Chương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
thường xuyên tưởng tượng mình là một người giàu có, từ cách nói năng, suy nghĩ đến hành động, đối nhân xử thế đều giống như một người giàu có, bạn sẽ thu hút của cải thực sự đến bên mình.

  

  Nhưng trong cuộc sống, bố mẹ chúng ta cả đời không muốn khoe khoang, nên lúc nào chúng ta cũng nghĩ mình rất nghèo khó và không ngừng ám thị bản thân nghèo, định mua cái gì cũng chặc lưỡi: "Nghèo lắm, không mua nổi đâu." Những người như thế thường an nhàn sống qua ngày, hết giờ làm là không muốn cố gắng, chẳng thèm động não thêm chút nào. Thấy người khác nỗ lực kiếm tiền lại chê bai người ta quá vất vả, chắc chắn sẽ chết vì mệt mỏi, hại sức khỏe thì nhiều tiền ích gì. Khi bạn cảm thấy mình không có tiền, không thể mua nổi thứ đồ đắt đỏ nào đó cũng là lúc bạn không ngừng ám thị rằng chính mình là kẻ khố rách áo ôm. Như thế sẽ chẳng thể giàu lên được!

  

  Còn những người có tiền thì sao? Họ khởi đầu bằng hai bàn tay trắng, khi thấy món đồ  tốt, họ hứa với lòng: "Mình nhất định phải kiếm ra tiền để mua được món đồ này, mình muốn đi du lịch vòng quanh thế giới, mình muốn mua nhà to, xe đẹp, mình muốn con cái mình có cuộc sống tốt nhất." Rồi họ bắt đầu nỗ lực suốt nhiều năm, cuối cùng có một cuộc sống khá giả.

  Tôi có quen một cô gái, lần đầu gặp gỡ cô ấy đã kể mình là một bà mẹ đơn thân và không hề có ý định giấu giếm chuyện này. Lúc cô ấy đang mang bầu thì chồng ngoại tình, nên sinh con xong cô ấy quyết định ly hôn, đưa bố mẹ và con nhỏ ra ngoài thuê nhà. Tôi thường nhận được Wechat của cô ấy lúc 3 giờ sáng, đêm khuya thanh vắng làm xong việc muốn tìm người nói chuyện, nhưng lúc đó tôi đã ngủ rồi. Cô ấy tâm sự rằng: "Cả nhà giờ chỉ dựa vào mình em, em nhất định phải cho bố mẹ và con em có cuộc sống tốt đẹp hơn." Cô gái ấy nhỏ nhắn và gầy như que củi, nhưng quyết tâm muốn cố gắng kiếm tiền lại rất mạnh mẽ. Cô ấy giờ đã kiếm được mấy trăm nghìn tệ, đủ để đặt cọc mua nhà ở thành phố cho bố mẹ và con thơ. 

  Đọc đến đây chắc chắn phản ứng đầu tiên của bạn sẽ là: "Mấy trăm nghìn tệ? Cô ấy làm gì mà kiếm được mấy trăm nghìn tệ?" Có thể bạn không tin nhưng nó là sự thật. Không những thế, cô ấy còn chen chân vào ngành nhà hàng khách sạn, bắt đầu viết kịch bản và mong muốn trở thành biên kịch nghiệp dư.

  Chúng tôi có mấy người bạn chung, thỉnh thoảng nhắc đến cô ấy, ai cũng vô cùng ngưỡng mộ. Nếu rơi vào hoàn cảnh của cô ấy, chắc chúng tôi không thể làm được như vậy. Ly hôn xong sẽ khiến bản thân suy sụp mấy năm liền chứ đâu thể đứng dậy phấn đấu, lại còn kiếm được nhiều tiền như thế. Thật ra những gì cô ấy làm, chúng ta đều làm được, nhưng tại sao chúng ta vẫn không thể kiếm được mấy trăm nghìn tệ như cô ấy? Có hai nguyên nhân chính: Một là chúng ta chưa bị dồn đến đường cùng, không ly hôn cũng chẳng đơn thân, lại càng không trải qua cuộc sống đầu đường xó chợ nên thiếu khát khao kiếm tiền. Hai là chúng ta chưa từng nghĩ ngoài giờ làm còn phải làm thêm, đi làm đã vất vả lắm rồi, sức đâu mà kiếm thêm. Bởi vậy chúng tôi chỉ có thể vừa ngưỡng mộ vừa đố kỵ với cô ấy.

  

  Thường có người nói với tôi: "Chị Tinh, những trường hợp chị kể đều là ngoại lệ, người bình thường như chúng ta không theo được đâu." Thật ra không có ai đặc biệt cả, như cô gái tôi đề cập đến, cô ấy cũng chỉ là một người bình thường, tự ép mình bước ra khỏi vũng lầy với khát khao thành công. Nếu lúc nào cũng nghĩ mình vô dụng thì có đưa cho bạn 800 hình mẫu lý tưởng bạn vẫn tìm lý do cho việc mình không thể làm. Đó chính là nguyên nhân vì sao có người thay đổi được vận mệnh, nhưng cũng có người đọc hết cuốn sách này đến cuốn sách khác vẫn chẳng thể thành công.

  

  Mỗi lần tôi thông báo ra sách mới, có rất nhiều người gởi thư riêng cho tôi nói: "Chị Tinh, em là học sinh nghèo, tặng em một cuốn nhé" hoặc "Sao sách của chị không tặng miễn phí? Em nghèo mà..." Mỗi lần nghe như vậy, tôi rất tức giận, không phải vì thái độ xin xỏ, mà bởi bạn biết mình nghèo, sao còn ngồi đó không chịu đi kiếm tiền? Nếu bạn nghĩ mình là một kẻ khố rách áo ôm, hãy chấp nhận sự thật đó, đến cuốn sách 30 tệ bạn cũng không mua nổi, bạn sẽ nghèo mãi thôi.

  

  Bạn thấy những người giỏi giang quanh mình càng làm càng giỏi, cuộc sống, công việc, gia đình, tình yêu đều thuận lợi như được "hack" vậy. Còn bạn có nỗ lực thế nào vẫn càng ngày càng vất vả. Tại sao lại như vậy? Từ giờ hãy thử thay đổi suy nghĩ của bản thân, dù làm việc gì, gặp phải khó khăn nào cũng tự tin nghĩ "Nhất định mình làm được, phải thử xem sao" thay vì "Trời ơi, tôi phải làm sao? Khó thế này tôi không làm được."

  

  Nếu tim bạn đắng cả đời này bạn cũng không nếm được vị ngọt

KHÔNG CHẦN CHỪ MỚI LÀ CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN TỐT NHẤT 

Nhiều người vẫn hỏi tôi quản lý thời gian như thế nào. Thật ra nếu nói về quản lý thời gian, không một phương pháp nào sánh được ba chữ: Không - Chần - Chừ! Không chần chừ nghĩa là làm việc không lề mề, nghĩ việc gì là lập tức làm ngay. Muốn học lái xe, hãy tìm trường dạy lái để đăng ký học, nhanh nhất một tháng sẽ lấy được bằng. Muốn tham gia lớp đào tạo, hãy lên mạng tìm trung tâm, xem phản hồi, hẹn lịch học thử, chưa đến ba ngày là chọn được. Chỉ những việc đơn giản như này mà nhiều người lại lề mề, viện lý do đường xá xa xôi, học phí đắt đỏ... rồi hỏi đông hỏi tây xem người khác đánh giá thế nào, có gợi ý gì không. Quanh đi quẩn lại ba bốn tháng trôi qua bản thân vẫn dậm chân tại chỗ, không có tiến bộ gì, đành thở dài ngao ngán.

  

  Không lề mề còn là một thái độ sống

  

                    

Bạn cho rằng "không chần chừ" chỉ là vấn đề quản lý thời gian thôi sao? Thật ra nó còn là tính cách, là thái độ sống. Nếu làm việc gì bạn cũng chần chừ lề mề, sợ bóng gió, cuộc đời bạn sẽ mãi như hiện tại mà thôi, chẳng gặt hái được thành công gì vĩ đại, cũng đừng mơ đến cuộc sống giàu sang. Nhiều bạn vẫn viết thư kể cho tôi nghe những câu chuyện vụn vặt trong cuộc sống thường ngày và nhờ tôi tư vấn. Ví dụ như, trong ký túc xá bạn có quan hệ tốt với người này nhưng lại không tốt với người kia, phải làm thế nào? Tan ca đồng nghiệp không cho đi chung xe là có ý gì? Những việc này có thể rất quan trọng với bạn, nhưng nếu cứ lãng phí thời gian, sức lực cho nó, bạn có còn thời gian, sức lực làm những việc quan trọng hơn không?

 

                    

  Một người bạn đại học của thôi từng nói: "Nếu trong cuộc sống việc nào cũng quan trọng, chúng ta sẽ không có thời gian nghĩ đến việc nhỏ nữa. Bởi cuộc sống của bạn chẳng có việc gì lớn hơn nên mới hay chuyện bé xe ra to như vậy." Khi còn trẻ đợi mãi chẳng có thời cơ. Bạn đã bao giờ nghĩ rằng, nếu ngay cả những việc vụn vặt bạn cũng xử lý không xong thì ngày mai khi trời sập xuống, nó sẽ đè chết bạn, chứ không biến bạn thành anh hùng.

  

  Không lề mề giúp bạn chuyên tâm hơn

  

                    

  Không lề mề sẽ giúp bạn tập trung vào công việc hơn. Nguyên nhân khiến nhiều người không thể lập thời gian biểu cho mình chính là không tập trung. Đang nấu cơm cho con lại nghĩ đến bộ quần áo chưa mua được, có nên mua hay không. Đang mua đồ lại nghĩ hôm nay có nên đến trường để đăng ký học lái xe. Khó khăn lắm mới đăng ký được, nhưng đi học lại chỉ nghĩ một đống việc ở nhà ai lo. Cứ như vậy, ngày nào não bộ của bạn cũng hoạt động hết công suất, làm A thì nghĩ B, làm B thì lo lắng C, kết quả chẳng việc nào tốt, thậm chí còn phải làm lại.

  

  Làm thế nào để thay đổi tính lề mề của mình?

  Nếu cuộc sống của bạn quá tẻ nhạt, đó chẳng phải chuyện gì to tát. Bạn thấy mình là người lề mề, hãy tìm cách thay đổi nó. Phương pháp tôi muốn giới thiệu tới các bạn chính là đọc truyện danh nhân.

  

  Mỗi câu chuyện sẽ kể cho bạn nghe về cuộc đời vĩ đại của họ, bạn sẽ thấy khi gặp khó khăn trong đời, dù là việc lớn hay việc nhỏ, họ đã suy nghĩ thế nào, đưa ra quyết sách ra sao, kiên trì khắc phục khó khăn bằng cách nào. Đọc câu chuyện của người khác, đặt mình vào hoàn cảnh của họ và suy nghĩ theo cách của riêng mình, bạn sẽ nhận ra những khó khăn mình gặp chẳng thấm vào đâu.

  

  Nếu bạn cảm thấy mình có đôi chút hoang tưởng tự đại, mình nên làm việc lớn để có cuộc sống tốt hơn, việc đọc truyện danh nhân sẽ giúp bạn trang bị một chút phong cách người lãnh đạo. Hãy luôn nghĩ mình là người làm việc lớn, đừng chần chừ, tốn công mãi vào những việc vụn vặt vô ích nữa. Thoát khỏi suy nghĩ trì hoãn bạn mới có thể tập trung làm nhiều việc hơn, bắt đầu gặt hái thành tựu trước kia chưa đạt được.

  

  Nếu không, cuộc đời bạn sẽ trôi qua vô ích, bạn chẳng làm được việc gì cả. Thở dài cũng vô ích, bạn chỉ có thể tự an ủi mình qua những bài viết đầy cảm hứng, và mở to mắt nhìn người khác nhanh chóng tiến về phía trước, ngay đến cái bóng của họ bạn cũng không thấy đâu.

TẠI SAO ĐẠI THẦN MỘT NGÀY NHƯ CÓ 48 TIẾNG, LÀM ĐƯỢC BAO NHIÊU VIỆC? 

Nhiều người vẫn hỏi tôi tại sao tôi có thể làm được nhiều việc như vậy? Nếu là trước đây tôi sẽ trả lời do đầu óc chân tay tôi nhanh nhẹn. Nhưng ngẫm kỹ, tôi thấy chồng tôi đã dạy tôi không ít phương pháp quan trọng. Nhân đây tôi rất muốn chia sẻ với mọi người.

  

  Để những người chuyên nghiệp làm việc chuyên nghiệp

  

 Gần đây bạn tôi bắt đầu kinh doanh, có nhờ tôi tìm người làm truyền thông. Tôi đã

giúp anh ấy tìm rất nhiều người, nhưng được vài ngày họ không muốn làm nữa. Họ làm gì bạn tôi cũng chỉ tay năm ngón, ra vẻ mình hiểu biết và đưa ra ý kiến dù những ý kiến đó không chuyên nghiệp lại chẳng có tính khả thi. Sau đó bạn tôi lại nhờ tôi tìm nhân viên thiết kế, quản lý... Hầu hết chỉ làm một thời gian ngắn, còn bạn tôi ngày nào cũng than ngắn thở dài, kêu mệt muốn chết.

    Tôi hỏi anh ấy: "Nếu đã thuê người sao lúc nào anh cũng tham gia vào vậy? Họ đều là dân chuyên nghiệp, anh phải nghe họ chứ."

  

  Anh bạn tôi nổi giận: "Tôi cũng chuyên nghiệp, lỡ tôi bị họ lừa thì sao? Tôi cần đưa ra ý kiến của mình. Chỉ trách họ công việc không có chút tiến triển, mọi việc đều bị đình trệ."

  

  Tôi lại hỏi anh ấy: "Nếu đã thuê người ta thì phải tin tưởng chứ, nghi ngờ thì không nên dùng."

  

  Bạn tôi bĩu môi: "Thế không được, tôi không yên tâm, với lại tôi cũng chuyên nghiệp mà, có chỗ nào kém họ đâu?"

  

  Chồng tôi nói: "Hãy để những người chuyên nghiệp làm việc chuyên nghiệp, đó là cách làm hiệu quả và dễ dàng nhất."

  

  Việc có thể bỏ tiền ra làm thì không nên dành thời gian cho nó

  

  Tết đến, tôi chủ động nhận nhiệm vụ lau máy hút mùi trong nhà, tôi cứ nghĩ có mấy bình tẩy chuyên dụng sẽ rửa sạch bóng được. Nào ngờ sau khi gỡ bộ hút mùi xuống, hai tiếng vẫn chưa rửa sạch, lắp lên lại cũng khó khăn, còn làm hỏng mấy linh kiện bên trong. Thật ra tôi hoàn toàn có thể gọi thợ đến rửa, hai tiếng 100 tệ là đủ. Tôi mất cả buổi chiều mà vẫn không đạt được kết quả như mong muốn, còn khiến bản thân rất mệt mỏi.

  

  Chồng tôi đã không còn lạ với việc tôi làm việc nhà, vừa mất công sức lại không thu hồi được kết quả, anh ấy nói: "Ai bảo em tự làm đâu, thuê người ta đến làm, họ có thiết bị chuyên dụng, lại quen tay hơn em. Việc nào có thể bỏ tiền ra thuê người khác làm thì không nên mất thời gian làm gì. Bỏ tiền ra nhưng tiết kiệm được thời gian cho mình, còn tạo cơ hội cho người ta, vậy có vui hơn không?"

   

  Giờ làm dự án, tôi càng hiểu rõ nhận định này hơn. Nhiều nội dung trong dự án không phải sở trường của tôi, trước kia cứ nghĩ phải thức thâu đêm suốt sáng tự làm, nhưng giờ tôi chia cho các cộng sự khác. Mất ít tiền, nhưng mình tiết kiệm được thời gian và sức lực, tâm trạng thoải mái hơn, có thời gian làm nhiều việc hơn. Hợp tác như vậy vừa vui vừa hiệu quả.

                    

  Làm việc phải "mang theo não", đừng dây dưa mãi vào những chuyện nhỏ nhặt

                    

 Thế nào gọi là làm việc "mang theo não"? Đó là dù làm việc gì, khi người khác đã nói, đã viết  thì cũng cần chú ý kỹ. Nội dung nào có thể tự tra cứu hãy tra cứu, đừng hỏi đi hỏi lại, tránh lãng phí thời gian của mình và người khác.

  

                     

  Dạo trước công ty bạn tôi có mớ trang web bán sách, có hướng dẫn rất cụ thể. Vậy mà ngày nào cũng có người gởi mail hoặc gọi điện đến hỏi: "Đăng nhập chỗ nào?" ,

"Log out ở đâu?" , "Tôi có thể dùng thẻ ngân hàng Chiêu Thương để nạp tiền không?" Giải thích một hồi có người vẫn không hiểu, phải lấy bút khoanh tròn vị trí mới thấy. Thật ra những nội dung này đã ghi rất rõ ở mục hướng dẫn, chỉ cần chú ý một chút sẽ hiểu, nhưng họ cứ mất thời gian hỏi, rồi chờ trả lời cứ vậy sẽ hết luôn một ngày.

  

                     

  Thời gian trôi qua hãy lần lượt làm những việc nên làm

  

  Khi đi làm, quy định công ty sẽ giúp bạn sắp xếp thời gian, mấy giờ đi làm, mấy giờ ăn trưa, mấy giờ họp, mấy giờ tan ca, cả ngày bận rộn nhưng đâu vào đấy. Nhưng cứ đến cuối tuần hoặc nghỉ lễ, bạn phải sắp xếp thời gian một ngày, có khi vừa mới ăn cơm lại muốn đọc sách, vừa mới đọc sách lại muốn đi vệ sinh, đi vệ sinh lại nghịch điện thoại, quên cả đứng dậy. Thời gian cứ thế trôi qua.

  

  Trong Hoan Lạc Tụng, Khúc Tiêu Tiêu từng nói với Khưu Doanh Doanh: "Cuối tuần cũng là thời gian, mà thời gian chính là tiền bạc." Khi bạn muốn làm việc gì vào cuối tuần hoặc kỳ nghỉ lễ, việc quản lý thời gian vô cùng quan trọng. Kinh nghiệm của tôi là hãy lên kế hoạch làm gì trước việc gì sau để tạo cho mình thói quen.

  

  Ví dụ, tôi thường sắp xếp thời gian buổi sáng để làm việc, khi con ngủ trưa thì gọi người giúp việc hoặc nhân viên thẩm mỹ đến nhà, buổi chiều con ngủ dậy sẽ dẫn con ra ngoài chơi, buổi tối con ngủ thì học tiếng Anh, đọc sách và sáng tác. Cũng có khi, buổi sáng tôi nghỉ ngơi, buổi trưa con ngủ tôi làm việc, buổi chiều tôi đưa con đi chơi. Đương nhiên cũng có lúc thời gian biểu bị gián đoạn, nhưng về cơ bản không thay đổi quá nhiều. Sắp xếp thời gian mới quản lý được rõ ràng, không rối lên khi có việc phát sinh. Thời gian trôi qua hãy lần lượt làm những việc nên làm, khi thành nếp sẽ đâu vào đấy.

  

  Tôi có một người bạn ở nhà nội trợ, không ai giúp đỡ. Nhưng từ khi con ba tháng tuổi, tháng nào cô ấy cũng cho con đi du lịch, không thì lượn lờ các khu vui chơi, khu sinh thái hoặc vườn bách thú... Khi tôi viết câu chuyện về cô ấy, nhiều độc giả nói: "Không thể nào, chắc chắn có người giúp cô ấy, không thế bế con mà vẫn làm đẹp vậy được" , "Lừa ai chứ, ở nhà nội trợ mệt chết đi được, cô ấy đi chơi như thế ai quét nhà nấu cơm giặt giũ cho?"

  

                    

  Khi tôi hỏi thì cô ấy đáp: "Tôi thường dẫn con cùng đi spa, con chơi bên cạnh còn mình làm đẹp. Tôi mua thẻ ở công ty Gia Chính có chiết khấu, một tiếng 20 tệ, một tuần cô giúp việc đến hai, ba lần là việc nhà coi như xong. Lúc con ngủ tôi tập yoga, thể dục thể thao. Tối đến chồng tôi về trông con thì tôi ngồi lên kế hoạch ngày hôm sau. Khi con ngủ tôi bắt đầu làm thêm. Trông con đúng là rất nhiều việc vặt, nhưng chuyện lớn hóa nhỏ là được. Nếu con tè dầm bạn cũng mắng, cũng giận thì chỉ tự mang lại rắc rối cho mình thôi, vậy là lúc nào bạn cũng bận luôn chân liền tay. Tâm mệt thì làm gì cũng vất vả."

SAU KHI ĐÓNG CỬA SỔ WECHAT LẠI 

Lâu nay tôi luôn cảm thấy mình dành quá nhiều thời gian xem điện thoại. Ngoài một số ứng dụng mua sắm, tra cứu thông tin, phần lớn thời gian tôi dùng điện thoại để vào Weibo xem trang cá nhân của bạn bè, dù có lúc họ chẳng đăng tin nào mới cả. Thậm chí dù không mấy hứng thú với nội dụng bạn bè cập nhật, tôi vẫn lướt một vòng theo thói quen, xem họ làm gì, có ai nhắc đến tôi không. Nhưng nghĩ kỹ thì việc của họ đâu liên quan đến mình.

                    

  Trước kia tôi cho rằng Wechat của mình hầu hết là bạn bè thân quen, nhưng lúc này tôi chẳng thể nhớ nổi sao trước đây kết bạn với họ. Cứ nghĩ bạn bè trong nhóm là những người thân thiết có thể chia sẻ mọi buồn vui, nhưng thực tế nhiều người thậm chí ấn like cũng không có. Một lần tôi quyết định khóa Wechat vài tiếng để xem cuộc sống của mình thay đổi như thế nào.

  

  Sau một tiếng, tôi vẫn tò mò mở ứng dụng Wechat ra, rồi tôi chợt nhớ ra mình đã tắt chế độ nhóm bạn bè, nhưng tôi không hề thấy chán nản vì không xem được thông tin bạn bè, ngược lại còn tự nhủ: "Mình nên đi làm việc khác hoặc đi ngủ."

  

  Hai tiếng sau, tôi lại vào Wechat theo thói quen, nhưng cảm giác muốn lướt điện thoại xem thông tin bạn bè ngày càng nhạt dần.

  

  Bảy tiếng sau tôi muốn chụp một bức ảnh, nhưng chợt nhớ ra mình đã khóa Wechat, không nên chỉ vì một bức ảnh mà mở lại. Trong thời gian này không có người nào trong nhóm bạn bè tìm tôi, nếu có việc gấp, chắc chắn họ sẽ liên lạc với tôi bằng mọi cách.

  Tối hôm đó, tôi bật chức năng bạn bè trên Wechat lên và nhận ra cả ngày hôm đó không hề có ai nhắc đến tôi. Bạn bè vẫn đăng những bức ảnh ăn chơi của họ như trước, không có tôi chẳng ảnh hưởng gì đến họ.

  

                    

  Ngày hôm đó tôi chẳng bỏ lỡ tin tức gì nóng hổi dù không dùng Wechat. Ngược lại, tôi có nhiều thời gian đưa con ra ngoài chơi, buổi tối còn đọc hết một quyển sách, viết hai bài review sách, quét dọn nhà cửa. Tôi không xóa hẳn Wechat, chỉ tạm khóa lại, đến tối dành 15 phút vào xem. Thời gian trong ngày nhờ thế được tận dụng triệt để hơn.

  Nhiều người vân nói cần dùng Wechat để biết nhiều thông tin hơn. Không sai, chỉ cần tập trung các Wechat mình quan tâm sẽ có tin tức. Nhưng hiện nay rất nhiều nội dung, tin tức không có tính xác thực, vì thế nó không cần thiết. Sau khi thử tạm ngưng sử dụng Wechat, tôi quyết tâm rời bỏ điện thoại và bắt đầu suy nghĩ tại sao mình lại phụ thuộc vào nó như thế.

                    

  Tôi nhận ra: Chúng ta không thể rời điện thoại bởi sợ mình bị người khác lãng quên, sợ cô độc. Chúng ta muốn dùng cách này để chứng tỏ sự tồn tại của bản thân, để mình được kết nối với thế giới. Người khác đăng tin mới là lập tức vào comment hoặc like không tốn quá nhiều thời gian của chúng ta, nhưng vô hình chung khiến chúng ta cứ ở mãi trong mạng xã hội không rời ra được. Hơn nữa nhiều người quen đọc tin ngắn, đến khi có một bài viết quá 2000 từ là không đọc nổi, chứ đừng nói đọc hết một cuốn sách. Hiện nay, trên Wechat có nhiều cá nhân và hội nhóm tổ chức các buổi lễ đọc sách khiến mọi người rất phấn khích, lý do vì sao? Chẳng lẽ sống 20, 30 năm rồi chúng ta còn không đọc nổi sách tiếng Trung? Thật ra không phải đọc không hiểu, mà là chúng ta không có kiên nhẫn để đọc, đọc được một trang đã bồn chồn không yên, làm sao đọc tiếp được.

                    

  Không có điện thoại là bức bách không yên, ra khỏi nhà mà không mang theo điện thoại khó chịu như không mặc quần áo, đây là thói xấu hầu hết mọi người đều mắc phải. Cai điện thoại là việc mỗi người hiện đại đều muốn làm, nhưng chẳng ai làm được. Tuy tôi cũng chưa thật sự làm tốt được điều này nhưng vẫn xin chia sẻ một số kinh nghiệm nho nhỏ:

  

                    

-                     Mỗi ngày khóa Wechat một khoảng thời gian, chỉ mở ứng dụng trong thời gian ngắn cố định để đọc tin tức.

                    

-                     Chỉ lưu các ứng dụng cần thiết, tránh khi cảm thấy nhàm chán sẽ mở xem, làm tốn khá nhiều thời gian. Không những vậy các ứng dụng này còn thúc đẩy bạn mua sắm nhiều hơn, bởi có một số thứ nếu không thấy bạn sẽ chẳng bao giờ mua.

-                     Bạn có thể down ứng dụng quản lý thời gian. Sau một tuần, mở ra xem lại bạn sẽ thấy những việc như lướt điện thoại, nói chuyện

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net