Chương 2: Hồi kinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Từ Yến Châu dọc theo hướng nam, đi qua Quảng Dương có những cây bạch đàn to lớn, khi đến Mật Vân, trông thấy kinh thành vẫn còn cách rất xa.

Tuy sắp tới tháng mười, nhưng năm nay gặp phải nạn hạn hán, càng về hướng nam thì càng nóng, nắng gắt cuối thu khốc liệt khó chịu. Gần đến trưa, mấy trăm tinh kỵ đã chạy ngày đêm lúc này tinh bì lực tẫn. Người dẫn đầu nhấc tay phóng tầm mắt, thấy bên đường cách đó không xa có mái che nắng, liền nhẹ nhàng ghìm dây cương, thả chậm tốc độ. Chờ xe ngựa phía sau đuổi kịp đến, hắn cúi người gõ gõ vào thành gỗ của xe , xin chỉ thị nói: "Tướng quân, chúng ta đã chạy suốt đêm, nên nghỉ chân một chút rồi lại tiếp tục lên đường?"

Màn che được đẩy ra, một giọng nam khàn khàn mang mùi khổ dược phát ra: "Phía trước có nơi nghỉ chân? Vậy, ở tại chỗ nghỉ ngơi chỉnh đốn. Các huynh đệ vất vả rồi."

Nam nhân kia tiếp lệnh, đoàn người liền phóng ngựa về phía mái che nắng. Nơi kỵ mã đi qua bụi đất mịt mù, người qua đường sôi nổi ghé mắt nhìn vào bên trong mái che nơi mà đoàn nhân mã đang nghỉ chân .

Đội nhân mã này cũng không có cờ hiệu, một tay áo xanh hẹp bên trong võ bào màu lục, mỗi người đều mang dáng vẻ cường tráng, khí thế túc sát, cho dù không biết thân phận là gì nhưng trên mặt họ cũng đã viết ba chữ to "KHÔNG THỂ TRÊU".

Chủ quán trà phô kinh nghiệm phong sương, nhìn quen người đến người đi, cũng không nhiều lời. Nam nhân dẫn đầu xuống ngựa, lấy ra một thỏi bạc nhỏ, dặn dò chủ quán có cái gì ăn được cứ việc đưa lên, lệnh thủ hạ đi nghỉ ngơi. Còn chính hắn tự tìm một cái bàn râm mát, lau sạch sẽ, chuẩn bị tốt trà nóng cùng vài món điểm tâm rồi đi về phía cửa, tiếp đỡ một vị công tử trẻ tuổi mặt trắng khí nhược, dường như bị ốm nặng từ trên xe ngựa xuống.

Người nọ bước chân phù phiếm, thần sắc yếu bệnh, đến nỗi phải có người đến nâng mới đi nổi. Khoảng cách từ xe ngựa đến quán trà phô này dường như phải đi mất nửa ngày. Chờ hắn rốt cuộc ngồi xuống được bàn, thân thể phảng phất không duy trì được nữa mà khụ mấy tiếng. Mấy khách nhân ngồi dưới mái che cũng thở phào - nhìn hắn đi thấy mệt đến hoảng.

Sau khi thở ra một hơi, bọn họ mới ý thức được suy nghĩ ngu ngốc vừa rồi của mình: Tuy vẻ mặt nam nhân kia lúc nào cũng mang bộ dáng sắp tắt thở, nhưng trên người lại có một loại khí chất kỳ lạ, làm người khác không thể rời mắt. Y từ khi sinh ra đã có một khuôn mặt tuyệt mỹ, họa chăng phải đi cả vạn dặm mới tìm được một người như thế. Không phải là loại khuôn mặt xinh đẹp của nữ nhân như ở hiện tại trong kinh thành hay tán thưởng, sắc xuân như hoa thanh nhã tuấn tú; mà là mi tu mắt phượng, trong như hàn tinh, mũi thẳng, môi tước mỏng, thập phần tuấn mĩ mà lại sắc lạnh thấu xương.

Nam nhân vóc người rất cao, tựa hồ quen rũ mắt nhìn người, mí mắt luôn mở một nửa, xung quanh thân thể tràn đầy cảm giác mệt mỏi, lại gầy đến nỗi thấy cả xương gồ lên, chén sứ trà phô phân lượng không nhẹ, giống như có thể dễ dàng làm gãy cổ tay y.

Mà khi y ngồi, sống lưng thẳng tắp, giống như một cây trúc thẳng nhô ra từ lòng đất, một thanh trường đao được rèn luyện trong hỏa lò, lưỡi đao lạnh giá vẫn còn có thể uống máu, thân thể suy nhược cũng không ngăn được y tung hoành thiên hạ.

Nhóm khách thương vân du bốn phương vô thức mà vươn dài cổ, một đám ngỗng sống hết sức chăm chú ngắm nhìn. Thẳng đến kia vị công tử trẻ tuổi kia chậm rì rì mà uống xong một chén nước, đem chén sứ "ầm" một tiếng đặt mạnh xuống bàn, ẩn ẩn không kiên nhẫn nói: "Cổ dài đến độ có thể đem đi buộc đầu lừa, đẹp lắm sao?"

Hán tử tinh tráng bên cạnh đang lo ăn ăn uống uống nghe tiếng của vị công tử kia lập tức phát run. Đám ngỗng sống hậm hực mà thu cổ về, còn có vài người đặc biệt nhiệt tình, thế nhưng lại tiến lên đáp lời: "Vị công tử này là từ đâu tới đây? Cũng muốn thượng kinh sao?"

Tiếu Tuân là người vẫn luôn đi theo làm tùy tùng hầu hạ vị đại gia này chợt cảm thấy da đầu tê rần, chuẩn bị chỉ cần y nói một từ "cút", liền lập tức đem người kia treo lên cây ở ngoài cửa.

Ai ngờ vị công tử không thích nói chuyện với người khác này thế nhưng khoan dung ngoài dự đoán, bình thản mà trả lời: "Từ phía bắc thành Yến Châu đến, đang định thượng kinh tìm lang trung trị bệnh."

Đoàn nhân mã của bọn họ đều mặc thường phục, không đeo đao kiếm, ngựa xe cùn không quá phô trương, các hộ vệ tuy khí thế bức nhân, nhưng vị chủ nhân là công tử đây phục sức lại bình thường, không giống đại quan quý nhân, khách thương liền suy đoán bọn họ có lẽ là hộ tống một vị thiếu gia nhà giàu từ Yến Châu đi kinh thành. Thành Yến Châu là biên quan quân sự quan trọng, dân phong nhanh nhẹn dũng mãnh, có vài hộ giàu có khi xuất ngoại luôn đem theo quân binh bảo hộ bên người cũng là chuyện bình thường.

Khách thương không tiện trực tiếp dò hỏi bệnh tình của y, ngược lại nói đến một kỳ sự mới mẻ khác: "Công tử từ phía bắc tới, có từng nghe nói qua tin tức phó tướng quân Tĩnh Ninh Hầu hồi kinh ? Lão nhân gia ngài áo gấm về làng, không biết là cỡ nào phô trương nha!"

Tiếu Tuân suýt nữa bị ậc nước trà, mà vị công tử trẻ tuổi kia lại nhướng mi, có vẻ hứng thú nói: "Việc này chưa từng nghe qua. Bất quá ta xem huynh đài tựa hồ đối với ... Vị Tĩnh Ninh Hầu này biết rất rõ?"

"Không thể nói không thể nói, " người nọ vừa cười vừa liên tục xua tay, "Chúng ta là thương nhân thường xuyên lui tới hai miền nam bắc, chính là không thể nói đến hai kỳ sự của phó tướng quân! Ngài là lão nhân gia trấn thủ Bắc Cương mấy năm nay, trên đường thái bình, sinh ý so trước kia tốt hơn rất nhiều. Còn ở trong kinh thành, bá tánh nhắc tới phó tướng quân, chính là hết mực kính nể. Ngươi không biết, năm trước lúc phó tướng quân Bắc Yến thiết kỵ đại thắng Thát Tử, ta từ phía bắc mua da lông trở về, phố lớn ngõ nhỏ giấy truyền tin bay tá lá, nói ' phó soái tại Bắc Cương, kinh sư nãi an nghỉ *'. Trà lâu kể chuyện, người xướng khúc, rạp hát diễn, đều là về y."

*Có phó soái ở Bắc Cương, kinh thành mới được yên ổn.

Bắc Yến thiết kỵ được xưng là bắc cảnh phòng tuyến của Đại Chu, từ khi thành lập tới nay, vẫn luôn do Phó gia cai quản. Đời trước chính là do thống lĩnh biên phòng Dĩnh Quốc Công Phó Kiên đóng quân.

Người Trung Nguyên gọi dân tộc du mục thống trị thảo nguyên phương bắc là Thát tộc. Mấy chục năm trước, nội bộ Thát tộc bắt đầu phân nhánh; bộ phận bị bắt dời sang phía tây, cùng Hồ tộc của Tây Vực kết hôn liên minh, được xưng là Tây Thát; một bộ phận khác chiếm cứ đồng cỏ trung bộ cùng phía đông tương đối xanh tốt, xưng là Đông Thát. Hai mươi ba năm trước, sau khi Nguyên Thái Đế Tôn Tuần lên ngôi không lâu, mấy bộ lạc Đông Thát ngang nhiên xâm lấn Đại Chu. Người Thát tộc đi đến đâu, đốt giết đánh cướp, không chừa lại thứ gì, mấy vạn bá tánh bị chiến hỏa lan đến liên lụy. Thời Tiên đế tại triều đã hòa bình quá lâu, quần thần khiếp sợ, khi Đông Thát chỉ huy nam tiến lại có một nửa số đại thần thượng thư thỉnh đàm phán cầu hòa.

Nguyên Thái Đế đang độ tuổi xuân, không chấp nhận chuyện Thiên triều thượng quốc tôn sư lại hèn nhát cúi đầu trước bọn man di, vừa lúc Phó Kiên từ Lĩnh Nam chuyển đến làm tiết độ sứ Cam Châu, Nguyên Thái Đế liền hạ lệnh điều Cam, Ninh, Nguyên, ba châu đóng quân chống lại man binh ( quân binh của bọn man di). Phó Kiên và nhị tử, cùng các tướng lĩnh dưới trướng tập hợp mười vạn quân binh, quét sạch binh mã Thát tộc. Trưởng tử của Phó Kiên, Phó Đình Trung thậm chí lướt qua trường thành, xuất binh tiến quân thần tốc vào giữa thảo nguyên, thiếu chút nữa đã đánh hạ vương thành của Đông Thát, bởi vì Phó Kiên ốm chết trên đường việc này mới không thành. Về sau, Phó Kiên được truy tặng chứ vị Dĩnh Quốc Công, Thượng Trụ Quốc tướng quân, Phó Đình Trung tiếp tục duy trì chức vị Dĩnh Quốc Công, điều hành quân sự ba châu Cam, Ninh, Nguyên. Nhị tử Phó Đình Tín được phong Phụ Quốc tướng quân, quản lý quân sự ở Yến, U Châu.

Hai vị này vì Đại Chu dựng nên một biên phòng tuyến bắc cảnh bằng tường đồng vách sắt. Sở thống lĩnh biên quân người Phó gia, được xưng là Bắc Yến thiết kỵ , từ Nguyên Thái năm thứ sáu đến Nguyên Thái năm thứ mười tám, trong mười năm này, dưới sự uy hiếp của Bắc Yến Thiết kỵ , biên cảnh chưa bao giờ nổi lên chiến sự.

Thẳng đến Nguyên Thái năm thứ mười chín, Phó Đình Trung bị người Đông Thát ám sát, Đông Thát cùng Chá tộc ở bắc cảnh kết làm liên minh, một lần nữa xâm phạm Đại Chu. Phó Đình Tín một mình thâm nhập trùng vây, cuối cùng chết trận nơi sa trường. Lúc đấy, chuyện xưa nguy cấp suýt nữa thì tái diễn, nhưng lúc này đã không còn giống năm đó có rất nhiều tinh binh cùng lương tướng, Nguyên Thái Đế cũng không còn giữ được kiên quyết tiến thủ của thời trẻ. Phái chủ chiến cùng phái chủ hòa tranh cãi gay gắt, rốt cuộc đưa ra một quyết định hồ đồ nhất, mà cũng là quyết định sáng suốt nhất.

Bọn họ đem trưởng tử của Phó Đình Trung, chưa kịp nhược quán Phó Thâm đẩy ra chiến trường.

Đẩy ra một người Phó gia bởi vì Đông Thát cùng họ Phó có thâm cừu đại hận, chuyến này chính là vì báo thù mà đến; mà Phó Thâm đã sớm nhập ngũ cùng thúc phụ rèn luyện, cũng miễn cưỡng coi như là "Tướng soái chi tài". Nhưng phóng mắt qua chiều dài lịch sử, nào có loại đạo lý các đại thần thì ăn no chán chê suốt ngày co đầu rút cổ tại hậu phương, còn đẩy một thiếu niên đi đối mặt sài lang hổ báo?

Nhưng vạn hạnh trong bất hạnh (trong cái xui có cái hên), Phó gia có khả năng thật sự là do tinh tú đầu thai, Phó Thâm trò giỏi hơn thầy, là một lĩnh quân kỳ tài độc nhất vô nhị.

Đường Châu, Tuyên Châu đóng quân đuôi to khó vẫy, khi Phó Thâm bị đẩy ra cũng không trông mong có thể có được sự trợ giúp từ người khác, dứt khoát bỏ qua quân Hán, mở ra thương lộ, đồng ý những điều kiện kèm theo để mượn đội kỵ binh Dã Lương của Tây Thát. Phó Thâm tập hợp Bắc Yến thiết kỵ, tại Yến Châu ba quân nghênh chiến chủ lực Chá tộc, dã lương kỵ binh từ phía tây bắc bọc đánh liên quân Thát Chá, giải nguy cho Bắc Cương.

Sau chiến tranh Dã Lương với những điều kiện kèm theo, kỵ binh trộn lẫn nhập vào Bắc Yến thiết kỵ. Phó Thâm lấy lý do chiến tuyến quá dài điều động binh lực không tiện, đem binh quyền của hai châu Cam Ninh giao trả cho triều đình, chuyên chú xây dựng một đường biên phòng Nguyên Châu, Tuyên Hoài, Yến Châu. Sau trận chiến của ba quân, Phó Thâm chính thức đảm nhiệm chức vị thống soái Bắc Yến thiết kỵ. Sau khu Phó Đình Trung và Phó Đình Nghĩa lần lượt qua đời, Phó Kiên là nhi tử thứ ba của Phó Đình Nghĩa tiếp nhận tước hiệu Dĩnh Quốc Công, cho nên tước hiệu của Phó Thâm được sửa, phong thành Tĩnh Ninh Hầu.

Với công lao ngăn cơn sóng dữ của Phó Thâm, vốn dĩ có thể danh chính ngôn thuận phong chức quốc công, nhưng những đại thần lão luyện lúc này lại nhảy ra phản đối, nói Phó Thâm tuổi còn quá trẻ, sẽ khiến người khác khó mà tâm phục - bệ hạ thế nhưng lại đồng ý.

Người sáng suốt đều nhìn ra được bệ hạ đây là bị Phó gia làm cho kinh sợ, sợ họ Phó bọn họ tạo ra một tước vị Dĩnh Quốc Công "muôn đời lưu danh".

Nhưng có một số người đã được định sẵn là ngược dòng mà lên. Trong mấy năm ngắn ngủi, Tĩnh Ninh Hầu Phó Thâm tay cầm yến quan thiết kỵ, đã trở thành trụ cột vững vàng của Đại Chu, yên ổn ngồi vào vị trí làm cái đinh trong mắt cái gai trong thịt của hai tộc Thát Chá. Mấy năm nay, Bắc Cương an bình, bá tánh phương bắc an cư lạc nghiệp, hơn phân nửa là công lao của y. Chừng nào Phó Thâm vẫn còn ở trong quân ngũ, cho dù chỉ ngồi bất động, đơn giản trở thành linh vật thì đã là uy hiếp lớn nhất đối với dị tộc phương bắc.

Lúc đầu vị công tử trẻ tuổi kia khi nghe còn mang ý cười, nhưng khi đến câu "Kinh sư nãi an nghỉ", ý cười lại hoàn toàn biến mất. Tiếu Tuân thấy y đang xuất thần, vội đi đến bên cạnh bàn, nâng ấm rót thêm trà cho y, cố ý ngắt lời nói: "Tướng... Công tử, có muốn dùng thêm chút điểm tâm không?"

Công tử hoàn hồn, bưng chén trà nóng đến gần môi, khóe miệng nhếch lên, cười cười phảng phất mang vẻ trào phúng, "Lời này truyền ra làm không biết bao nhiêu người ngủ không yên a."

Khách nhân bên cạnh có mang một cái đấu lạp bị bọn họ gợi lên hứng thú nói chuyện, lải nha lải nhải chen vào: "Tĩnh Ninh Hầu ở Bắc Cương chiến công hiển hách, nhưng cũng tạo ra không ít sát nghiệt. Ta thường nghe người ta nói 'cường cực tắc nhục, thịnh cực tất suy', các ngươi ngẫm lại, những lời này có phải chính là nói y không? Những vị tướng quân nổi danh trước kia, không phải đoản mệnh thì chính là goá bụa, bởi vì những vị kia đều là tướng tinh hạ phàm, mệnh chủ sát phạt, không giống người bình thường. Ta thấy Tĩnh Ninh Hầu hơn phân nửa chính là thất sát nhập mệnh."

*Đấu lạp: nón có mạng che mặt trong phim cổ trang.

"Rắc" một tiếng, chén trà trong tay Tiếu Tuân bị bóp nát thành mấy mảnh, mọi người theo tiếng quay lại nhìn, trợn tròn mắt ngạc nhiên, không khí trong trà phô nhất thời an tĩnh đến xấu hổ.

"Quá mạnh tay, lần tới mua cho ngươi cái bát sắt, để ngươi đỡ phá hỏng đồ." Vị công tử trẻ tuổi sắc mặt trước sau như một, không chút để ý mà nói, "Lát nữa đừng quên bồi thường tiền."

Tiếu Tuân cúi đầu "ân" một tiếng.

Cuộc trò chuyện bị đánh gãy bởi âm thanh chén vỡ, không cách nào có thể tiếp tục, người nọ nói ba hoa chích choè gì mà thần tiên hạ phàm, cũng chẳng phải là lời hay ho, lần này nát một cái chén trà, lần tới nói không chừng sẽ bị người ta vây đánh cho một trận.

Chỉ có một vị công tử không thích ứng được tình huống hiện tại, ngồi xem náo nhiệt lại chỉ sợ thiên hạ bất loạn, mỉm cười nói: "Có ý tứ, theo ý của vị huynh đài này, đoản mệnh goá bụa đều xui xẻo như nhau, Tĩnh Ninh Hầu nếu đã tàn phế, vậy hắn năm nay hắn có lấy được lão bà hay không?"

Tiếu Tuân: "......"

Có người vỗ bàn đứng lên: "Đại trượng phu sợ gì không có tức phụ! Tĩnh Ninh Hầu là anh hùng hảo hán cỡ này, muốn loại nữ nhân nào mà không được!"

Có người phụ họa nói: "Đúng! Chính là như vậy! Hắn nếu thích nam sắc, có biết bao nhiêu hảo nam tử cũng đang chờ gả!"

Cả quán trà phô nhất thời bộc phát một trận ho khan kinh thiên động địa.

Người tiền triều nam nhân kết hôn với nhau vì phong nhã, cho nên Đại Chu triều tuy cấm bá tánh kết hôn nam nam nhưng đối với người quyền quý lại không hề cấm kỵ, thậm chí hoàng đế còn từng có tiền lệ ban hôn nam nam. Tĩnh Ninh Hầu thân là kim quy tê (rùa vàng) trứ danh kinh thành, không ít những thiếu nữ khuê phòng mơ mộng y, hôn sự lại chậm chạp chưa định, bởi vậy cũng có người đoán hắn có sở thích dị thường.

Đề cập đến cả việc phong nguyệt này, mọi người càng thêm hứng thú trò chuyện. Vị công tử trẻ tuổi kia không hề nói chen vào nửa lời, chỉ yên lặng nghe bọn họ tọa đàm bình luận về cuộc đời Tĩnh Ninh Hầu, bên môi đều mang theo một phân ý cười, phảng phất như đang nghe điều gì đó cực thú vị, chuyện xưa cực xuất sắc.

Nghe xong sau một lúc lâu, Tiếu Tuân nhẹ giọng thử nói: "Tướng... Công tử, mặt trời đã qua đỉnh đầu, chúng ta hiện tại có đi hay không?"

"Ân, đi thôi," vị công tử trẻ tuổi duỗi tay để Tiếu Tuân nâng y đứng dậy, qua loa chắp tay từ biệt với những vị khách thương(mấy vị khách là thương nhân), "Các vị huynh đài, tại hạ vội vã vào kinh, liền đi trước một bước."

Mọi người sôi nổi nhấc tay cùng y từ biệt. Tiếu Tuân nâng hắn đỡ lên trên xe, hạ màng che. Xe ngựa chậm rãi đi được mấy trăm bước, chợt nghe tiếng y từ bên trong nói: "Trọng Sơn, cho ta viên dược."

"Nhưng mà không phải Đỗ tiên sinh đã cho ngài uống dược sớm hơn nửa canh giờ sao?" Tiếu Tuân từ trong lòng lấy một cái túi tiền tinh xảo, bên trong một bình sứ mỏng, "Chúng ta vào kinh còn phải đến hai canh giờ nữa".

"Đừng vô nghĩa," từ trong màng che vươn ra một bàn tay, đem bình sứ lấy đi, "Phía trước chính là kinh doanh (doanh trại của kinh thành), chúng ta có thể lừa gạt dân chúng bình thường như vậy, nhưng đến kinh doanh khẳng định sẽ bị nhận ra. Đến lúc đó giả tàn phế nào còn kịp."

Tiếu Tuân nói thầm: "Nhưng ngài vốn dĩ tàn phế thật..."

Vị công tử trẻ tuổi- cũng chính là "Mệnh chủ sát phạt" trong miệng của mọi người, Tĩnh Ninh Hầu Phó Thâm - ngửa đầu nuốt một viên dược nâu lớn bằng đầu ngón tay, cười nhạo nói: "Trọng Sơn, ngươi cảm thấy một vị tướng quân có thể phục hồi, cùng một thống soái hoàn toàn tàn phế, ai sẽ càng dê dàng làm ngươi ngủ không yên?"

Tiếu Tuân không nói.

Phó Thâm đem bình sứ ném lại về trong ngực hắn, nhắm mắt cảm thụ cảm giác mệt mỏi lan tràn khắp tứ chi, nhẹ giọng nói: "Đi thôi."

Hết chương 2.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net