩ chẳng được bao lâu đâu, dẫu sao dầu mỏ bên Nhật đều là hàng nhập. Lúc đàm phán mình sẽ có nhiều lợi thế hơn, trong khi Nomura lại không được vậy.” *

*Ngày 26 tháng 10 năm 1941, tổng thống Roosevelt đã cho đóng băng toàn bộ tiền gởi tại Mỹ của Nhật (nghĩa là Nhật không thể nhập dầu từ Mỹ nữa). Về sau Anh cũng áp dụng hành động tương tự. Đến nguồn cung dầu duy nhất của Nhật là Đông Ấn (bấy giờ là thuộc địa của Hà Lan) cũng cắt đứt toàn bộ tài chính của Nhật, có thể nói, nguồn dầu mỏ của Nhật Bản đã bị cắt đứt triệt để.

Châm điếu tẩu, ngài tổng thống cất tiếng suy tư. “Tôi không nghĩ anh bạn phương Đông của chúng ta có ý định đàm phán thật đâu, có khi chúng lại đang có ý đồ khác. Thú thật, khả năng chịu đựng của chúng khiến tôi phải lấy làm ngạc nhiên đấy. Tôi đợi… chắc cũng ba tháng rồi nhỉ?” Rít một hơi, ngài lăn bánh xe qua, tần ngần nhìn bãi cỏ nhuốm màu xế chiều.

***

“Gửi em Helmut mến thương nhất,”

Heinrich Fostermeyer dừng bút, ngồi đung đưa trên đê chắn biển. Nắng trời đã ngả sang màu đỏ cam ấm áp dìu dịu, gió cũng lạnh dần luồn vào chiếc áo sơ mi ngắn tay của y thổi phành phạch. Vừa mới tắm nên người khoan khoái dễ chịu. Người trung úy duỗi thắt lưng mỏi nhừ, bỏ một cái bánh quy hạt vào miệng, tiếp tục nghiền ngẫm bức thư trên tay. Hè trôi qua toàn là chuyện chán ngắt, không hẹn hò được với cô y tá nào, cũng bị cấm tuồn chuyện trong quân ra ngoài. Anh người Mỹ gốc Đức thở dài thườn thượt, để ngang tờ giấy lại, dùng nét cong phác thảo lại vũng nước sâu trước mặt mình lên tờ giấy.

“Ít ra còn chỗ này đẹp. Theo lời gã sến súa nào đó thì đây chính là thiên đường nhiệt đới.”

Lòng trầm ngâm, y nhìn lên bến cảng, thấy doanh trại có đốt đèn, lập lòe óng ánh như mảnh thủy tinh vụn trên đá. Nhưng rồi đèn cũng vụt đi mất, để tờ thư ẩm chìm vào màn đêm vô tận, y nheo mắt, vội vã kết thư.

“Mong rằng anh sẽ được về trước ngày Giáng Sinh. Thương em, Heinrich.”

Ngoài lề
Pơ: Francis lo rằng Dane sẽ gặp nguy hiểm nếu giong mình ra biển. Quả thực ai mà ngờ được Nhật sẽ oanh tạc cả một hòn đảo. Nơi an toàn nhất lại là nơi nguy hiểm nhất.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net