TẬP 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
khoảng hai ba tuần là trở về nhà ông bà ngoại, tôi cũng có tiêu chuẩn đi theo, nên mỗi lần theo mẹ về cùng, thứ nhất có thể học tập hiếu tâm của mẹ, thứ hai là vì mỗi lần trở về ông bà ngoại rất vui, thường đem rất nhiều thức ăn cho tôi. Uống hết một lon nước, họ lập tức lấy thêm lon nửa, có khi uống liền hai ba lon. Trong lúc uống cũng có thể cảm nhận được tình thương yêu của ông bà nội ngoại đối với mình. Thật ra để con trẻ thường tiếp xúc ông bà nội ngoại, họ có thể cảm nhận được niềm vui ruột rà, điều này cũng rất quan trọng. Khi trở về trong nhà có thể quan sát được gạo sắp hết, dầu cũng sắp hết, chúng ta đều chủ động mua giúp cha mẹ, như vậy nhất định cha mẹ cảm thấy vô cùng ấm áp. Ngoài ra người già thường sợ không có sức khỏe, nên chúng ta cũng phải thường thảo luận với cha mẹ một vài quan niệm về sức khỏe. Có tri thức về sức khỏe, mới đưa ra lựa chọn và phán đoán về sức khỏe.

Chúng ta gặp mặt, người ta nói người già khi gặp mặt đều nói: ăn nhanh một chút mới không cao huyết áp, mới không bị ung thư. Vì tuổi lớn ăn càng thanh đạm, gánh nặng về sức khỏe càng ít. Nhưng quý vị phải thông qua thảo luận với cha mẹ, dần dần rồi nói với họ ăn uống thanh đạm tốt. Bằng không vì thời đại trước chúng ta nghèo nên đã rất sợ, họ cảm thấy không ăn nhiều cá thịt hình như không đủ dinh dưỡng. Thậm chí hiện nay đều đề xướng ăn gạo lức, gạo mầm có dinh dưỡng hơn. Đó toàn là tố chất dinh dưỡng, cơm gạo trắng nhiều đường. Nhưng nếu như chúng ta đem gạo lức, thậm chí lấy khoai lang, những thứ này đều nhiều dinh dưỡng hơn, đem cho cha mẹ ăn, họ nghĩ rằng hiện nay cuộc sống của ta đã tốt hơn rồi, còn bắt ta ăn những thứ này, ta muốn ăn cơm trắng. Quan niệm của họ nhất thời không thay đổi được, quý vị phải thảo luận với họ và hướng dẫn từng bước.

Chúng ta kiến lập cho cha mẹ, kiến lập cho người nhà quan niệm chính xác, để họ thân thể tốt hơn. Kiến lập quan niệm này cũng không phải một lần là được, dục tốc bất đạt. Chúng ta không thể quá gấp gáp, không được áp đặt người quá đáng. Các vị phải ăn cái này mới được, đừng nói năng lôi thôi. Như vậy cha mẹ hay là người nhà, trong lòng cảm thấy dễ chịu chăng? Không dễ chịu. Khi trong lòng không dễ chịu, thức ăn dù có dinh dưỡng cũng không dễ tiêu hóa.

Có một người bạn, là một cô gái, vừa lúc cô ta nghe bài giảng của chúngtôi, hiểu được ăn uống nên giảm bớt thức ăn về thịt, ăn nhiều rau, có lợi ích rất lớn cho sức khỏe. Cô ta nghe xong rất vui, khi trở về nói với chồng: bắt đầu từ hôm nay em sẽ không nấu thịt cho anh ăn, vì em lo cho sức khỏe của anh, nên anh phải cảm kích. Ngày đó trở về, có dứt khoát chăng? Rất dứt khoát, nhưng quá gấp gáp sẽ có hiệu quả ngược lại. Cho nên một hai tuần sau, cô ta đến trung tâm tìm tôi, sắc mặt không được tốt. Cô ta nói: chồng tôi thật sự không tiếp nhận, tôi vì muốn tốt cho anh ấy, hy vọng anh được mạnh khỏe, nên không nấu thịt cho anh ăn, vậy mà anh ấy không tiếp nhận. Cô ta nói một hồi, tôi liền rót cho cô ta một ly nước. Khi cô ta đang uống nước, tôi liền nói với cô ta. Tôi nói: nếu như chồng cô có bạn gái, cô phải chịu trách nhiệm. Cô ta giật mình. Tôi nói: nếu chồng cô mắc bệnh cao huyết áp, cô cũng phải chịu trách nhiệm. Con cái cô ngày càng ít cơ hội gần gũi cha, quan hệ cha con sẽ bị ảnh hưởng cô cũng phải chịu trách nhiệm. Tôi càng nói cô ta càng bực bội, sao lại như vậy. Tôi lại hỏi cô ấy: hôm nay cô không nấu thịt cho chồng mình ăn, xin hỏi anh ta có ăn không? Cô ấy nói: Có, nhưng anh toàn đi ăn bên ngoài. Tôi nói: đúng rồi, ra bên ngoài ăn, có thể lại đến quán rượu ăn, ở đó rất nhiều con gái, đúng lúc gặp nhân duyên không tốt, phải chăng có thể sẽ xảy ra chuyện? Nên có anh ấy có bồ cô phải gánh lấy trách nhiệm. Ra bên ngoài ăn cơm, bên ngoài nấu vừa dầu vừa mặn, có thể ăn khoảng ba năm huyết áp tăng cao, sẽ bị cao huyết áp, cô cũng phải chịu trách nhiệm. Chồng ngày nào cũng ăn bên ngoài, không thể có sự câu thông tốt và yêu thương chăm sóc tốt cho con cái, nên quan hệ cha con cũng là do cô phá hoại, thế nên cô cũng phải chịu trách nhiệm. Cô ta giống như rất bị uất ức vậy. Tôi nói: mục đích ban đầu cô làm điều này là gì? Là vì khiến chồng cùng người nhà được mạnh khỏe, xin hỏi hiện nay cô đã đạt mục đích chưa? Con người rất nhiều khi mục đích chính xác nhưng đi đến nửa đường là quên hết, đều xử sự theo cảm tính.

Tôi liền nói với cô ấy, nếu muốn một người tiếp thu một quan niệm, không phải là chuyện trong chốc lát, phải làm sao mà không để lại dấu vết. Ví dụ nói tuần này nấu ba món thịt, tuần sau giảm bớt còn hai món, tháng sau chỉ còn một món, giảm từ từ để chồng mình không cảm thấy được. Nhưng khi không nấu thịt, món rau đem lên phải ngon. Thế nên cô phải mau học người khác, làm sao để nấu thức ăn chay ngon hơn ăn thịt. Chồng cô vừa ăn vùa nói, món ăn này là gì, sao ngon thế? Cô nói đây là món rau chay gì gì đó, như vậy anh ta đối với thức ăn chay có thể dễ tiếp nhận hơn.

Ngoài ra những quan niệm chính xác này, phải thảo luận từng chút một với anh ta. Ví dụ như người nữ có thể phát huy được sự ôn nhu của mình. Nói với chồng: sức khỏe của anh là hạnh phúc của đời em, nên sức khỏe của anh rất quan trọng, ăn uống như thế nào để được mạnh khỏe? Cuốn sách này của tiến sĩ Lôi Cữu Nam viết rất hay hoặc là vị chuyên gia nào đó viết rất hay, trong đó có quan niệm gì. Quý vị từng câu từng câu dần dần truyền tải cho anh ta, như vậy rất dễ tiếp thu.

Sau đó tôi lại kiến nghị với cô ta. Tôi nói: đôi lúc cô nên dẫn chồng mình cùng đến nghe giảng, học xong buổi trưa ở lại cùng mọi người, cùng ăn cơm với những thầy cô giáo ở trung tâm. Anh ta sẽ cảm thấy người này cũng ăn chay, người kia cũng ăn chay. Như vậy anh ta không cảm thấy ăn chay là việc rất kỳ lạ. Khi ăn thầy cô giáo bên cạnh nói với anh ta, ăn chay cũng không tồi nhỉ. Anh ta liền nói, à rất ngon, rất ngon. Từ từ sẽ có nếp sống đoàn thể. Sau đó chồng cô ta hai ba tháng sau cũng ăn chay rất tự nhiên.

Vì thế chúng ta quan tâm cha mẹ, quan tâm người nhà cũng không nên quá gấp gáp. Đương nhiên nếu quý vị quan tâm sức khỏe người khác, đầu tiên chính mình phải đầy đủ tri thức. Có câu: "tri thức chính là sức mạnh", rất nhiều người tri thức của họ trên một phương diện nào đó thì rất phong phú. Đều là trong cuộc sống khi cần mới nâng cao, ví dụ nói sức khỏe của mẹ có chút vấn đề, chúng ta mới hiểu được lập tức đi nghiên cứu về vấn đề này. Chúng ta không nên đợi đến khi sức khỏe người nhà có vấn đề mới học, lúc này quý vị sẽ cảm thấy rất mệt. Hiện nay chúng ta nên học trước thật tốt, đem những quan niệm này vào trong gia đình. Đây là "dưỡng phụ mẫu chi thân".

Tiếp theo là "dưỡng phụ mẫu chi tâm", khiến trong lòng cha mẹ có thể thường được vui vẻ tự tại. Ở đây có một tiền đề chính là những gì chúng ta làm, nhất định khiến họ yên tâm, không lo nghĩ gì. Nếu như đức hạnh chúng ta không tốt, mặc dù mỗi ngày chúng ta đều để cha mẹ ăn những món ngon, cha mẹ ăn rồi có cảm thấy vui chăng? Không thấy vui. Có thể họ vừa ăn vừa lo lắng cho chúng ta.

Các bậc cha mẹ của của chúng rất nội tâm, những cảm nhận trong lòng họ đôi khi không để lộ ra trong ngôn ngữ, nên chúng ta phải biết cách lãnh hội tâm cảnh của cha mẹ và những gì cha mẹ cần.

Trong Luận Ngữ có nói, quân tử phải có "cửu tư", có chín điều phải thường biết cách quán chiếu một vài thái độ, chín điều nào? Thứ nhất là "thị tư minh", thứ hai là "thính tư thông", phải nên từ trong cách nói năng của cha mẹ, nhận ra được những nhu cầu trong lòng họ. Ví dụ chúng ta rất lâu không gọi điện cho cha mẹ, mà đợi mẹ gọi đến. Đợi cha mẹ gọi cho chúng ta, chúng ta quả thật quá thất lễ. Cha mẹ đến thăm hỏi quý vị tình hình công việc hiện nay, tuy đang hỏi tình trạng công việc của quý vị. Trên thực tế chúng ta nên nghe ra được, họ đang nhớ chúng ta, thậm chí là đang nhớ cháu chắt. Chúng ta nghe ra được thì không nên đợi cha mẹ mở miệng mà chủ động trở về thăm nom.

Thật ra con người chỉ cần trên 60 tuổi thì sự già cả ngày càng rõ ràng, nên khi chúng ta một hai tháng chưa về thăm cha mẹ, khi trở về nhìn thấy có cảm giác như thế nào? Sao lại già đi rất nhiều. Chúng ta cần phải trân quý cơ hội gần gũi cha mẹ, thể hiện nhiều hơn tấm lòng cha mẹ. Thường quan tâm, hỏi han, đây là "dưỡng phụ mẫu chi tâm".

Tiếp theo là "dưỡng phụ mẫu chi chí", tâm nguyện của cha mẹ. Trong Hiếu Kinh có câu: "thân thể tóc tai và da thịt này là nhờ cha mẹ mà có, nên không giám hũy hoại tổn thương, đây là khởi nguồn của hiếu". Cho nên chúng ta phải chăm sóc tốt sức khỏe chính mình, đây là việc làm đầu tiên của hiếu đạo. Lập thân hành đạo dương danh với hậu thế để làm cha mẹ nở mặt là việc hiếu sau cùng.

Nếu chúng ta dùng đức hạnh của mình cống hiến cho gia đình, cho xã hội, ai là người hạnh phúc nhất, mãn nguyện nhất? Là cha mẹ còn có thầy cô, đây là "dưỡng phụ mẫu chi chí". Vì mỗi người thật ra đều có một phần thiện tâm, hy vọng có thể cống hiến cho xã hội. Rất nhiều bậc cha mẹ vì toàn tâm toàn ý vun bồi cho con cái. Ở rất nhiều phương diện trong xã hội họ muốn tận lực, đôi khi lực bất tòng tâm, cho nên khi con họ có thể cống hiến lớn lao cho xã hội, họ sẽ cảm thấy rất an ủi.

Ở Hải Khẩu có một cô giáo, cô học Đệ Tử Quy hơn ba tháng, sáng tối cô nhất định đọc qua một lần. Sau hơn ba tháng cô ta chủ động đến nói với tôi. Cô nói: Thầy Thái à, bài học hay như vậy, không thể chỉ có tôi và con tôi được lợi ích, phải để cho nhiều đứa trẻ có thể nghe được giáo huấn của thánh hiền, cho nên cô ta quyết định trở về quê nhà, phổ biến rộng Đệ Tử Quy, cô ta có chí hướng như vậy. Tục ngữ nói: "nhân hữu thiện nguyện, thiên tất tùng chi", con người chỉ cần dũng cảm gánh vác, bỏ công sức. Khi cô bắt đầu bước đi, cô không sợ mình đứng không vững. Vì cô bước đi bước đó, bên cạnh nhất định có người giúp cô giữ vững, sợ cô làm hư công việc, bởi đây là việc tốt. Khi cô chủ động đề cập, ở trung tâm rất nhiều thầy cô lập tức đem kinh nghiệm dạy học chia sẽ với cô ấy. Tôi cũng đem một bộ Đức Dục Khóa Bổn, có hơn 700 câu chuyện thánh triết tặng cô, cô cũng rất hoan hỷ, liền bắt đầu dạy.

Khi học đến "xuất tắc đệ" trong đó có một câu là: "sự chư phụ, như sự phụ. Sự chư huynh, như sự huynh", bản thân cô giáo này làm việc ở phi trường, chưa từng tiếp nhận qua sự huấn luyện về sư phạm của học đường, nhưng vì có thiện tâm này, tấm lòng thương yêu giáo dục nên cô bỏ ra rất nhiều thời gian để nghiên cứu câu này dạy như thế nào. Rất nhiều tâm cảnh cần phải thông suốt, và trên thực tế hành vi phải bỏ ra mới cảm nhận được. Cô ta liền mua một thùng vải, sau đó trở về quê dạy câu này cho bọn trẻ. "Sự chư phụ, như sự phụ. Sự chu huynh, như sự huynh", cô nói với học sinh, chúng ta học xong "nhập tắc hiếu" đã hiểu được người làm cha mẹ vô cùng cực khổ gian lao. Thế nên chúng ta cần phải tôn kính cha mẹ mình. Cũng vậy, cha mẹ người khác cũng gian nan như thế cũng rất cực nhọc, nên chúng ta đối diện với tất cả các bậc cha mẹ và trưởng bối. Không chỉ là cha mẹ người khác mà tất cả người già cũng đều dùng tuổi xuân của họ, cống hiến cho xã hội này, nên chúng ta đều phải tôn kính họ. Đó là "sự chư phụ, như sự phụ. Sự chư huynh, hư sự huynh", giảng xong bài này cô nói với học sinh: bây giờ chúng ta đem số vải này cho những trưởng bối trong thôn chúng ta ăn. Khi các con đem cho họ, cần phải có lễ phép, cần phải hành lễ hỏi han họ. Các em nhỏ nghe xong rất vui mừng, chúng lập tức như ong vở tổ chạy tới chạy lui trong thôn này, toàn bộ thôn này rất náo nhiệt. Toàn bộ thôn này tràn ngập nếp sống như thế nào? Kính lão tôn hiền, nếp sống kính già yêu trẻ. Tin rằng mỗi bậc trưởng bối, trưởng giả khi nhận được chùm vải này, trong lòng nhất định rất vui.

Còn khi bọn trẻ nhìn thấy các bậc trưởng bối hoan hỷ như vậy, nhất định sẽ ghi dấu trong lòng chúng. Về sau khi chúng cung kính với người, chúng sẽ sinh tâm hoan hỷ. Sau ngày hôm đó, cách hai ngày cha cô gọi điện cho cô, ông nói với con gái_Ông nói con gái à, rất nhiều trưởng bối trong thôn đều gọi điện thoại đến nhà, các vị trưởng bối này nói, con gái ở quê mình đã gả đi, xưa nay chưa có ai yêu thương quê hương mình như vậy. Đã gả đi rồi mà vẫn quan tâm quê hương mình như vậy, thế nên các bậc trưởng bối này đều rất cảm động.

Các bạn, trong lòng cha cô ấy cảm thấy như thế nào? Cảm thấy rất vinh quang, đây là "dưỡng phụ mẫu chi chí", cha cô ta lại nói: con gái à, con có thể tìm thấy giá trị của nhân sinh, cha rất vui vì con. Các bạn, hành vi này của con gái đem niềm vui đến cho cha là một ngày hay là hai ngày? Là bao lâu? Là an ủi suốt cả đời. So với chúng ta cầm một bao thức ăn ngon cho cha mẹ ăn, đó là hai việc hoàn toàn không giống nhau, nên chúng ta đang học tập "thần tắc tĩnh, hôn tắc định", chúng ta phải khéo léo để lãnh hội. Đem sự quan tâm đối với cha mẹ, từng chút từng chút lan rộng vào trong cuộc sống, lan rộng đến "dưỡng phụ mẫu chi thân, dưỡng phụ mẫu chi tâm, dưỡng phụ mẫu chi chí".

Tiết học này hôm nay chúng ta chỉ học đến đây, cám ơn mọi người.

Hết tập 8


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net