Chương 15

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Ngọc Lam không ngờ được tối qua cô chủ nhiệm gọi điện cho bố mẹ cô, xin phép để cô tham gia cùng với Văn Thạc trong vở kịch 20-11. Cô đưa lý do cũng khéo, nói rằng thời gian có hạn, hiện tại chỉ có hai bạn chơi nhạc cụ, muốn tìm nhạc đệm trên mạng cũng không kịp thời gian để chỉnh sửa âm thanh, mà thuê người làm thì không hợp với tiêu chí của nhà trường, lại gây thậm chi quỹ lớp của các bạn. Trong lớp nghe nói chỉ còn Ngọc Lam biết chơi nhạc. Nếu Ngọc Lam chịu tham gia không chỉ được cộng điểm rèn luyện mà còn được học bổng nếu tiết mục của lớp giành giải nhất.

Bố mẹ Ngọc Lam đã lên tiếng từ chối liên tục trước những lý do cô chủ nhiệm đưa ra. Họ nói thành tích của Ngọc Lam hiện tại cũng đủ sức để giành học bổng, không cần phải tham gia thêm cái gì, sợ cô không đủ sức vừa học vừa tham gia phong trào của lớp. Thế nhưng, một lời đề nghị của cô giáo khiến họ phải suy nghĩ: Ngọc Lam sẽ có thêm cơ hội giành được những gói học bổng lớn tại nước ngoài nếu có thêm thành tích cho các hoạt động trường lớp.

Suy cho cùng, một học sinh được xét học bổng tại nước ngoài không chỉ cần có điểm số xuất sắc.

Mẹ của Ngọc Lam nói với cô chủ nhiệm sẽ bàn bạc thêm với con gái rồi cúp máy. Bà thở dài một phát rồi nhìn cô với ánh mắt xin lỗi. Chuyện gia đình muốn đưa Ngọc Lam đi du học là do mẹ vô tình tiết lộ với cô chủ nhiệm trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Ngôi trường Ngọc Lam đang theo học có chương trình liên kết quốc tế dành cho học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông. Chỉ những học sinh có quá trình rèn luyện xuất sắc nhất và điểm thi tốt nghiệp cao nhất mới có cơ hội đi học tại nước ngoài với học bổng toàn phần và được đài thọ chi phí ăn ở.

Đây rõ ràng là một cơ hội tốt, giúp làm đẹp học bạ của cô, nhưng âm nhạc ...

"Em lo cái gì?" Bố của Ngọc Lam trấn an mẹ "Trường nó đâu thiếu hoạt động, không thì cho nó tham gia một câu lạc bộ nào đó trong trường, mấy cuộc thi hùng biện, tiếng Anh, hội thao, hoạt động từ thiện nữa đâu? Con mình mới lớp 10 thôi, còn bao nhiêu thời gian nữa."

Nói rồi, bố nhìn sang Ngọc Lam

"Con cứ làm những gì con muốn, không thích thì thôi. Chỉ cần đúng chỉ tiêu làm sao được học bổng trên 75%, còn bao nhiêu bố mẹ sẽ cố gắng lo cho con. Đừng nghĩ quá nhiều."

Ngọc Lam nhìn những vết chân chim ở khoé mắt của bố mẹ. Họ đều đang già đi so với năm năm về trước. Cô ngoan ngoãn nói vâng rồi im lặng quay trở về phòng học. Gương mặt có vẻ bình thản nhưng chỉ Ngọc Lam biết, trong lòng cô đang ngổn ngang vô vàn những suy nghĩ.

Dù cho Ngọc Lam từng là huyền thoại, kiếm về cho bố mẹ rất nhiều tiền, họ vẫn chọn sống trong căn nhà cũ, giữ gìn những món đồ cũ để có thể dùng thật lâu. Cuộc sống của gia đình vẫn luôn giản dị như thế. Ngọc Lam biết bố mẹ không dám tiêu xài phung phí dù một đồng nào cô kiếm được mà lặng lẽ tích cóp để dành cho tương lai của hai anh em cô. Anh trai cô cũng đi thi đấu cho thành phố kiếm được tiền về, nhưng có mấy lần, anh không đưa hết tiền cho bố mẹ mà giữ lại một ít, tự mình mua cho họ bộ đồ mới, lâu lâu lại dẫn cả nhà đi ăn một bữa mặc cho bố mẹ cằn nhằn anh không biết tiết kiệm. Nhìn anh trai, Ngọc Lam cũng muốn làm điều gì đó tương tự, cũng muốn cầm trong tay ít tiền, mua cho mẹ một chiếc radio mới để nghe nhạc đêm khuya, mua cho bố cái quạt hơi nước đời mới để chạy trong mùa hè nóng nực. Ít nhất cũng không vì cô không thể giành được gói học bổng tốt nhất mà lại dùng tiền cô kiếm được đưa hết lại cho cô.

Nỗi trăn trở đó khiến Ngọc Lam trầm tư suốt buổi học ngày hôm sau. Văn Thạc tưởng cô suy luận ra kế hoạch này có liên quan tới mình nên cứ thấp thỏm mãi. Nhìn Ngọc Lam cứ im im không nói không rằng cậu lại càng sợ cô đang tức giận với mình.

Hôm nay, trùng hợp thầy Lâm cũng có mặt trong trường. Với tư cách là cố vấn cho các tiết mục văn nghệ, thầy ghé qua để xem các bản kế hoạch của từng lớp, tiện thể giải đáp thắc mắc của các học sinh nếu có. Văn Thạc đem bản nhạc phổ đã sửa lại đưa cho thầy xem. Có hai bản, một bản dành cho hai người, một bản nữa dành cho ba người.

Thầy Lâm xem xét kỹ từng tờ nhạc phổ. Đôi mắt thầy nhướng lên nhìn Văn Thạc. Sẵn chột dạ vì chuyện của Ngọc Lam, Thạc nhìn lại thầy, cười cười, tay đưa lên gãi sau tai.

"Trò vẫn muốn thuyết phục Ngọc Lam hả?" Thầy hỏi

"Dạ" Thạc lễ phép trả lời

Thầy Lâm đưa lại các bản nhạc phổ cho Thạc rồi ra hiệu cho cậu trở về lớp. Vừa bước vào lớp, nhóm tập kịch vây quanh cậu hỏi về tình hình. Cậu đáp ngắn gọn là thầy đã duyệt. Cả nhóm thở phào nhẹ nhõm, quyết định sẽ ở lại trường buổi tối để tập cho xong vở kịch.

Các tiết học cứ thế yên bình trôi. Không ai ngờ được khi chuông ra chơi vừa điểm, Ngọc Lam và Văn Thạc đã bị gọi tới phòng cố vấn của thầy Lâm.

"Ngọc Lam," vừa thấy học trò cũ của mình bước vào, thầy Lâm đã cất lời "Thầy không muốn phiền em..."

"K và M mất tích rồi!" Thầy chốt một tin tức rúng động.

Ngọc Lam sửng sốt khi nghe tin từ thầy trong khi Văn Thạc đứng phía sau vẫn ù ù cạc cạc không hiểu gì.

"Họ... từ khi nào?" Ngọc Lam hỏi lại

"Hôm qua. K hỏi thầy em học trường nào, vợ chồng họ muốn tới gặp em." Thầy Lâm hít sâu một hơi "Ai ngờ sáng nay vừa tới trường, bảo vệ không biết tưởng họ định xâm nhập vào trường đã đuổi họ đi."

"Thầy gọi cho họ chưa?" Ngọc Lam nghiêng nghiêng đầu, hỏi.

"Họ để điện thoại ở trong phòng làm việc của Nhạc Viện." Mắt thầy Lâm tối sầm

"Em giúp thầy tìm họ" Thầy Lâm phân công "Thạc đi với Lam, tôi sẽ dặn bảo vệ trường đi cùng với các em."

Ngọc Lam lưỡng lự một chốc. Thầy Lâm nhận ra điều đó liền nói với cô

"Ngọc Lam, chỉ có em ở cái thành phố này mới tìm được K và M thôi. Thầy đành nhờ em."

Văn Thạc không biết hai người K và M là ai, nhưng có vẻ họ có liên quan tới quá khứ của Ngọc Lam. Nhưng tại sao thầy Lâm lại ra vẻ thần bí như vậy? Rồi cả việc chỉ Ngọc Lam mới tìm được hai người đó?

Và cả...

Tại sao nãy giờ cô bạn cùng lớp của cậu toàn tìm những ngóc ngách như gầm ghế đá, thùng rác, bụi rậm?

Cuối cùng Ngọc Lam cũng tìm thấy họ, trong con ngách nhỏ phía sau một nhà hàng. Hai vợ chồng người phương Tây, người vợ tóc nâu hạt dẻ, người chồng tóc muối tiêu, đang ngồi thu lu ở đó.

"Here you are, K, M." Ngọc Lam nói

Hai vợ chồng cũng "hồn nhiên" chào "hi, nhưng đôi mắt họ nhìn Ngọc Lam như người lạ cho tới khi Ngọc Lam dẫn họ ra khỏi con ngách.

"You are?" người phụ nữ lên tiếng hỏi

Hai người bọn họ đứng một lúc nhìn thẳng vào khuôn mặt của Ngọc Lam rồi có vẻ như nhận ra điều gì đó, người đàn ông vội vàng lấy từ trong túi chiếc ví da, bên trong kẹp một bức ảnh chụp đã cũ. Một cô bé ôm chiếc violin cười tươi rói ở giữa, hai bên là hai vợ chồng họ và một vài người khác ở đủ độ tuổi.

Văn Thạc liếc qua tấm hình. Cậu nhận ra đứa trẻ ở giữa bức hình là Ngọc Lam hồi nhỏ. Nhưng hai vợ chồng người phương Tây thì vẫn còn hoang mang. Họ cứ cúi đầu xuống nhìn tấm hình, lại ngẩng đầu lên nhìn cô gái bên cạnh, lại cúi xuống, ngẩng lên, lặp đi lặp lại liên tục như thế.

"Ngọc Lam?" cả hai vợ chồng dè dặt.

"Yes" Ngọc Lam trả lời ngay tắp lự

Gương mặt của họ từ hoài nghi chuyển sang choáng váng sau đó lại hoá thành đau khổ

"Ngọc Lam???" Họ kêu lên "No way! Why?"

Ngọc Lam đứng đó nhìn họ không nhúc nhích. Văn Thạc có thể hiểu được phản ứng của họ. Ngọc Lam của nhiều năm về trước là một cô bé hồn nhiên, xán lạn, khác hẳn với phiên bản trầm tĩnh, u ám của hiện tại.

"Oh my Chúa!" Hai vợ chồng đồng loạt quỳ thụp xuống khiến người qua đường phải quay lại nhìn.

Thạc ngại không biết để đâu cho hết. Cậu vừa mới nhận ra hai vợ chồng này. Người đàn ông tên Karsci Moreau, một nhạc sĩ piano đại tài và vợ là Emmy Moreau, một nghệ sĩ violin đang nỗ lực để trở thành nhạc trưởng.

"Please, please stand up." Thạc cố gắng nặn ra mấy chữ tiếng Anh "Mr. Lâm is waiting for you at school."

Nghe đến thầy Lâm, K và M không còn màn thể hiện quằn quại nữa. Họ theo hai học sinh và bảo vệ trở về trường với gương mặt buồn như chấu cắn.

"À lần sau" K bất ngờ nói chuyện với Thạc bằng tiếng Việt "Cậu cứ nói tiếng mẹ đẻ nhé. Chúng tôi hiểu tiếng Việt."

Cả hai cùng nhìn Thạc, ánh mắt thấu hiểu, gật gật cái đầu.

Không hiểu sao họ lại khiến cậu liên tưởng tới Luyên và Thuyên.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net