TẬP 39

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                          Tập 39

Chào tất cả quý vị! Chúng ta tiếp tục xem "thân nhân", thân cận nhân đức chi nhân. Ở trước cũng có nói qua "nhân" này là chữ ngầm hiểu, hai người, là hai người nào? nghĩ đến bản thân và nghĩ đến người khác, đó là thái độ "kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân", "kỷ lập dục nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân", nói rõ hơn một chút, là ở đâu cũng suy nghĩ giúp cho người khác. Chúng ta phán đoán một người nhân đức, có thể phán đoán từ nhiều khía cạnh, thứ nhất là tồn tâm nhân hậu, là khiêm tốn mọi mặt lấy thân làm gương.

Chúng tôi mở lớp giảng ở Bắc Kinh, lúc đó thầy giáo đi Sơn Đông xử lý một số công việc, suốt đêm mấy tiếng đồng hồ ngồi trên xe, khoảng 8-9 giờ mới đến Bắc Kinh. Lúc đó chúng tôi mở khóa huấn luyện 5 ngày, cô Dương chưa kịp nghĩ ngơi, thì đã đến thăm chúng tôi, gặp một số học viên, cô Dương liền nói với họ rằng: nếu như khóa học của chúng tôi giảng không tốt, thì các em nhất định phải giúp chúng tôi chỉ ra những khuyết điểm. Việc thứ hai lại tiếp tục hỏi những học viên này, cô nói: nếu ăn không ngon, ngủ không ngon, thì nhất định phải phản ứng với chúng tôi, nhất định phải nói với chúng tôi, bằng không chúng tôi sẽ tiếp đãi các em không được chu đáo. Điểm thứ ba cô Dương lại nói với các học viên: lên lớp chắc chắn rất vất vả, cho nên các em cần nghĩ ngơi nhiều. Lên lớp có vất vả không? vất vả, cho nên hôm nay quí vị cần phải nghĩ ngơi nhiều.

Vì thế xác thực cô Dương ở đâu cũng như thế nào? Lo cho mọi người. Có một lần cô đến Hải Khẩu, tôi với cô đang đi trên đường, thấy một bà lão gánh trái cây đi bán, cô Dương dẫn tôi đến mua dùm bà mấy nãi chuối, cô liền chọn mua những nãi chuối đã chín rữa, đã sắp hư, vậy nếu có "tâm hữu nghi" thì như thế nào? cần phải hỏi. Tôi nói: thưa cô! Tại sao cô lại mua những nãi chuối sắp hư này. Cô Dương nói: những nãi chuối này, nếu không có ai mua thì sẽ hư mất, bởi vì chúng ta mua về là ăn liền, cho nên cần mua nhanh. Thật ra thì vốn là cô không mua trái cây, nhưng khi nhìn thấy bà lão bán, thì cô mua liền, lại nữa do cô cũng quý tiếc những thức ăn này, không được lãng phí nó. Cho nên chúng tôi có thể quan sát từ tấm lòng nhân hậu của cô.

Tiếp theo là từ thái độ khiêm tốn, chúng ta thấy được bông lúa càng đầy ắp, thì nó rủ xuống càng thấp. Trăm sông chảy về biển cả, nhưng biển cả lại ở vị trí thấp nhất so với trăm sông. Cho nên Khổng Tử một đời giáo hóa nhiều học trò như vậy, nhưng Khổng Tử nói rằng ngôn luận một đời của ông là "thuật nhi bất tác", đã biểu hiện Khổng Tử rất khiêm tốn, ông nói: những đạo lý mà tôi nói đều là của cổ thánh tiên vương, đều là của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Võ, Chu Công truyền lại. Rất khiêm tốn, Chỉ có khiêm tốn mới tương ứng với đạo đức. Cho nên chúng ta có thể xem từ điều khiêm tốn thứ hai. Điểm này ở Úc tôi cũng có học được, bởi vì chú Lô ngồi bên cạnh tôi, ngồi một-hai tuần, tôi còn không biết chân diện mục của Lô sơn. Sau đó may mắn học câu "sự chư phụ, như sự phụ", tôi mới biết chủ động cúi mình chào chú Lô: con chào chú Lô. Bằng không thì tôi lở mất cơ hội trước mắt, như vậy là kém nhiều rồi. Nhưng từ việc này tôi cũng thể hội rất sâu sắc một người thật sự có đạo đức thì nhìn họ như thế nào? rất giản dị dễ gần, rất khiêm tốn.

Sau này chúng ta có bước vào một số đoàn thể mới, thì tuyệt đối không bị người ta lừa. Bởi vì lớp trẻ chúng ta, nếu nghe những người nói ba hoa thiên địa như, tôi rất thân với quan chức nào đó, nhà của tôi có rất nhiều tài sản, sự nghiệp của tôi rất lớn. Thông thường thì những người trẻ tuổi nghe vậy sẽ như thế nào? sao mà lợi hại như vậy! rất có thể bị lôi kéo sai phương hướng. Cho nên điểm thứ hai là khiêm tốn.

Điểm thứ ba chắc chắn là lấy mình làm gương, là nói được nhất định phải làm được, thậm chí làm trước rồi mới nói. Cho nên làm được rồi mới nói là Thánh nhân, nói rồi mà làm được là Hiền nhân, nói rồi mà không làm được là lừa người. Chúng ta muốn làm Thánh nhân hay Hiền nhân, thì đừng làm người lừa bịp là được rồi. "Vật tự bạo, vật tự khí, Thánh dữ Hiền, khả thuần chí". Cho nên lúc nào cũng phải nhắc nhở mình phải lấy mình làm gương, phải bắt đầu làm từ sự tu thân.

Thầy Lý Bỉnh Nam, tôi đã từng đi qua nhà kỷ niệm của thầy, cũng cảm nhận rất sâu sắc, xác thực phương diện nào thầy cũng lấy mình làm gương. Áo quần của thầy mặc mấy chục năm cũng chưa đổi cái mới, khi chúng tôi đến xem áo quần quả thực rất gọn gàng ngăn nắp, giản dị, thái độ quý trọng đồ vật thầy đều làm tốt. Nhìn thấy áo lót và bít tất của thầy toàn là vá hết lớp này đến lớp khác. Cho nên phần nhìn thấy bên ngoài của thầy rất chỉnh tề, biểu hiện thầy rất tôn trọng người khác, phần bên trong không nhìn thấy, thầy lại hết tâm hết lực sửa nó lại, biểu hiện thái độ tích phước đối với đồ vật của thầy. Học trò của thầy Lý nhiều không? nhiều! học trò tặng áo quần cho thầy có nhiều không? nhiều! nhưng thầy lại đem những áo quần này tặng cho người khác, thầy luôn luôn nhìn thấy sự cần thiết của người khác.

Thầy Lý sống đến 97 tuổi mới vãng sanh, đến 97 tuổi vẫn còn dạy học. Học trò của thầy nói với thầy rằng: thưa thầy! thầy có nhiều học trò như vậy, để chúng em giúp thầy dạy là được rồi, thầy đừng vất vả như vậy nữa. Bởi vì thầy 97 tuổi dạy học là phải cần mấy người học trò làm gì? khiêng thầy lên bục giảng. Thầy nói: nếu mọi người cần tôi giảng một ngày, chỉ cần tôi còn sống, sống một ngày là tôi tận lực giảng một ngày. Thái độ như vậy xác thực là lấy mình làm gương. Thầy Lý có một bài thơ viết rằng: "vị cải tâm trường nhiệt, toàn lân ám lộ nhân; đản năng quang chiếu viễn, bất tích tự phần thân". Giờ phút nào cũng không quên một tấm lòng giúp đỡ mọi người, thương yêu tất cả những người đang đi trên con đường mờ ám, những người không tìm ra lối thoát của nhân sanh, những người không thể khai mở trí huệ, thầy đều dùng trái tim lân mẫn này; "đản năng quang chiếu viễn", chỉ cần trước mắt mọi người được xuất hiện ánh sáng; "bất tích từ phần thân", thì thầy không tiếc đốt cháy thân mình để chiếu sáng cho mọi người. Cho nên thầy đã diễn xuất được tinh thần hi sinh phụng hiến.

Hòa thượng Tịnh Không- học trò của thầy cũng là "sư chí như kỷ chí", đem chí hướng của thầy cũng hoàn toàn làm chí hướng của mình. Cho nên sư trưởng của tôi đã 80 tuổi rồi, vì sự dung hợp tôn giáo trên thế giới, vì sự hòa bình của thế giới, mà vẫn không ngừng bôn ba. Có một lần trong lúc giảng bài Thầy nói: những người trẻ tuổi các con phải phát tâm làm lợi ích cho mọi người, tuổi tác của Thầy lớn như thế này rồi, vẫn còn bôn ba khắp thế giới; có vị trẻ tuổi nào sẵn lòng làm việc, vì xã hội, quốc gia, thế giới làm nhiều việc, nếu các con sẵn lòng, thầy sẽ vui lòng khấu đầu các con. Cho nên khi nghe sư trưởng nói như vậy, làm học trò như chúng tôi cảm thấy vô cùng hổ thẹn, gặp được thầy hướng dẫn giỏi như vậy, chúng ta cần phải trân quý.

"Sư chí", chí hướng của thầy phải đem làm chí hướng của chính mình. Cho nên mặc dù năng lực của mình không tốt, nhưng cũng phải hết lòng y giáo phụng hành, tôi liền khởi lên một ý niệm, nhất định phải giúp sư trưởng làm một chút công việc. Sau đó không bao lâu, ở Thâm Quyến mời tôi đến diễn giảng. Vì thế xác thực hoàn cảnh sống của một người, là hoàn toàn do tâm họ chiêu cảm ra, năng cảm là chân tâm, sở cảm là cảnh giới. Cho nên từ tháng ba về sau, có quá nhiều việc quan trọng cần chân tâm của chúng ta giúp đỡ. Ở trong gia đình, trong rất nhiều đoàn thể, trong nhiều quốc gia, đều có những việc vô cùng cấp bách cần làm. Nhưng muốn để cho sự việc được viên mãn, nhất định phải như thế nào? phải phát tâm nguyện mới được. Tin rằng "nhân hữu thiện nguyện, thiên tất tùng chi". Cho nên có những bậc trưởng bối tốt như vậy cho tôi học tập, trong lòng tôi rất hoan hỷ, nhưng không khỏi nơm nớp lo sợ, bởi vì sợ mình không làm tốt công việc sẽ cô phụ lời dạy của các vị thầy giáo, các bậc trưởng bối đối với mình.

Năm ngoái tôi đã từng ở Đài Trung nửa năm, lúc đó cô Dương dẫn tôi đi bái kiến thầy Từ Tỉnh Dân, thầy Từ cũng gần 80 tuổi rồi. Bởi vì lúc đó đúng vào đêm giao thừa, nên đường sá đông nghẹt người, nhất là đi qua những chợ bán thức ăn, nên chúng tôi đến chậm 10-20 phút. Khi chúng tôi mới lái xe đến đầu con hẻm nhỏ để vào nhà thầy Từ, thầy đã đứng đầu hẻm đợi chúng tôi, bởi thầy sợ chúng tôi như thế nào? sợ chúng tôi tìm không ra nhà. Thấy thầy đứng đó đợi, lúc đó tôi ấn tượng rất sâu sắc, học vấn tuyệt đối không phải chỉ nói thôi, mà học vấn là như thế nào? là phải thật sự làm được. Cho nên phải lấy mình làm gương.

Rất nhiều lần bởi vì cô Dương phải bôn ba ở Trung Quốc xử lý rất nhiều việc, có lúc máy bay mới hạ cánh 10 giờ, 11 giờ, bởi vì vừa về đến Đại Phương Quảng lại có rất nhiều việc, ngay cả nghỉ ngơi cô cũng không nghỉ liền bắt tay vào công việc, thường thường phải làm đến hai-ba giờ. Lại có một lần vì bị cảm, thân thể có chút khó chịu, nhưng lượng công việc quá nhiều, cô cũng không được nghĩ ngơi, kết quả cô thức đến hơn 4 giờ sáng, lại hết cảm. Cảm được trị lành như thế nào? ngay thẳng cương trực sẽ tiêu được chất độc. Cho nên chúng tôi lưu hành ở bắc kinh một câu gọi là thức khuya sẽ trị được bệnh cảm. Chẳng qua mỗi người không giống nhau nên có sự khác biệt, nhất định là vì Thánh Hiền, vì mọi người mới có hiệu quả như vậy, bằng không thì sẽ không có hiệu quả. Đây cũng là bậc trưởng bối làm gương cho tôi, lúc nào tôi cũng để nó ở trong tâm.

Tôi cũng rất trân quý cơ hội được thân cận những người nhân đức. Cho nên trong thời gian này số lần mà tôi với chú Lô gặp nhau thật sự có thể đếm được trên đầu ngón tay. Nhưng chỉ cần tôi về Đài Loan, là tôi nắm bắt cơ hội thân cận chú, thường thì thời gian nói chuyện một ngày của chú tuyệt đối không ít hơn tôi. Có khi đến tối, chú Lô nói chuyện với những lớp thanh niên, giọng nói chú cũng có chút khàn khàn rồi, nhưng chú vẫn không mệt không chán. Cho nên quả thực người nhân đức đều có thể thực hiện được lấy mình làm gương. Khi chúng phán đoán ta từ điểm này, thì chúng ta xác thực người như vậy sẽ là gương học tập tốt, sẽ là đồng tham đạo hữu tốt.

Tiếp theo chúng ta xem kinh văn, cùng nhau đọc qua một lần nhé:

Đồng thị nhân, loại bất tề, lưu tục chúng, nhân giả hy. Quả nhân giả, nhân đa úy, ngôn bất húy, sắc bất mị, năng thân nhân, vô hạn hảo, đức nhật tiến, quá nhật thiểu, bất thân nhân, vô hạn hại, tiểu nhân tiến, bách sự hoại.

Chúng ta xem câu thứ nhất, "Đồng thị nhân, loại bất tề, lưu tục chúng, nhân giả hy". Các vị! câu này bây giờ quý vị có cảm nhận được không? chính xác! Nhưng "lưu tục chúng, nhân giả hy" là một kết quả, kết quả báo oán thì không ích gì, phải tìm cho ra nguyên nhân. Vì sao hiện tại là "lưu tục chúng, nhân giả hy?" bởi vì giáo dục bị mất đi, không có lời dạy của Thánh Hiền, không hiểu thị phi thiện ác. Cho nên mặc dầu hiện tại là lưu tục chúng, nhưng thật ra họ cũng là người bị hại. Gọi là "tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả, thù vô quái dã". Vậy hiện tại phải trách ai? chúng ta lại trách người đời trước, người đời trước nói: tôi cũng không học. Rồi tìm lên đời trên nữa, có cần tìm không? đừng nên tìm nữa! Bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ đời chúng ta, không được để cho Thánh giáo bị mai một, phải để cho nó sáng rỡ, để nó có thể chiếu sáng nhân gian này.

Cho nên vì mất đi giáo dục rồi, thêm vào đó mức độ ô nhiểm bên ngoài càng lúc càng nghiêm trọng, cho nên gọi là trong không có nền tảng, sức mạnh bên ngoài lại rất lớn, trong ngoài đánh từ hai mặt, đương nhiên là binh bại như núi đổ rồi. Cho nên hiện tại mọi người không được trước xem ai là thói tục, mà trước phải đem đôi chân của mình như thế nào? chân ngựa cần phải buộc chặt, trước bảo đảm mình không bị trôi theo dòng nước. Đợi đôi chân của quý vị đứng vững rồi, hai tay của quý vị mới có thể kéo người khác, có thể đỡ người khác. Năng lực của chúng ta dần dần tăng cường rồi, thì có thể đem sự ảnh hưởng đó từ tu thân phát triển đến tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Chúng ta phải có tín tâm, chỉ cần thật sự cắm rễ thật sâu học vấn của Thánh Hiền, thì tuyệt đối không trôi theo dòng nước, chắc chắn họ có thể chuyển từ một người, đến một nhà, đến một đoàn thể, một xã hội, chúng ta phải có tín tâm này.

Cho nên khi chúng tôi dạy đến "lưu tục chúng, nhân giả hy", chúng tôi sẽ nói với các em nhỏ rằng, ở xã hội hiện nay dù các em không vứt rác, nhưng người khác sẽ vứt rác, cho nên từ nhỏ phải để cho trẻ nhỏ có thái độ "học vi nhân sư, hành vi thế phạm". Hơn nữa phải nói với chúng nó 5 +2 thì tuyệt đối không thể bằng 0. Sao gọi là 5+2=0? Đây là một dãy đề mục chữ số rất phổ biến, quý vị có làm đúng không? 5+2=0, có khi nó còn nhỏ hơn 0. Tức là 5 ngày học ở trường, ngày thứ bảy, chủ nhật nghĩ lại về nhà xem ti vi đến nữa đêm, hôm sau lại ngủ đến trưa, vậy hai ngày đó, có tiến bộ không? Được không tiến không lùi là có chút an ủi rồi, phần lớn là như thế nào? là thụt lùi, nhỏ hơn 0.

Chúng tôi có nói với các em nhỏ, khi nghe xong các em như thế nào? Cười ha ha, cười rồi liền nói với chúng tôi, chúng em tuyệt đối không như vậy, chúng em về nhà phải làm gương cho các em nhỏ khác, vả lại còn làm gương cho cha mẹ. Cho nên những đứa trẻ này cũng không chịu thua kém, về nhà thì như thường lệ 6 giờ 30 ngủ dậy, 7 giờ bắt đầu đọc Đệ Tử Quy. Có một lần mẹ nó sợ nó ngủ không đủ, nên không gọi nó dậy, khi nó ra khỏi phòng nhìn đồng hồ ở phòng khách đã hơn 7 giờ, bổng khóc ré lên. Cho nên thái độ của trẻ con là tự nhiên thành thói quen, vả lại nó khóc không phải vì không đọc Đệ Tử Quy, mà còn một nhân tố rất quan trọng là gì? là vì nó không nghe lời thầy cô, bởi vì nó đối với thầy cô như thế nào? Rất tôn kính. Cho nên "lưu tục chúng, nhân giả hy", chúng ta hiểu được trạng thái thực tế này, cũng luôn luôn trau dồi bản thân, nâng cao chính mình.

"Quả nhân giả, nhân đa úy, ngôn bất húy, sắc bất mị". Quả nhiên là người nhân đức, người thông thường thấy họ đều có tâm kính sợ. Cho nên trong Luận Ngữ học trò hình dung nhìn thấy Khổng Tử "vọng chi nghiễm nhiên", đứng xa xa nhìn thầy rất có oai nghi, khiến cho mọi người sanh khởi lòng cung kính; "tức chi dã ôn", thật sự sát cánh thầy theo thầy nghiên cứu học vấn, sẽ thấy rằng tình cảm của thầy rất thân thiết. Bởi vì Khổng Tử- người nhân đức ở đâu cũng nghĩ đến người khác, ở đâu nói cũng là muốn khai mở trí huệ cho người khác, nên đương nhiên họ cảm nhận được thầy lo lắng cho mình. Cho nên "tức chi dã ôn". Cho nên "nhân đa úy, ngôn bất húy, sắc bất mị", ngôn ngữ của ông tuyệt đối không có gì tránh né, đều thẳng thắn nói ra, bởi vì không ham muốn thì giữ được chánh trực, Cách ngôn của chúng ta cũng có nói đến "bích lập thiên đao, vô dục tắc cang". Bởi người nhân đức tuyệt đối không cầu danh, không cầu lợi, nên lời nói của họ cũng thẳng thắn hướng dẫn chúng ta, giúp đỡ chúng ta. "Sắc bất mị", mị này là chỉ cho sự nịnh hót, sự a dua, bởi họ không ham muốn nên giữ được chánh trực, không cầu người, nên cũng không dao động trước thái độ lấy lòng đó.

"Năng thân nhân, vô hạn hảo; đức nhật tiến, quá nhật thiểu", "thân nhân" này, chúng ta cũng phải hiểu được có phải một- hai tháng đến thân một lần hay không? cần bao lâu? là từng phút từng giây à. Xin vổ tay cổ vũ, đáp án rất chính xác. Vậy xin hỏi, từng phút từng giây như thế nào? quý vị không thể đang đi trên đường mà cầm quyển Đệ Tử Quy, Thánh Nhân Huấn, như thế nào để đạt được từng phút từng giây? Y giáo phung hành, rồi để ở trong tâm, đọc thuộc hết quyển kinh thì có thể đặt ở trong tâm. Còn nữa, văn hóa xưa đem nó cô động lại thành một tâm pháp, chỉ có ba chữ, rất dễ cho chúng ta luôn luôn quán chiếu xem có trong Thánh giáo hay không. Tâm pháp của văn hóa xưa là ba chữ gì? "quân, thân, sư". Sự tôn quý nhất giữa trời đất chính là thiên, địa, quân, thân, sư, rất nhiều tỉnh thành hiện nay bài vị cúng ở từ đường còn có thiên địa, quân, thân, sư.

Thật ra thì quân, thân, sư này quan trọng nhất chính là đem cái đức của thiên địa thực hiện ở lập thân, thực hiện ở tề gia, thực hiện trong cống hiến xã hội. Cho nên người xưa đối với quân, thân, sư đặc biệt cung kính. Nhưng quân, thân, sư này ngoài thân phận ra, nó còn có ý nghĩa bản chất, chỉ cần chúng ta luôn luôn hỏi mình có "tác chi thân, tác chi quân, tác chi sư", như vậy quý vị mới có thể luôn luôn ở trong Thánh đạo. Rất nhiều người nói rằng: Tôi không phải là chủ của công ty, làm sao "tác chi quân"? ý nghĩa của chữ quân này là chỉ cho việc phải lấy mình làm gương, cũng chính là thân giáo. Tiếp đến là "tác chi thân", chữ thân này là chỉ cho sự quan tâm, sự yêu thương, xem người khác như người một nhà, gọi là "tác chi thân"; Tiếp theo là "tác chi sư", sư là biểu trưng cho sự giáo dục, tượng trưng cho dạy học theo trình độ, đây là giáo dục, là bộ phận của ngôn giáo, cũng là nắm bắt rất nhiều cơ hội giáo dục. Nhưng quân, thân, sư nhất định giải quyết được tất cả vấn đề giữa người với người.

Khi vấn đề giữa người với người được giải quyết, thì vấn đề giữa người với xã hội có giải quyết được không? Toàn thể xã hội chỉ là tích lũy của quần chúng, chỉ cần quý vị nắm chắc thái độ đối đãi với mọi người, thì vấn đề giữa người với xã hội sẽ được giải quyết. Như vậy người với người tự nhiên chắc chắn sống hòa thuận vui vẽ. Bởi vì Mạnh Tử dạy chúng ta "thân thân nhi nhân dân", tức là thương yêu nhân dân, thương yêu mọi người; "Nhân dân nhi ái vật" tức là lòng nhân từ này thương yêu, tôn trọng đến tất cả vạn vật. Chỉ cần mọi người sống tốt với nhau, thì thiên hạ sẽ thái bình. Trong quan hệ người với người, chúng ta luôn luôn nhắc nhở mình đã làm được quân, thân, sư chưa, dùng thái độ như vậy thì đạo nghiệp tinh tấn rất nhanh.

Nhưng hiện tại chúng tôi cũng nghe phụ huynh nói là con cái rất khó quản, thầy cô nói học trò rất khó dạy, ông chủ nói nhân viên rất khó hướng dẫn. Đó là những kết quả, còn nguyên nhân nằm ở đâu? Một câu tâm pháp của nhà Nho, gọi là "hành hữu bất đắc, phản cầu chư kỷ". Câu nói này rất có ý nghĩa, điển tích của nó được rút ra từ Trung Dung. Trong Trung Dung Khổng Tử nói đến "xạ hữu tợ hồ quân tử", bắn tên này giống như đạo của quân tử. Khi chúng ta xem bắn tên đem cung ra chuẩn bị bắn tên, mũi tên giống như quân tử, cung tên bắn ra, kết quả không trúng mục tiêu, gọi là "thất chư chánh cốc". Chánh cốc nghĩa là chỉ cho mục tiêu. Bắn ra không trúng mục tiêu, trách ai? "phản cầu chư kỳ thân", nên trách kỹ thuật của mình không tốt. Nhưng người bây giờ bắn không trúng, liền nói: cái cung đó là của công ty nào làm vậy? làm kém quá; mũi tên này là của xí nghiệp nào làm? sao mà làm tệ quá vậy. Đều không tìm được điều gì? điều then chốt ở chổ đó. Cho nên con cái khó dạy, nhân viên khó hướng dẫn, là do không "phản cầu chư kỳ thân".

Chúng ta xem lại một chút, vì sao bây giờ phụ huynh cảm thấy con cái rất khó dạy? chính là không chân chánh thực hiện quân, thân, sư. Không phối hợp tốt quân, thân, sư. Chúng ta xem phụ huynh bây giờ có lấy mình làm gương không, có không? dạy con cái phải thực hành Đệ Tử Quy, phải hiếu thảo cha mẹ, nhưng thái độ của mình nói chuyện với cha mẹ lại không tốt, vậy thì con cái thấy trên làm thì nó như thế nào? dưới theo. Trên làm dưới theo.

Tôi nhớ một câu chuyện có thật, là ở địa phương nọ có một phong tục cổ hủ, tức là khi cha mẹ già đến một mức độ nào đó, thì con cái sẽ cõng họ lên bỏ trên núi, rồi mình trở về nhà. Con trai của họ thấy vậy không đành lòng, nên liên tục khuyên cha mình: ba không được đem ông nội bỏ trên núi. Nhưng cha của nó không nghe, sau đó nó đi với ba nó cõng ông nội bỏ trên núi, bỏ đó rồi chuẩn bị đi về, thì đứa con trai này chủ động nhặt cái lồng tre đem về, ba nó hỏi nó: cái lồng tre đó bỏ lại đó là được rồi, con nhặt nó về làm gì? Đứa con trai này nói với ba nó rằng: con phải đem về, sau này dùng để cõng ba lên núi. Đứa bé này có trí huệ không? Có! nó dùng loại phương tiện thiện xão này để thức tĩnh hiếu tâm của cha nó, để ông ta nghĩ đến, nếu như mình bất hiếu, thì con trai mình sẽ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net