TẬP 34

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
rõ ràng bản thân phạm sai lầm, tuyệt đối không thể che đậy thêm nữa. Bởi vì "còn che dấu", tức "tội tăng thêm", cho nên mấy mươi năm cuộc đời của chúng ta, phải có những trách nhiệm tốt đối với bản thân. Lịch sử này không thể viết lại. Cho nên chỉ cần có một sự thiên lệch, chúng ta phải nhanh chóng sửa đổi, để nêu tấm gương tốt cho con cháu đời sau.Lần nghỉ đông này, khóa học ở Hải Khẩu chúng tôi không nghỉ, còn mở thêm một khóa nghiên cứu học tập văn hóa xưa cho thanh thiếu niên. Vì chúng ta chưa từng mở lớp như vậy, muốn có khoảng 20 người là được, kết quả báo danh lên đến 80 người. Từ con số này chúng ta có thể nhìn thấy, cha mẹ ngày nay có dễ làm hay không? Không dễ làm. Đều vì giáo dục con cái mà đau đầu. Tin tức chúng ta vừa mới công bố mà thôi, lại có nhiều người đến như vậy. Đương nhiên có thể đến đều coi như là nhân duyên. Thanh thiếu niên đi vào lớp học của chúng tôi, chúng tôi cũng là khâm phục lắm rồi. Cuối cùng lớp học dạy được năm ngày, các bạn cũng có lên bục giảng chia sẻ, trong đó có một cô gái hai mươi tuổi, cô ấy lên bục giảng, cố ấy nói: cô ta vốn rất oán hận mẹ của mình, đến tham gia khóa học mấy ngày, cũng thể hội sâu sắc sự cực nhọc của mẹ đã sinh ra, nuôi dạy, giáo dục con cái. Cho nên cô gái nhỏ này cũng ngay trong lớp học nói với chúng tôi, sau này cô ấy sẽ hiếu thảo mẹ của cô ấy. Hơn nữa cô ấy cũng muốn hoằng dương văn hóa xưa. Cho nên đúng thật là con người đều có phần thiện tâm trong đó. Chỉ cần có duyên thức tỉnh được, tin rằng đều có thể có những trưởng thành rất tốt.Cho nên lỗi mà có thể sửa, mà sửa sai trước tiên phải hối lỗi. Hối lỗi trước đó còn phải biết lỗi. Cho nên hiểu được đạo lý mới có thể phán đoán đúng sai.Thanh niên ngày nay thiếu thốn nhất chính là tiêu chuẩn đúng sai. Vì thế chúng ta học Đệ tử quy, liền có một tiêu chuẩn đúng sai về làm người. Quyển Đệ tử quy này, nhất định phải cầm về nhà làm gia quy nhà quí vị, làm ban qui của lớp quí vị, trong công ty quí vị, trong công ty nó là gì? gọi là thường qui. Điều này rất quan trọng. Chư vị, quí vị từng đã hoặc quí vị đã đang truyền thừa gia quy trong nhà quí vị xin đưa tay? Quí vị xem gia tộc cổ đại đều có gia qui. Nay chúng ta đều không có gia qui. Vậy thì xin hỏi trong nhà tuân thủ qui tắc gì? bố có một qui định, mẹ có một qui định, con trai có một qui định, con gái có một qui định, vậy không phải là loạn lên rồi sao. Cho nên phải kiến lập gia qui trước, mới có một tiêu chuẩn đúng sai để tuân thủ. Chúng ta mới có thể biết lỗi, hối lỗi, sửa lỗi. Nên sửa lỗi mới có thể tiến bộ được. Giả sử không sửa đổi, mỗi ngày trong tâm đều sẽ thấp thỏm lo âu. Rất sợ người khác nhìn thấu. Hơn nữa nếu như hiểu rõ quá rồi, vậy là không còn giá trị gì nữa. Thậm chí làm người nhà từ đó coi thường quí vị, từ đó không tín nhiệm quí vị nữa, cho nên còn che dấu, tội tăng thêm. Cho nên phải dũng cảm nhận lỗi. Cuộc đời như vậy mới có thể bước đi thẳng thắn vô tư.Tiếp theo chúng ta bước vào mục thứ năm."Phiếm ái chúng".Chữ "phiếm" này chỉ cho sự rộng rãi. Yêu thương khắp chúng sanh, loài vật. Chữ "chúng" này không chỉ nói đến người, mà chúng ta còn hiểu rộng ra là tất cả người và sự vật, chúng ta đều nên yêu thương. Trước đây cũng nhắc đến ái là gì. Trong chữ ái có một chữ tâm, bên ngoài là chữ thọ, dùng tâm để cảm thọ nhu cầu của đối phương, ch không phải muốn khống chế đối phương, nhất định phải đi theo phương hướng của quí vị. Điều này chúng ta phải làm rõ. Giả sử như ép buộc đối phương, nhất định phải nghe lời quí vị, đó là biến thành khống chế, như vậy mới gọi là dục vọng chứ không phải là yêu thương. Cho nên phải đặt mình vào đó, tự mình cảm nhận mới được. Vậy chúng ta muốn dạy dỗ con cái có được lòng nhân ái như vậy, đầu tiên phải dạy chúng yêu thương ai trước? Đương nhiên phải bắt đầu từ cha mẹ mình. Lúc họ biết yêu thương cha mẹ, họ mới có thể đem sự yêu thương này, tiếp tục nhân rộng ra bên ngoài. Cho nên Mạnh phu tử có một đoạn giáo huấn rất quan trọng."Yêu người thân rồi yêu bá tánh, yêu bá tánh rồi yên đến vạn vật", nhất định bắt đầu thương yêu từ cha mẹ mình, tiếp đó nhân rộng đến cha mẹ của người khác, con cái của người khác, chính là "nhân ái với nhân dân", từ phần yêu thương "nhân ái nhân dân" tiếp tục triển khai đến yêu thương tất cả vạn vật, bao gồm cả động vật, thực vật, khoáng vật, đó là yêu vật. Cho nên thứ bậc này, chúng ta chỉ cần thuận theo đó mà đi, lòng yêu thương của con cái sẽ không ngừng tiến triển.Vậy làm thế nào mà dạy con cái hiếu thảo, yêu thương cha mẹ? Làm sao để dạy? Từ "nhập tắc hiếu" để dạy, còn nữa từ thầy giáo phụ huynh phối hợp hợp tác để dạy, điều này rất quan trọng. Bởi vì trung tâm chúng ta cũng tiếp xúc với rất nhiều trẻ em. Mỗi lần các em lên lớp, đều có tinh thần học hỏi nhau để cùng tiến bộ. Học hỏi nhau để cùng tiến bộ cũng gọi là "quán ma pháp". "Tương quán nhi thiện chi vị ma", chữ "ma" này chính là hiện nay nói là "quán ma pháp". Quán ma pháp này bắt nguồn từ mấy ngàn năm trước "lễ giáo" đã dạy rồi. Cho nên chúng tôi đi học đại học sư phạm, rất nhiều lý luận giáo dục, chúng tôi đều cho rằng đó là cận đại 100 năm, 200 năm, lý luận của một nhà giáo dục học nào đó. Sau đó tôi bắt đầu xem kinh điển mới biết, người xưa trước đây bao lâu đã nói rồi? Mấy ngàn năm trước đã nói rồi. Nhưng Tổ tông chúng ta sau khi nói rồi, có ghi lên đó là "có bản quyền, ăn cắp bản quyền ắt sẽ truy cứu" hay không? Không có. Bởi vì đó là chân lý của trời đất, chân lý thuộc về mọi người. Mà mục đích chân chính họ viết ra là có thể lợi ích chúng sanh, lợi ích cho người đời sau. Tuyệt đối không phải là treo bảng nói tôi rất giỏi dang. Cho nên chúng ta có thể cảm nhận được, những vị thánh triết cổ đại văn chương họ viết ra, thực sự là để lợi ích cho người đời sau làm xuất phát điểm. Các em đến lớp chúng tôi sẽ mời các em đứng cũng lên luyện tập "đi thong dong, đứng nghiêm chỉnh", còn luyện tập nói chuyện "không gấp gáp, không mơ hồ", tức một tuần lễ này các em làm những sự việc hiếu thảo gì với cha mẹ thì nói ra, rất nhiều trẻ em giảng xong rồi. Có một em nhỏ lần đầu tiên đến, nghe nhiều hiếu hạnh của anh chị như vậy, trong lòng em ấy đã nhen nhóm lên rằng, về nhà nhất định phải làm một việc hiếu thảo cha mẹ, cuối cùng vừa về nhà liền đi vào nhà tắm, bởi vì nghe các anh chị khác có nói đến giúp mẹ bưng nước rửa chân, cho nên quí vị thấy nó đã có dự định trước, nhanh chóng muốn đi bưng nước, có lẽ lúc này cũng không phải thời gian buổi tối, nó rất tích cực chủ động đi bưng nước. Mẹ con tâm liên thông, mẹ nó nhìn thấy động tác của con, có thể liền nghĩ đến con nhất định muốn đi bưng nước, liền chạy đến trước con trai, lấy thau rửa mặt giấu đi, không cho con lấy, vì sao vậy? Bởi vì tuổi vẫn còn nhỏ, mới hơn ba tuổi, sợ con làm đổ. Mẹ nó liền nói với tôi như vậy. Tôi nói: làm đổ mới tốt. Cô ta ngạc nhiên mở to mắt. Sao lại làm đổ mới tốt? Tôi nói: làm đổ rồi, một là cô không ngăn cản con, như vậy mới có thể ủng hộ hiếu tâm hiếu hạnh của con. Cô không cho con làm, nó làm sao mà trưởng dưỡng? Hơn nữa làm đổ rồi mới biết như thế nào mới có thể bưng nước cho tốt. Đó không phải là cơ hội để giáo dục sao? Nếu không năng lực làm việc của con, lúc nào cô mới huấn luyện cho con? Quí vị rốt cuộc muốn nuông chiều chúng đến khi nào? Nuông chiều đến lúc con cưới vợ sao? Hay là nuông chiều đến lúc họ sinh con cái rồi, quí vị cũng giúp họ chăm sóc? Cho nên người mẹ này, tôi vừa nhắc như vậy, cô ta cũng có thể tiếp thu.Sau đó lại có một người mẹ khác, con cô ta bưng nước rửa chân, cô ấy để cho con bưng, từ ngày đầu tiên cũng đã rất hân hoan để cho con mình bưng, sau đó cũng rất ghi nhận lòng hiếu của con. Con cũng bưng nước rất có cảm giác thành tựu. Sau một tuần, cô ta đến nói với tôi: tôi ngâm chân một tuần nước lạnh. Tôi nói vì sao vậy? Bởi vì sợ con làm đổ nước sẽ bị bỏng, cho nên đã điều chỉnh độ ấm đến mức thấp nhất. Sau đó nhìn thấy công phu của con ngày càng thuần thục, mới điều chỉnh nước nóng thêm một tí. Nên đó là phương tiện thiện xảo, rất có trí tuệ. Một là ủng hộ cho con cái, hai là giúp con cái sẽ không bị nguy hiểm. Cho nên đó gọi là phụ huynh và thầy cô phải phối hợp. Thầy cô ở trường có dạy, trong môn học có dạy, phụ huynh ở nhà nhất định phải để cho con cái thực hành. Tuyệt đối không thể đem trách nhiệm giáo dục giao hoàn toàn cho thầy cô giáo. Như vậy là không thích hợp. Dạy con hiếu phải có phương pháp gì? Quí vị xem tôi rất thích hỏi, thói quen xấu. Đã có bạn giảng rồi, lấy bản thân làm chuẩn mực, còn có một điều nữa là vợ chồng phối hợp. Những cống hiến của chồng vợ phải nói. Vất vả của vợ chồng phải nhắc đến. Như vậy mọi con cái mới có thể luôn luôn lãnh hội được sự vất vả của cha mẹ. Lúc con có hiếu rồi, thêm một bước nữa nói với con: "phụng sự cha người khác, như phụng sự cha mình, phụng sự anh người khác, như phụng sự anh mình", con sẽ hiểu được cũng tôn kính trưởng bối của tất cả mọi người, lại nói với con, tất cả trưởng bối tuyệt đối đều không muốn con cái họ bị tổn thương, cũng giống như con, giả sử bị tổn thương, ba mẹ cũng rất đau lòng. Cho nên những bạn bè khác bị tổn thương, cha mẹ họ cũng rất đau lòng. Nên chúng ta không nên ức hiếp con cái người khác. Cho nên con sẽ biết suy mình ra người. Thêm một bước nữa hướng dẫn con cái đối với tất cả trưởng bối các ngành các nghề đều nên tôn kính. Bởi vì trong quốc gia xã hội là một thể hỗ tương nhau. Quan niệm này tương đối quan trọng. Bởi vì trong xã hội chủ nghĩa công lợi, con người có thể sẽ có chênh lệch, dùng tiền để xem giá trị, chứ không phải dùng phục vụ để xem giá trị, như vậy nhân tâm mới bị cong queo. Cho nên từ nhỏ phải nói cho con cái nên tôn trọng sự phục vụ của các ngành nghề. Nghề nghiệp của có sang hèn. Nên lúc đó tôi đang dạy học, cũng là sáng sớm sáu giờ hơn lái xe ra khỏi nhà. Vừa lái xe đột nhiên cảm thấy trước mắt vô cùng ngay ngắn và sạch sẽ. Kỳ lạ quá. Những chiếc lá đều đi đâu hết? Đều là những người bảo vệ môi trường không biết là 4 giờ hay 5 giờ đã bắt đầu quét dọn. Cho nên tôi nói với học sinh: hôm nay chúng ta có môi trường sạch sẽ như vậy làm cho tâm tình chúng ta rất vui vẻ để làm việc, để lên lớp, để học hành, đều là nhờ nhiều người góp sức. Cho nên chúng ta đối diện với người của các ngành nghề đều phải duy trì thái độ cám ơn. Nên lúc con cái có thể lãnh nhận như vậy, nó đến quán xá cũng được, đến quầy sách cũng được, lúc nó nhìn thấy những nhân viên phục vụ này, nó cũng sẽ rất thân thiết hỏi han người ta, cám ơn người ta. Có một lớp học sinh lớp bốn, có một đứa trẻ đến nói với Thầy giáo của nó, thưa thầy: chú này mỗi ngày đều đổi nước cho chúng em, tức là chú ấy hằng ngày đều giúp lớp các em vác đến một thùng nước, sau đó đổi thùng cũ đem đi, ngày này qua ngày khác đều làm như vậy. Đương nhiên đó là công việc lao động, thường thường mặt người này đều là mồ hôi đầm đìa. Mà trên khuôn mặt người này đều không có biểu hiện gì, giống như cỗ máy vậy, vòng đi vòng lại làm ở nơi đó, em học sinh này liền đề nghị với thầy giáo: thưa thầy, chú ấy vất vả quá, chúng ta phải chăng nên cám ơn chú? Lúc học sinh đưa ra yêu cầu như vậy, thầy giáo cũng rất vui, cũng nhìn thấy đứa trẻ này rất tỉ mỉ, cũng rất có tâm cung kính. Cho nên cả lớp cũng đều rất vui vẻ đồng ý. Ngày mai chú ấy đến nhất định phải hỏi han chú ấy, cảm ơn chú ấy. Nên hôm đó người này vừa đi vào, vừa cúi xuống lấy thùng nước lên, học sinh toàn lớp nói: chào chú, người này đột nhiên biểu lộ nét mặt rất kinh ngạc, tiếp đó các bạn nhỏ liền nói: cám ơn chú, chú vất vả rồi. Chú ấy từ biểu hiện kinh ngạc, đột nhiên mỉm cười rạng rỡ. Cho nên sau này chú ấy mỗi lần bước vào lớp học, nét mặt vô cùng hoan hỉ, vô cùng vui vẻ.Thực sự "người kính trọng người khác, luôn được người khác kính trọng", tất cả mọi người cũng giống như tấm gương của chúng ta vậy. Lúc chúng ta vui vẻ đối đãi với họ, tất nhiên họ cũng vui vẻ đáp lại chúng ta. Nên lúc chúng ta tôn kính sự góp sức của tất cả các ngành nghề, như vậy mới có thể vui vẻ hòa thuận. Đối với tất cả các ngành nghề đều phải yêu thương.Tiếp đến chúng ta cũng phải đối với một số người tương đối không được quan tâm, phải giúp đỡ họ nhiều hơn. Ví dụ như một số người nào? Những người nào tương đối thiếu sự quan tâm, cần chúng ta yêu thương họ nhiều hơn? Người lang thang, trẻ cô nhi, đều là những người tương đối yếu thế, tương đối không có năng lực. Cho nên Khổng Tử trong "Lễ Ký- Lễ Vận Đại Đồng Thiên" có đề cập đến "đại đạo được lưu hành, thiên hạ đều công chánh", tấm lòng của ông vô cùng tốt đẹp. "Con người không chỉ thương người thân của mình", "không chỉ thương con mình", không phải chỉ có yêu thương người thân của mình, còn phải đặt mình vào địa vị người khác để yêu thương người thân của người khác. Đặt mình vào đó để yêu thương con cháu của người khác: "người già có chỗ hưởng tuổi già, người trẻ có nơi để dụng công, trẻ em được thuận lợi trưởng thành, người quan quả cô độc phế tật, đều có nơi nuôi dưỡng họ." "Quan quả cô độc" này tức là những đoàn thể tương đối yếu thế. Quan là chỉ cho người không có vợ, quả là người không có chồng, cô là người không có cha mẹ, độc là người không có con, phế là người tàn phế, tật là người bệnh tật. Những người này đều có thể đạt được toàn thể xã hội quan tâm. Cho nên hiện nay chúng ta cũng có rất nhiều đoàn thể phúc lợi xã hội, đều rất có lòng chăm sóc những nhóm người này. Nên lúc chúng ta có thời gian rảnh rỗi, cũng có thể đi làm người tình nguyện phục vụ những nhóm người này. Giả sử không có thời gian, chúng ta cũng có thể có tiền thì góp tiền, có công thì góp công.Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!

HẾT TẬP 34

");¸b


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net