hanjieun 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NTD đang ngày càng được coi là một nội dung quan trọng trong chính sách và hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Bảo vệ quyền lợi của NTD là một nội dung mang tính hiến định đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 28 của Hiến Pháp 1992 quy định: "Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và NTD". Nguyên tắc này đã được tiếp tục cụ thể hoá trong các bộ luật và nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan chức năng thực hiện công tác BVNTD.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy quyền lợi của NTD trong thời gian qua thường xuyên bị xâm hại. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do pháp luật BVNTD được xây dựng quá sơ sài, không rõ ràng. Thực tế, NTD không những không biết đến những quyền và lợi ích của mình mà thậm chí khi giao dịch với thương nhân, NTD trong nhiều trường hợp bị thiệt thòi, họ cũng chưa có đủ cơ sở pháp lý cũng như công cụ hữu hiệu khác để bảo đảm quyền lợi của mình. Bởi vậy, để nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật bảo vệ quyền lợi của NTD và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, NTD và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với vấn đề bảo vệ quyền lợi của NTD, việc ban hành Luật Bảo vệ NTD trong bối cảnh hiện nay là cần thiết và đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

Chính từ những lý do trên, tôi chọn đề tài Hoàn thiện pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam để nghiên cứu. Về mặt lý luận, khóa luận này góp phần làm rõ thêm những lý thuyết, nguyên tắc bảo vệ NTD của Liên Hợp Quốc cũng như một số nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Về mặt thực tiễn, khóa luận này cố gắng đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện pháp luật BVNTD nhằm phần giải quyết những bất cập trong lĩnh vực BVNTD, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu hội nhập kinh tế.

2. Lịch sử nghiên cứu

BVNTD là một hoạt động còn rất mới mẻ đối với nước ta và dường như không đề cập tới trong thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Các hoạt động này được bắt đầu triển khai từng bước ở nước ta sau khi VINASTAS được thành lập và Pháp lệnh số 13 ngày 27/4/1999 về BVQLNTD ra đời. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, sự phát triển của tự do thương mại cũng như vấn đề quyền lợi NTD ngày càng bị xâm phạm nghiêm trọng, vấn đề BVNTD ngày càng được quan tâm nhiều hơn, trong đó, VINASTAS và các cơ quan quản lý Nhà nước, cùng các phương tiện thông tin đại chúng đã có nhiều hoạt động thực tiễn hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trọng trong việc BVQLNTD.

Về mặt lý luận, đã có một số cuốn sách, công trình nghiên cứu về vấn đề BVNTD, tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế. Những cuốn sách viết về đề tài này bao gồm: cuốn "Tìm hiểu luật BVNTD người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam" của Viện Nhà nước và Pháp luật xuất bản năm 1999; cuốn sách của tác giả Đoàn Văn Trường, "Nghiên cứu người tiêu dùng - những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam", (2002), NXB Khoa học và kỹ thuật; "Hệ thống các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", (2004), NXB Chính trị quốc gia; Lê Thiều Hoa, (2006), "Cẩm nang pháp luật về kinh doanh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng", NXB. Lao động xã hội và Luận văn thạc sĩ Luật học "Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị", (2005) của tác giả Phùng Thị Lan.

Bên cạnh đó, các bài báo liên quan đến pháp luật bảo vệ NTD được đang trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Ví dụ như: Đỗ Thị Ngọc, Vấn đề bảo vệ NTD trên cơ sở xem xét một số vụ việc cụ thể tại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2007; Nguyễn Thị Thư, Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8/2009... Cùng với đó, có nhiều bài đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật BVNTD đang trong quá trình soạn thảo được đăng tải trên các Website như http://www.vcad.gov.vn; http://www.vietnamnet.vn ...

Bổ sung cho việc nghiên cứu về lĩnh vực này, khoá luận tiếp cận vấn đề BVNTD trên cơ sở tìm hiểu pháp luật quốc tế (cụ thể là Bản Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc về BVNTD) để so sánh và đánh giá các quy định pháp luật về BVNTD của Việt Nam hiện hành. Đề tài đi theo một trục xuyên suốt là BVNTD theo các quyền và lợi ích của người tiêu dùng, nghĩa là bài viết xác định những quyền và nghĩa vụ của NTD là gì, nó bị xâm phạm như thế nào, để từ đó đề ra những biện pháp để đảm bảo những quyền và lợi ích của NTD.

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích của khoá luận là nhằm làm rõ nhu cầu phải hoàn thiện pháp luật BVNTD ở Việt Nam hiện nay. Để làm được điều đó, khoá luận đã tập trung vào các nội dung sau:

- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản trong việc đảm bảo quyền lợi NTD trên cơ sở tìm hiểu các quy định và pháp luật quốc tế về NTD, quyền và trách nhiệm của NTD, các nguyên tắc đảm bảo lợi ích của NTD cũng như vai trò của các chính phủ, đặc biệt là Tổ chức NTD Quốc tế để thấy được ý nghĩa cả về mặt kinh tế, văn hoá xã hội của việc đảm bảo quyền lợi của NTD.

- Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực BVNTD bằng cách tiếp cận hệ thống quy định trong các văn bản pháp lý trực tiếp và gián tiếp về BVQLNTD để từ đó thấy được những khuyết điểm, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành và tìm các giải pháp có hiệu quả để BVNTD.

- Phân tích thực trạng tình hình xâm phạm quyền lợi NTD Việt Nam để thấy rằng quyền lợi của NTD Việt Nam đang bị xâm phạm ngày càng nghiêm trọng cả về quy mô và mức độ.

Do nội dung của vấn đề BVNTD hết sức phong phú, nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong viêc phân tích các quyền và nghĩa vụ của NTD theo quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam, và thực trạng về vi phạm những quyền và lợi ích của NTD ở Việt Nam để thấy được nhu cầu cấp thiết phải hoàn thiện pháp luật BVNTD cũng như các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền lợi NTD.

4. Phương pháp nghiên cứu

Khoá luận được hoàn thiện bằng việc sử dụng kết hợp các phương pháp khoa học như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp tài liệu... để đi sâu làm rõ những nét đặc thù của các nội dung các quy định pháp luật BVNTD trên cơ sở so sánh với quy định được quốc tế thừa nhận, từ đó tìm ra những nét chung và kiến nghị những giải pháp hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.

5. Kết cấu của khoá luận

Ngoài những nội dung như phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có ba chương với những nội dung chủ yếu sau:

- Chương I: Những vấn đề chung trong việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Chương này đề cập đến những vấn đề liên quan đến BVNTD ở phạm vi quốc tế, tạo tiền đề cho việc tiếp cận pháp luật BVNTD ở Việt Nam trong phần tiếp theo.

- Chương II: Thực trạng về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam. Nội dung của chương này tập trung làm rõ hệ thống pháp luật BVNTD và thực trạng xâm phạm quyền lợi NTD ở Việt Nam nhằm cung cấp những cái nhìn toàn diện về vấn đề BVNTD ở Việt Nam hiện nay.

- Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Bên cạnh phân tích nội dung của dự thảo 5 Luật BVNTD, chương này còn đưa ra các giải pháp cụ thể đối với cơ quan quản lý Nhà nước, với các tổ chức đoàn thể quần chúng, với doanh nghiệp và với bản thân NTD và các biện pháp về hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm quyền lợi của NTD.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

1.1. Khái niệm người tiêu dùng và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1.1.1. Khái niệm người tiêu dùng

Vấn đề người tiêu dùng là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo Wikipedia, NTD là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế. Khái niệm người tiêu dùng được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thể rất đa dạng .

Trong lĩnh vực pháp luật, mỗi nước lại có những tiêu chí xác định và có định nghĩa khác nhau về NTD:

Trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng của Thái Lan (1979), NTD được định nghĩa là: "người mua hoặc sử dụng hàng hoá, dịch vụ của một nhà kinh doanh, kể cả những người được chào hàng hoặc được đề nghị mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của nhà kinh doanh" [18; 31].

Trong Luật Bảo vệ người tiêu dùng Ấn Độ ban hành năm 1986, NTD được coi là "bất cứ người nào":

1. Mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả những người sử dụng hàng hoá đó người người trực tiếp mua hàng có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi cách này được người đó tán thành; nhưng khái niệm này không bao gồm người mua hàng hoá đó để bán lại hoặc vì các mục đích thương mại.

2. Thuê dịch vụ có trả tiền, hoặc đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần; khái niệm này bao gồm cả những người được hưởng dịch vụ đó ngoài người trực tiếp thuê dịch vụ có trả tiền, đã thanh toán hoặc đã hứa thanh toán, hoặc đã thanh toán một phần và hứa thanh toán một phần, hoặc theo cách trả dần một khi dịch vụ này có sự tán thành của người đã được nhắc đến đầu tiên ở trên [18; 124].

Luật về bảo vệ quyền của NTD của Liên Xô (cũ) định nghĩa NTD là: "công dân sử dụng, mua, đặt hàng hoặc có ý định mua sắm sản phẩm để sử dụng riêng"[18; 159].

Luật về bảo vệ NTD của Tiệp Khắc và Xlovắc (số 634 ngày 16/12/1992) định nghĩa NTD là: "người vì mình hoặc vì các thành viên của gia đình mình mua sắm sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ để tiêu dùng cho mục đích cá nhân" .

Như vậy, cách hiểu của mỗi nước về NTD có những nét giống và khác nhau. Về điểm giống nhau, khái niệm NTD được xác định dựa vào mục đích tiêu dùng, đó là mục đích tiêu dùng cá nhân và gia đình, không phải mục đích sản xuất. Điểm khác nhau chủ yếu là mức độ quy định giữa các nước. Định nghĩa của Thái Lan hơi hẹp: "hoặc mua, hoặc sử dụng...", định nghĩa của Ấn Độ chi tiết hơn nhưng chỉ đề cập đến "mua hàng, thuê dịch vụ", còn vấn đề sử dụng thì chưa rõ ràng. Cũng vậy, định nghĩa của Tiệp Khắc và Xlôvắc không nói đến vấn đề sử dụng hàng hoá. Định nghĩa của Liên Xô (cũ ) chỉ dùng cho hàng hoá, còn thiếu lĩnh vực dịch vụ. Tổng hợp từ các định nghĩa của các nước trên, định nghĩa toàn diện về NTD có thể bao gồm các nội dung sau:

1. Thứ nhất, NTD có thể là:

a. Người mua hàng hoá hoặc dịch vụ

b. Người sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ

c. Người mua và sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ

2. Thứ hai, hàng hoá và dịch vụ đó nhằm phục vụ cho cá nhân và gia đình hoặc tập thể với mục đích tiêu dùng cá nhân, không phải với mục đích kiếm lời, sản xuất. "Tập thể" ở đây được hiểu là một cộng đồng cùng sống, cùng sinh hoạt với nhau và cùng có những nhu cầu về tiêu dùng cá nhân (không phải tiêu dùng sản xuất) như các cháu ở nhà trẻ, học sinh, sinh viên ở nội trú...[18; 211]

Như vậy, cách hiểu về NTD ngày càng phong phú theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội. NTD không chỉ mua hàng hoá mà còn sử dụng chúng, khái niệm NTD đi với hàng hoá là chủ yếu thì nay nó còn liên quan đến nhiều lĩnh vực hết sức đa dạng của các loại hình dịch vụ. Tuy nhiên, khái niệm NTD được xác định rõ ràng nhất bằng hai tiêu chí là đối tượng tiêu dùng và mục đích tiêu dùng và dù có hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì NTD luôn cần được bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình.

1.1.2. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo về quyền lợi của NTD cũng là một vấn đề quan tâm của Liên Hợp Quốc. Ý tưởng về việc xây dựng một hướng dẫn quốc tế về bảo vệ quyền lợi NTD được bắt đầu từ cuối những năm 1970, khi Hội đồng Kinh tế - xã hội nhận thấy việc bảo vệ quyền lợi NTD có mối quan hệ đặc biệt đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Sau nhiều cuộc thảo luận và đàm phán giữa các chính phủ về phạm vi và nội dung, ngày 9-4-1985, Đại hội đồng đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết 39/248 với tên gọi "Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ NTD". Nghị quyết này đã đưa ra một khuôn khổ quốc tế chung về thúc đẩy và bảo vệ NTD nhằm hỗ trợ các quốc gia, đặc biệt là quốc gia đang phát triển trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về BVNTD nhằm khuyến khích hoạt động hợp tác quốc tế trên lĩnh vực này.

Đến đầu những năm 1990, đứng trước nguy cơ mang tính toàn cầu do sự gia tăng nhanh chóng về mức độ tiêu dùng, yêu cầu thay đổi nhận thức về tiêu dùng được cộng đồng quốc tế quan tâm nhiều hơn. Năm 1992, Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra "Chương trình hành động 21 về phát triển bền vững" thông qua xoá đói nghèo và xoá bỏ những mối đe doạ nghiêm trọng đến môi trường. Chương 4 của chương trình hành động này đề cập đến sự thay đổi "khuôn mẫu tiêu dùng" nhằm nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi khuôn mẫu tiêu dùng theo hướng đảm bảo tính bền vững để giảm thiểu việc lạm dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sử dụng các vật liệu độc hại gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, tiêu dùng bền vững không có nghĩa là giảm mức tiêu dùng mà là tạo ra thay đổi trong cách tiêu dùng theo hướng hiệu quả, cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời có sự chia sẻ để giảm bớt khoảng cách giàu nghèo .

Đến năm 1999, Đại hội đồng đã thông qua "Bản hướng dẫn bảo vệ người tiêu dùng của Liên Hợp Quốc", bổ sung thêm nội dung về thúc đẩy tiêu dùng mang tính bền vững vào Nghị quyết năm 1985. Sự mở rộng này đã tạo ra cơ hội quan trọng để đưa vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vào chính sách BVNTD và thúc đẩy mối liên hệ giữa lợi ích NTD và hoạt động tiêu dùng, nhờ đó có thể giúp cho các quốc gia xây dựng chính sách, pháp luật theo hướng đảm bảo tiêu dùng bền vững.

Mặc dù không phải là văn kiện có giá trị pháp lý nhưng tập hợp các Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc đã đưa ra những mục tiêu chung được ghi nhận ở cấp độ quốc tế để các chính phủ, đặc biệt là chính phủ các nước đang phát triển có thể xây dựng và thúc đẩy chính sách, pháp luật cho NTD.

Tiếp theo những nguyên tắc hướng dẫn chung cho việc xây dựng chính sách, pháp luật quốc gia về NTD của Liên Hợp Quốc, IC cũng đã đưa ra "Dự thảo mẫu luật BVNTD" để các quốc gia tham khảo. Theo mẫu dự thảo này, các quốc gia khi xây dựng luật BVNTD cần đề cập đến những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, đưa ra những nguyên tắc chung trong đó có việc ghi nhận 8 quyền cơ bản của NTD. Thứ hai, cơ quan quốc gia về BVNTD cần được thành lập nhằm mục đích thực hiện Hướng dẫn của Liên hợp quốc về BVNTD; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về NTD; tham gia tiếp nhận, giải quyết khiếu nại của NTD; thông tin cho NTD; hỗ trợ nhà sản xuất; tư vấn cho NTD về quyền lợi, trách nhiệm của họ; thành lập hệ thống đền bù thích hợp cho NTD v.v... Thứ ba, quy định rõ quyền hạn của các cơ quan, cá nhân có liên quan. Mẫu dự thảo này đã được nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) tham khảo khi xây dựng chính sách, pháp luật về BVNTD.

Ở cấp độ quốc tế, việc BVNTD dừng lại trong khuôn khổ hoạt động của Liên Hợp Quốc và một số tổ chức phi chính phủ quốc tế như Tổ chức ASPEC (Peruvian Association of Consumers and Users) và Consumer Rights Defence Committee of Bolivia (CODEDCO) ở khu vực Caribe - Mỹ Latinh; tổ chức Bulgarian National Consumer Association (BNCA) ở châu Âu; Consumer Protection Association of the Gambia (CPAG) ở châu Phi; tổ chức Citizen, Consumer and Civic Action Group (CAG) và Consumer Unity and Trust Society (CUTS) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương...

Ở cấp độ quốc gia, chính sách, pháp luật về BVNTD và các cơ chế giám sát đã phát triển khá mạnh mẽ. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã thông qua được một hoặc nhiều văn bản pháp luật về NTD như Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hồng Kông, Ấn Độ, Nga, Nauy, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Anh....Chẳng hạn, Nhật Bản ban hành Luật cơ bản về BVNTD (năm 1968), Australia ban hành Luật về các hành vi thương mại năm 1974 (The Trade Practices Act of 1974) ở Ấn Độ, Luật bảo vệ người tiêu dùng đã được thông qua từ năm 1986. Trung Quốc cũng thông qua Luật bảo vệ các quyền của người tiêu dùng năm 1993... Các nước cũng đã thành lập cơ quan chuyên trách của chính phủ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động thúc đẩy, tuyên truyền nâng cao nhận thức và bảo vệ NTD. Ở một số nước, cơ quan của chính phủ về BVNTD là văn phòng bên cạnh Tổng thống, là Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ, Hội đồng quốc gia hay là một cơ quan trực thuộc Bộ.

Có thể nói, BVQLNTD là tổng hợp các biện pháp được Nhà nước quy định và bảo đảm cho các quyền của NTD được thực hiện trên thực tế. Trong số các công cụ chủ yếu được Nhà nước sử dụng để BVNTD thì pháp luật là công cụ có hiệu quả hơn nhất vì nó là phương thức đưa các công cụ BVNTD khác vào cuộc sống. Chính vì vậy, phần lớn các quốc gia phát triển trên thế giới đều sớm ban hành pháp luật BVNTD để nhằm bảo vệ tốt nhất những quyền và lợi ích chính đáng của NTD.

1.2. Quyền và trách nhiệm của người tiêu dùng

1.2.1. Những quyền của người tiêu dùng

Theo đề xuất của Quốc tế NTD ngày 9/5/1985, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 39/948 có tên gọi là: "Các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ NTD", trong đó công bố 8 quyền của NTD, đó là:

* Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản

Là quyền được có những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như ăn, ở, chăm sóc sức khỏe, học hành, đi lại... những nhu cầu thiết yếu về tinh thần với giá cả hợp lý và có thể chấp nhận được. Khi trình độ phát triển của xã hội còn ở mức thấp, nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu cơ bản là những cái tối thiểu để con người có thể tồn tại được. Khi xã hội phát triển ở mức cao hơn, nhu cầu cơ bản cũng thay đổi. Khi đó, nhu cầu cơ bản không chỉ là nhu cầu vật chất tối thiểu để tồn tại mà còn bao gồm những nhu cầu về tinh thần như giao tiếp, học hành, đi lại... để cho con người có thể tồn tại và phát triển. Khi xã hội phát triển đến mức cao hơn nữa thì nhu cầu cơ bản của con người cũng phải phát triển tương ứng. Như vậy, nhu cầu cơ bản của NTD thay đổi tùy theo điều kiện của xã hội, sự phát triển của nền kinh tế mỗi nước, nhưng bao giờ cũng cần đủ để con người không những tồn tại mà còn có thể phát triển cả về thể chất và tinh thần.

* Quyền được an toàn

Quyền được an toàn là một trong các quyền cơ bản của con người. Quyền được an toàn là quyền của NTD được bảo vệ chống lại những loại hàng hóa, dịch vụ, quá trình sản xuất có hại đến sức khỏe, đời sống và quyền lợi chính đáng của họ. Quyền được an toàn không phải chỉ liên quan đến các sản phẩm, hàng hóa an toàn mà còn liên quan đến các dịch vụ và quá trình sản xuất. NTD cần không bị đe dọa bởi những nguy cơ trong quá trình sản xuất cũng như không bị thiệt thòi trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ được cung cấp.

Quyền an toàn là quyền được bảo vệ để chống lại các sản phẩm, những công nghệ sản xuất và những dịch vụ gây nguy hiểm cho sức khoẻ và tính mạng của NTD. Các doanh nghiệp phải có những thông báo và hướng dẫn chi tiết rõ ràng về các ảnh hưởng có hại trên bao bì hàng hoá cũng như trên quảng cáo đồng thời có hướng dẫn cách sử dụng cụ thể để NTD không bị nhầm lẫn trong trường hợp đó là những sản phẩm liên quan đến những tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về an toàn đối với sức khoẻ con người.

Các sản phẩm và dịch vụ không được chứa đựng nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng thông thường. Các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn an toàn bị cấm không được sản xuất, và bị buộc thu hồi lại sản phẩm nếu đã bán ra thị trường.

* Quyền được cung cấp thông tin

Quyền được thông tin thể hiện ở việc NTD được cung cấp những dữ kiện, dữ liệu cần thiết cho

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#datinh
Ẩn QC