Chương 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG 2 

Tin tưởng chính bản thân mình, khả năng của bạn sẽ còn vươn xa hơn

                    

  Khả năng của con người là vô hạn, đừng tự đặt ra giới hạn cho cuộc đời mình. Khả năng của bạn còn lớn hơn rất nhiều so với những gì bạn đạt được bây giờ. Hãy nghĩ cách để khai thác tiềm năng ấy, thành tích trong tương lai sẽ khiến con người bạn hiện tại phải kinh ngạc.

MỘT CÔ GÁI TỈNH LẺ TỐT NGHIỆP CẤP HAI 

Một cô gái tỉnh lẻ tốt nghiệp cấp hai nay thu nhập một năm lên đến hơn triệu tệ

  

Có những thứ người ta nghĩ rất đơn giản, nhưng lại không hề giản đơn chút nào

Trước đây tôi có mua một cái giá treo quần áo nâng lên hạ xuống được. Tám giờ sáng thứ Bảy anh thợ mang đến nhà lắp. Tay nghề anh ấy vô cùng khéo léo, chẳng mấy chốc đã đo xong vị trí, khoảng cách và bắt đầu khoan lỗ. Tôi rất khâm phục, nếu để tôi làm chắc ba ngày cũng không xong.

  Tôi hỏi anh ấy đã làm nghề này bao lâu mà nhanh nhẹn, khéo léo đến thế. Anh nói bắt đầu làm công việc này từ năm 2004 khi mới đặt chân đến Bắc Kinh, tính đến 2016 là đã làm được 12 năm rồi. Rất nhiều người khi mới đến Bắc Kinh đều bắt đầu bằng nghề này, nhưng làm được vài ngày lại nghĩ chẳng kiếm ra tiền nên chạy đi kiếm việc khác. Nhưng anh ấy thì cho rằng công việc này rất hay, thiên về kỹ thuật, không cần dùng quá nhiều sức, chỉ dùng sức cánh tay là chính. Nghề này ít người làm lâu dài, nhưng phải làm lâu mới có kinh nghiệm được. Anh đã gặp nhiều kiểu lắp khác nhau: có loại chất liệu gỗ, có loại treo trần, có loại treo ban công hoặc các kết cấu vật liệu ở cửa sổ. Mỗi không gian khác nhau sẽ có cách lắp khác nhau, vị trí tay cuốn khác nhau, cách kéo sợi thép cũng khác nhau... Nhờ kinh nghiệm, anh ấy chỉ cần nhìn qua đã biết phải làm thế nào. Nhiều thợ trẻ tuổi cứ nghĩ việc này rất đơn giản, nhưng đến nhà khách hàng lại không biết làm thế nào, phải gọi điện cho anh ấy. Cũng có khách hàng nghĩ việc này đơn giản muốn tự mình lắp, cuối cùng loay hoay mấy ngày liền không xong lại gọi điện cho anh. Công việc kỹ thuật là như vậy, đều dựa vào tay nghề và kinh nghiệm. Chỉ khi hiểu sâu về công việc mới có thể kiếm tiền nhờ công việc đó.

                    

  Nói đến kiếm tiền, anh thợ cười cười lộ vẻ ngượng ngùng. Anh ấy đã làm công việc này ở Bắc Kinh bao năm nay, cũng mua được nhà, được xe để con trai lấy vợ. Ở quê anh, con trai 27 tuổi mới kết hôn là muộn lắm rồi, nhưng con trai anh thích đọc sách, nên đành mặc cậu ấy học. Tôi có hỏi giờ con trai anh ấy làm nghề gì, anh cười nói:

"Nó là giáo sư." Tôi nói: "Làm thầy giáo tốt mà, đó là một nghề đáng kính. Công việc, gia đình đều ổn định, thật tốt biết bao." Anh cười: "Vâng, tốt lắm! Giờ tôi ở ngoài chỉ nghĩ về con cái cũng thấy vui và yên lòng. Trong thôn ai cũng nói tôi không cần phải cho con nhiều như thế, nhưng tôi thấy mình làm cha mẹ, tiền kiếm được ai mà không muốn cho con. Con cái nó sống tốt thì cha mẹ mới yên tâm được."

  

Chị mua nhà chưa?

                    

Một lần tôi gặp tai nạn, phải đứng trước cửa hàng 4S đợi người ta đến kéo xe đi. Trong thời gian đợi tôi có nói chuyện với cậu bảo vệ. Đó là một thanh niên chừng 30 tuổi, đầu đội mũ vành, mắt híp, hơi béo và hay cười. Nói chuyện được một lát bỗng dưng cậu ấy hỏi: "Chị mua nhà chưa vậy?" Tôi ngạc nhiên, không biết cậu ấy có ý gì, bèn trả lời: "Tôi mua rồi, sao thế?"

  

  Cậu ấy nói: "Thế chị giỏi nhỉ, tôi cũng mua nhà rồi, ở Thông Châu."

  Lúc nói câu đó, giọng cậu ấy vô cùng kiêu hãnh. Tôi hiểu ra, cậu ấy hỏi tôi mua nhà chưa chỉ để kể chuyện mình mới mua nhà. Cậu ấy nói tiếp: "Tôi đón vợ con lên đây hết, cả nhà sống cùng nhau, vợ ở nhà trông con, còn tôi đi làm kiếm tiền. Tôi thường làm xuyên ca từ sáng đến tối nên không hay về nhà. Đàn ông mà, tôi muốn kiếm thêm chút tiền, chị nghĩ đúng không?"

Cậu ta nói gì đó liến thoắng một hồi tôi cũng không nhớ nữa. Tôi không biết trước đây cậu ấy làm gì, cũng không biết cậu ấy kiếm được bao nhiêu tiền, lại càng không biết cậu ấy mua nhà chỗ nào Thông Châu. Có thể chúng ta sẽ không tin một người bảo vệ có thể mua nổi nhà ở Bắc Kinh, nhưng điều đó có quan trọng gì. Cái chính là họ đã nỗ lực để mang lại cho vợ con một mái nhà yên ổn, hạnh phúc. Điều đó rất đáng tự hào.

  Câu chuyện ở cửa hàng 4S ngày hôm đó khiến tôi thật sự cảm động, cho tới bây giờ vẫn còn nhớ rõ.

  Thật khó tin! Giờ một năm cô ấy kiếm được cả triệu!

  Một lần, Gấu Trúc nói với tôi, anh chàng Đại Vương vốn là bạn học của chúng tôi đang đòi ly hôn vì cảm thấy vợ không quan tâm đến gia đình, không chăm sóc con cái. Tôi ngẩn người không biết nói gì, tui Đại Vương là bạn của chúng tôi nhưng trong chuyện này, chúng tôi không thể bênh được.

  Đại Vương lớn hơn chúng tôi chục tuổi, mỗi tháng kiếm được ba bốn nghìn tệ, suốt ngày phải dựa vào tiếp tế của bố mẹ. Bố mẹ anh ấy thấy con trai điều kiện không tốt, mãi chẳng tìm được vợ, nên đành nhờ người mai mối cho một cô gái ở quê. Cô ấy lên Bắc Kinh và kết hôn với Đại Vương. Sống cùng nhau, thu nhập của Đại Vương lại không cao, nên vợ anh ấy suốt ngày phải chịu sự dòm ngó của bố mẹ chồng. Gần hai năm sau, cô ấy sinh đôi hai đứa con. Con vừa mới sinh xong đã bị bố mẹ chồng giữ rịt, ông bà nghĩ cô ở tỉnh lẻ, không nuôi nổi con.

  Cô con dâu thấy tình cảnh như vậy, liền bán mạng đi làm kiếm tiền. Một cô gái chỉ mới tốt nghiệp cấp II, lần đầu tiên lên thành phố nên không thể dễ dàng kiếm được công việc tốt. Cô bắt đầu bán quần áo, sau khi kiếm được ít tiền thì chuyển sang bán đồ cho người nước ngoài ở đường Tú Thủy. Được một thời gian, cô ấy thấy dịch vụ cho người nước ngoài là mảnh đất màu mỡ có thể kiếm tiền được, nên đã mở một công ty nhỏ chuyên làm thủ tục xin cấp Visa cho người nước ngoài ở Trung Quốc. Tôi cũng không rõ công việc này lắm, chỉ biết cô ấy cũng hay đi Mỹ, rồi dần chuyển sang môi giới nhà hoặc chữa bệnh tại Mỹ...

  Tôi hỏi Gấu Trúc: "Giờ cô ấy định thế nào?" Gấu Trúc nói: "Cô ấy không muốn ly hôn, dù sao cũng là gia đình, có không tốt thì cũng là người một nhà. Mà cô ấy giờ một năm kiếm cả triệu tệ, lại còn trẻ, nếu bỏ nhau thật vẫn có thể lấy chồng khác rồi sinh con cho người ta. Ôi, một cô gái đã có chồng mà một năm vẫn kiếm được hơn triệu tệ, tôi phải trấn tĩnh lại đã."

  Tôi bỗng dưng muốn được gặp người phụ nữ kia, muốn biết những năm qua cô ấy đã phấn đấu ra sao. Chỉ nghĩ đến những khó khăn trong quãng thời gian đó thôi đã đủ khiến người ta phải cảm phục rồi.

  

  Ba người họ, những con người nhỏ bé và bình thường nhất thành phố này, tôi không quen biết cũng chưa từng nghe về quá trình phấn đấu của họ ra sao, nhưng trong dáng vẻ đầy kiêu hãnh của họ ngày hôm nay, đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Họ không học thức cao như chúng ta, gia cảnh không tốt, cũng chẳng có nền móng hay xuất phát điểm gì, đến cả cơ hội oán trách cha mẹ hay xã hội bất công họ cũng không có. Thành quả họ gặt hái được có thể trong mắt chung ta là rất nhỏ bé nhưng với tôi nó thật sự đáng khâm phục.

  Họ không sáng chói như những người thành công hay xuất hiện trên tạp chí, truyền hình, cũng chẳng nhiều tiền nhiều quyền như ai kia, nhưng họ đáng được mọi người tôn trọng. Không phải vì họ kiếm được tiền, mua được nhà, được xe... mà chính vì sự âm thầm nỗ lực và dáng vẻ lạc quan của họ. Họ cố gắng phấn đấu vì chính bản thân mình, vì gia đình và con cái. Họ luôn tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, nhiệt huyết hết mình, truyền cảm hứng cho rất nhiều người.

  

  Sống trong thế giới đầy rẫy đam mê vật chất, quen thói "nhìn người sang bắt quàng làm họ", đôi lúc bạn sẽ cảm thấy có những người dù mặc quần áo gì, đeo túi gì, trang điểm thế nào, học thức ra sao cũng luôn khiến bạn nể phục, muốn kết giao. Bởi câu chuyện cuộc đời họ rất chân thật, để lại cho bạn ấn tượng không thể nào quên.

CÓ MỘT LOẠI NGƯỜI, TRÁNH CÀNG XA BẠN CÀNG ĐÁNG GIÁ 

Chồng tôi là nhà thiết kế, thời gian trước khi sửa sang lại nhà cửa, anh ấy có hỏi ý kiến tôi nhưng tôi là người không đặc biệt thích phong cách nào, cái gì cũng muốn. Để dung hòa hết mọi thứ tôi muốn mà lại còn phải đẹp, không dễ dàng với chồng tôi chút nào.

  

  Một ngày, chồng tôi hớn hở khoe: "Cuối cùng anh đã biết em muốn phong cách như thế nào rồ! Em không nói nhưng chính sự kén chọn của em đã giúp anh mở ra một cánh cửa, biết được phong cách hoàn toàn mới."

  

  Câu nói ấy khiến tôi nhớ lại một chuyện từ hồi còn đi thực tập.

  

  Hồi đó tôi có gặp khách hàng là một phu nhân người Hong Kong khó tính, hà khắc, thậm chí còn hơi điên.

  

  Công việc của tôi khi ấy là viết bài cho tạp chí MOOK, mỗi tháng một lần. Tôi chưa từng làm công việc này bao giờ, lại càng không biết MOOK như thế nào. Gu thẩm mỹ của người Hong Kong tôi không rõ, nội dung của nó tôi càng chẳng hiểu. Mỗi tháng tôi mất đúng 20 ngày để làm việc này (đúng, một tháng đi làm 20 ngày)

  Tháng nào cũng vậy, thời gian khiến tôi cảm thấy suy sụp nhất chính là mấy ngày trước khi giao bản thảo. Tôi luôn cảm thấy mình đã làm rất tốt theo yêu cầu đặt ra, nhưng lần nào bà ấy cũng tìm ra được lỗi mới. Nếu không phải thay đổi về chữ thì là màu sắc không hòa hợp, tôi cứ sửa xong lỗi này lại nhảy ra lỗi mới, điều đó khiến tôi thật sự bất lực! Cứ hết tháng này sang tháng khác, thái độ của bà ấy vẫn không tốt hơn, nhiều lần bà ấy còn quát ầm lên trong điện thoại: "Đây là chuyên nghiệp! Chuyên nghiệp! Các cô đừng có tùy tiện làm việc qua quýt với tôi, mai có thể sẽ qua quýt với người khác, cả đời các cô đều sẽ tùy tiện như thế!"

  

  Có lúc ông chủ sợ tôi không chịu nổi còn cầm điện thoại nghe mắng chung. Mỗi lần như vậy tôi đều nằm bò ra bàn không còn chút sức lực nào, mắt nhìn chăm chăm vào điện thoại nghĩ: "Viết bài cho MOOK mà cũng liên quan đến cả đời người, sao bà ấy chưa nghỉ hưu đi nhỉ!"

                    

  Nhưng lâu dần tôi nhận ra tôi không còn buồn như thế nữa, càng ngày tôi càng ít bị phê bình. Tôi đã nắm được cách viết nội dung, phối màu cũng như các yêu cầu chi tiết của MOOK. Về cơ bản mỗi lần giao bản thảo, tôi chỉ cần sửa một hai chỗ đã được thông qua, không còn phải nghe mắng nữa.

 

  Sau khi không làm dự án đó nữa, tôi mới nhận ra nhờ sự khó tính của bà ấy mà tôi tiến bộ rất nhiều, tự bản thân tôi cũng hà khắc hơn với chính mình.

 

                    

    Trong công việc hay trong cuộc sống, chúng ta thường trách khách hàng khắt khe, chê họ là kẻ ngốc. Hồi còn đi làm, tôi cũng luôn cảm thấy bản thân viết rất hay, bản thân mình đọc còn thấy cảm động thế mà khách hàng lại không hiểu. Tại sao họ lại nghĩ tôi đi sai hướng? Sao họ lại xóa phần tôi cho là hay nhất?

  

                    

  Sau này xem lại các tài liệu liên quan tôi mới phát hiện ra, những thứ khách hàng sửa bám sát chủ đề, logic và xuôi hơn tôi viết. Bài viết sau khi được sửa đều hay hơn trước cả trăm lần. Thế mà lúc đầu tôi vừa sửa vừa chửi, vừa tăng ca vừa bực tức, cứ nghĩ khách hàng mở mồm là đề xuất này nọ, không quan tâm xem tôi tăng ca mệt thế nào, bực tức khó chịu ra sao?

  

                    

  Nhưng cũng chính trong thời gian này tôi dần tiến bộ, dù bản thân không nhận ra tôi có thể làm tốt được như thế.

  Trong cuộc đời sẽ có nhiều lúc chúng ta bị người khác dồn ép, như điểm thi không cao, đàn chưa được hay, Powerpoint trình bày không đẹp... Đó không phải là vì chúng ta làm không tốt, mà do lười biếng không muốn sửa cho tốt hơn thôi.

  

  Dù hiện tại vẫn có một số khách hàng khó tính hay yêu cầu này nọ, nhưng tôi đã học được rằng, khi khách hàng có ý kiến khác, ta cần suy nghĩ kỹ xem, lời nói của họ có hợp lý không, khác với suy nghĩ của mình như thế nào. Phải bước ra khỏi thế giới nhỏ của mình, đứng ở góc đọ khách quan để xem xét tại sao khách hàng lại đưa ra yêu cầu như vậy? Mỗi lần như thế, tôi đều nhận ra bản thân mình chưa thực sự chu đáo, vẫn là khách hàng "lợi hại" hơn rất nhiều.

  Tôi vẫn luôn nhớ vị phu nhân năm nào và thầm cảm ơn bà. Chính bà đã giúp tôi từ một người luôn cho mình là giỏi biết điểm yếu của mình ở đâu và dần tiến bộ hơn. Bà cũng giúp tôi hiểu được, cầu toàn là đòn bẩy giúp mỗi người tiến bộ hơn, ép họ đến giới hạn chính họ cũng chưa bao giờ nghĩ đến.

  

  Thời gian trôi qua, tôi cũng trở thành một phu nhân khó tính, dồn ép người xung quanh đến phát điên, một số liệu nhỏ, màu sắc, ô bảng hay văn bản word, chỉ cần không vừa ý tôi đều yêu cầu sửa đi sửa lại. Cũng có lúc tôi cảm thấy bản thân mình quá hà khắc, nhưng khi đọc được các tác phẩm tinh tế, thấy đồng nghiệp ngày càng gặt hái được nhiều thành quả, tôi cảm thấy sự hà khắc của mình không phải vô nghĩa. Chúng ta không thể biến chính mình thành những kẻ tùy tiện được.

  

                    

  Mỗi thử thách trong đời, người khác nghĩ là ganh đua, nhưng lại mang đến cho bạn cơ hội để hoàn thiện bản thân. Tôi đã nhận ra điều đó và tận dụng để giúp bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Tôi sẽ không oán trách người khác ngố nghếch, hay than phiền họ không thấy được cái đẹp ở tôi. Bởi thật ra kẻ ngốc nhất ở đây lại là chính mình.

  

  Không ai góp ý cho bạn mới là điều đáng sợ nhất.

KHÔNG HIỂU ĐIỀU NÀY BẠN MÃI MÃI CHỈ LÀ KẺ ĐI BÁN SỨC KIẾM SỐNG MÀ THÔI 

  Bạn tôi hay phàn nàn cô trợ lý mới tuyển khiến anh ấy chỉ muốn cho nghỉ việc, làm việc rất thụ động, bảo gì làm nấy, nói một biết một, thậm chí ngay cả một còn không biết cặn kẽ. Đặt phòng khách sạn thì thường xuyên đứng giữa sảnh khách sạn rồi mới phát hiện ra không đặt được, đặt vé máy bay thì đến sân bay mới biết không quét được vé. Thật sự không biết tại sao năng lực lại kém như vậy.

  

  Tôi cũng từng làm trợ lý, hồi ấy tôi đã được chứng kiến câu chuyện mua khoai tây như thế này:

  

  Trương Tam và Lý Tứ làm chung một cửa hàng, mức lương như nhau. Sau một thời gian, Trương Tam liên tục được thăng chức còn Lý Tứ vẫn dậm chân tại chỗ. Lý Tứ nghĩ hoài không ra, sao ông chủ lại nhất bên khinh như vậy?

  Một hôm ông chủ bảo Lý Tứ: "Lý Tứ, cậu ra chợ xem sáng nay người ta có bán khoai tây không?" Một lát sau, Lý Tứ trở về báo lại: "Chỉ có một người nông dân kéo một chiếc xe đến bán thôi."

  

                    

  "Có nhiều không?" Ông chủ lại hỏi

                    

  Lý Tứ không để ý nên vội vàng chạy ra chợ, sau đó quay lại báo cáo:

  

                    

  "Tổng cộng 40 bao khoai tây tất cả ạ."

  

                    

  "Giá thế nào?"

  

                    

  "Nãy ông không bảo tôi hỏi giá cả." Lý Tứ ấm ức trình bày.

  

                    

  Ông chủ lại gọi Trương Tam đến: "Trương Tam, cậu chạy ra chợ xem sáng nay có ai bán khoai tây không?"

  

  Trương Tam nhanh chóng từ chợ quay về, báo cáo một lèo với ông chủ: "Hôm nay ở chỉ có một ông nông dân bán khoai thôi, tất cả có 40 bao, giá khoảng hai đồng rưỡi nửa cân. Tôi xem qua rồi, chất lượng khoai khá tốt, giá cũng rẻ, nên có lấy luôn một củ về đây cho ông xem thử."

  

                     

  Trương Tam vừa nói vừa lấy khoai đưa ông chủ: "Tôi nghĩ khoai tây rẻ thế này mình bán có thể kiếm được, theo lượng tiêu thụ trước giờ của chúng ta, 40 túi khoai một tuần là hết. Nếu chúng ta mua hết sẽ được giá rẻ, vì thế tôi đã đưa ông nông dân đó về đây, ông ấy đang ngoài cửa đợi ông trả lời."

  

                    

  Hồi còn làm trợ lý, ngày nào tôi cũng nơm nớp lo lắng. Ông chủ là sếp lớn, chỉ sợ có chỗ nào mình suy nghĩ chưa cẩn thận, lại phiền sếp chỉ bảo thêm. Yêu cầu tôi đặt ra cho chính mình là không bao giờ được nói với sếp: "Ông không nói nên tôi không làm." Nghe thì có vẻ bản thân nói có lý, nhưng thật ra là mình làm không hết chức trách. Ai cũng nói trợ lý là một cương vị nhỏ, có phần giống với thư ký, nhưng một trợ lý giỏi giang ở công ty khách hàng đã giúp tôi thay đổi hoàn toàn cách nhìn về công việc này.

  

                    

  Trong buổi họp đầu tiên với khách hàng, ông chủ bên ấy chỉ ngồi im không nói lời nào, hầu hết là trợ lý tiếp chuyện chúng tôi. Cô ấy hiểu rõ ý định của sếp mình đến nỗi những gì cô ấy nói đều là điều ông chủ cô ấy muốn nói và muốn làm. Giữa cuộc họp ông chủ có nói hai ba câu nhưng không được chính xác cho lắm nên cô trợ lý phải sửa lại. Ông ấy cười gượng nhưng vô cùng kiêu hãnh nói: "Những gì trợ lý tôi nói mới chuẩn nhé."

  

  Ai cũng biết trợ lý giỏi là người đại diện phát ngôn cho ông chủ, nhưng không ngờ trên đời lại có người đến mức này.

  

  Sau này khi đã thân quen với cô trợ lý ấy tôi có hỏi: "Sao cô lại giỏi vậy?"

  

  Cô ấy nói: "Lúc mới vào làm, lương của tôi chỉ 4000 tệ một tháng. Một lần sếp không dặn tôi phải làm gì nhưng lại trách tôi không làm, vì thế tôi quyết định xin nghỉ việc. Sếp cứ suốt ngày giục việc, tôi cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Lúc ấy sếp tôi có nói, lương của trợ lý có thể cao ngoài sức tưởng tượng, có tăng lương gấp mười lần bây giờ cũng không thành vấn đề, nhưng trước hết phải làm tốt đã. Như trợ lý giám đốc công ty kế bên, cô ấy đã làm trợ lý được 10 năm rồi.

  

  Tôi đã quan sát rất lâu, còn thường xuyên mời chị trợ lý ấy đi ăn để học hỏi, bí quyết của chị ấy chỉ vẻn vẹn một từ - chủ động.

  

  Chủ động suy nghĩ, làm trước khi sếp yêu cầu sẽ giúp bản thân nắm quyền chủ động, tâm trạng cũng tốt lên, công việc lại nhẹ nhàng, không mệt mỏi nữa. Bên cạnh đó sếp cũng sẽ tín nhiệm mình hơn rất nhiều."

  

  Tôi nhận ra chủ động không chỉ là hành động mà còn là phương thức tư duy, đây chính là sự khác biệt lớn nhất giữa người làm thuê và ông chủ. Rất nhiều người luôn đợi ông chủ giục mới làm, không giục không làm. Người như thế sẽ không thể có cái nhìn bao quát, mãi mãi chỉ đi làm thuê với mức lương rẻ mạt mà thôi. Bởi vì họ luôn suy nghĩ chỉ là người làm thuê cần gì chăm chỉ. Thực tế, chúng ta nên kinh doanh, quản lý chính bản thân mình như ông chủ kinh doanh công ty vậy. Hãy tự đưa mình lên vị trí cao, đừng đợi đến ngày rồi đòi ông chủ thăng chức tăng lương. Chẳng có lý nào ông chủ phải ngày ngày kiếm tiền tiền trên núi đao biển lửa còn bạn lại yên vị nằm nhà đếm tiền.

  

  Nhiều người nghĩ công ty là của ông chủ vì ông ấy kiếm được nhiều tiền, còn bản thân mình chỉ kiếm được mấy đồng lẻ, không thể lấy tiền của người bán bắp cải để lo cho người bán bột mì được, vậy chỉ có bản thân mình chịu thiệt.

 

  Nếu bạn luôn tính toán thiệt hơn trong công việc, người thiệt thòi không phải là ông chủ, họ chỉ cần thay người khác là xong, người thiệt thòi nhất chính là bạn. Đừng chỉ biết chấp nhặt với ông chủ, bạn sẽ mãi mãi chỉ là kẻ đi làm thuê rẻ mạt nhất, vất vả, mệt mỏi nhất.

  

  Có người từng nói với tôi: "Sếp tôi chẳng biết gì ngoài chỉ tay năm ngón! Sao tôi phải làm thuê cho một người như vậy?"

  

  Dù ông chủ của bạn là người như thế nào, bạn cũng phải làm việc vì chính bạn. Nếu ông chủ của bạn chẳng biết gì còn bạn biết tuốt, sao bạn không phải là ông chủ? Nói đi cũng phải nói lại, nếu thật sự ông chủ không giỏi bằng bạn vậy chẳng phải ông ấy sẽ không thể tách khỏi bạn sao, đây cũng là chuyện tốt mà.

  

  Công việc lương tháng 4 nghìn và lương tháng 40 nghìn có khác nhau không? Thật ra khác nhau không nhiều, chỉ là công việc lương tháng 40 nghìn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net