TẬP 32

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 32

Chào mọi người. "khuyến nhân vi thiện", khi chúng ta khuyên người làm thiện, họ có thể thay đổi, cũng có thể khiến gia đình của họ, có thay đổi tốt. Có nhiều người bạn như vậy chúng ta cũng sẽ cảm thấy rất hoan hỷ, chúng ta cũng sẽ cảm thấy trọn hết đạo nghĩa của bằng hữu, cũng sẽ cảm thấy đời này rất có có giá trị. Nhưng khuyên người làm thiện, cũng nên suy nghĩ đến trình độ tiếp thu của họ, "giáo nhân dĩ thiện vô quá cao". Dạy người làm thiện không thể một lúc mà tiêu chuẩn quá cao, như vậy đối phương sẽ cảm thấy rất khó làm được. "đương sử kỳ khả tùng", khiến họ có thể học tập thật tự tại, có thể thực hành. Quý vị không nên một lúc tiêu chuẩn quá cao, họ cảm thấy quá xa vời, quý vị một lúc nói với họ: anh phải làm thánh nhân. Họ lập tức sợ muốn chết. Quý vị có thể từ việc họ có thể làm được, như giúp đỡ em trai, giúp đỡ mẹ, làm một người anh tốt, làm một người con thảo.

Dưới trung tâm chúng ta có một cái sân rất lớn, có tôi phát hiện có rất nhiều rác, tôi xuống lầu bắt đầu cùng nhặt với các bạn nhỏ. Vì dưới lầu có một số trẻ em, trong đó có một bé gái, nó đứng đó nhìn tôi nhặc rác. Nếu như chúng ta là thầy giáo, nói: bạn nhỏ mau nhặt rác đi. Có thể nó sẽ làm như thế nào? Không vui vẻ. Cho nên tôi nhặt nhặt, sau đó thì nhặt đến bên cạnh nó. Tôi nói: bạn nhỏ, có thể giúp đỡ thầy không, chỗ rác đó con giúp thầy nhặt lên. Nó nhìn nhìn tôi, nhặt lên, sau đó nhặt cái thứ hai. Vì bên cạnh chúng tôi còn có một bạn nhỏ, mọi người cũng rất nỗ lực nhặt. Bé gái này rất hoan hỷ, cùng tôi bắt đầu nhặt rác, Nhặt đến lúc không còn bao đựng rác nữa, nó còn tự mình vào nhà nó, mang ra một bao đựng rác khác để đựng, cho nên nó nhặt rất chăm chỉ, từ sân này nhặt ra ngoài đường cái. Tôi nghĩ, không biết phải nhặt đến lúc nào, lát nữa tôi còn có việc phải làm, nó đã vào trong nhà mang ra bao đựng rác thứ ba. Tôi thấy nó muốn mang cái thứ tư ra, tôi nói: bạn nhỏ, hôm nay chúng ta nhặt đến ở đây là tốt rồi, thầy rất cảm ơn con. Cho nên chỉ cần quý vị hướng dẫn từng bước, trẻ nhỏ nhất định sẽ trong sự bỏ ra đạt được vui vẻ, đạt được thành tựu. Đương nhiên người khác có thiện, chúng ta phải khen ngợi đúng lúc, khích lệ đúng lúc. Cho nên tôi lên trung tâm, đúng lúc có bạn là người Tân Cương, gửi đến một ít nho khô của Tân Cương, tôi liền gọi những bạn nhỏ ở trung tâm chúng tôi nói: lại đây, mang số nho khô này đi cảm ơn bạn nhỏ đó, cùng nó ăn. Sau khi mang xuống, nó lại dẫn theo bạn nhỏ đó lên trung tâm của chúng tôi, ở đây chơi. Cho nên đây cũng là đã kết một nhân duyên rất tốt. Sau này nó lại đến trung tâm chúng tôi học, đó là khuyên người làm thiện, đã kết được một pháp duyên rất tốt.

Cho nên chúng ta khuyên người khác, cũng có thể đứng ở góc độ của họ, từ từ chỉ dẫn họ làm thiện, đây là khuyên người làm thiện.

Thứ 5: "thành nhân chi mỹ". Vì muốn làm tốt một sự việc, thời đại ngày nay thực sự không dễ dàng. Các bạn xem tôi ở Đại Lục, cũng đi không ít nơi, đó là sau khi đã làm việc chín tháng. Còn chín tháng trước đây là tình hình thế nào? Sự việc có thuận buồm xuôi gió không? Đằng sau nụ cười của tôi, quí vị có thấy được quá trình gian khổ không? Lúc đó là một người tứ cố vô thân, mỗi ngày đều đi sớm về khuya. Lần đầu tiên tôi biết được cái gì gọi là đi sớm về khuya. Buổi sáng đi từ rất sớm, buổi tối đạp xe đạp trở về, đã hơn 10 giờ rồi. Về đến nhà dọn dẹp làm vệ sinh một số, mang ao quần đi giặt, xem đồng hồ đã mấy giờ rồi? 12 giờ, sau đó nằm xuống ngủ ngon. Cho nên các vị nếu như ngủ không được, có một phương pháp là làm thật nhiều, đó là thuốc tốt. Trong quá trình đó còn thường hay có người đến trung tâm chúng tôi, sau đó đều là như vậy, nhìn bên này một chút, nhìn bên kia một chút, ngày nay đâu có việc này? Dạy học không cần tiền, sách cũng không cần tiền, nhất định là có mục đích. Quý vị tại sao biết rõ như vậy. Họ không tin, chưa từng gặp qua, cho nên sẽ thường gặp những việc này, rất nhiều người chất vấn với chúng tôi, nhưng chúng tôi vẫn rất vui vẻ hoan nghênh họ đến xem, đến kiểm tra. Không sợ họ không xem, xem rồi thì có thể tiếp xúc, có thể hiểu rõ. Ở trong thời đại này, muốn làm việc tốt thực sự không dễ, cho nên chúng ta thấy người khác làm việc thiện, nhất định phải tận lực giúp đỡ họ, cho dù là một lời khen ngợi, tin tưởng đối với họ cũng là một sự cổ vũ rất quan trọng. Cho nên cũng không nên tiết kiệm lời khen của mình, đây là "thành nhân chi mỹ".

Hàn Dũ tiên sinh cũng nói: "một lúc khuyên người bằng miệng, trăm đời khuyên người bằng sách". Cho nên có thể mang kinh nghiệm trí tuệ của cả đời chúng ta, viết thành sách lợi ích cho hậu nhân. Giống như Viên Liễu Phàm tiên sinh viết "Liễu Phàm Tứ Huấn", không chỉ lợi ích đến con cháu đời sau của chúng ta, còn lợi ích đến tất cả người xem được quyển sách này. Nhưng chúng ta muốn "trăm đời khuyên người bằng sách", sách đó không thể muốn viết là viết được.

Cho nên Trung Quốc có câu: "tam bất hủ". Đâu là tam bất hủ? Lập công, lập ngôn, lập đức. Thứ tự của ba cái này phải đúng là: Lập đức, lập công, lập ngôn. Thứ tự của ba cái này như vậy mới đúng, trước khi chưa có đức mà lập ngôn, có thể là nói xằng bậy, thiếu cơ sở thực tế. Có đức hạnh còn phải nhờ vào sự luyện tập không ngừng, họ mới có thể thấu đạt nhân tình, thì làm một số việc cống hiến xã hội, đó là lập công. Họ lại đem phương pháp tu thân như thế nào, lập nghiệp như thế nào nói cho người khác, đây là lập ngôn.

Chúng ta thấy vào thời nhà Thanh, làm tổng đốc bốn tỉnh, Tằng Quốc Phiên tiên sinh thực sự đã lập đức, tiếp theo lập công, tự nhiên văn chương của ông rất có ích với mọi người, cho nên ông cũng lập ngôn, đây đều là thành nhân chi mỹ, cũng là khuyên người làm thiện.

Tiếp theo: "Cứu nhân nguy cấp", chúng ta ở trên đường thấy có người bị thương rất nặng, nhanh chóng gọi 110, 119, nhanh chóng gọi xe cấp cứu đến, điều này nhất định nên làm, bởi vì nếu chậm một giây đều rất nguy hiểm.

Trên trang web Đại Phương Quảng có lời nhắn của một bạn, anh ta nói: vốn muốn tự sát, chính là vì thấy mấy bài văn của Đại Phương Quảng, trong lòng mới lắng dịu lại. Cho nên ngày nay có một loại bệnh, đối với thân tâm của con người hủy hoại rất lớn, là bệnh gì? Bệnh trầm cảm. Bệnh này rất đáng sợ, nghe nói chứng trầm cảm tỉ lệ cao nhất là giáo viên. Điều này tôi có thể hiểu được. Vì dạy học sinh, đối với sự an toàn của học trò, có rất nhiều phương diện đều phải chịu trách nhiệm, áp lực rất lớn. Mà giáo viên họ lại mang theo cái mác "giáo viên", nhiều đạo lí nếu như họ không hiểu, họ cũng rất khó chịu. Cho nên thực sự giáo viên chúng ta, cũng phải không ngừng nâng cao, không ngừng học tập, mới có thể đối với nhiều đạo lí có thể lí đắc tâm an, nếu không thì rất dễ căm ghét thế tục, sầu sầu không vui. Cho nên lời nói của chúng ta, nếu như có thể khiến những người mắc chứng bệnh trầm cảm này, từ từ mở được cõi lòng, từ từ hiểu rõ được đạo lí, như vậy cũng là cứu người nguy cấp đấy.

Tôi nhớ tôi ở đảo Tần Hoàng, giảng xong năm ngày, thì phải lên xe về Bắc Kinh, xe còn chưa chạy, có một cô gái ở tấm kính phía trước tôi ngồi, cô ta đưa hai tay vào, tâm trạng cũng có chút kích động, cô nói: thầy Thái, tôi đã dự định muốn tự sát, nhưng nghe xong thầy giảng năm ngày nay, kỳ thực lúc cô ta nói, nước mắt như thế nào? Rơi xuống, kỳ thực tôi lúc đó, cùng rơi nước mắt với cô ấy, vì chân tâm đó của cô, chúng tôi thực sự cảm nhận được. Cô nói: năm ngày nghe xong, thái độ của nhân sinh tôi đã tìm được định vị rồi, tôi sau này sẽ cố gắng đi qua cuộc đời của tôi.

Chúng ta có thể cảm nhận được, trí tuệ của thánh hiền, thực sự đối với con người thời nay vô cùng khẩn cấp. Do cảm nhận này, phần hiểu rõ này, nó sẽ không ngừng thúc đẩy chúng ta không nên lười biếng. Cho nên rất nhiều bạn, rất nhiều giáo viên hỏi tôi: thầy Thái à! Thầy dường như không mệt? Dường như không biết sờn lòng? Họ hỏi tôi, tại sao thầy làm được vậy? Tôi nói với họ, tôi nói: rất đơn giản. Nếu như quý vị được một người 80 tuổi, quỳ xuống trước quý vị, thì quý vị sẽ không nản đâu. Họ nghe không hiểu, tôi tiếp tục nói với họ, tôi nói: Tôi ở núi Thiên Mục – Hàng Châu giảng bài, giảng đến ngày thứ ba, ăn cơm xong bước ra khỏi trai đường, có một cụ già 80 tuổi, không biết ở đó đợi chúng tôi bao lâu rồi, vừa thấy là quỳ xuống ngay. Thời đại học là đội cầu lông của trường, cho nên tay chân như thế nào? Quý vị thấy tốc độ của cầu lông nhanh như thế, phải nhanh chóng cứu bóng. Cho nên động tác phản xạ của tôi bỗng nhiên hai chân vừa quỳ thì đã trượt qua đỡ ông dậy, những nhân viên ở bên cạnh, sợ chân của tôi bị thương, vẫn may là có tấm thảm. Tôi nói với ông, ông à! Ông đứng dậy nói chuyện, không nên như thế này. Ông cụ đứng dạy, ông nói: thầy Thái à! Thầy phải hứa với tôi hai việc. Thứ nhất: Tân Cương chúng tôi, ông là người Tân Cương, ông nói: Tân Cương không nghe được những lời dạy này của thánh hiền, cho nên thầy nhất định phải đem bài giảng như thế này, đến giảng ở Tân Cương. Ông cụ đã 80 rồi, con của ông đều dạy ở trong trường đại học, xin hỏi sự thỉnh cầu này của ông là vì ai? Vì đời sau, vì nhân dân ở quê ông. Hành động này của ông cụ, đã dạy cho tất cả giáo viên chúng tôi tham dự, sự vô tư này của ông đáng để chúng ta cố gắng noi theo. Cho nên chúng tôi đến núi Thiên Mục, những giáo viên và công tác viên này, ngày cuối cùng đều đã khóc như mưa, rất cảm động. Đều cảm thấy sứ mệnh mình gánh vác càng thêm nặng, tuy càng thêm nặng, càng nặng là chỉ trọng lượng của cái đó, nhưng vác lên thì lại như thế nào? Không nặng. Vì bờ vai của chúng ta như thế nào? Cường tráng rồi, vì chúng ta tin tưởng, tất cả lão tổ tông, cổ thánh tiên hiền, đều đang vô hình phù hộ chúng ta, ủng hộ chúng ta. Chúng ta cũng rất tin tưởng "nhân chi sơ, tánh bổn thiện". Nhân sinh nhất định có thể bừng tỉnh, ông cụ tiếp tục nói: Việc thứ hai, đĩa mà thầy giảng bài ở núi Thiên Mục, nhất định phải tặng tôi một bộ. Chúng ta thấy ông già 80 tuổi, vẫn là như thế nào? Rất hiếu học, cũng đáng để chúng ta học tập. Tôi nói với những bạn, tôi nói: ông cụ đối với quý vị chí thành cung kính như vậy, quý vị phải luôn luôn nhớ ở trong lòng, quý vị phải không phụ lòng người ta, sự thành tâm này đối với quý vị, quý vị có thể luôn ghi nhớ, tin tưởng thì quý vị sẽ không lười biếng, sẽ không thối chuyển. Cho nên bất kỳ việc gì chúng ta làm, cũng là bổn phận, mọi người khẳng định cho chúng ta, tôn kính với chúng ta, chúng ta đều nên nhớ ở trong lòng. Cố gắng dùng lập thân hành đạo của chính mình để báo đáp tất cả sự yêu quý, tất cả người chúc phúc cho chúng ta. Cho nên gọi là Cứu người nguy cấp.

Sáu điểm này có liên quan đến con người, chúng tôi sắp xếp vào một chỗ. Điểm thứ 7 có liên quan đến sự việc: "hưng kiến đại lợi. Thứ 8, xả tài tác phước. Thứ 9 hộ trì chánh pháp". Sau cùng là đối vật: "ái tích vật mạng". Đây là mười thiện thống kê ra, chỉnh lý ra.

Chúng ta xem điểm thứ 7, "hưng kiến đại lợi". Vào thời xưa chúng ta thấy được rất nhiều nhân sĩ có thiện tâm, đều xây cầu làm đường, ngõ hầu lợi ích nhiều người. Ngày nay tương đối ít cơ hội xây cầu làm đường, vì ngày nay công việc này là ai làm? Chính phủ làm. Kỳ thực cũng vẫn có rất nhiều không gian, chúng ta có thể bỏ ra. Ví dụ nói ổ gà trên con đường đó, đã rất nghiêm trọng, chúng ta có thể chủ động gọi điện, xin chính phủ đến xử lí, bởi vì ổ gà lớn, quý vị phải nghĩ đến sẽ có kết quả thế nào? Đúng. Nếu như đúng lúc người đó uống say, có chút không tỉnh táo, có thể tốc độ lại nhanh, va vào ổ gà đó, có lẽ người đều bay đi. Cho nên chúng ta có thể từ nơi này, lại có thể nghĩ đến người khác có thể gặp nạn, tâm nhân từ như vậy thật hiếm có. Cho nên hôm nay quý vị đúng lúc đi trên đường, hoặc lái xe, đạp xe, thấy giữa đường có một cục đá lớn, làm thế nào? Nhanh chóng di dời cục đá, quý vị di dời cục đá này, biết đâu sẽ cứu một gia đình, khó mà biết được. Cho nên luôn luôn có thiện tâm này, nghĩ thay người khác, thật quan trọng. Cho nên "hưng kiến đại lợi", chủ yếu nhất chính là có thể làm việc lợi ích người khác, chúng ta tùy duyên tùy phận, tận tâm tận lực để làm. Vậy quý vị ở trên đường cao tốc, nếu như thấy một cục đá, có nên dừng lại để lấy không? Nhanh chóng điện thoại gọi, cái này quá nguy hiểm, không nên. Cho nên chúng ta phải linh hoạt, xem xem làm thế nào mới thích đáng.

Tôi ở Hải Khẩu thường đi trên đường, sẽ thấy rất nhiều đá lớn, bởi vì rất nhiều dân công, họ đang ở đó đợi công việc, có khi nói chuyện cả một đám đông, họ chuyển rất nhiều đá lớn đến để ngồi trong con đường này. Ban ngày thấy được cục đá, ban đêm không thấy được, cho nên rất có thể, ví dụ một người đang nói chuyện điện thoại, bỗng nhiên đá trúng cục đá lớn sẽ như thế nào? Có thể sẽ té ngã, đều có thể. Cho nên chúng ta thấy thì nhanh chóng di dời nó. Có lúc đi qua công trường, thấy một cây tre nho ra ngoài, như vậy rất nguy hiểm, có thể không cẩn thận có thể sẽ đụng phải, chúng ta thấy được, nên nhìn xem bên cạnh có vải đỏ không, mang nó cột lại, cho nên tùy duyên tùy phận. Chúng ta mỗi ngày tùy duyên tùy phận làm việc thiện, tin tưởng chúng ta cũng sẽ rất hoan hỷ, giúp người là cái gốc của niềm vui. Hưng kiến đại lợi.

"Xả tài tác phước", tài này chúng ta cũng đã giảng qua, có thể xả bỏ tài vật, cũng có thể dùng sức lao động của chúng ta, dùng kinh nghiệm của chúng ta để giúp đỡ người khác. Cho nên ngày nay rất nhiều người tình nguyện, đều là dùng sức lao động của họ để cống hiến. Kỳ thực nội tài khó hay là ngoại tài khó? Nội tài, quý vị bảo họ quyên 100 đồng, 200 đồng có thể, quý vị bảo họ bỏ ra ba giờ đồng hồ để giúp mọi người, điều đó có thể họ rất khó làm được. Cho nên việc tốt có khó có dễ, mà khó làm có thể làm được, công đức càng nhiều, đây là xả tài tác phước.

Sau cùng "hộ trì chánh pháp". Các vị, quý vị đều đang hộ trì chánh pháp, ở đây đang làm, vì quý vị đều dùng ánh mắt hiền hòa nhìn tôi, khiến tôi có linh cảm, nếu không thì sẽ rối lên rồi. Vì tâm của tôi là rất dễ tổn thương, còn có nhiều bạn nghe rồi cảm thấy có lợi, nên cũng đưa bạn bè của mình đến, đây đều là đang hộ trì chánh pháp, còn có mẹ dẫn con cái đến, họ dẫn con cái đến, tin tưởng chồng của họ sẽ rất hoan hỷ, vì chỉ cần con cái họ nghe chánh pháp, có thể hưng thịnh mấy đời? Hưng thịnh nhiều đời. Đây đều là hộ trì cháng pháp. Ở Đài Nam chúng ta có rất nhiều thanh niên trẻ, phát tâm đi ra giảng kinh, chúng ta cũng cần khích lệ ủng hộ họ, thì họ càng giảng càng tốt, như vậy thì công đức quý vị vô lượng.

Cái sau cùng "ái tích vật mạng". Đối với đồ vật chúng ta cũng phải yêu thương, cái gọi là "nhất châu nhất phạn đương tư lai xử bất dị", quyết không nên lãng phí. Vậy đối với sinh mạng cũng nên yêu thương. Ở Úc châu, khi làm đường họ sẽ đụng phải một số cây lớn, họ sẽ nhìn xem trên cây có tổ chim không. Nếu như có tổ chim, công trình dừng lại, đợi mùa màng qua rồi, chim đã bay đi, lại làm việc, chúng ta có làm được không? Quý vị thấy người Úc châu rất chất phác. Chúng tôi lúc ở Úc châu, thực sự khi gặp nhau đều sẽ chào hỏi qua lại, lòng người rất lương thiện. Lòng người đã lương thiện, thì khắp môi trường sẽ phong đều vũ thuận, cho nên thức ăn của úc châu đều rất lớn. Chúng tôi ở đó ăn đều ăn rất no, cho nên thực sự làm người tôn trọng đối với sinh mạng, tôn trọng đối với vạn vật, vạn vật nhất định sẽ hồi đáp cho con người rất tốt. Cho nên Bạch Cư Dị cũng có một bài thơ nói đến, khuyên chúng ra phải thương yêu động vật, thương yêu sinh mạng. Bài thơ này nói đến: "mạc đạo quần sanh tính mạng vi", không nên nói mạng của động vật thì không giá trị:

"Mạc đạo quần sanh tính mạng vi,

Nhất ban cốt nhục nhất ban bì.

Khuyến quân mạc đả chi đầu điểu,

Tử tại sào trung vọng mẫu quy"

Chúng ta dùng tâm lí giống nhau này để thương yêu động vật, ngày nay có một số thương nhân, chuyên môn bắt chim hoang dã này cho trẻ con đến mua, chúng ta có nên mua không? Tốt nhất không nên mua, quý vị càng mua họ càng bắt. Nên chúng ta có chung một quan điểm là không mua, họ cần chỉ là cái gì? Tiền. đợi họ cảm thấy không kiếm được, họ tự nhiên không đi bắt nữa. Mà chim hoang dã này thông thường chúng ta nuôi, nuôi sống được không? Rất khó khăn, cho nên phải từ nhỏ giáo dục con cái: chúng ta không mua, thì họ ít bắt, như vậy cũng sẽ không khiến những động vật này, rời xa cha mẹ nữa. Cũng từ nhỏ nuôi lòng từ bi của con cái, đây là 10 điều thiện.

Chúng ta đều biết làm sao để phán đoán thiện, cũng biết những gì có thể làm được, thì chúng ta nên ghi nhớ: "kiến nhân thiện, tức tư tề, tung khứ viễn, dĩ tiệm tê". Trong quá trình hành thiện, nhất định nên ghi nhớ: "đương nhân bất nhượng ư sư", hành thiện cũng nên không lạc phía sau, cho nên có câu: "bất nhượng cổ nhân thị vị hữu chí", ý nói là: chúng ta học tập lấy người xưa làm tấm gương, phải giữ tâm không thua người xưa, thậm chí phải như thế nào? Vượt qua người xưa, đây không phải là ngạo mạn. Chúng ta suy nghĩ một chút, hôm nay quý vị làm cha mẹ, nếu như con quý vị nói với quý vị: cha à! Đời này của con không thể vượt qua cha, quý vị vui mừng không? Quý vị sẽ nói: cha đã mang kinh nghiệm của cha đều nói cho con rồi, lúc cha ở độ tuổi này của con, cái gì cũng không biết, con cái tuổi này, cha đã mang nhiều kinh nghiệm như vậy, nói cho con rồi, con còn nói không thể vượt qua cha. Vậy phụ thân nhất định như thế nào? Rất buồn, nếu như chúng ta mỗi người học tập học vấn của thánh hiền đều nói, họ đó đều là thánh hiền nhân, chúng ta không làm được. Vậy lão tổ tông sẽ như thế nào? Trẻ con không thể dạy vậy. Cho nên chúng ta học tập phải có chí hướng chí khí, "bất nhượng cổ nhân".

Giống như chúng tôi dạy học, nhìn những học sinh ưu tú này, từng ngày từng ngày lớn lên. Chúng tôi đều rất hy vọng thành tựu của họ sau này vượt qua chúng tôi, chúng tôi sẽ rất vui mừng. Cho nên các bạn, quý vị đều gặp được giáo viên tốt, mới biết trân quý học vấn của thánh hiền. Cho nên chúng ta phải lập thân hành đạo, phải vượt qua thầy giáo, thầy giáo mới cảm thấy rất an ủi, cho nên "học quý lập chí". Quý vị không nên vừa bắt đầu mục tiêu, thì rơi xuống dưới cùng. Cho nên "kiến nhân thiên, tức tư tề, tung khứ viễn, dĩ tiệm tê", thực sự tất cả lời dạy của thầy giáo đối với chúng ta, có thể là kinh nghiệm mấy mươi năm của họ tích lũy được, thực sự như vậy. Đây là tôi cảm nhận rất sâu, cho nên chỉ cần chúng ta giữ được thật thà nghe lời, như vậy nhất định có thể "tung khứ viễn, dĩ tiệm tê".

"Kiến nhân ác, tức nội tỉnh, hữu tắc cải, vô gia cảnh", thấy người khác có chổ không tốt, chúng ta không phê bình ngay, xem xét chính mình có phạm lỗi giống vậy không. Nếu như có, nhanh chóng sửa chữa, nếu như không có, vậy rất tốt, tiếp tục giữ gìn.

Thầy Lý Bính Nam có một đoạn khai thị rất hay, ông nói đến: "kiến nhân hữu thiện, bất đố kị yếu tùy hỷ. kiến nhân hữu ác bất phê bình, yếu quy khuyên hoặc thủ mặc. Kiến nhân thác sự, bất chỉ trách yếu hiệp trợ". Lời của ông rất nhiều đều có trí tuệ của nhân sinh, chúng ta thường có thể dùng để quán chiếu tâm của mình, như vậy thì tiến bộ rất nhanh. Cho nên gặp người tốt phải thành nhân chi mỹ, quyết không nên đố kị. Gặp người có lỗi không nên phê bình, vì phê bình, chỉ khiến làm mất đi không khí hòa nhã của con người. Cho nên chúng ta phải khuyên nhũ hoặc giữ im lặng, vì sao nên giữ im lặng? Thời cơ chưa chín mùi, đối với tín nhiệm của họ còn chưa đủ. Có thể chúng ta khuyên, họ còn cho rằng chúng ta đang làm phiền họ, hoặc là hủy báng họ, như vậy không tốt. Cho nên trước đây chúng tôi có nhắc đến, khuyên nhủ người khác còn phải xây dựng nền móng nào trước? Nền móng tín nhiệm. cho nên trong "luận ngữ" nói: "quân tử tín nhi hậu gián" mới khuyên can. "vị tín tắc dĩ vi báng kỷ giả", có thể sẽ xảy ra hiểu lầm với họ, như vậy thì không hay. "Kiến nhân thác sự", họ đã làm sai sự việc rồi, phản ứng đầu tiên của người bình thường là gì? Anh làm gì thế? Trẻ nhỏ không cẩn thận làm hỏng cái dĩa, quý vị lập tức lách cách giống như mấy mũi tên tách tách tách, như vậy trẻ con sẽ như thế nào? Càng thêm áy náy. Cho nên lúc này quý vị có thể bình tĩnh, chúng sẽ hiểu được cha mẹ của mình rất có tu dưỡng. Nên chúng ta cùng nhau đem tàn cục này dọn dẹp sạch, nội tâm của chúng đã rất cảm kích. Tiến thêm bước nữa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net