TẬP 31

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                 Tập 31

Chào tất cả quý vị! Bài học của chúng ta đã bước vào mục thứ tư, đó là Tín. Nội dung của phần này, chúng ta cũng đã nhắc đến ngũ luân giữa con người đối với con người con người, lời nói cần phải có chữ tín, cần giữ tín nghĩa, giữ đạo nghĩa, giữ ân nghĩa để giúp đở lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau. Như vậy mối quan hệ giữa con người với con người sẽ vô cùng hòa lạc, vô cùng viên mãn.

Nói đến vấn đề của chữ tín này, chúng ta nghĩ trên thương trường nên cần giữ chữ tín hay không? Rất cần. Nhưng cũng có người nhận định rằng "vô gian bất thành thương". Cho nên trong thời đại này, quá nhiều quan niệm hình như đúng mà lại là sai, chúng ta cần phải phán đoán. Ví dụ có câu "nhân bất vị kỷ, thiên tru địa diệt", câu này là của ai? tìm không thấy. Xin hỏi quý vị vì sao người đó nói câu này? Vì họ quá tự tư, rất có thể là tự mình tìm lối thoát cho mình, thái độ như vậy là không tốt. Cho nên chúng ta phải nghĩ rằng một lời nói có thể dẫn mọi người đi đến quan niệm sai lầm, nên chúng ta nhất định phải thận trọng từ lời nói đến việc làm. Khi chúng ta chưa xác định lời nói của mình là đúng, thì tuyệt đối không được truyền bậy, "tri vị đích, vật khinh truyền".

Trong thương nghiệp, chúng tôi cũng có gặp một số phụ huynh hỏi rằng: thầy dạy con tôi thành tín như vậy, nếu sau này nó đến với thương nghiệp thì làm sao? chúng tôi nói với anh ta: con trai anh sau này chắc chắn làm ông chủ, nếu không ai giữ được chữ tín, mà chỉ có nó giữ được, vậy thì người ta thích buôn bán với ai hơn? đương nhiên là thích buôn bán với người giữ chữ tín rồi. Cho nên câu "vô gian bất thành thương" là không đúng, họ có thể dối được một lần, nhưng không thể dối lần thứ hai, họ không thể dối người ta mãi được. Gọi là "nhật cửu kiến nhân tâm". Hơn nữa khi họ dùng tâm gian xảo, dùng một số thủ đoạn, thì mặc dù họ dối gạt được trong việc buôn bán, nhưng kỳ thật họ đã làm hao tổn phước phần của chính mình. Họ còn khoe khoang tự đắc rằng: các người thấy đó, tôi kiếm được rất nhiều tiền. Thật ra thì số tiền đó đều đã sẳn có trong vận mệnh của họ rồi, nhưng vì họ đã dùng sai phương pháp, nên làm hao tổn phước phần vốn có của chính mình. Đây là tiểu nhân làm oan uổng tiểu nhân. Cho nên người với người phải tin tưởng nhau. Trong chính phủ, trong thương nghiệp, hay trong bất bất cứ đoàn thể nào cũng nên giữ chữ tín, như vậy mới là thái độ đúng đắn của con người.

"Sự phi nghi, vật khinh nặc, cẩu khinh nặc, tiến thoái thác". Chúng ta cũng đã nói đến, đối với sự đòi hỏi của con cái, nếu thấy hợp lý chúng ta mới đáp ứng, nếu thấy không hợp lý, quý vị nhất định phải kiên trì. Bằng không nếu nó muốn thứ gì cho thứ đó, thì sẽ giúp lớn thêm lòng tham trong nó, giúp lớn thêm tác phong xa xỉ, xa hoa của nó, như vậy là nguy hại rất lớn. Cho nên điểm này không được "hứa khả". Khi chúng ta phát hiện con cái có hiện tượng như vậy, chúng ta phải hướng dẫn nó, dạy bảo nó.

Sáng nay tôi cũng có nói đến, khi trẻ nhỏ muốn hứa khả người khác, trước hết phải nghĩ đến năng lực của mình có làm được không, và sự hứa khả đó có phù hợp với quy định của nhà trường, có phù hợp với quy định pháp luật hay không. Chúng ta phải kiến lập thái độ như vậy cho con cái từ lúc nó còn nhỏ, nó mới không hứa khả bừa bãi. Khi chúng ta đã trưởng thành cũng quyết không được hứa bừa. Khi người khác có cầu xin quý vị điều gì, ví dụ họ có chuyện gấp, có những tình huống khẩn cấp cần quý vị giúp đỡ, quý vị cũng phải ổn định tâm lại, để nghe rõ ràng sự việc của họ. Có khi đối phương rất khẩn cấp, sự khẩn cấp của họ đã làm cho tâm của quý vị rối loạn, rất có thể khi quý vị hứa khả rồi, đến lúc sự việc đó không giống như quý vị tưởng tượng. Ví dụ, lời nói của họ chỉ là lời nói phiến diện, quý vị lại không bình tĩnh được, rất có thể việc mà quý vị hứa khả, đến lúc tình hình không phải như quý vị dự đoán, thì quý vị rất khó xử lí. Cho nên việc gấp cũng cần làm chậm.

Vả lại khi đối phương muốn tìm quý vị giúp đỡ, thậm chí là cùng quý vị đi làm việc này, quý vị cũng phải cân nhắc rằng, thứ nhất là họ có đủ năng lực không. Thứ hai là mình có đủ năng lực không. Phải nhìn xem các phương diện nhân duyên của sự việc này có thành thục không. Nếu không thành thục mà quý vị tùy tiện hứa khả, đến khi quý vị làm cũng sai, không làm cũng sai, thì sẽ rất khó xử, cũng sẽ sản sanh một số hiểu lầm. Ban đầu quý vị vốn là tâm tốt, rốt cuộc rất khó thoát ra. Cho nên mặc dầu chúng ta có tâm tốt, nhưng cũng phải dùng lý trí phán đoán mới được. Cho nên "sự phi nghi, vật khinh nặc, cẩu khinh nặc, tiến thoái thác".

Câu tiếp theo "kiến vị chân, vật khinh ngôn, tri vị đích, vật khinh truyền, sự phi nghi, vật khinh nặc, cẩu khinh nặc, tiến thoái thác, phàm đạo tự, trùng thả thư, vật cấp tật, vật mô hồ". Chúng ta nói chuyện với nhau là hỗ tương với nhau rất nhiều, cho nên nói chuyện có cần học không? cần. Vậy quý vị đã học nói chuyện lần nào chưa? chưa. Có muốn lên thử xem không? chịu khó rèn luyện nhiều là được rồi. Cho nên nói chuyện cũng cần phải rèn luyện từ nhỏ.

Tôi thì từ nhỏ không được huấn luyện, bởi vì lúc nhỏ tài năng kém cỏi, nên chưa bao giờ tham gia gì cả. Thi diễn giảng, thi thuyết trình, đối với tôi mà nói đều là điều xa vời. Khi vào đại học, một loại tâm cảnh được mở ra, vì lúc đó tôi học một số tri thức về sức khỏe, cảm thấy sức khỏe rất quan trọng đối với con người. Học đại học tôi ở bên cạnh quán trà, tôi thường xuống lầu dưới, tìm một vài em học lớp sau nói rằng: em có thể đến nghe anh nói chuyện không? tôi hẹn gặp các em đó ở quán trà, và bắt đầu nói cho nó nghe về vần đề "dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của con người", tôi nói những đề mục này. Ví dụ nói về đề tài "sự quan trọng trong mối quan hệ của con người", tôi bắt đầu luyện tập là với hai, ba người.

Sau đó tôi đến Hải Khẩu, cô Dương cũng nói với tôi, nếu có cơ hội thì hai người, ba người em cũng nên đi giảng. Tôi nghe lời cô, liên tiếp đi giảng hơn 100 nơi như vậy, giảng hơn 100 nơi rồi tôi lại đến Thâm Xuyên, ở đó khoảng hơn nữa năm, thì giảng được 200-300 nơi. Sau đó vào tháng 7 chúng tôi bắt đầu mở lớp diễn giảng có tính toàn quốc, tôi liên tục được huấn luyện như vậy. Cho nên nói chuyện phải "đừng sợ khó", nói nhiều thì thuần thục thôi. Nhưng nói chuyện cũng phải xem tâm của chúng ta, quan trọng nhất là phải có lợi ích cho người khác, bằng không thì "nói nhiều lời, không bằng ít". Cho nên chúng tôi mở khóa học nhiều nơi, thầy giáo trung tâm của chúng tôi, cũng thường cho những em nhỏ có cơ hội lên bục giảng nói chuyện, không chỉ huấn luyện nói chuyện, mà còn huấn luyện oai nghi của nó, phải "bộ thong dong, lập đoan chánh, ấp thâm viên, bái cung kính". Khi chúng nó lên bục giảng nói chuyện, trước là giới thiệu bản thân, sau đó phải thuật lại tuần trước ở nhà, mình có làm gì hiếu thảo cha mẹ không, bởi khi mỗi người nói ra những việc họ làm, thì có thể "kiến nhân thiện, tức tư tề".

Các vị bằng hữu! Đệ Tử Quy ở đâu? ở trong cuộc sống của chúng ta, mỗi phút mỗi giây đều ứng dụng được. Cho nên khi chúng nó lên bục giảng, trước phải cúi mình chào, sau đó mới tự giới thiệu: "tôi tên là gì đó, năm nay bao nhiêu tuổi", lúc này thì quý vị thấy được, có khi tay của nó như thế nào? không nghe lời sai bảo cứ đưa qua đưa lại như thế này, còn miệng thì có khi nói không rõ ràng. Khi nó nói không rõ ràng thì làm sao? quý vị phải cho nó không gian, cho nó nói thêm một lần nữa, mỗi lần mỗi lần cho nó luyện, luyện đến lúc nào biết thì thôi, như vậy mới huấn luyện được có dũng khí.

Thanh điệu nói chuyện phải "vật cấp tật, vật mô hồ". Trước đây Đệ Tử Quy cũng nói rất nhiều đến phương pháp và thái độ có liên quan đến nói chuyện, có những câu nào trong đó? Là câu "tôn trưởng tiền, thanh yếu đê, đê bất văn, khước phi nghi". Cho nên thanh điệu nên vừa phải, không được tiếng quá lớn, không được tiếng quá nhỏ. Rồi "vấn khởi đối, thị vật di", khi nói chuyện với người khác, mắt phải nhìn đối phương để biểu thị sự tôn trọng. Cho nên những chi tiết nhỏ nhặt này, quý vị dành một chút công phu để chú ý, để huấn luyện, đợi ba tuần, bốn tuấn nó tự nhiên sẽ theo khuôn phép.

Chúng tôi có một bé gái, nó sống rất có nội tâm, chúng tôi cũng cho những đứa nhỏ đến huấn luyện, mấy tháng sau, bé gái này tham gia thi diễn giảng được đoạt giải, cho nên mẹ nó rất vui. Nếu con của quý vị không dám nói chuyện, thì ở trong nhà quý vị có thể tự mình tập cho nó. Người cha phải làm mẫu trước, rồi quý vị và con trai cùng huấn luyện, thì nhất định nó tập rất hoan hỷ. Thường thì con cái nó thích quý vị cũng tập với nó, như vậy nó sẽ rất tin phục.

Ngoài việc để cho con cái huấn luyện nói chuyện ra, thì khi chúng ta nói chuyện với người khác, cũng phải luôn luôn quán chiếu xem mình nói chuyện có quá nhanh không? Nếu nói quá nhanh thì người khác nghe sẽ như thế nào? rất khó khăn. Nếu như họ lại có bệnh tim, thì cũng khá nguy hiểm. Rất nhiều bạn nói, tôi đã nói quá chậm rồi, như vậy đã được chưa? không được lấy bản thân mình làm tiêu chuẩn, mà phải lấy tiêu chuẩn của người khác, họ mới có thể tiếp nhận được. Thực sự mà nói, mục đích nói chuyện là ở đâu? Đương nhiên là để cho người khác nghe, mục đích nói chuyện không phải là do mình muốn nói. Ví dụ chúng ta với bạn đồng nghiệp, với cấp trên nói chuyện điện thoại, có thể bàn đến những việc chung, nhưng ông chủ nói chuyện quá nhanh, quý vị nghe không rõ ràng, lại là việc rất cần xử lý, lúc này phải làm sao? Lúc này chúng ta phải nói với cấp trên: nếu như chưa quen thân, thì quý vị không nên trực tiếp nói: sao ông nói nhanh như vậy. Chúng ta có thể lùi một bước, đem những lời mình nghe nói với cấp trên: xin hỏi những điều ông vừa nói, có phải là như vậy như vậy không? đem những lời quý vị nghe ông nói, nói lại một lần cho ông ta nghe, khi đã xác định quý vị nghe sai rồi, ông ta sẽ nói lại cho quý vị nghe, bằng không quý vị miễn cưỡng hiểu, đến khi công việc có gì sai sót, cấp trên tuyệt đối không cảm thấy mình nói quá nhanh, ông ta nhất định cho rằng quý vị không làm việc tốt.

Chúng ta có một thói quen là bất luận là người nào giao việc cho mình, trước khi gác điện thoại, chúng ta phải yêu cầu người đó lặp lại một lần nữa, như vậy mới vạn lần không sai một. Thường thường là sai một câu sẽ làm cho toàn bộ sự việc phải làm lại từ đầu. Đời người " một tấc thời gian một tấc vàng", quyết không được vì sơ suất một câu nói, mà làm hao thời gian của mọi người, như vậy là không tốt. Cho nên đối đãi cũng phải cẩn thận.

Câu tiếp theo: "bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản, bất khai kỷ, mạc nhàn quản". Chúng ta vừa nói đến là phải để đối phương nói lại một lần nữa, thói quen này cũng có thể để cho con cái dưỡng thành từ nhỏ, tin rằng nó còn rất nhỏ đã được dưỡng thành, thì khi thầy giáo của nó giao công việc cho nó, nó đều nói: Thưa thầy! ý của thầy phải như vậy không? tôi tin rằng những thầy cô giáo này, những người phụ huynh này, thấy nó như vậy thì sẽ như thế nào? vô cùng hoan hỷ, đáng được tín nhiệm.

"Bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản", đây gọi là nói tốt nói xấu. Vì sao con người lại nói tốt nói xấu nhau như vậy? mục đích của họ là gì?Tục ngữ có câu "người nói điều thị phi, chính là kẻ thị phi", vả lại mọi người có thói quen, là họ ép quý vị đứng về một phía : Rốt cuộc anh đứng về phía chúng tôi hay đứng về phía họ? có khuynh hướng như vậy không? vậy chúng ta không đứng về phía nào cả. Cho nên "bất quan kỷ, mạc nhàn quản", hãy nhanh chóng rời khỏi chốn thị phi. Bởi vì người nói chuyện thị phi, nhất định họ có mục đích, một là muốn lôi kéo quý vị, hai là muốn hủy báng người khác. Chỉ cần có thị phi, thì có tổn hại cho đoàn thể, vậy chúng ta tuyệt đối không thấy vui khi phát sanh tình huống như vậy. Cho nên điều cần lôi kéo là không được nói thị thị phi phi với người khác. Chúng ta nên đi đúng phương hướng, phải hòa nhã, phải bao dung với mọi người.

Khi quý vị ở trong một đoàn thể, không nên đứng về hai phía mà hãy đứng ở chính giữa, vị trí này rất quan trọng. Vì sao? bởi vì đứng hai phía tất nhiên cũng có thiên vị, khi bản thân của mỗi người quá thiên vị rồi, thì trong tâm họ có cảm thấy mình sai không? lâu ngày họ cảm thấy mình như thế nao? Mình có sai lầm, hoặc là họ muốn đi tìm người nói chuyện. Ví dụ hôm nay một chủ quán nào đó, làm sai một việc. Có người thì phê bình quá mức, có người thì một mực bênh vực. Có tình trạng này không? như vậy là hai bên cãi nhau không thể dừng được. Khi đó chúng ta đứng chính giữa ắt rất có lợi, vì sao? người bênh vực chủ quán này có thật là thương chủ quán hay không? hay làm theo cảm tính. Nếu quý vị càng bênh vực ông ta, thì có thể ông ta càng không thấy được ông ta sai ở điểm nào, ông ta liền theo quý vị đấu tranh với phía bên kia, vậy ông ta càng lúc càng mất đi nhân tâm. Động cơ ban đầu của quý vị vốn là vì muốn tốt cho ông ta, nhưng cuối cùng thì sao? là hại ông ta. Cho nên bênh vực bên này, lâu ngày họ cũng biết suy nghĩ. Lúc này chúng ta nên hướng dẫn họ, thật sự vì tốt cho họ, tuyệt đối không được một mực bênh vực. Quý vị thường thường nói như thế này, bởi vì họ đã sống với chủ quán trong một thời gian, họ sẽ nghĩ lại và nói: đúng rồi đúng rồi, trước đây tôi cũng có khuyên ông ta, nhưng ông ta không nghe. Rồi chúng ta tiến thêm một bước nữa nói với ông ta, bởi quý vị chỉ ra khuyết điểm của ông ta, dần dần ông ta xác minh điều đó là đúng, thì ông ta sẽ càng lúc càng tín nhiệm quý vị. Cho nên đã khuyên thì tuyệt đối không được vì khuyên một lần, hai lần chủ quán không nghe mà quý vị không khuyên nữa, "nhật cửu kiến nhân tâm", dần dần ông ta cũng sẽ chuyển hóa.

Phía bên kia chính là "công nhân chi ác vô thái nghiêm, đương tư kỳ kham thọ", khi người khác có lỗi, cũng không nên quá nghiêm khắc, quý vị phải xem họ có chịu đựng nỗi hay không, hơn nữa thực sự mà nói, có rất nhiều chuyện bởi quý vị không phải là người trong cuộc, nói không chừng khi chúng ta làm, cũng có thể phạm lỗi như họ. Cho nên điều này cần đối đãi khoan dung. Họ mắng những người này nhiều quá, thật ra thì trong tâm họ cũng cảm thấy kỳ kỳ. Khi trong lời nói chúng ta không có sự tranh chấp, thì đó cũng là một sức mạnh kiềm chế đối với họ. Có khi họ nói: con người anh sao mà có tu dưỡng như vậy, tôi nên kiểm điểm lại mình một chút. Cho nên xác thực ở trong một đoàn thể, chỉ cần chúng ta không nói chuyện thị phi, tận tâm tận lực làm tròn bổn phận, không tranh đoạt tình cảm, luôn luôn hành động đoan chánh đối với đoàn thể. Cho nên chúng ta đừng xem thường sức mạnh của chính chúng ta. Đây là nói đến "bỉ thuyết trường, thử thuyết đoản, bất quan kỷ, mạc nhàn quản". "Mạc nhàn quản" này ý muốn nói, đã không nói những chuyện thị thị phi phi rồi, nhưng nếu việc quan trọng của công ty, chúng ta cũng tích cực tham gia mới được, vả lại khi tham gia, chúng ta hy vọng là làm tốt công việc. Cho nên trong lúc này, khi đáng nói thì nói, lúc đó quý vị không nói, sau khi công việc thất bại rồi mới nói thì không thích hợp đâu.

Cho nên trong lúc họp hành, khi cần có quyết định biện pháp gì, chúng ta quan tâm đến công việc chứ không quan tâm người đó là ai, những chổ nào họ làm không đúng, chúng ta cũng cần chỉ ra, nhưng chỉ ra ở đây, tuyệt đối không phải đối với người đó, đối với đồng nghiệp đó mà có ý kiến. Cho nên khi công việc thảo luận xong, quyết định rồi, ra khỏi cánh cửa hội nghị này, chúng ta vẫn là đồng nghiệp, có gì ăn ngon tuyệt đối không được thiếu phần của họ. Cho nên nếu trong tâm quý vị có sao sao, thì cũng để trong tâm họ sao sao như vậy, đừng để vốn là vô sự mà làm cho sự việc càng lúc càng lớn. Vậy nên chúng ta giữ lại một phần tâm chân thành để đối diện bất kỳ người nào.

Chúng ta tiếp tục xem đoạn kinh văn sau: "kiến nhân thiện, tức tư tề, túng khứ viễn, dĩ tiệm tê, kiến nhân ác, tức nội tỉnh, hữu tắc cải, vô gia cảnh". " Kiến nhân thiện, tức tư tề", là chúng ta thấy việc thiện, phải chủ động học tập, thậm chí chủ động giúp đỡ. Như thế nào gọi là thiện? chúng ta cũng phải cần phán đoán. Các bạn! như thế nào mới là thiện? lợi ích mọi người! Đáp án này rất hay. Còn nữa không? cho nên chúng ta cũng phải luôn có một nguyên tắc thiện, quý vị mới phán đoán được. Chúng ta học tập mấy ngày nay, cũng có một nguyên tắc thiện, gọi là gì? gọi là Đệ Tử Quy, đây chính là nguyên tắc. Cho nên trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, quý vị cũng thể hội được mọi thứ đều không rời khỏi lời dạy trong Đệ Tử Quy.

Trong quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, giảng giải rất thấu triệt sự phán đoán về thiện, nếu chúng ta có thời gian thì hãy xem quyển này. Trong đó có nói việc đến đánh người, chửi người có phải thiện hay không? có phải không? sao quý vị suy nghĩ chậm quá vậy, đến lúc gặp chuyện, ở đó mà suy nghĩ hết nữa ngày như thế, thì có lẽ sự việc đã kết thúc rồi. Cũng không biết thiện hay ác, đánh người, chửi người là thiện hả? cũng không nhất định, đúng rồi. Cho nên chúng ta phải xem từ cội gốc: có thật có giả, có đúng có sai, có nghiêng có thẳng, có đầy có vơi, có lớn có nhỏ, có khó có dễ, có thẳng có cong, rất nhiều. Học tập quan trọng nhất là phải có thái độ chủ động, không được đợi người khác nói. Chúng ta về nhà cũng có bài tập, nên cô gắng nghiên cứu trong Liễu Phàm Tứ Huấn, rất có lợi ích cho quý vị, chắc chắn rất có lợi ích cho gia đình của quý vị. Vả lại quyển sách này, Thiên Hoàng của Nhật Bản xem nó là bảo điển để trị quốc, vì thế nó cũng rất lợi ích cho quốc gia.

Tôi luôn luôn đưa ra một ví dụ rằng, cuộc đời giống như một bàn cờ, nhưng quy tắc bàn cờ này làm sao đi cho tốt, chính là quyển Liễu Phàm Tứ Huấn này. Phương pháp, lý luận, diễn đạt lập mệnh như thế nào, như thế nào là "mệnh tự ngã lập, phước tự ngã cầu", bởi trong đó cũng có rất nhiều chuyện ví dụ, tất cả đều ở trong đó. Cho nên khi quý vị thật sự hiểu được quy củ, mặc dù bàn cờ của quý vị hiện tại không dễ đi, nhưng tin rằng về sau bước đi sanh mạng của quý vị, cũng vô cùng sinh động, đây mới là công phu và trí huệ của cuộc sống. Cuộc sống không cần phải cầu khẩn, có một bàn cờ tốt để quý vị đi. Thường thường thì ván cờ tốt là giành cho một người bắt đầu sống an nhàn, bắt đầu sống phóng túng, cho nên cuộc sống khi đậy nắp quan tài mới kết luận được. Phải xem nghệ thuật đánh cờ của quý vị, xem trí huệ cuộc sống của quý vị, cho nên mới có nói đến chân và giả.

Có rất nhiều phần tử trí thức hỏi hòa thượng Trung Phong rằng: đánh người chửi người có phải là ác không? hòa thượng Trung Phong nói: chưa hẳn là vậy. Họ tiếp tục hỏi: vậy rất cung kính, rất lễ phép với người khác có phải là thiện không? hòa thượng Trung Phong lại nói: cũng chưa hẳn là vậy. Cho nên những phần tử trí thức này, đã bị lời nói của hòa thượng Trung Phong làm cho rối loạn. Nhưng cũng rất tốt, những phần tử trí thức này còn hiểu được khiêm tốn, đã thỉnh giáo hòa thượng Trung Phong, hòa thượng Trung Phong liền nói: nếu đánh người, chửi người là vì muốn thức tỉnh người đó, một bạt tai muốn cho họ tỉnh lại, thì tâm này là thiện, vì lợi ích người khác, cho nên đó là thiện.

Các bạn! khi quý vị đánh một bạt tai phải xác định họ tỉnh lại được, nếu họ không tỉnh lại thì đừng nên đánh, như vậy sẽ kết oán. Cho nên học vấn cần phải rất linh hoạt, phải chờ thời cơ hành động, bằng không chúng ta học một hai tháng mà có rất nhiều chướng ngại, rồi cho rằng lời của Khổng Tử nói không đúng, lời của thầy Thái nói cũng không đúng. Tôi từng có một người bạn rất tốt, đúng lúc tâm trạng của anh ta không tốt, gặp phải nhiều chuyện không thuận. Anh ta đã từng rất có tâm làm việc thiện trong một thời gian dài, nhưng mệnh vận lại xuất hiện nhiều trắc trở. Hôm đó trong quá trình tôi nói chuyện với anh ta, anh ta ngồi oán trời trách đất, oán hận, cũng cả tiếng đồng hồ. Đợi anh ta nói xong, tôi cũng như thế nào? cũng trả lời lại anh ta, giúp anh ta giải quyết nhiều vấn đề. Kỳ thật khi chúng ta hành thiện còn có tâm cầu mong, thì tâm này đã như thế nào? tâm đã không thuần rồi, nên phước phần cũng rất có hạn. Rồi tôi tiến thêm một bước nữa hướng dẫn cho anh ta hiểu, những kết quả hôm nay đều là do trước đây quý vị trồng nhiều nhân sai lầm, hiện tại nó chỉ là dần dần lộ ra mà thôi. Tôi cũng nói với anh ta nữa tiếng đồng hồ,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net