Cephalosporin

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.

2.

Cefadroxil

Tác dụng:

Cefadroxil là dẫn chất para-hydroxy của cephalexin, kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, có tác dụng diệt khuẩn, ngăn cản sự phát triển và phân chia của vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Phổ kháng khuẩn: Thuốc có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm nhạy cảm

CHỈ ĐỊNH:

Chỉ định trong các điều trị nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viêm thận – bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa. Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm màng phổi, viêm xoang, viêm tai giữa… Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú, bệnh nhọt, viêm quầng. Nhiễm khuẩn xương khớp: Viêm xương tủy, viêm khớp nhiễm khuẩn.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:

Người lớn và trẻ em cân nặng trên 40kg: 1 – 2 viên/lần, ngày 2 lần. (Tùy theo mức độ nhiễm khuẩn). Bệnh nhân nhiễm khuẩn da, mô mềm và đường tiết niệu không biến chứng: 1 viên/ lần/ngày. Trẻ em cân nặng dưới 40kg: Dưới 1 tuổi: 25-50mg/kg/ngày, chia làm 2 - 3 lần. Từ 1 – 6 tuổi: ½ viên/lần, ngày 2 lần. Trên 6 tuổi: 1 viên/lần, ngày 2 lần.

Lưu ý: Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 – 10 ngày.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin và penicilin. Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:

Thường gặp: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng. Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, ban da, mày đay, tăng transaminase có hồi phục, đau tinh hoàn, bệnh nấm candida, ngứa bộ phận sinh dục. Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, sốt, giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết,rối loạn tiêu hóa, hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, vàng da ứ mật, viêm gan, nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê và creatinin máu, co giật, đau đầu, kích động, đau khớp. Thông báo ngay cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

3.

Cefalotin Tác dụng : Cefalotin là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1, cefalotin có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ngăn cản sự phát triển và phân chia vi khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefalotin dùng theo đường tiêm, có hoạt tính trên các cầu khuẩn Gram dương. Thuốc có tác dụng tốt trên các trực khuẩn Gram dương và có tác dụng trung bình trên các vi khuẩn đường ruột Gram âm.   Chỉ định : Cefalotin được coi là thuốc lựa chọn thứ hai để điều trị các nhiễm khuẩn có biến chứng. Thường được dùng để điều trị thay thế penicilin, trong các nhiễm khuẩn do cầu khuẩn Gram dương và trực khuẩn Gram dương nhạy cảm.

Cefalotin được chỉ định trong nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm xương – tủy và các thể nhiễm khuẩn nặng khác.

Các chỉ định khác: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, như viêm thận – bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang nặng tái phát; nhiễm khuẩn đường hô hấp: như viêm phổi nặng do vi khuẩn, viêm phế quản – phổi, áp xe phổi; nhiễm khuẩn ngoại khoa như: áp xe bụng, áp xe màng bụng, nhiễm khuẩn sau phẫu thuật; các nhiễm khuẩn khác: Viêm mủ màng phổi, nhiễm khuẩn nặng đường ruột.

Lưu ý: Cần tiến hành nuôi cấy và thử nghiệm tính nhạy của vi khuẩn trước và trong khi điều trị. Cần xét nghiệm chức năng thận khi có chỉ định. Chống chỉ định : Cefalotin chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.   Tác dụng phụ Ban da và đau tại chỗ tiêm là những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất.

- Thường gặp:

Toàn thân: Đau tại chỗ tiêm bắp, đôi khi bị chai cứng.

Tiêu hóa: Ỉa chảy.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, biến chứng chảy máu.

Da: Ban da dạng sần.

- Ít gặp:

Toàn thân: sốt.

Da: Nổi mày đay.

- Hiếm gặp:

Toàn thân: Phản ứng giống bệnh huyết thanh và phản vệ.

Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết, thử nghiệm Coombs dương tính.

Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả, buồn nôn và nôn.

Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.

Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT.

Khác: Đau khớp và bệnh nấm Candida.

ADR có thể liên quan tới liều cao: Cơn co giật và những dấu hiệu nhiễm độc hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở người suy thận; viêm tĩnh mạch huyết khối sau khi tiêm truyền tĩnh mạch.   Liều dùng Ng lớn : Liều thông thường tiêm bắp hay tĩnh mạch :500mg - 1g, cách nhau 4-6h/lần tùy theo mức độ NK. Trường hợp NK nặng nên dùng liều 2g tiêm tĩnh mạch, 4 lần/ngày. Trẻ em: liều thông thường 80-160mg/kg/ngày chia 3-4 lần.   4.

CEFAZOLIN

Tác dụng: Cefazolin là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ nhất, thuốc tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn .

Kìm hãm sự pt và phân chia vi khuẩn

Có td mạnh trong các bệnh NK Gram dương và trên 1 số ít trực khuẩn Gram âm ưa khí.

CHỈ ĐỊNH: - Nhiễm trùng do chủng nhạy cảm, chủ yếu trong các biểu hiện nhiễm trùng đường tai mũi họng, phế quản. - Phổi, tiết niệu, sinh dục. - Nhiễm trùng huyết, viêm màng trong tim, nhiễm trùng ngoài da, xương khớp. - Dự phòng: sử dụng cefazolin trong phẫu thuật có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn hậu phẫu ở những người bệnh đang trải qua những phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.   LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG: - Sát trùng nút cao su trên lọ bằng Alcol. - Đường tiêm bắp thịt: thuốc được pha với nước cất hay natri clorid đẳng trương. Lắc đều cho đến khi tan hết. - Đường tiêm tĩnh mạch: +     + Tiêm tĩnh mạch trực tiếp: Pha 1g Cefazolin với ít nhất 10ml nước cất pha tiêm và tiêm chậm trong thời gian 3- 5 phút. Không tiêm nhanh dưới 3 phút. +     + Tiêm truyền tĩnh mạch không liên tục: Hoà tan 1g cefazolin trong 100ml nước cất pha tiêm hoặc trong dung dịch tiêm truyền (Natri clorid 0,9%, Glucose 5%, Dextrose-Natri ).               Người lớn: 0,5–1g mỗi 8–12 giờ.               Trẻ em : 25–50mg/kg/24 giờ.   CHỐNG CHỈ ĐỊNH: - Quá mẫn cảm với nhóm Cephalosporin. - Trẻ em dưới 30 tháng tuổi.   ADR : Rối loạn tiêu hóa,dị ứng da, thay đổi huyết học

5.Cefaclor

Tác dụng :

Cefaclor là kháng sinh bán tổng hợp đường uống thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 2. Cefaclor có hoạt tính diệt khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein gắn penicilin.

Hoạt tính kháng khuẩn của cefaclor tương tự với cefalexin nhưng tác dụng mạnh hơn trên vi khuẩn Gram âm

CHỈ ĐỊNH

Điều trị các bệnh do các vi khuẩn còn nhạy cảm với cefaclor gây ra bao gồm:

-Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng và viêm amidan.

-Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: viêm phổi, viêm phế quản mạn tính.

-Nhiễm khuẩn da và mô mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và Streptococcus pyogenes.

-Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng: viêm bàng quang.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG

Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

Người lớn

Liều thường dùng: 1 viên mỗi 8 giờ.

Viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: 1 – 2 viên/ lần, ngày 2 lần; hoặc 1 viên/ lần, ngày 3 lần.

Đối với nhiễm khuẩn nặng: 2 viên/ lần, ngày 3 lần.

Liều giới hạn kê đơn: 4g/ ngày.

Trẻ em:

Liều thường dùng: 20 – 40 mg/ kg cân nặng/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống.

Viêm tai giữa: 40mg/ kg cân nặng/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống, liều tổng cộng trong ngày không được quá 1g.

Liều tối đa: 1,5g/ ngày.

Nên uống thuốc vào lúc đói.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn với các thuốc thuộc nhóm cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với ks nhóm cephalosporin

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:

Thường gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, tiêu chảy, ban dạng sởi.

Ít gặp: Buồn nôn, nôn, ngứa, nổi mày đay, ngứa bộ phận sinh dục, viêm âm đạo, nhiễm nấm candida.

Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, sốt, triệu chứng giống bệnh huyết thanh, viêm đại tràng giả mạc, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết,…

6.Cefixime

Tác dụng :

 Cefixime thuộc nhóm kháng sinh có tác động diệt khuẩn. Cefixime có ái lực cao với các protein gắn kết penicillin (PBP) 1 (1a, 1b, 1c) và 3, với vị trí tác động thay đổi tùy theo loại vi khuẩn.

Td tốt trên VK Gram âm, bền vững với betalactamase và đạt được nồng độ diệt khuẩn trong dịch não tủy.

Chỉ định :

Trong các nhiễm khuẩn sau đây gây ra bởi các chủng nhạy cảm với cefixime:

- Viêm phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn thứ phát trong bệnh đường hô hấp mãn tính, viêm phổi.

- Viêm thận bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu.

- Viêm túi mật, viêm đường mật.

- Sốt hồng ban.

- Viêm tai giữa, viêm xoang.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH: 

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Cefixime hay các kháng sinh nhóm cephalosporin khác hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Suy thận nặng. Bệnh nhân suy kiệt, già, bất động.

LIỀU LƯỢNG VÀ CÁCH DÙNG:

Thuốc dùng đường uống. Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sỹ điều trị.

Sự hấp thu Cefixime không bị thay đổi đáng kể khi có thức ăn do đó có thể uống thuốc trước hoặc sau khi ăn. Thời gian điều trị thường là 7 – 14 ngày.

Trẻ em > 6 tháng tuổi: Liều khuyến cáo là 8 mg/kg/ngày, uống một lần hoặc chia thành 2 lần trong ngày

Trẻ 6 tháng – 1 tuổi : 75mg/ngày.

Trẻ 1 – 4 tuổi : 100 mg/ngày.

Trẻ 5 – 10 tuổi : 200 mg/ngày.

Trẻ > 10 tuổi : dùng liều giống người lớn (400 mg/ngày)

ADR :

tiêu chảy

nhức đầu và choáng váng.

các dị ứng bao gồm nổi mẫn, ngứa, mề đay, sốt và đau khớp

 ngứa vùng sinh dục và viêm âm đạo.

7.Cefuroxime

Tác dụng :Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, kể cả các chủng tiết beta - lactamase/ cephalosporinase của cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym beta - lactamase của vi khuẩn Gram âm.

Chỉ định:  

Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản cấp và mạn. 

Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như nhiễm khuẩn tai, mũi, họng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amydale, viêm họng. 

Nhiễm khuẩn niệu- sinh dục: viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn da và mô mềm như mụn nhọt, mủ da, chốc lở. 

Bệnh lậu; viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

Chống chỉ định:  

Không dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với kháng sinh nhóm Cephalosporin

Tác dụng phụ:  

Đa số các tác dụng ngoại ý do cefuroxim đều nhẹ và chỉ thoáng qua: buồn nôn, nôn, đau bụng, viêm đại tràng giả. 

Tăng bạch cầu ưa eosin và tăng thoáng qua các men gan.

Liều lượng:  

Người lớn: 

Trong bệnh viêm phế quản và viêm phổi 500mg x 2 lần/ngày. 

Trong đa số các nhiễm trùng: 250mg x 2 lần /ngày. 

Trong nhiễm trùng đường niệu, dùng liều 125mg x 2 lần/ngày. 

Bệnh lậu không biến chứng: liều duy nhất 1g 

Trẻ em: 

Liều thông thường là 125mg x 2 lần/ngày hay 10mg/kg x 2 lần/ngày.Liều tối đa 250mg/ngày. 

Trẻ em trên 2 tuổi mắc bệnh viêm tai giữa: 250mg x 2 lần/ngày hay 15mg/kg x 2 lần/ngày, tới tối đa 500mg/ngày.

8.

Cefpodoxime

Tác dụng : có td chống lại các VK Gram âm và dương

Chỉ định

Chỉ định: Cefpodoxime được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây : 

- Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng. 

- Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng. 

- Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng. 

- Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng. 

- Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không dùng Cefpodoxime cho những người dị ứng với các Cephalosporin và người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. Trẻ em dưới 15 ngày tuổi.

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

Thường gặp: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau đầu. Phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mề đay, ngứa.

Ít gặp: phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt, đau khớp và phản ứng phản vệ; ban đỏ đa dạng; rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời.

Hiếm gặp: tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu, viêm thận kẽ có hồi phục; kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, hoa mắt.

LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:

Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi: Viêm họng, viêm amiđan, nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ đến vừa: ½ viên x 2 lần/ ngày.

Cách 12 giờ uống một lần, trong 5 - 10 ngày.

Viêm tai giữa, viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp tính thể nhẹ và vừa: 1 viên x 2 lần/ ngày.

Cách 12 giờ uống một lần, trong 10 - 14 ngày.

Nhiễm khuẩn da: 2 viên x 2 lần/ ngày. Cách 12 giờ uống một lần, trong 7 - 14 ngày.

Bệnh lậu: uống liều duy nhất 1 viên Cefpodoxime.

Trường hợp suy thận: Độ thanh thải Creatinin ≤ 30 ml/ phút, không thẩm tách máu: uống liều thường dùng, cho cách 24 giờ/ lần. Người bệnh đang thẩm tách máu: uống liều thường dùng 3 lần/ tuần.

Uống thuốc ngay sau bữa ăn.

1.Haginat

TÍNH CHẤT

Haginat chứa Cefuroxim là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 2. Tác động kháng khuẩn của cefuroxim thông qua sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, kể cả các chủng tiết beta-lactamase / cephalosporinase của cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm, cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym beta-lactamase của vi khuẩn Gram âm.

CHỈ ĐỊNH

Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (bao gồm tai-mũi-họng) : viêm họng hầu, viêm amiđan, viêm xoang, viêm tai giữa; nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới : viêm phế quản cấp, đợt cấp của viêm phế quản mãn, viêm phổi. Nhiễm khuẩn tiết niệu : viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm thận-bể thận. Nhiễm khuẩn da và mô mềm: nhọt, mủ da, chốc lở. Bệnh lậu như viêm niệu đạo cấp không biến chứng do lậu cầu và viêm cổ tử cung.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Mẫn cảm với các kháng sinh cephalosporin.

TÁC DỤNG PHỤ

Những tác dụng không mong muốn do cefuroxim thường nhẹ và thoáng qua.

Rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, nôn), nhức đầu, tăng bạch cầu ưa eosin, tăng men gan.

Hiếm gặp: viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell, phản ứng dị ứng (ngứa, sốt, nổi mề đay, ban đỏ), giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, vàng da, thiếu máu tán huyết.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

CÁCH DÙNG

Thời gian điều trị từ 5 đến 10 ngày, thường là 7 ngày.

Uống thuốc sau khi ăn.

Người lớn : trong trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới nặng hay nghi ngờ viêm phổi, viêm phế quản dùng 500mg x 2 lần / ngày.

Lậu không biến chứng: liều duy nhất 1 g.

Các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường khác nên dùng theo liều 250 mg x 2 lần / ngày.

Hoặc theo sự chỉ dẫn của Thầy thuốc.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Nếu cần thêm thông tin, xin hỏi ý kiến bác sĩ.

Thuốc này chỉ dùng theo sự kê đơn của Thầy thuốc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net