TẬP 40

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 40

Chào tất cả quý vị! chúng ta giảng đến "năng thân nhân, vô hạn hảo".

Chữ "thân" này là từng giờ từng phút, quan trọng nhất là phải nhớ lời giáo huấn của Thánh Hiền, không được buông lơi. Chỉ cần luôn luôn có "quân, thân, sư" này để quán sát mình đã làm được chưa, tin rằng: "đức nhật tiến, quá nhật thiểu", tin rằng người với người nhất định hướng đến phát triển một cảnh giới càng ngày càng viên mãn.

Lần trước cũng nói đến chỉ cần người lãnh đạo, chỉ cần cha mẹ, thầy cô có thể tuân thủ quân, thân, sư, thì chắc chắn sẽ dạy tốt nhân viên, con cái và học trò. Giống như vậy, hôm nay giữa đồng nghiệp với nhau có làm được quân, thân, sư không? Được. Giữa đồng nghiệp với nhau, chúng ta cũng có thể tuân thủ nguyên tắc của công ty, lấy mình làm gương cho họ xem, đây là "tác chi quân"; tiếp theo, giữa đồng nghiệp với nhau, phải thường quan tâm lẫn nhau, chăm sóc lẫn nhau, có gì ăn ngon, quý vị không ích kỷ chia sẽ với họ, để họ cảm thấy rằng quý vị xem họ như là người thân, đây cũng là "tác chi thân". Khi họ có gì không biết, mà quý vị đã có kinh nghiệm phong phú, chúng ta cũng rất khẳng khái chỉ dẫn cho họ, đây là "tác chi sư". Cho nên giữa đồng nghiệp với nhau cần phải viên mãn, cũng có thể dùng quân, thân, sư để quán chiếu chính mình, tin rằng quý vị nhất định ở trong lòng của người bạn này, là vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng của một người bạn tốt trong suy nghĩ của họ.

Vậy đối với cha mẹ có làm được quân thân sư không, làm được không? đúng rồi! cho nên "đại đạo bất khí", đạo lớn trong vũ trụ, tuyệt đối ở khắp mọi nơi. Bởi vì sau khi già rồi, có khi không huân tập lời giáo huấn của Thánh Hiền, vả lại người già rất tham, cho nên Không Tử mới khuyên răn "lão giả giới chi tại đắc", so đo tính toán. Cho nên lúc này rất cần con cái hướng dẫn cho họ, khuyên họ buông bỏ những chấp trước, buông bỏ chấp trước. Khi quý vị khuyên cha mẹ buông bỏ những chấp trước này, thì thân tâm của họ mới càng lúc càng được vui vẽ. Cho nên người già có phải là tốt số không, tuyệt đối không phải thấy họ ăn ngon hay không, mà là tâm linh của họ có nâng cao hay không. Khi chúng ta muốn làm người thầy tâm linh cho cho mẹ, nhất định trước phải làm được "quân", lấy mình làm gương. Bằng không cha mẹ sẽ nói: con cũng như vậy, còn nói cha mẹ. Tiếp theo là phải hết lòng hiếu thảo, thì cha mẹ tín nhiệm chúng ta càng ngày càng cao. Khi cha mẹ tín nhiệm quý vị như vậy, thì họ sẽ nghe lời ai? đương nhiên là nghe lời quý vị rồi. Cho nên quý vị phải hướng dẫn đúng lúc, khuyên bảo họ, cũng là "tác chi sư". Từng phút từng giây dùng quân, thân, sư quán chiếu ngôn ngữ hành vi, khởi tâm động niệm của mình, như vậy thì thật sự lúc nào cũng thân cận nhân đức, thân cận Thánh Hiền. Đó chính là "vô hạn hảo, đức nhật tiến, quá nhật thiểu".

"Bất thân nhân, vô hạn hại, tiểu nhân tiến, bách sự hoại". Khi chúng ta không thân cận người nhân đức, mà lại thân cận những kẻ tiểu nhân, thì có thể bị ảnh hưởng, gọi là "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Cho nên con người chọn lựa hoàn cảnh là rất quan trọng. Các vị! con của quý vị có chọn thầy hiền bạn tốt không? Có không? Chúng tôi đã từng kể chuyện cho học sinh trung học nghe, là có ba người bạn cùng đi chơi, ra biển chơi. Không may gặp phải gió lớn, kết quả thuyền bị chìm. May mắn là tổ tiên của ba người này có đức, nên họ không chết mà trôi đến một hòn đảo hoang, ba người này ở đó nương tựa nhau mà sống. Đột nhiên phát hiện trên bãi cát có một cây đèn thần. Các vị! nhìn thấy đèn thần thì phải như thế nào? cũng may là họ có đọc qua truyện A La Đinh Thần Đăng rồi, nên đem nó lau chùi. Khi lau chùi bổng thần linh xuất hiện, Thần nói: Chủ nhân! Ta cho các ngươi ba nguyện vọng, nhưng bởi vì các ngươi có ba người, 3:3=1, nên mỗi người chỉ được một nguyện vọng. Người thứ nhất bởi anh ta làm nghề lái taxi, anh ta nói tôi lái xe suốt ngày, rất vất vả, nguyện vọng của tôi là có được nhiều chiếc taxi cho người khác thuê, tôi làm ông chủ. Người thứ hai là nhân viên tạm thời ở siêu thị, có khi phải trực ba ca, có khi trực ca đêm, cho nên anh ta nói làm việc này cũng rất vất vả, tôi hy vọng, tôi hy vọng mình có một cửa hàng tiện lợi, tôi làm ông chủ mời mọi người đến làm. Tinh Linh này nói: chuyện nhỏ. Như thế nào? Rồi đi. Người thứ ba nghĩ hết nửa ngày, bởi bình thường anh ta không có chí lớn, chỉ cầu 60 phút, cũng không nghĩ ra mình muốn điều gì, cho nên anh ta không có nguyện vọng gì, suốt ngày chỉ sống được chăng hay chớ. Đột nhiên anh ta nghĩ: tôi không có nguyện vọng gì, ở hoang đảo này cũng tốt, nhưng tôi ở đây một mình hiu quạnh lắm, tôi hy vọng hai người này ở đây với tôi. Có nghe hai tiếng than khóc không?

Rất nhiều bạn nhỏ nghe xong cười ha ha, chúng tôi hỏi nó: xin hỏi bên cạnh em có người bạn nào kéo em xuống nước như vậy không? Đột nhiên những đứa trẻ này đều nhìn sang trái, nhìn sang phải, quý vị có năng lực phán đoán? Chúng nó bị chúng tôi hỏi im rồi, cũng không biết như thế nào là tốt, tôi nói: em muốn có năng lực phán đoán bạn tốt hay xấu thì phải học điều gì? Đệ Tử Quy. Đệ Tử Quy là kính chiếu yêu, Đệ Tử Quy cũng là kính hiển Thánh, bạn tốt hay bạn xấu nhìn là biết liền. Chỉ cần dùng Đệ Tử Quy suy nghĩ xem, nó có thể thực hiện được ba phần, bốn phần cũng không đơn giản.

Chu Tử Trị Gia Cách Ngôn có nói đến "hạp nặc ác thiểu, cửu tất thọ kỳ lũy". Cho nên đức hạnh của mình chưa được vững chắc, đối với những bạn bè không có đức hạnh, chúng ta phải kính trọng nhưng không nên gần gủi, cố gắng trước tu dưỡng đức hạnh của mình. Bên ngoài của kẻ tiểu nhân dễ đề phòng, nhưng trong lòng họ như thế nào? Khó đề phòng lắm. Cho nên chúng ta không thể nhận giặc làm cha, bây giờ phải hạ quyết tâm, quyết không làm những chuyện này nữa. Chúng ta nhận giặc gì làm cha? Là giặc phiền não, tập khí phiền não. Nó có lợi hại không? Rõ ràng là ta không muốn sân si nhưng nó lại đến, rõ ràng là ta không muôn tham nhưng nó như thế nào? nó lại đến.

Cho nên tôi nói với rất nhiều bạn bè, giống như chúng ta cõng một bao rác, mùi hôi nồng nặc, cõng như vậy mấy chục năm, bổng nhiên có người nói với chúng ta: cái bao đó là rác, không có một chút lợi ích gì cho ông cả. Thật vậy sao? Xem xem, quả thực là rác. Bổng nhiên lại nghĩ rằng mình đã cùng với nó mấy chục năm nay rồi, tôi không thể buông bỏ nó được, thì ở đó mà đấu tranh. Cho nên "quán tâm vi yếu", đâu đâu cũng quán chiếu tâm mình có bất kính không? Có tham lam không? Có lười biếng không? Có từ bi không? Nhìn thấy giặc này, thì lập tức làm gì? Sửa đổi, tuyệt đối không để nó tiếp tục hung hăng càn quấy. Như vậy thì có thể triệt để đuổi kẻ tiểu nhân ra ngoài.

Chúng ta xem tiếp bài thứ 7 "Dư Lực Học Văn", chúng ta đọc câu kinh một lần:

Bất lực hành, đãn học văn, trưởng phù hoa, thành hà nhân. Đãn lực hành, bất học văn, nhậm kỷ kiến, muội lý chân.

Cho nên câu văn này đã nói lên, muốn tăng trưởng học vấn của một người, thì phải "lực hành" + "học văn". Đây gọi là hiểu và hành tương ưng. "Hiểu" và "hành" giống như hai bánh xe, nếu như xe chỉ có một bánh, thì xe không chạy được, nhất định phải có hai bánh rất cân đối cùng nhau khởi động. Nếu chỉ còn một bánh động, bánh kia hư rồi, thì sẽ có kết quả như thế nào? Chúng ta thấy trong kinh văn viết bất lực hành, chỉ là học văn, chỉ là đọc sách, thậm chí chỉ là đạt được học lực rất cao, nhưng kết cục là gì? "Trưởng phù hoa". Quý vị xem đứa con nít 6-7 tuổi, tôi dạy Đệ Tử Quy cho nó, tôi nói: hôm nay thầy dạy Đệ Tử Quy cho các em. Chúng nó liền nói: chúng em đều đã học rồi, đều thuộc cả rồi. Điểm đầu tiên như thế nào? Quý vị thấy có cần học ngạo mạn không? Bản thân nó đã có rồi. Cho nên phải cẩn thận, bước đầu nhất định phải để chúng nó biết được, học vấn nhất định phải làm được, phải lực hành, bằng không thì sẽ trưởng phù hoa.

Tôi cũng đã từng xem một trang tin tức "chuyên nghiệp của học sinh tài cao, sống như trẻ đần độn", vì sao bằng cấp cao như vậy, đọc nhiều sách như vậy, kết quả ngay cả làm người cũng không biết? Bởi vì những sách này dùng để làm gì? Dùng để thi cử, không liên quan đến cuộc sống. Cho nên người bằng cấp nào tỷ lệ ly hôn cao nhất? Có thể là thạc sĩ, tiến sĩ là ly hôn cao nhất. Vì sao người học nhiều như vậy mà ngay cả bao dung, tha thứ, yêu thương người khác cũng không biết? Vấn đề là ở đâu? Sách cho họ biết điều gì? Trưởng phù hoa. Họ cảm thấy bằng cấp của mình cao như vậy, quý vị phải nghe họ. Nhất là nếu họ là tiến sĩ tin học, suốt ngày chỉ làm bạn với máy tính, máy tính rất dễ quản, nhấn xuống thì nó sẽ làm cho mình như vậy. Phương pháp này đối với con người có được không? Chắc chắn là làm cho chúng bạn xa lánh. Cho nên "dư lực học văn", văn tự nhất định phải lực hành, bằng không thì sẽ "trưởng phù hoa, thành hà nhân"

"Đản lực hành", họ cũng rất chăm chỉ, chỉ cần nghe một câu thì họ làm một câu. Nhưng trong quá trình này họ không tiếp tục học tập, không tiếp tục sửa đổi, có thể sẽ "nhậm kỷ kiến, ám lý chân". Ví dụ họ học "hiếu", họ nói phải hiếu thảo, cho nên ba mẹ giao việc gì, thì tôi làm việc đó. Ba của họ nói: con phải ly dị vợ con. Được rồi, con sẽ làm. Vậy là sai! Nếu người vợ không có lỗi lầm gì, chỉ là không hợp với cha mẹ chồng, như vậy đuổi cô ta được không? Không được, như vậy thì không có đạo nghĩa. Khi quý vị thật sự đuổi cô ta rồi, thì cha mẹ của quý vị sẽ rơi vào tội bất nghĩa, đến lúc đó xóm giềng lân cư, toàn thể xã hội không biết nói như thế nào về cha mẹ của quý vị nữa. Bởi vì "không dạy mà giết", cũng không dạy cô ta, trước đó là giết cô ta rồi, bây giờ lại đuổi người ta đi, điều này hết sức tàn nhẫn.

Cho nên quý vị phải "học văn", mới biết được khi nào "thuận" cha mẹ là đúng, chúng ta phải toàn tâm toàn ý làm, để cha mẹ thấy rằng quý vị rất biết chuyện; khi phương pháp của cha mẹ không thỏa đáng, chúng ta phải theo tình thế mà làm. Đương nhiên cũng không nên lập tức chống đối lại, có thể dùng chiến thuật từ tốn, đợi cha mẹ tỉnh táo, lúc này chúng ta phải nhanh chóng "thân hữu quá, gián sử cánh, di ngô sắc, nhu ngô thanh". Cho nên "thuận" cha mẹ, tuyệt đối không phải cha mẹ nói gì làm đó. Nhưng bởi họ không tiếp tục học, không tiếp tục nghe những thiện tri thức giảng dạy, nên họ có thể sẽ "nhậm kỷ kiến, muội lý chân". Cho nên học vấn phải lực hành cọng thêm học văn, hiểu và hành tương ưng. Bởi vì quý vị làm càng thấu triệt càng giúp quý vị hiểu rõ, quý vị lý giải càng sâu thì hành càng đúng chổ. Hơn nữa hiểu và hành, hành này là đầu mối then chốt, khi quý vị có lực hành, quý vị mới có chổ thông hiểu.

Cho nên học một điều thì phải làm một điều. Các vị! nếu quý vị không tin, quý vị lấy một quyển Đệ Tử Quy, quý vị chọn 10 câu, quý vị nói trong nữa năm tôi sẽ làm được 10 câu này, khi quý vị thật sự làm được 10 câu này trong vòng nữa năm, bổng nhiên quý vị cảm thấy rằng những câu khác mình cũng làm được. Bởi vì thực hành sẽ khai mở tánh giác ngộ cho quý vị.

Khi tôi học đến "hoãn yết liêm, vật hữu thanh", ngay cả khi làm một chút động tác cũng hiểu được cảm thọ của người khác, khi quý vị làm triệt để, thì trong động tác này hóa thành chuyên tâm của quý vị. Khi lúc nào quý vị cũng lo cho người khác, thì quý vị từ làm một câu Đệ Tử Quy biến thành làm mấy câu? Quý vị có thể đột nhiên thể hội được rất nhiều câu. "Nhân bất nhàn, vật sự giảo; nhân bất an, vật thoại nhiễu", bởi vì quý vị thật sự làm được một câu này, tâm cung kính của quý vị, tâm chu đáo của quý vị, tâm cảm thông của quý vị đã được nâng cao. Cho nên phải thành thật! Quý vị không nên vừa bắt đầu là nói: nhiều câu như vậy tôi thật sự không làm hết! Chỉ cần quý vị lãnh hội một câu, rồi lập tức lực hành, lực hành mới khiến cho chúng ta pháp hỷ sung mãn. Cho nên hiểu và hành phải tương ưng. Chúng ta xem câu tiếp theo:

Đọc thư pháp, hữu tam đáo, tâm nhãn khẩu, tín giai yếu, phương độc thử, vật mộ bỉ, thử vị chung, bỉ vật khởi, khoan vi hạn, khẩn dụng công, công phu đáo, trệ tắc thông, tâm hữu nghi, tùy trát ký, tựu nhân vấn, cầu xác nghĩa.

"Đọc thư pháp, hữu tam đáo, tâm nhãn khẩu, tín giai yếu". Câu văn này rất quan trọng, khi đọc kinh sách bắt buộc phải chuyên chú, chuyên tâm được mới có thu hoạch. Cho nên tiết thứ nhất chúng tôi dạy cho những đứa trẻ sẽ rất thận trọng, trước phải yêu cầu chúng nó, trước khi đọc kinh phải ngồi đúng tướng ngồi, sách phải đặt cho ngay ngắn. Khi nó dùng tâm cung kính đọc, vừa bắt đầu là thái độ như vậy, tập thành sau này suốt đời nó không thay đổi. Nếu như lần đầu tiên lên lớp mà ngồi ngã nghiêng ngã ngửa, khi ngồi cặp mắt liếc bên này ngó bên kia, như vậy thì rất khó đạt được lợi ích chân thật.

Chúng tôi nói với những đứa nhỏ, bảo chúng nó quyển Đệ Tử Quy này từ đâu mà có, tôi nói với nó rằng: quyển sách này là y cứ lời dạy của Khổng Tử mà biên ra. Vả lại Lý Dục Tú, Lý Phu Tử triều đại nhà Thanh dùng tâm rất lớn, từ trong kinh nghiệm cuộc sống đem nó chỉnh sửa lại, cho nên này có được quyển sách là không dễ. Ngoài sự giúp đở của những người xưa, còn có cô Dương Thục Phân tự tay viết ra, quý vị xem cô viết rất ngay ngắn. Nếu chúng ta không cố gắng học, thì sẽ có lỗi với những bậc tiền bối này. Ngoài cô Dương Thục Phân tự tay viết ra, còn phải từ nơi rất xa vận chuyển đến nữa, mới giao đến trong tay của chúng ta, nên chúng ta phải cố gắng trân quý nó. Cho nên lần nọ, có một em nhỏ làm rơi quyển sách của một đứa bạn khác, em nhỏ này nhặt sách lên nhanh chóng phủi phủi. Đây gọi là ấn tượng ban đầu là đẹp, nếu khi quý vị tặng sách cho nó, nói: quyển sách này là miễn phí. Quý vị còn cầm sách ném cho nó, vậy thì con của quý vị có tôn trọng quyển sách này không? Không thể. Cho nên chúng ta phải hướng dẫn mọi mặt, lấy mình làm gương mọi mặt.

Ngồi ngay thẳng rồi, phải rất cung kính sách. Tiếp đến bảo chúng nào nó rằng: học vấn phải dựa vào thường ngày không ngừng tích lũy. Có câu thành ngữ gọi là "nước chảy đá mòn", đá cứng hay nước cứng? Đá cứng. Vậy thì tại sao đá cứng như vậy, mà nước có thể làm mòn đá? Là vì sao? bởi vì giọt này nối tiếp giọt kia không ngừng, có thể đến 10 vạn giọt, trăm vạn giọt, thậm chí có khi còn nhiều hơn nên có thể làm mòn đá, lấy nhu thắng cương. Cho nên "nước chảy đá mòn" này ví như học vấn của chúng ta, một chữ một câu phải cố gắng học tốt, đọc tốt, đến lúc đó học vấn của quý vị có đạo lực làm thủng đá. Cho nên chúng tôi bảo các em nhỏ, ngón tay này của chúng ta gọi là tay nước chảy đá mòn, mỗi giọt mỗi giọt, đá đã sắp bị giọt của chúng ta phá rồi, học vấn của tôi là ở đầu ngón tay này không ngừng chuyên chú chỉ cho tôi trong lúc đọc chữ, mỗi chữ tôi đều ghi nhớ, tôi đều lãnh hội được. Cho nên chúng tôi cũng dạy trẻ nhỏ trong lúc đọc kinh, mắt xem sách, tay chỉ vào sách, miệng đọc theo, tâm cũng phải chuyên chú, tâm mắt miệng và tay đều phải chuyên chú.

"Phương độc thử, vật mộ bỉ, thử vị chung, bỉ vật khởi". Cầu học vấn bây giờ cũng có một điều cấm kỵ rất lớn, nhưng bây giờ con người rất tham nhiều, hình như cảm thấy nhiều nhất định là tốt. Điều đó chưa hẳn là vậy, bởi vì nhiều sẽ loạn. Cho nên trong Lễ Ký, Học Ký có câu: "tạp thí nhi bất tôn, tắc hoại loạn nhi bất tu". Một là để cho họ học một đống kiến thức, cũng không lo họ có ăn tươi nuốt sống hay không, nhưng cuối cùng nhất định là học không giỏi, thậm chí sẽ cảm thấy không muốn học nữa. Quý vị xem rất nhiều đứa nhỏ bây giờ học một lúc ba- bốn môn tài nghệ, nhưng kết cục như thế nào? Chán học. Cho nên học hành, cầu học vấn thậm chí cầu kỷ năng của thế gian đều phải chuyên môn mà không được hổn tạp.

Cô Dương học một môn thư pháp 41 năm, cô Dương dạy thư pháp là "vĩnh tự bát pháp" Chấm thứ nhất nhất định phải để cho trẻ nhỏ chấm mấy ngàn chấm, mới có thể làm một động tác. Bây giờ nhà thư pháp có phải dạy như vậy không? Rất nhiều giới thư pháp nói: chỉ cần quý vị học ba tháng, bảo đảm quý vị đoạt giải. Cần đi học hay không? Chúng ta phải bình tĩnh! Họ dùng tâm cảnh gì để học nghệ thuật? chỉ thích cái lợi trước mắt. Thư pháp của chúng ta là để tu thân dưỡng tánh, là tâm pháp. Cho nên bắt đầu dùng thái độ như vậy đều là công danh lợi lộc, xác định sẽ đi ngược lại với nghệ thuật, cho nên chúng ta phải hướng dẫn trẻ nhỏ đúng đắn. Cho nên trong nghệ thuật, khi có thể chấm được chấm này, thì tâm nhẫn nại của họ, nghị lực của họ đều nhờ quá trình này mà rèn luyện được. Mỗi công năng cơ bản của họ đều có thể cắm rất vững chắc, nền tảng của một người tốt rồi cầu phát triển mới không bị thất bại. Nếu nền tảng không cắm chắc, phát triển càng nhanh càng thì như thế nào? Càng nguy hiểm.

Cho nên tuy cô Dương học thư pháp, nhưng trong quá trình học thư pháp này, mỗi chữ phải có kết cấu như thế nào nhìn mới ngay ngắn. Nhờ thái độ như vậy, khi cô xử lý sự việc, cũng nhắc đến loại năng lực quán chiếu này, sắp xếp sự việc như thế nào? Nhìn mới không lộn xộn. Còn khi viết thư pháp, định lực của cô như thế nào? Đã thành tựu. Nhưng khi định lực đã thành tựu, thì cô đối với mọi người với sự việc có thể đâu vào đấy. Cho nên mục đích cuối cùng học nghệ thuật là ở chổ nâng cao tu dưỡng đạo đức. Vì thế Khổng Tử mới nói "chí ư đạo, cư ư đức, y ư nhân, du ư nghệ", mà du ư nghệ cũng không rời tu đạo đức, cũng không rời dưỡng tâm tánh tốt. Khi cô Dương học môn nghệ thuật khác có độ nhạy cảm rất cao, cho nên tốc độ học môn nghệ thuật khác cũng nhanh hơn mọi người nhiều. Bởi vì định lực đó, sức nhẫn nại đó đã nuôi thành bền gan vững chí, hôm nay không hiểu được thì không đi ngủ, cho nên môn tin học của cô Dương cũng tiến bộ rất nhanh. Người trẻ tuổi chúng tôi ở bên cạnh cô đều cảm thấy biến sắc, có bậc tiền bối sách tấn chúng tôi. Cho nên phải chuyên chú.

"Phương độc thử, vật mộ bỉ", học nghệ thuật và đọc sách cũng như vậy, phải đọc quyển nào cho xong quyển đó rồi mới đọc quyển khác. Ở triều đại nhà Tống có nói đến, Triệu Phổ nói với Tống Thái Tổ Triệu Khuôn Dận là, ông ta dùng nữa bộ Luận Ngữ thì giúp ông được thiên hạ. Cho nên sách có cần thật nhiều không? quan trọng nhất là nắm vững cốt lõi của nó, phải cố gắng thực hành. Sau đó Triệu Phổ nói: tiếp đến tôi chỉ cần dùng nữa bộ luận ngữ thì có thể giúp ngài trị thiên hạ. Cho nên học tập phải tránh, không được tham nhiều, cũng không được tham nhanh. Quý vị quá nóng nảy, thì tâm đó rất bất ổn, không tương ưng với học vấn. Cho nên ông Tằng Quốc Phiên cũng nói rằng trong tâm không thể không có sách, nhưng trên bàn không được quá nhiều sách. Quý vị không được nghe xong, biết được văn hóa xưa là rất hay, rồi đem hết tất cả Tứ Thư, Ngũ Kinh trong tủ của quý vị ra, lập chí hướng trong vòng một tháng phải xem hết, xem như vậy nhất định rất hao sức. Phải nắm vững cốt lõi, nên học quyển nào trước? cho nên nói "thử vị chung, bỉ vật khởi".

Rất nhiều người nghe giảng xong liền nói, vậy thì con tôi sau này không cần thuộc kinh gì cả, chỉ thuộc Đệ Tử Quy thôi hay sao? Không phải ý như vậy, Đệ Tử Quy không phải học thuộc, mà là phải không ngừng nhắc lại, phải để cho nó cắm rễ thật vững chắc. Khi nó còn đọc các kinh điển khác thì có thể đọc Hiếu Kinh, Luận Ngữ, những loại giáo dục sinh hoạt, giáo dục đức hạnh này, mỗi ngày phải nhắc lại cho nó. Bởi vì đọc kinh là để huấn luyện định tánh, mà Đệ Tử Quy là khiến cho ngôn ngữ hành vi của nó theo khuôn phép. Khi nó theo khuôn phép với những kinh điển này rồi thì sẽ không nói mà hợp với diệu đạo.

"Khoan vi hạn, khẩn dụng công, công phu đáo, trệ tắc thông" Cho nên đọc sách có kế hoạch, nhưng quý vị cũng đừng nên xếp quá sít sát, khiến mình bị áp lực, "khoan vi hạn, khẩn dụng công", phải luôn luôn đốc thúc mình chăm chỉ một chút. Nhưng nếu như học tập lúc nào cũng ngủ gục thì phải làm sao? Trong Tam Tự Kinh có nói đến "đầu huyền lương, chùy thích cốt", đây là phương pháp của người xưa, họ đem tóc buộc vào cái cột ở trên mái nhà, khi ngủ gục thì sao? Thì toàn bộ tóc bị nhổ lên, đau đến nỗi không còn buồn ngủ nữa; ngoài ra có một học trò lấy một cây nhọn nhọn, nếu như ngủ gục, thì lập tức bắp đùi như thế nào? quý vị không nên dạy con quý vị làm như vậy, lúc đó đừng nói là thầy Thái dạy nhé.

Người xưa có một quyết tâm như vậy, đương nhiên quý vị không thể để cho thân thể con cái bị thương, quý vị có thể dạy nó khi ngủ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net