TẬP 35

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
tiếng tự cao, được người tôn trọng không phải do tướng mạo." Tuyệt đối không phải vì anh ta rất đẹp trai, tuyệt đối không phải từ dung mạo. Dung mạo chắc chắn không thể làm cho một người khâm phục từ trong lòng, điều đó là không thể.Câu tiếp theo, "tài đại giả, vọng tự đại, nhân sở phục, phi ngôn đại". Một người thực sự có tài hoa, danh tiếng của họ cũng sẽ tự nhiên truyền ra xa. "nhân sở phục, phi ngôn đại", tài hoa của một người chắc chắn không phải bản thân tự phóng đại, bản thân tự khoe khoang, mà do tài hoa khiến cho người ta khâm phục từ trong lòng. Mà chữ "tài" này chắc chắn đều là được xây dựng trên cơ sở, là cơ sở gì? đức hạnh. Giả sử có tài không có đức có thể làm cho người ta khâm phục chăng? Không được. Cho nên trước câu này, là nói đến người đức hạnh cao, nhất định phải có đức hạnh, do vì họ có đức hạnh, tài hoa mà họ học được, đều xuất phát từ một mục đích có thể lợi ích gia đình, lợi ích xã hội. Cho nên những tài hoa này của họ nhất định sẽ làm cho người ta khâm phục, làm cho người ta được lợi ích. Nên mọi người sẽ rất khâm phục họ, tuyệt đối không phải nói đạt được tài hoa này chỉ vì lợi ích cho bản thân, vậy sẽ không thể được mọi người tôn trọng. Chúng ta luôn luôn nhìn thấy rất nhiều người tài hoa rất tốt, đều sẽ lòng thấy hâm mộ, có thể trẻ con sẽ như vậy, ồ sao mà giỏi dang vậy, chữ này sao mà viết đẹp quá vậy, hát sao mà hay quá vậy. Có thể viết chữ rất đẹp đó là kết quả, nguyên nhân ở đâu? Cho nên chúng ta nên tiến thêm một bước hướng dẫn các em nhỏ: không thể chỉ có hâm mộ người khác, phải nhìn thấy đằng sau tài cán giỏi dang của họ tuyệt đối không phải là trong chốc lát mà được, cho nên "nếu muốn công phu thâm hậu, có công mài sắt có ngày nên kim", tất cả tài năng tuyệt đối không phải từ trên trời rơi xuống. Phải làm cho con cái xây dựng được thái độ đúng đắn như vậy, chắc chắn kiên trì là cái gốc của thành công. Vì thế chúng ta thấy chữ Đệ tử quy , thư pháp viết rất đẹp là do cô giáo Dương Thục Phân tự tay viết ra. Đọc rồi chúng ta đều cảm thấy viết rất đẹp, rất hâm mộ. Cô giáo viết trong bao lâu? Đã 41 năm rồi, từ lúc năm tuổi đã bắt đầu viết thư pháp. Cô giáo nói sau này cô ấy luyện thư pháp, một ngày đều luyện tập cả chồng giấy. Đều là từng tí từng tí mà rèn luyện được, mới có thể hôm nay cầm bút lên viết theo tùy thích nhưng không ra ngoài qui cũ. Cho nên đích thực là đều phải có dụng tâm, có bỏ công sức, cộng với sự kiên trì, cộng thêm có tấm lòng vì mọi người mà phục vụ. Tài hoa của cô ấy mới có thể không ngừng phát triển, không ngừng đột phá. Cho nên cô giáo hiện nay viết rất nhiều bảng chữ mẫu, sau này đều sẽ xuất bản sách, đều đưa lên mạng, rồi sẽ viết "hoan nghênh sao chép, công đức vô lượng", hi vọng bản thân có gia đình tốt như vậy. Bởi vì phụ thân của cô giáo là một nhà thư pháp, mà phụ thân của cô cũng là 27 tuổi mới bắt đầu học thư pháp, cho nên phụ thân đã cho cô giáo một tấm gương rất tốt. Chỉ cần hiếu học thì sẽ không chê quá muộn.Chư vị, sau khi nghe xong có ai muốn cầm bút lên để luyện thư pháp? Phụ thân có tâm gương tốt như vậy, có gia đình tốt như vậy, thành tựu tài hoa cho cô ấy, cho nên phải lấy từ xã hội thì dùng nó cho xã hội. Quyết không được luống qua một đời này. Nên "người tài lớn, danh vọng tự lớn, điều làm người ta phục, không phải do khoe khoang".Chúng ta xem câu kinh văn dưới đây, chúng ta cùng đọc qua một lượt."Kỷ hữu năng, vật tự tư, nhân sở năng, vật khinh tử, vật siển phú, vật kiêu bần, vật áp cố, vật hỷ tân, nhân bất nhàn, vật sự giảo, nhân bất an, vật hoa nhiễu."Đọc câu thứ nhất "kỷ hữu năng, vật tự tư", bản thân có tài hoa năng lực, chỉ cần giúp đỡ được người khác, không nên tự tư, không nên không đưa tay ra trợ giúp. Điểm này tôi có cảm nhận rất sâu sắc, bởi vì trong khoảng thời gian tôi ở lớp học thêm, chỉ cần bạn học đến hỏi tôi vấn đề gì, tôi nhất định sẽ tận tâm tận lực giúp họ. Lúc một người dùng năng lực để giúp đỡ người khác, họ đã tu được ba loại bố thí, chúng ta biết ở giữa trời đất, quí vị như pháp như lý để cầu nguyện, đều sẽ có cầu tất có ứng. Cho nên người thế gian thích tiền tài, nhưng lại không biết tiền tài phải gieo nhân gì, mới có thể có tiền tài? Người thế gian cũng muốn có thông minh trí tuệ, vậy nhân ở đâu? Nhân ở tại bố thí pháp. Người thế gian hi vọng mạnh khỏe trường thọ, nhưng phải trồng nhân gì trước? bố thí vô úy. Luôn luôn làm giảm thiểu nỗi khổ của người khác, thậm chí giảm thiểu nổi thống khổ của chúng ta. Tự nhiên vì bản thân họ làm được đức hiếu sinh trên đời này, luôn luôn đều có thể quan tâm đến nổi thống khổ của người khác. Họ liền có được quả báo mạnh khỏe sống lâu. Lúc một người đi hướng dẫn người khác, đem những kinh nghiệm này nói cho họ, là dùng sức lực, là dùng kinh nghiệm, cho nên họ làm được bố thí nội tài. Hơn nữa, bởi vì trong quá trình hướng dẫn người khác, bản thân cũng làm được pháp bố thí, nên thông minh trí tuệ sẽ ngày càng tăng trưởng. Bởi vì quí vị nói với họ những phương pháp này, có thể sau này họ có thể dùng vào công việc của họ, dùng vào cuộc sống gia đình của họ. Vậy là họ sẽ không vì không học được một số phương pháp tốt, mà làm cho chân tay lúng túng. Họ giả sử như không có khả năng, có thể thường thường phải lo lắng, tôi cũng không có cách gì có thu nhập tốt, vậy vợ tôi, con cái tôi, trong lòng đều không có cảm giác an toàn. Luôn luôn phải lo lắng sợ hãi. Mà lúc chúng ta đem những thứ này, đạo lý làm người làm việc tặng cho họ, họ có được sự trưởng thành, thì có thể an ổn được gia đình. Cho nên đây cũng thuộc về bố thí vô úy. Kỳ thực một người lúc thực hành bố thí pháp, đồng thời cũng đầy đủ ba loại bố thí. Hơn nữa bố thí pháp là giải quyết căn bản vấn đề của một người. Trước đây chúng ta cũng nhắc đến "cứu nguy cấp, không cứu nghèo", quí vị có thể giúp họ nhất thời, nhưng giả sử như họ không thay đổi tư tưởng quan niệm, có thể quí vị càng giúp họ càng ỷ lại, vậy có thể có tác dụng ngược. Cho nên giúp đỡ căn bản nhất là đối với một người là vẫn là làm cho họ tiếp thu sự giáo dục chính xác. Từ tư tưởng quan niệm mà sửa đổi. Cuộc đời mới có thể căn bản giải quyết được vấn đề. Cho nên chúng ta cũng cần phải nói cho con cái "mình có tài, chớ ích kỉ", tâm lượng lớn phước báo mới lớn.Chúng ta có một người thầy giáo, từ nhỏ anh ta đã biết giúp cha mẹ làm việc nhà. Những đứa em trai, em gái cũng do anh ta chăm sóc. Xem ra dường như rất vất vả, nhưng sau đó anh ta học tiểu học, học cấp hai, học cấp ba, học đến đại học, rất tự nhiên anh ta không muốn làm cán bộ lớp, làm lãnh đạo, nhưng luôn luôn cơ hội đều đến trước mặt anh ta. Như lúc đang học đại học, công tác chủ tịch hội học sinh đều giao cho anh ta, bởi vì từ nhỏ rèn luyện làm việc, cho nên năng lực làm việc rất mạnh, nên không cần danh, danh cũng tự nhiên đến trước mặt. Lúc con cái muốn tiếp nhận rất nhiều công việc, rất nhiều rèn luyện, những đóng góp này tuyệt đối đều không thể vô ích, mà là đi vào thực tế những khả năng này. Có một lần, những thầy giáo cùng nhau làm bánh há cảo, kết quả có một thầy giáo nhìn thầy giáo Thôi, anh ta rất kinh ngạc, anh ta nói: tôi làm một cái bánh, thầy Thôi đã làm được năm sáu cái bánh. Bởi vì từ nhỏ đã làm việc rất nhiều, cho nên hiệu suất công việc rất là tốt. Cho nên con người tuyệt đối không nên sợ góp sức, không nên sợ chịu khổ, bởi vì rốt cuộc ai là người được lợi ích nhiều nhất? lợi ích bản thân, nên "mình có tài, chớ ích kỉ"."Tài năng của người chớ chê bai", lúc chúng ta nhìn thấy người khác có tài hoa, rất có năng lực tuyệt đối không thể coi thường họ, không thể hủy nhục họ. Như vậy đối với bản thân thật không tốt. Lúc một người tâm tật đố nổi lên, đức hạnh của họ sẽ bị giảm xuống. Lúc tâm tật đố khởi lên, tâm lương thiện của chúng ta bị nó khống chế rồi. Vậy mỗi ngày có thể quí vị đều buồn chán không vui, vậy tại sao lại không mở rộng tâm lượng, làm được "nói việc tốt của người tức là thiện, người ta nghe được điều đó, sẽ càng cố gắng làm tốt hơn nữa". Cho nên trước đây người có học, đều có lòng anh hùng quí anh hùng, bởi vì khó khăn lắm mới có một người như vậy xuất hiện lợi ích cho xã hội, mà thành sự không dễ, phải làm ra rất nhiều việc tốt, có dễ dàng không? Không dễ dàng gì. Chúng ta nên ủng hộ cái đẹp của người khác, có bao nhiêu khả năng cũng tận tâm tận lực giúp đỡ họ, cùng làm ra những việc tốt đẹp. Vì thế lúc chúng ta ở chung với mọi người, ở trong tập thể, có khả năng đều phải đối diện với sự việc của đại chúng. Giả sử không làm việc cho tốt, rất có thể ảnh hưởng đến không phải chỉ một người, không phải chỉ một gia đình, mà là gì? Rất nhiều tập thể khác. Nên chúng ta có cơ hội phục vụ cho mọi người, tuyệt đối không thể khởi tâm tật đố. Bởi vì tâm tật đố này không chỉ chướng ngại bản thân, mà có có thể làm hỏng việc của mọi người. Vì thế chúng ta nên duy trì "không cầu có công, mà cầu không lỗi", trong đoàn thể, phải có thể tùy hỷ thiện hạnh của người khác, phải thành tựu việc thiện của người khác. Dùng tấm lòng như vậy để làm, để thành tựu cho họ, vậy chúng ta và công đức của họ cũng là không hai không khác."Chớ nịnh người giàu, chớ chê người nghèo", đối với người có tiền, chúng ta không cần đến siểm nịnh. Đối với người nghèo cùng chúng ta cũng không nên kiêu ngạo, coi thường họ.Tử Lộ từng hỏi Khổng Phu Tử: "nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, là thế nào?" tức là hỏi Khổng Tử: người nghèo khổ sẽ không đi nịnh bợ người giàu có, người có tiền cũng không kiêu ngạo. Như vậy có phải là có tu dưỡng hay không? Phu tử nói cũng được, nhưng nên phải tiến thêm bước nữa. Nên có thể "nghèo mà vui, giàu mà thích lễ", tức cho dù nghèo cùng, họ cũng không đi nịnh bợ, họ hiểu rõ vì sao nay họ nghèo như vậy, họ nên trồng những nhân giàu có, gieo nhân bố thí tài vật, sau này tự nhiên có thể làm chủ vận mệnh. Người có học hiểu lý lẽ, cho nên họ có thể nghèo mà vui, có thể vui làm quân tử. Giàu mà thích lễ nghĩa, tức là một người cho dù rất giàu có, nhưng họ vẫn là khiêm cung lễ nghĩa, sẽ không vì có tiền mà làm cho họ thái độ đối với người trước đây toàn bộ thay đổi 180 độ, sẽ không như vậy. Mà thích lễ cũng đương nhiên sẽ hiểu được cứu tế một số người nghèo khổ. Cho nên chúng ta bất kể là đối với người giàu, đối với người nghèo, kỳ thật đều có thể an tâm vui vẻ mà sống.Trong Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có câu: thấy giàu có mà sanh siểm nịnh, người mà nhìn thấy người có tiền liền kết nịnh bợ, thấy giàu có mà sinh nịnh hót, là người đáng khinh nhất. Sẽ làm cho người ta thấy như thế nào? Rất khó chịu, thật xấu hổ. "gặp người nghèo", thấy người nghèo khổ "mà làm ra vẻ kiêu ngạo, là người đê tiện nhất", nhìn thấy người nghèo khó, liền làm ra vẻ rất kiêu ngạo, đi ức hiếp người khác, đó là đê tiện nhất. Tuy rằng họ có tiền nhưng hành vi của họ thì không cao thượng, mà rất thấp kém, rất có ý nghĩa. Tôi cho học sinh của tôi đọc thiên này, Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn tất cả những câu trong đó họ đều đọc rất bình thường, nhưng chỉ cần đọc đến hai câu này, đều sẽ dõng dạc hùng hồn, thấy giàu có mà sinh tâm nịnh bợ, là đê tiện nhất. Gặp người nghèo khó mà có thái độ kiêu ngạo, đê tiện không gì bằng. Lúc các em đọc lớn tiếng như vậy, tin rằng trong lòng các em nhất định ghi lại những ấn tượng sâu sắc. Sau này họ đối nhân xử sự có lẽ sẽ tuân thủ những lời giáo huấn này, không đến nỗi coi thường người nghèo khó, đi nịnh bợ người giàu có. Thật lòng mà nói, nịnh bợ người có tiền người ta chưa chắc sẽ chấp nhận, bởi vì lúc họ có hiểu biết, những lời nịnh hót, những sự nịnh bợ này, ngược lại họ sẽ cảm thấy coi thường quí vị.Tiết học này chúng ta học đến đây. Cám ơn quí vị!

HẾT TẬP 35


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net