TẬP 13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TẬP 13

Chào các bạn, buổi sáng tốt đẹp. Ngày hôm qua chúng ta đã nói đến đoạn: "thân sở hảo, lực vi cụ, thân sở ố, cẩn vi khứ". Hôm qua cũng đề cập đến vấn đề: con người phải tránh rất nhiều những tập tánh xấu đã dưỡng thành. Hôm qua cũng nhắc đến vấn đề đánh bạc, vấn đề háo sắc, và trong sách cổ nói bốn tập tánh không thể nuôi dưỡng, đó là "kiêu, xa, dâm, dật". Trong chữ "dật" này quan trọng nhất là từ nhỏ phải làm cho con cái học được thái độ chăm chỉ, thói quen làm việc nhà.Hôm qua cũng nói đến làm việc nhà có những lợi ích gì?Thứ nhất "quý lao động biết cám ơn", biết cám ơn. Thứ hai tập thành thái độ chăm chỉ, năng lực làm việc cũng sẽ tích lũy được từng tí từng tí một. Cho nên năng lực làm việc tuyệt đối không phải lớn rồi mới học, từ nhỏ ở nhà đã có thể huấn luyện rồi. Sau đó rèn luyện ý chí cho nó. Cuối cùng mối quan hệ xã hội của nó sẽ rất tốt.Trong quá trình dạy học của tôi, từng dạy qua các môn tự nhiên. Mỗi khi giảng bài xong thì có rất nhiều dụng cụ dạy học phải thu xếp lại. Có mấy em học sinh rất tự nhiên, chưa gọi đến các em, các em đã ở lại giúp mình thu dọn, giúp mình quét dọn.Các bạn, quí vị nhìn thấy những học sinh như vậy, trong lòng quí vị sẽ như thế nào? Sanh tâm hoan hỉ. Đối với những học sinh như vậy, chúng ta chắc chắn sẽ quan tâm nhiều hơn nữa. Vì thế trẻ em chăm chỉ dễ dàng được người lớn dẫn dắt, quan tâm và yêu thương. Khi đối đãi với người cùng trang lứa, nếu như họ rất chăm chỉ, đối với nhân duyên của họ cũng những ảnh hưởng trực tiếp. Ví dụ như họ đến trường đại học học tập, nếu như vừa mới cùng với vài bạn học cùng ở chung phòng, họ vừa đi vào nhìn thấy người khác quét dọn phòng khách, họ liền bắt tay cùng bạn dọn dẹp, để lại cho bạn học ấn tượng gì? Đó là biết giúp đỡ mọi việc, luôn luôn thông cảm sự vất vả của người khác. Thái độ này tuy chưa từng tiếp xúc với nhau, những hành động này đã để lại ấn tượng rất tốt đối với bạn bè, họ dễ dàng hòa nhập vào trong đoàn thể. Nhưng nếu như họ ở nhà cũng không giúp đỡ ai, đến trong đoàn thể, ví dụ như ở trong phòng ngủ, người khác đang quét dọn, họ vẫn cứ mi xem ti vi, thì những bạn học khác có cảm quan với họ như thế nào, không tốt lắm. Không phụ giúp vẫn còn được, bởi vì ở nhà không biết phụ giúp, thì không biết sự vất vả của người làm việc, có lúc cầm đồ đạc vứt bừa bãi, quên trước quên sau, đến lúc rất nhiều đồ dùng chung, lúc người ta cần dùng tìm không ra, lúc này ở trong đoàn thể sự tín dụng và ấn tượng càng ngày càng kém. Lời oán trách của người ta dần dần tích lũy, cuối cùng sẽ bộc phát ra thôi. Cho nên chúng ta tại phần "cần cù" này có đề cập đến: "trí quan phục, hữu định vị, vật loạn đốn, trí ô uế", những thói quen sinh hoạt tốt này, đều ảnh hưởng đến sinh hoạt đoàn thể sau này của trẻ em. Không như vậy trẻ em không những không biết giúp đỡ người khác, mà còn gây thêm phiền toái cho người khác. Cho nên thói quen cần cù, thói quen lao động có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giao tiếp của họ. Rất nhiều sinh viên đại học bị nhà trường đuổi học. Nguyên nhân là gì? Chính là năng lực tự lo liệu cho cuộc sống quá kém. Thầy giáo và học sinh đều không muốn ở chung với họ, làm việc với họ. Tại Thâm Quyến có một sinh viên bị nhà trường cho nghỉ học. Những tờ báo viết về anh ta, vẽ một bức tranh châm biếm, đội một cái mũ cử nhân, rồi mẹ anh ta đút cơm cho anh ta ăn. Trong nội dung viết về "học sinh giỏi chuyên nghiệp, cuộc sống trẻ thiểu năng". Các bạn, không nên cảm thấy khoa trương quá, lúc anh ta học đại học, đích thực là mẹ anh ta vẫn bón cơm cho anh ta ăn. Bởi vì anh ta và mẹ luôn đối đầu, nếu như mẹ anh ta không bón cơm, anh ta không ăn. Cho nên lớn như vậy vẫn làm cho cha mẹ lo lắng. Nhưng chúng ta nói đi thì cũng nói lại, con cái vì sao có những thái độ như vậy? Biết có ngày nay, đầu tiên đã không như vậy. "Đầu tiên" có thể là lúc hai ba tuổi, bón cơm một lần thì phải bón đến bao lâu? Cả nhà phải chạy khắp nơi, bón cơm một lần mất một hai tiếng đồng hồ. Bón xong cơm thì lưng cũng muốn gãy rồi, cho nên không có qui c thì không thành vuông tròn được. Giáo dục con cái nhất định phải nuôi dưỡng thành những thói quen sinh hoạt tốt, tuyệt đối không thể buông lỏng con cái, đến nổi nó tập thành thói quen. Lớn lên rồi muốn uốn nắn cũng không uốn nắn được nữa. Nên đứa trẻ này ở nơi trường học, ví dụ như đi tìm thầy giáo, đến nhà thầy giáo cũng không biết chọn thời gian, có lúc buổi trưa thầy giáo đang ngủ trưa, cũng đến bấm chuông nhà thầy giáo. Sau khi đi vào muốn mượn máy tính của thầy giáo, ăn uống thì vứt đầy nhà, cũng không dọn dẹp, cho nên thầy giáo rất sợ họ, bạn học cũng rất sợ họ. Chúng ta hi vọng con cái sau này, cuộc đời của nó sẽ thuận lợi, thì cần phải tập cho nó những thói quen tốt mới được. Nếu không những thói quen xấu này vô hình trung sẽ là những trở ngại rất lớn cho cuộc đời của nó. Chúng ta biết được những điều gì là tốt, thì phải ra sức nuôi dưỡng nó; những gì là không tốt thì ra sức sửa đổi, đương nhiên phải bắt đầu từ chúng ta, tiếp đó làm gương cho con cái."Thân sở hiếu" này chúng ta cũng có thể triển khai nó ra, coi như không chỉ là cha mẹ, những điều mong muốn của người thân chúng ta, chúng ta có thể làm được thì nên ra sức mà làm. Ví dụ như thê tử con cái, nhất định mong muốn chúng ta có thể chia sẻ với họ nhiều hơn. Có câu nói như thế này: "tất cả những thành công đều không thể thay thế cho thất bại của gia đình". Rất nhiều người nói rằng: hiện nay công việc tôi bận rộn như vậy, làm gì có thời gian chăm sóc con cái? Họ cũng nói: con người nơi giang hồ, bản thân không thể làm chủ. Câu nói này có lý hay không? Đây gọi là kiếm cớ. Con người chỉ cần có tâm, nhất định có thể làm tốt mọi việc. Đương nhiên chắc chắn trong tình người cũng có rất nhiều sự việc sẽ xảy ra, cho nên nhất định phải học tập một năng lực, gọi là năng lực từ chối, nếu không thời gian quí vị luôn luôn tiêu hao nơi ứng phó, tiêu hao rất nhiều nơi những việc chẳng có liên quan gì lớn đối với gia đình, nhân sinh.Từ chối có khó học hay không? Các bạn, quí vị thấy từ chối có dễ học hay không? Không dễ dàng gì. Từ chối người khác, chúng ta có thể đem ra hai pháp bảo lớn, hai pháp bảo này đem ra rồi, thông thường bạn bè sẽ không làm khó quí vị. Pháp bảo thứ nhất chính là cha mẹ. Ví dụ như nói bạn bè muốn tìm quí vị đi ăn chơi tụ tập, thật sự quí vị không muốn đi. Nếu đi lại phải thức đến nửa đêm một hai giờ. Nói chuyện đều là vấn đề gì? "Tán hươu tán vượn, bày trò khôn vặt", những lời lẽ này, quí vị thật sự không muốn đi, lúc đó quí vị có thể mượn danh cha mẹ, rồi nói với họ: tôi đã hứa với cha mẹ phải về nhà, tối nay ở nhà với mẹ, một hai tuần lễ trước tôi đã hứa với mẹ rồi, cho nên tôi phải về nhà. Thông thường bạn bè nghe quí vị phải về nhà thăm viếng cha mẹ, họ sẽ như thế nào? Họ đương nhiên sẽ không miễn cưỡng quí vị nữa, nói không chừng quí vị vừa nói như vậy, họ cũng đột nhiên nghĩ đến: mình cũng rất lâu rồi chưa về nhà thăm cha mẹ, quí vị từ chối như vậy rồi, còn thức tỉnh hiếu tâm của họ. Đó là pháp bảo thứ nhất.Pháp bảo thứ hai là vợ con. Lúc quí vị không muốn đi đến những nơi vô vị như vậy, quí vị có thể nói với họ: tối hôm nay tôi phải cùng con tôi, giảng hai câu chuyện đức dục cho nó, đã hứa với con rồi, bởi vì hiện nay tôi đang cùng con dùng "Đệ tử quy", làm gia quy của chúng tôi. "Đệ tử quy" nói: "phàm xuất ngôn, tín vi tiên", con cái vẫn còn nhỏ, chúng ta không thể thất tín với chúng, cho nên tôi phải về nhà. Lúc quí vị đem hai con át chủ bài này ra, cơ bản bạn bè sẽ không làm khó quí vị. Nếu như hai con át chủ bài này đã đem ra rồi mà vẫn vô dụng, vẫn cứ muốn kéo quí vị đi, vậy phải làm sao? Nếu như bạn bè như vậy, tôi thấy đời người nên có sự chọn lựa. Bàn bè như vậy nên "kính như viễn chi". Lúc chúng ta có nhiều thời gian hơn, thì có thể "thân sở háo, lực vi cụ". Trước đây chúng ta cũng có nhắc đến "thần hôn định tỉnh", thường thường về nhà thăm cha mẹ, cha mẹ sẽ rất vui. Có một số người trẻ tuổi, họ cũng biết tranh thủ thứ bảy hoặc chủ nhật về nhà thăm cha mẹ, thăm như thế nào? Dẫn một hai đứa con về, vừa vào nhà liền ngồi nơi salon, bắt đầu ngồi đó đọc báo, hai vợ chồng đều ngồi nơi salon, con cái vừa vào đến nhà thì chạy đông chạy tây, ông bà bận rộn cũng không vui lắm sao. Ở trong nhà bếp, sáng sớm đã đi mua thức ăn. Trở về lại nhanh chóng làm cơm, sau đó nấu xong lại dọn cơm ra, chúng ta bỏ báo xuống, à ăn cơm thôi. Rồi cả nhả cùng ăn cơm, ăn cơm xong cũng không giúp đỡ dọn dẹp bát đũa, rửa chén bát. Ăn xong liền nói, mẹ, con phải đi rồi, phủi quần mà đi, dẫn con cái về thôi. Ông bà ngồi trên sa lon, thở dài vài cái, mệt chết được, chẳng bằng không về còn hơn, nhà yên ả hơn. Vì thế chúng ta nên hiểu đến việc chúng ta về nhà thăm ba mẹ, một là tâm tận hiếu, hai là chăm sóc cha mẹ nhiều hơn. Chúng ta nên gọi điện thoại trước cho ba mẹ, thức ăn chúng con đã mua rồi. Lúc về nhà, hai vợ chồng nên chủ động đi làm cơm, như vậy mới bớt đi sự lo lắng cho cha mẹ, tấm lòng hiếu để của chúng ta mới thật sự làm tròn.Chúng ta xem câu tiếp. "Thân hữu thương, di thân ưu, đức hữu thương, di thân tu". Thân thể không được tốt, thân thể bị thương rồi, sẽ làm cho cha mẹ rất lo lắng. Cho nên hôm qua chúng ta cũng nhắc đến "bệnh từ miệng mà vào", đối với việc ăn uống của chúng ta phải rất cẩn thận, phải ăn uống cho lành mạnh, để cha mẹ không phải lo lắng. Ngoài việc ăn ra, ví dụ như những chi tiết trong cuộc sống, cũng phải quan tâm nhiều hơn đến thân thể, giữa mùa xuân và mùa thu khi nhiệt độ không khí thay đổi rất lớn, phải nhớ nên mặc thêm áo quần. Lúc tôi đang dạy học, rất nhiều học sinh trời đã lạnh nên mặc thêm áo rồi, mà họ còn mặc áo quần như thế nào? Mặc một chiếc áo ngắn tay, ở đằng kia thấy cậu ta đúng là không sợ lạnh. Lúc đó tôi thường nói với cậu ta: mặc thêm áo quần vào. Tiếp đó tôi lại nói: nếu như em bị cảm lạnh rồi, ai chăm sóc cho em? Cậu ta suy nghĩ rồi nói ba mẹ chăm sóc, tôi nói đúng rồi. Nếu như em mắc bịnh rồi thì bản thân tự chăm sóc cho mình, thầy sẽ không nói làm gì. Nhưng em vừa ngã bệnh đã làm người nhà vất vả, cho nên em phải có trách nhiệm làm cho bản thân không sanh bịnh. Em xem em vừa bị bịnh thì mẹ em phải xin nghỉ làm, còn phải chạy xe máy chở em đi khám bác sĩ, rồi lại đưa em về lại nhà. Hơn nữa không chỉ bận rộn như vậy, mẹ đi làm ở công ty, tâm có yên hay không? Không an tâm được. Cho nên thời thời phải chú ý sự ấm lạnh. Đừng để thân thể bị cảm lạnh. Ví dụ như chúng ta đang vận động, đang leo núi, sẽ ra rất nhiều mồ hôi, cho nên lúc đang vận động cũng nên nhớ cầm theo khăn lông, cầm theo áo quần khô. Lúc chúng ta quan tâm những chi tiết nhỏ này cũng có thể chăm sóc bản thân, vậy là cha mẹ quí vị sẽ ngày càng yên tâm hơn về quí vị. Cho nên rất nhiều người trẻ tuổi, thanh thiếu niên, họ nói: cha mẹ tôi làm sao mà quản tôi nhiều đến thế. Tôi sẽ hỏi ngược lại họ: vì sao cha mẹ phải quản quí vị nhiều như vậy? Đương nhiên quí vị có nhiều hành vi không thể làm cha mẹ yên tâm được. Nếu như quí vị đều có thể thực sự chăm sóc bản thân cho tốt, cha mẹ sẽ yên tâm về quí vị. Vậy là quí vị có thể đạt được tự do thật sự. Nếu như quí vị rất nhiều việc đều không biết tự chăm sóc cho bản thân, cha mẹ lại không nhắc nhở quí vị, vậy không phải là cha mẹ chưa làm tròn trách nhiệm của mình sao. Cho nên quí vị phải hiểu cho tấm lòng của ba mẹ, từ đó mà làm cho bản thân mình hiểu chuyện hơn chút nữa. Như vậy quí vị mới có thể thực sự tự do, lại làm cho cha mẹ yên tâm. Vậy nên cuộc sống của chúng ta cũng cần có quy luật. Không nên thường thường thức đêm, thức đêm một đêm phải mất mấy ngày mới bù lại được? Có thể đến vài ngày mới bù lại được. Chúng ta luôn luôn quan tâm đến việc ăn uống, quan tâm đến cuộc sống có quy cũ. Làm cho thân thể mình có thể có sự điều dưỡng tốt nhất. Một đứa trẻ bị cảm lạnh, trong nhật ký nó viết một dòng, nó nói: tôi cảm lạnh rồi, tôi rất buồn. Không phải vì tôi cảm cúm khó chịu, mà vì cảm cúm là bất hiếu. Nên quí vị xem, trẻ em chúng tiếp thu sự giáo dục của "Đệ tử quy", nó đối diện với rất nhiều sự việc, năng lực quán chiếu, năng lực tự phản tỉnh, thì sẽ khác với những đứa trẻ thông thường khác.Trong Hiếu Kinh mục "Khai Tông Minh Nghĩa Chương", cũng cho chúng ta một lời dạy quan trọng. Sự hiếu đạo của một người nhất định phải từ sự yêu thương thân thể mình, bắt đầu thực tế từ đó. Nói rằng "thân thể tóc da nhận từ cha mẹ, không dám hủy thương, hiếu bắt đầu từ đó." Chúng ta đọc tiếp câu sau. "đức hữu thương, di thân tu". Lúc đạo đức chúng ta có tổn thương, sẽ khiến cha mẹ bị nhục nhã, sẽ làm cho người nhà xấu hổ, thậm chí sẽ làm cho dân tộc nước nhà sĩ nhục. Cuối đời nhà Hán, có một học giả tên là Đổng Trác, sau khi Đổng Trác có quyền thế rồi, liền dùng quyền lực để làm loạn, rồi rất nhiều người nổi lên công phạt lại ông ta. Cuối đời Đổng Trác rất tệ, gia tộc ông ta đều bị xử tử, mẹ của ông đã hơn 90 tuổi rồi, còn đến pháp trường chịu xử tử. Vì thế chúng ta làm con cái, nếu như hành vi chúng ta còn tạo thành nổi thống khổ lớn như vậy cho cha mẹ, đó thật là phận làm con cái chưa làm tốt. Hiện nay không còn hình phạt kiểu "diệt cửu tộc" nữa, nhưng trong sự nghiệp của chúng ta, nếu như để xảy ra những sai trái, ví dụ như công ty bị phá sản, cũng có khả năng liên lụy đến cha mẹ. Cha mẹ đã cực khổ hơn nữa cuộc đời, đến lúc đó ngay cả lương hưu của họ cũng không bảo đảm được. Thậm chí còn có khả năng đến lúc tuổi già còn phải đến tòa án. Lúc đó sẽ thê lương lắm. Cho nên chúng ta làm con cái, cuộc đời phải có thành tín, phải làm đâu chắc đấy, không thể viễn vông không thực tế, tạo thành bản thân phạm phải những sai lầm, cũng liên lụy đến cha mẹ mình. Vì thế "đức có tổn thương, cha mẹ chịu tủi nhục". Vậy đức không tổn thương thì sao. Giả sử đạo đức chúng ta có thể không ngừng nâng cao, dùng đức hạnh chúng ta để tạo phúc cho xã hội, tạo phúc cho nước nhà, thì có thể làm được như Hiếu Kinh nói; "lập thân hành đạo, dương danh ư hậu thế, dĩ hiển phụ mẫu", đó chính là "hiếu chi chung dã". "Dĩ hiển phụ mẫu", phải chăng muốn sau khi cha mẹ qua đời rồi mới hiển thị, không phải vậy. Trong hiện tại quí vị còn rất trẻ đã có thể phụng hiến tốt cho xã hội, thì cha mẹ quí vị sẽ nhờ đó mà hãnh diện, vậy thì nửa đời sau của họ, trong lòng sẽ rất được an ủi.Mạnh Tử có một đoạn nhắc nhở rất quan trọng. Mạnh Tử nói: "sự thục vi đại? sự thân vi đại", thờ phụng cha mẹ, là đại sự số một của đời người."Thủ thục vi đại? thủ thân vi đại", tự lo liệu cho bản thân. "thủ thân vi đại", tức là giữ gìn thân thể, danh tiết của bản thân, tuyệt đối không thể làm những sự việc trái với đạo đức, trái với pháp luật, mà làm cho cha mẹ không chịu nổi. Nên lúc hành vi chúng ta không phù hợp với đạo đức, cha mẹ nhục nhã, người nhà cũng nhục nhã, thậm chí ngay cả thế hệ sau cũng có khả năng bị sĩ nhục. Hiện nay mạng internet quá phát triển, sự giao lưu giữa con người với con người rất thường xuyên. Nếu như không có năng lực phán đoán, lại không có lý trí, rất có khả năng sẽ phạm phải những việc làm cho mình nuối tiếc suốt đời. Cho nên giữ thân rất quan trọng. Hiện nay trong thành thị nói rất nhiều về "tình một đêm", điều này không chỉ làm cho mình nhục nhã, khả năng còn làm cho con cái không ngẩng đầu lên được. Cho nên bản thân chúng ta phải cẩn thận hành động lời nói. Không thể tự chuốc nhục vào thân. Kỳ thật vì sao người ta lại phạm phải sai lầm như vậy? Trong nam giới, có lẽ do quá buông thả dục vọng, đó là do từ nhỏ đã không có chí hướng, đời người chỉ biết hưởng lạc làm hư hỏng bản thân. Vì thế làm cho con trẻ có chí hướng, nó sẽ không bị xã hội làm ô nhiễm, làm ảnh hưởng. Nhưng người nữ sao cũng lại phạm phải sai lầm như vậy? Rất nhiều người là vì ái mộ hư vinh, ái mộ hư vinh thì rất thích nghe lời nói ngọt. Nên rất nhiều đàn ông tâm địa bất lương, họ dùng những lời ngon tiếng ngọt, có khả năng làm cho những người phụ nữ này, bước vào con đường sai trái. Vậy nên bản thân chúng ta phải phản tỉnh, không thể phạm phải những sai lầm như vậy. Tiếp theo phải làm cho trẻ con từ nhỏ đã không ái mộ hư vinh, làm cho trẻ con từ nhỏ phải có chí hưng cho cuộc đời, cuộc đời phong phú, đạo đức nhân sinh được nâng cao, sẽ không phạm những sai lầm kiểu "lỡ sa chân ngàn đời ôm hận". Đó là "đức hữu thương di thân tu"."Thân ái ngã, hiếu hà nan, thân tắng ngã, hiếu phương hiền". Cha mẹ đối xử với chúng ta rất tốt, chúng ta cũng hết lòng phụng dưỡng cha mẹ. Đương nhiên cha mẹ cũng có khả năng có lúc tính khí không tốt lắm, lúc này chúng ta cũng phải bao dung, phải khoan thứ, bởi vì mỗi người tâm trạng đều sẽ có lúc này lúc khác. Đối xử giữa người với người, chúng ta phải nhớ kỷ một nguyên tắc "bất luận người khác đúng hay sai, bản thân nhất định phải làm cho đúng". Giả dụ hôm nay cha mẹ đối xử với chúng ta trong tâm trạng không tốt lắm, chúng ta cũng dùng tâm trạng không tốt để đối đãi với cha mẹ, thật ra cha mẹ đã sai, chúng ta cũng sai. Giả dụ như chúng ta đã sai, còn có tư cách đi phê bình người khác sai không? Không có nữa. Cho nên bất luận là cha mẹ, hoặc là những thân hữu xung quanh chúng ta cũng vậy, cho dù họ dùng thái độ không tốt đối với chúng ta, chúng ta vẫn phải dùng thái độ đúng để đối diện với họ. Nếu không chúng ta cũng kém cõi hời nhợt như họ, căn bản không có tư cách để nói người khác sai. Đó là một thái độ lý trí, bất luận người khác đúng hay sai, bản thân tôi trước hết nhất định phải làm đúng. Bởi vì có thái độ nhân sinh như vậy, nên chúng ta có rất nhiều thánh triết, đều có thể nơi tình trạng "cha mẹ ghét ta", họ vẫn giữ được tâm chí thành chí hiếu của họ. Cũng nhờ tâm hiếu chí thành này có thể biến chuyển không khí gia đình, nhờ đó mà gia đình hòa thuận an vui.Vào cuối đời nhà Chu, có một người con hiếu gọi là Mẫn Tử Khiên, mẫu thân của ông mất sớm, phụ thân lấy thêm mẹ kế, mẹ kế đối xử với ông không tốt lắm. Mùa đông đến may áo quần, vì mẹ kế có sinh thêm hai đứa em trai, dùng bông gòn may áo bông cho hai đứa em trai, nhưng lại dùng bông lau may áo quần cho ông. May xong rồi áo quần đích thực rất lớn, phồng lên, nhưng bông lau không giữ ấm. Đúng lúc đó phụ thân kêu ông đánh xe cho phụ thân. Vì gió lạnh thổi rít qua, nên Mẫn Tử Khiên vừa đánh xe,vừa run lẩy bẩy. Phụ thân ông nhìn thấy áo quần mặc dày như vậy rồi, mà còn run rẩy, hành vi này của con rất có thể sẽ làm cho danh tiết của mẹ kế bị tổn hại, người ta nhìn vào còn cho rằng mẹ kế đang ngược đãi con trẻ, cho nên rất giận, cầm roi quất Mẫn Tử Khiên. Kết quả cây roi vừa quất vào, áo quần đã bị rách, bông lau bay ra. Phụ thân của ông nhìn thấy rất tức giận. Mẹ kế làm sao có thể ngược đãi con trai ta như vậy? Ông giận đùng đùng, vừa về đến nhà, liền đòi bỏ bà mẹ kế. Trong tình hình nguy cấp đó, Mẫn Tử Khiên liền quỳ xuống, ông cầu xin với phụ thân, ông nói: cha à, không nên đuổi mẹ kế đi, bởi vì: "mẹ còn một người lạnh, mẹ đi ba người con đơn côi". Lúc mẫu thân còn chỉ có một mình con lạnh lẽo, nếu như mẫu thân đi rồi con và hai em trai đều phải chịu đói chịu lạnh. Mẫn Tử Khiêm nói ra những lời như vậy, phụ thân của ông nghe xong rất cảm động, cũng đã bớt giận lại, mẹ kế của ông càng cảm thấy rất xấu hổ, một đứa bé nhỏ như vậy, đã có thể luôn luôn vì con cái của bà, vì bà mà lo nghĩ. Ngược lại bà người lớn như vậy rồi, lại đi so đo tính toán với một đứa trẻ. Cho nên tấm lòng này của Mẫn Tử

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net