TẬP 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 8

Chào các bạn buổi sáng. Sáng hôm nay mọi người có đọc qua một lượt Đệ Tử Quy chăng? Có. "Hiếu học cận hô trí", chỉ cần mọi người giữ mãi tâm hiếu học này, đạo đức và học vấn nhất định có thể thành tựu.

Tô Cách La Đệ là một nhà triết học rất nỗi tiếng của cổ Hy Lạp. Lần đầu tiên dạy học sinh, ông nói hôm nay chỉ dạy một động tác, cũng rất đơn giản. Chính là đưa tay tới trước, sau đó đưa về sau, cứ đánh tay như vậy, làm 300 cái. Khi làm xong ông nói với học sinh, các em mỗi ngày đều làm một lần, học sinh cảm thấy như thế nào? Rất đơn giản. Nhưng sau một tháng, ông hỏi học sinh: hiện nay ai còn đánh tay mỗi ngày đưa tay lên? Chiếm khoảng 90 phần trăm mà thôi. Sau hai tháng hỏi lại chỉ còn lại 30 phần trăm mà thôi. Một năm sau hỏi lại chỉ còn lại một người duy nhất, người đó là ai? Bác La Đồ ,chính là thừa truyền của Tô Cách La Đệ, nhà triết học quan trọng thứ hai của phương tây.

Thật ra cầu học vấn, trong chỉ điểm của Tô Cách La Đệ chúng ta sẽ biết, quan trọng nhất chính là kiên trì. Khi chúng ta mỗi ngày đều có thể tranh thủ thời gian để thâm nhập kinh điển thánh hiền, nước chảy đá mòn nhất định có thể thành tựu. Chúng ta cũng nên duy trì thái độ như vậy. Ví dụ nói mỗi ngày học thuộc năm câu Luận Ngữ hoặc là thuộc lòng ba câu. Cứ như vậy suốt một năm, có thể thuộc hết toàn bộ cuốn Luận Ngữ. Thế nên chúng ta nhất định phải duy trì thái độ học tập như thế.

Tôi thường giao lưu với rất nhiều thầy cô giáo sau buổi học. Tôi hỏi họ, trạng thái học tập năm ngày này, so với cuộc đời của quý vị, có khi nào siêng năng hơn năm ngày này chăng? Họ đều nói không có, đều cảm thấy năm ngày này là thời gian học tập chuyên chú nhất trong đời họ. Tôi nói đây là điểm bắt đầu, nhưng chắc chắn không phải kết thúc, nên giữ mãi thái độ học tập này.

Có một vị chủ nhiệm giáo vụ đến học năm ngày, sau khi học xong ông ta mời tôi đến diễn giảng ở trường họ. Ông nói những gì ông ghi chép trong năm ngày này, số lượng ghi chép nhiều hơn ông học đại học bốn năm. Cho nên tiềm lực học tập thật sự của một người là không có hạn lượng.

Nhưng vì sao năm ngày này thái độ học tập của họ tốt như vậy. Tra cứu nguyên nhân của nó là vì họ cảm thấy học vấn của thánh hiền đích thực có thể lợi ích học sinh, khiến phần trách nhiệm của họ được khởi dậy, nên cuộc sống có chí hướng, nhất định có thể khai phát tiềm lực. Ngoài duy trì ra chúng ta phải nỗ lực thực hiện.

Hôm qua chúng ta học đến: "cha mẹ gọi không nên chậm trễ. Mệnh lệnh cha mẹ không nên biếng nhác. Cha mẹ dạy phải cung kính lắng nghe. Cha mẹ trách phạt phải thuận theo". Toàn đoạn văn này quan trọng nhất là có tâm cung kính đối với cha mẹ, bất luận là lời nói hay hành động cũng vậy, tâm cung kính không chỉ đối với cha mẹ mà đối với tất cả những người gặp được đều không mất đi sự cung kính.

"Phụ mẫu hô", nghĩa là lời gọi, chúng ta lập tức đến ngay. Cũng như thế, trong khi nói chuyện cùng cha mẹ chúng ta cũng nên vui vẻ thoải mái, tiếng nói nhẹ nhàng. Có khi thấy ngoài mặt đang ứng đối với cha mẹ, âm thanh khẩu khí không lớn nhưng trong lòng có cảm giác chán nãn, lúc này chúng ta thường có thể quán chiếu tâm mình, khi thấy bực mình lập tức thay đổi, nên đạo đức học vấn, căn bản nhất là chỗ hạ thủ, nghĩa là từng giờ từng phút có thể quán chiếu tốt tâm của mình. Khi ý niệm không đúng lập tức chỉnh đốn lại, như vậy ngôn ngữ hành vi của chúng ta sẽ không đến nỗi sai lệch quá lớn.

Có lần tôi đến tìm người bạn, đúng lúc anh ta đang đối diện với sự chọn lựa trong cuộc đời. Phải từ một trường đại học tư lập, chuyển đến trường đại học công lập. Anh ta đang nói với cha cách chọn lựa của mình, hy vọng ba anh ta có thể ủng hộ anh ta làm như vậy. Đúng lúc tôi bước vào anh ta vừa nói đến một nửa. Khi tôi bước vào anh ta liền nói, mời anh ngồi tôi nói chuyện với ba tôi trước. Khi đó tôi ngồi bên cạnh, thấy một người con rất cung kính trình bày với ba mình về tình hình công việc của mình hiện tại. Cách nói êm tai và thái độ lễ kính đó lưu lại trong tôi một ấn tượng rất sâu sắc. Tin rằng con cái anh ta được huân tập trong một gia đình như vậy cũng là một quân tử nhanh nhẹn.

Chúng ta hồi tưởng một chút, lớp thanh niên hiện nay khi quyết định về cuộc đời, có đi hỏi qua ý kiến của cha mẹ chăng? Có đem tình hình của mình nói rõ ràng với cha mẹ, giảm thiểu sự lo lắng của cha mẹ. Nếu trong lòng cha mẹ thường không biết con mình đang làm gì, như vậy không biết khiến họ lo lắng đến chừng nào. Cho nên khi một người thật sự rất cung kính với cha mẹ, nhất định sẽ làm cảm động những người thấy được. Ngoài việc ở nhà phải cung kính với cha mẹ ra, trên thực tế "lão bà hô", vợ kêu cũng phải như thế nào? Cũng không được chậm trễ. Giữa vợ chồng ngôn ngữ lời nói cũng phải tương kính như tân, rất tôn trọng. Như vậy đã làm tấm gương tốt nhất cho con cái rồi. Hiện nay giữa vợ chồng nói chuyện có chú ý đến điểm này chăng? Làm người càng thân càng không được tùy tiện, càng thân phải càng tôn trọng, vì thế lễ không thể mất. Cho dù người thân đến đâu nhưng lễ phép bao giờ cũng phải giữ.

Có một bạn nhỏ khi nghe mẹ nó nói chuyện. Nói chuyện xong người mẹ cúp điện thoại, đứa con trai liền nói với bà: Mẹ à, có phải mẹ mới nói chuyện với ba không? Quý vị xem đứa bè này từ nơi khẩu khí nói chuyện của người mẹ, liền biết được nhất định là nói chuyện với ba, vì sao? Khi vợ nói chuyện với chồng đều là khẩu khí như thế nào? Tốt hay không tốt? Nên người mẹ vừa nghe trong lòng thấy giật mình. Quý vị xem thái độ của chúng ta đối với chồng, con cái đều có thể nhận ra nên cần phải điều chỉnh lại.

Có khi thấy số điện thoại hiện lên là của chồng, vừa cầm lên: a lô! Gì thế? Quý vị thấy khẩu khí này con cái đều có thể phân biệt được, là ba gọi về, thế nên người mẹ lập tức thay đổi. Hôm đó, chồng bà lại gọi điện về, bà rất lễ phép. A lô! Anh à! Chồng bà nói: xin lỗi tôi gọi nhầm, và cúp điện thoại. Sau đó người chồng gọi lại, chồng bà nói: là em hả? Khi thái độ chúng ta thay đổi thì gia đình cũng sẽ thay đổi, nên đừng xem thường thái độ của ngôn ngữ lời nói.

Lần này đón năm mới, có một vài thầy cô giáo đem 40 tập Hạnh Phúc Nhân Sinh tôi giảng ở HongKong, đem về quê cho số học trò của họ xem. Trong đó có một vị trở về Ninh Ba tìm bạn học anh ta. Khi xem, vì chồng của người bạn học này chưa về nhà, đúng lúc công ty đang bận nên chồng người bạn này tối ba mươi tết mà quên gọi điện về. Rốt cuộc vừa sợ bị vợ la, lại về trễ đến hai ngày. Đến ngày mồng hai tết muốn gọi về lại nghĩ rằng nhất định sẽ bị la, nên tiếp tục kéo dài, kéo dài đến ngày mồng năm mới gọi về. Đúng lúc đang xem đĩa giảng về Hạnh Phúc Nhân Sinh, xem được một nửa thì chồng cô gọi về. Vừa bắt điện thoại, ông chồng có chút lo sợ, sợ nhất định bị vợ mắng. Người chồng nói: xin lỗi, đến bây giờ anh mới gọi điện về. Người vợ lập tức nói: anh quá vất vả quá, đến tết mà cũng không được về nhà. Mẹ con em rất cám ơn anh ở bên ngoài làm việc cực khổ. Người chồng nghe vậy cảm thấy kỳ lạ, sau đó cúp điện thoại, không bao lâu người chồng lại gọi điện thoại về. Anh ta nói: hay là em cứ mắng anh vài câu, như vậy anh thấy dễ chịu hơn. Cho nên vợ chồng sống với nhau, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến nếp sống gia đình. Quan hệ vợ chồng tốt, nhất định phải bắt đầu từ thái độ của lời nói ngôn ngữ.

"Phụ mẫu mệnh, hành vật lại", chúng ta đối với việc mà cha mẹ giao phó, không thể thất tín. Cũng thế đối với việc đã hứa với vợ và con cái, chúng ta cũng phải nói là giữ lời. Khi chúng ta nói biết giữ lời, con cái đối với chúng ta vô cùng tôn kính.

Thật ra trước đây khi tôi dạy học, chúng tôi không xem thường câu nói nào, nhất định phải ghi nhớ, không thể thất tín với học sinh. Khi chúng ta làm được tất cả những gì mình nói ra, học sinh đối với quý vị đều rất tôn trọng.

Tôi nhớ năm đầu tiên làm chủ nhiệm lớp, có lần đúng lúc có hội thể thao. Tất cả học sinh đều đến thao trường sắp hàng, đương nhiên chúng tôi cũng ở đó cùng học sinh. Đúng lúc tôi cần lấy đồ liền trở về phòng làm việc. Lúc đó gặp được một vị phụ huynh, một người cha cầm một số nước uống muốn đi lên lầu bốn, đến phòng học của chúng tôi.

Vị phụ huynh này vì sao đợi lúc học sinh đều đi tập trung mới đem nước uống lên, vì sao? Vì cảm thấy ngại. Có thể thấy được, vị phụ huynh này rất ít đến trường. Rất ít khi đến trường nói lên rằng rất ít khi nói chuyện với thầy cô giáo. Vì sao phụ huynh ít khi nói chuyện với thầy cô giáo? Chúng ta làm thầy cô cũng phải tự mình phản tỉnh xem, khi chúng ta quan tâm tới con cái họ, có thể làm khởi dậy ở họ sự chủ động liên lạc nói chuyện, đây là tánh lương thiện tuần hoàn. Cho nên phải thường lợi dụng sổ liên lạc, khen ngợi con họ nhiều hơn, tự nhiên cây cầu này có thể nối được.

Người cha này cũng không quen nói chuyện với thầy cô giáo, nên lợi dụng lúc không có ai thể hiện một chút tâm ý, đem số nước uống này để ở lớp học rồi ra về. Đúng lúc tôi trở lại lấy đồ đã gặp được, vừa gặp ông ta liền thoái lui mấy bước, giống như là rất ngại vậy đó, tôi bắt đầu nói chuyện với ông. Chúng ta nói chuyện với bất cứ ai cần phải nắm bắt một nguyên tắc, khi gặp người khác là phải khen. Quý vị có thể khen ngợi con họ, có thể khen ngợi ưu điểm của họ.

Chúng ta đều thích người khác tán thán mình, nên khi mình khen ngợi con cái họ, trong lòng của họ sẽ rất vui, cảm thấy được tôn trọng. Nếu như vừa gặp phụ huynh là bắt đầu đem vấn đề của con họ nói ra hết, như vậy họ cảm thấy không dễ chịu. Thế nên nhân tình không thể xem nhẹ, chúng ta cần tùy thuận nhân tình, khi nói chuyện với người khác. Tôi liền bắt đầu đem những biểu hiện tốt của con ông trong thời gian gần đây chia sẽ với ông ta, cũng để ông hiểu thêm. Trong quá trình nói chuyện, vị phụ huynh này nó: Thầy giáo à, con tôi rất tôn trọng thầy, nó không tôn trọng thầy giáo trước của nó. Vì tôi dạy em năm lớp sáu, lớp năm là thầy khác dạy. Tôi liền nghe ông nói tiếp, ông nói: thầy giáo trước đây nói: khi ăn cơm trưa mọi người cùng ăn. Nhưng học sinh còn khoảng một nửa chưa bắt đầu, thầy ở sau đã ăn rồi. Thầy Thái, thầy đều cùng ăn với học sinh.

Thật ra tôi không phải cùng ăn với học trò. Đợi học trò ngồi xong, tôi dạy chúng một câu tục ngữ địa phương, vì tục ngữ địa phương đều bao hàm triết học nhân sinh rất sâu sắc. Như tiếng địa phương có câu: "đầu cây đúng vững, không sợ đuôi cây bị gió thổi". Câu này dùng vào giáo dục đức hạnh của chúng ta, rất thích hợp.

Khi căn bản đức hạnh của con cái không cắm vững, thì năng lực của chúng càng cao càng nguy hiểm, vì bên ngoài rất dễ bị mê hoặc, càng có năng lực đến lúc đó lại không chịu được mê hoặc. Trèo càng cao thì té càng nặng. Những câu tục ngữ địa phương này, đối với nhân sinh đều có khai thị rất lớn.

Thế nên đầu tiên tôi dạy chúng một câu tục ngữ địa phương, khi dạy xong chúng mới bắt đầu ăn. Lúc này tôi đi quanh xem một vòng, đối với ẩm thực không nên lựa chọn. Dùng Đệ Tử Quy để làm mạnh thêm quy tắc cuộc sống của chúng, nên không thể kén chọn thức ăn. Thấy học sinh món ăn đó chỉ gắp một ít, tôi liền nói với chúng: có cần thầy phục vụ các em chăng? Chúng liền rất sợ hải, liền tự mình đi gắp một ít rau xanh, ăn uống như vậy mới quân bình được.

Cho nên khi chúng tôi thường ngồi vào bàn ăn, chuẩn bị ăn thì đã có hai ba học sinh ăn no. Vì thế chúng ta không xem thường một câu nói, học sinh đều nhìn thấy hết và ghi nhớ trong đầu. Những lời nói và việc làm của mình phải nhất trí, mới thật sự nhận được sự tôn trọng của học sinh, và con cái đối với mình.

"Phụ mẫu giáo, tu kính thính. Phụ mẫu trách, tu thuận thừa". Chúng ta cần hiểu rõ về chữ thuận một chút. Tất cả sự trách mắng của cha mẹ, yêu cầu của cha mẹ phải chăng chúng ta đều nên thuận làm theo? Vì trong mấy mươi năm nay, rất nhiều người đã ngộ nhận về văn hóa xưa. Họ cảm thấy, Nho gia nói hiếu thuận hiếu thuận, chính là cái gì cũng phải thuận theo, đó là ngu hiếu. Nói như vậy có đạo lý chăng? Thật ra người nói lời như vậy, có thể họ đến một cuốn kinh cũng không xem từ đầu đến cuối. Các bậc thánh hiền tuyệt đối không dạy như vậy.

Thuận có hai tình hình. Khi cha mẹ trách cứ chúng ta đều là chính xác. Chúng ta phải nhanh ghi nhớ và thực hành cho tốt, lúc này phải thuận. Khi cha mẹ trách mắng và yêu cầu không đúng, lúc này không nên cãi lại, phải biết cách thuận thế mà làm. Tình hình trước mắt quý vị muốn lý sự, chỉ khiến giữa cha con xung đột càng lớn, nên chúng ta lùi một bước trước mới tính tiếp, đợi thời cơ tốt mới thương lượng với cha mẹ. Cho nên phía sau Đệ Tử Quy nói đến: "thân hữu quá, gián sử cánh, di ngô sắc, nhu ngô thanh". hiếu thuận của Trung Quốc, thuận ở đây tuyệt đối không phải tất cả những yêu cầu của ba mẹ chúng ta đều phải làm.

Trước phải phân biệt đúng sai, hiếu thuận nhưng phải dùng lý trí. Khi cha mẹ có sai lầm nếu chúng ta không khuyên, như vậy chúng ta là người bất hiếu, đây không phải là cách làm người con hiếu, phải có thái độ. Ngoài việc cha mẹ dạy phải cung kính lắng nghe ra, thầy cô giáo dạy cũng phải cung kính lắng nghe. Một người có đạo đức và học vấn tốt hay không, ngoài việc có thầy cô giáo giỏi ra, một nhân tố quan trọng hơn là thái độ học tập của chính mình. Nhất định phải ó tâm kiền thành cung kính đối với thầy cô giáo, tuyệt đối không được bằng mặt không bằng lòng. Học vấn có thành tựu đến đâu, có thể từ trong tâm cung kính mà đoán ra được. Một phần thành kính đạt được một phần lợi ích, mười phần thành kính liền được mười phần lợi ích. Vì mỗi việc mà thầy cô giáo dặn dò hay giao phó, rất có thể chúng ta vẫn chưa hiểu thấu đáo.

Học học vấn giống như 20 tầng lầu, thầy cô giáo có thể ở tầng lầu mười mấy, chúng ta chỉ ở tầng lầu thứ hai thứ ba. Mười mấy tầng lầu có thể nhìn thấy cảnh vật, chúng ta có thể thấy được chăng? Không thấy được. Thầy cô giáo chỉ đều là mục tiêu lâu xa. Quý vị nói: Thầy à, em không sao thấy được nên không cảm nhận được, tại sao phải làm như vậy? Lúc này chúng ta không thật thà y giáo phụng hành thì không đạt được lợi ích. Người hiện nay vì sao khó thành tựu học vấn? Đều phạm một sai lầm rất nghiêm trọng, chính là chúng ta thường dùng tâm tiểu nhân đo lòng quân tử. Đem đạo lý trong luận ngữ đều hiểu theo cách nghĩ của mình. Lấy cảnh giới của Khổng tử từ tầng lầu thứ 20 kéo xuống bao nhiêu? Kéo xuống tầng hai tầng ba.

Có khi còn cảm thấy câu này Khổng tử nói không đúng. Cho nên bắt đầu học với thầy cô giáo tuyệt đối không được phê phán. Trước nên thật thà làm theo, quý vị chân thật làm liền cảm nhận được một phần. Khi cảnh giới nâng cao, dần dần sẽ lý giải được, ồ những gì thầy giáo nói đích thực là chân thật bất hư, nên thầy cô giáo dạy cũng phải cung kính lắng nghe. Tiếp đến cấp trên nói cũng phải cung kính lắng nghe. Một người trên đường học vấn hay trên sự nghiệp, có thể có thành tựu hay không, trước phải từ trong tâm cung kính khiêm tốn của họ mà cầu được. Cho nên con người co được mới có thể duỗi. Vì thế con cái chúng ta cũng phải dạy dỗ chúng biết cung kính, khiêm tốn, biết cách nơi nơi học tập. Đến một hoàn cảnh xa lạ không nên quá nhiều oán trách. Trước nên học thấy nhiều, nghe nhiều, học nhiều. Cấp trên nói như thế nào chúng ta trước phải thật thà đi làm, đợi khi học vấn và thấu hiểu càng nhiều đối với công ty, mới đưa một vài kiến nghị thích đáng cho cấp trên, như vậy sẽ thích hợp hơn.

Chúng ta xem tiếp một câu văn, chúng ta cùng đọc qua một lượt. "Đông tắc ôn, hạ tắc thanh, thần tắc tĩnh, hôn tắc định, xuất tất cáo, phản tất diện, cư hữu thường, nghiệp vô biến", "Hạ tắc thanh", đây là một chữ cổ. "Xuất tất cáo, phản tất diện" Chữ này là đọc âm, là âm từ cổ xưa truyền lại. Hiện nay thông thường khẩu ngữ chúng ta đều đọc cáo, cả hai cách đọc đều được.

"Đông tắc ôn, hạ tắc thanh", đây là có một câu chuyện, vào thời Đông Hán có một đứa bé chín tuổi, tên là Hoàng Hương. Vì mẹ mất sớm, nó và cha hai người nương tựa nhau mà sống. Sức khỏe cha không tốt nên vào mùa đông sợ cha lạnh, nó thường vào nằm trong mền, ủ cho mền ấm lên mới mời cha lên ngủ. Mùa hạ thời tiết quá nóng, nó lấy quạt quạt cho dường mát, mới mời cha lên giường ngủ. Từ đây chúng ta có thể thấy được, Hoàng Hương lúc nào cũng quan sát nhu cầu của ba mẹ. Phải chăng Hoàng Hương chỉ làm đông ấm hạ mát?

Khi nó có trái tim lúc nào cũng biết quan tâm cha mẹ, tin rằng tất cả sinh hoạt trong cuộc sống của cha mẹ nó đều tận tâm tận lực để làm. Đứa trẻ chín tuổi có thể tận được phần hiếu tâm này, quan địa phương nơi Hoàng Hương ở nhìn thấy rất cảm động. Khi Hoàng Hương đến tuổi làm quan, quan viên địa phương liền cử Hoàng Hương làm Hiếu Liêm. Về sau ông làm quan đến thượng thư nên đích thực người có lòng hiếu thảo, họ cũng có thể tận trung với quốc gia, trung với nhân dân. "Trung thần xuất ư hiếu tử chi môn", thật sự không sai. Vì tấm lòng người con hiếu, nhất định có thể thúc đẩy rộng ra, thương yêu cha mẹ của mọi người, con cái của tất cả mọi người.

Lúc đó nhà vua tán thán Hoàng Hương nói: "Giang hạ Hoàng Hương, cử thế vô song" Giang hạ Hoàng Hương thế gian này không có người thứ hai. Câu chuyện về Hoàng Hương lưu truyền đến thiên cổ. Tin rằng nhà vua làm như vậy, đối với nhân dân có ảnh hưởng chăng? ông có thể lôi kéo nhân dân toàn quốc học theo Hoàng Hương. Vì thế từng lời nói hành động của người lãnh đạo, đều lôi kéo theo nếp sống của cả quốc gia. Như chúng ta làm phụ huynh, làm thầy cô giáo, những gì chúng ta cường điệu, những gì chúng ta yêu thích, cũng sẽ đồng thời ảnh hưởng đến con cái và học sinh của mình. Khi cha mẹ coi trọng đức hạnh thì con cái cũng coi trọng đức hạnh. Khi thầy cô giáo xem trọng đức hạnh, con em cũng học theo như thế.

Chúng ta từ trường hợp của Hoàng Hương, không chỉ là học được quạt nồng ấp lạnh. Quan trọng hơn nữa là phải lãnh hội được chủ tâm của Hoàng Hương, chủ tâm là bản chất của Hoàng Hương. Quạt nồng ấp lạnh là hành vi, hình thức của ông. Bản chất tuyệt đối không vì thời đại mà thay đổi nhưng hình thức sẽ thay đổi, vì tất cả phương thức sinh hoạt giữa người và người đều vì thời đại mà bất đồng.

Ví dụ, ngày xưa nếu gặp nhà vua phải hành lễ như thế nào? Tam quỳ chín khấu lễ. Bản chất của nó là gì? Tâm cung kính vì người lãnh đạo quốc gia mỗi ngày phải xử lý hàng trăm hàng ngàn công việc, lúc nào cũng nghĩ cho nhân dân. Chúng ta là cung kính sự cống hiến của người lãnh đạo đối với nhân dân nên chúng ta hành lễ họ.

Ngày xưa lễ là ba quỳ chín lạy. Hiện nay như gặp thủ tướng, tổng thống. Thấy ở nơi phi trường, lập tức quỳ xuống ba quỳ chín lạy, như vậy được chăng? Người lãnh đạo quốc gia này nói, ai bày làm như vậy? Sao lại dạy như vậy? Không phù hợp với thời đại hiện nay nhưng bản chất có thay đổi chăng? Không. Có rất nhiều người nói, thời đại khác rồi, tất cả đều phải thay đổi. Là hình thức thay đổi chứ không phải bản chất thay đổi. Thế nên văn hóa xưa nếu chúng ta ví nó như một cây đại thọ 5000 năm. Tất cả bản chất và nguyên tắc giống như thân cây này vậy, thân cây này là thẳng đứng, bốn năm ngàn năm không đổ, nhưng mỗi năm nó đều lên mầm mới, đều phải thay lá và nhánh mới. Lá mới và nhánh mới này đều tùy theo ánh mặt trời, không khí của năm đó, công với nguồn nước mới nảy mầm ra, nên những cành lá này nhất định thích hợp khí hậu lúc đó.

Thế nên chúng ta học tập bất cứ kinh văn nào, chúng ta cũng phải nắm bắt bản chất của nó để học, học tập như vậy chúng ta có thể nắm chắc được cương lĩnh. Từ quạt nồng ấp lạnh chúng ta liền lãnh hội được, Hoàng Hương lúc nào cũng có thể thấy được nhu cầu của cha mẹ. Cha mẹ ở phương diện nào cần chúng ta luôn quan tâm? Thân thể.

Chúng ta đem nó quy nạp lại. "Dưỡng phụ mẫu chi thân, dưỡng phụ mẫu chi tâm, dưỡng phụ mẫu chi chí", chữ chí này cũng có thể xem như là tâm nguyện. "Dưỡng phụ mẫu chi thân" việc sinh hoạt ăn ở, ăn mặc phương tiện đều cần phải quan tâm. Nếu chúng ta sống cùng cha mẹ hoặc ở gần. Về phương diện thực vật, khi chúng ta trở về đem theo một ít trái cây, một ít rau tươi. Lúc nhỏ tôi thường thấy mẹ tôi,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net