KDCK chuong 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

1.1.1. Khái niệm

Theo Luật Chứng khoán của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 của Việt Nam, có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/2007: "KDCK là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán".

Với khái niệm trên, hầu hết các nghiệp vụ KDCK (trừ nghiệp vụ tự doanh) đều là những loại hình kinh doanh dịch vụ. Tùy thuộc vào khả năng tài chính cũng như các điều kiện đảm bảo khác theo quy định của luật pháp về KDCK, các tổ chức và cá nhân KDCK có quyền thực hiện một, một vài hoặc đồng thời tất cả các nghiệp vụ KDCK.

Vì vậy, khi triển khai cung ứng các nghiệp vụ này, các tổ chức hoặc cá nhân KDCK đều phải thực hiện những nhiệm vụ chung như: tìm kiếm khách hàng mục tiêu, tư vấn hướng dẫn và chăm sóc khách hàng, thực hiện và báo cáo kết quả các nghiệp vụ theo yêu cầu của khách hàng, xác định kết quả kinh doanh nghiệp vụ.

1.1.2. Điều kiện KDCK

1.1.2.1. Đối với tổ chức

Tổ chức muốn được cấp phép KDCK phải đăng kí với các cơ quan quản lí nhà nước về CK&TTCK và phải đảm bảo một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.

● Điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật và năng lực tài chính

- Có cơ sở vật chất kĩ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ KDCK: trụ sở, trang thiết bị phục vụ hoạt động KDCK...

- Có có đủ vốn chủ sở hữu (vốn tự có) theo quy định của pháp luật và cam kết quản lí tài chính công ty theo chế độ hiện hành.

● Điều kiện về nhân lực

- Có đủ nhân lực có trình độ chuyên môn và đáp ứng được tiêu chuẩn đạo đức nghệ nghiệp.

- Hoạt động theo đúng pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, tiêu chuẩn hành nghề, các quy định về quản lý KDCK.

Ở Việt Nam hiện nay, theo Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động KDCK, công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán phải có các điều kiện sau:

(1) Có trụ sở đảm bảo các yêu cầu:

- Quyền sử dụng trụ sở làm việc tối thiểu 1 năm, trong đó có diện tích sàn giao dịch phục vụ nhà đầu tư tối thiểu 150m2.

- Có đủ cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ hoạt động kinh doanh bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm thực hiện hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu giữ tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới và tự doanh chứng khoán.

- Có hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

- Có hệ thống an ninh bảo vệ an toàn trụ sở làm việc.

(2) Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định.

Điều 18 Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007, quy định vấn đề này như sau:

- Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:

a) Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;

b) Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;

c) Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam;

d) Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.

- Trường hợp tổ chức đề nghị cấp giấy phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn pháp định là tổng số vốn pháp định tương ứng với từng nghiệp vụ xin cấp phép.

- Vốn góp để thành lập công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi.

Các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

- Tỷ lệ sở hữu của bên nước ngoài trong công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty chứng khoán khác.

- Tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của một công ty quản lý quỹ khác.

(3) Giám đốc (tổng giám đốc) phải đáp ứng đủ các điều kiện:

- Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lí do bất khả kháng.

- Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc: có bằng đại học hoặc trên đại học, có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chứng khoán ít nhất 3 năm và có kinh nghiệm quản lí điều hành tối thiểu 3 năm.

- Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.

- Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

- Chưa từng bị UBCKNN xử phạt theo pháp luật CK&TTCK trong vòng 2 năm gần nhất.

Phó giám đốc (phó tổng giám đốc) phải đảm bảo các điều kiện trên trừ điều kiện về thời gian hoạt động nghề KDCK và kinh nghiệm quản lí có tiêu chuẩn tối thiểu 2 năm.

(4) Có tối thiểu 3 người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh

1.1.2.2. Đối với cá nhân

+ Có kiến thức kinh tế, tài chính, pháp luật và phải trải qua một khoá đào tạo về chứng khoán và TTCK. Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán, được SGDCK chấp thuận và cấp phép hoạt động.

+ Có tư cách đạo đức, sức khoẻ tốt.

+ Có đủ năng lực tài chính theo quy định của pháp luật, thể hiện bằng một trong các hình thức sau: ký quỹ; hoặc có tài sản thế chấp tại một tổ chức tín dụng được chỉ định; hoặc được một ngân hàng hay công ty tài chính đứng ra bảo lãnh.

Ở Việt Nam hiện nay theo QĐ 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007, người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khóa tập huấn về văn bản pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do UBCK nhà nước, SGDCK, TTGDCK tổ chức. Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;

b) Có trình độ đại học; có trình độ chuyên môn về CK & TTCK;

c) Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tổ chức; đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về TTCK hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài thì chỉ cần thi sát hạch pháp luật về chứng khoán của Việt Nam.

Người hành nghề chứng khoán không được:

- Đồng thời làm việc cho các tổ chức khác có quan hệ về mặt sở hữu với CTCK nơi mình đang làm việc.

- Đồng thời làm việc cho CTCK, công ty quản lí quỹ khác.

- Đồng thời là giám đốc (tổng giám đốc) của 1 tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng, hoặc tổ chức niêm yết, trừ trường hợp tổ chức này là CTCK.

- Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho CTCK chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại CTCK nơi mình đang làm việc.

- Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng ủy thác bằng văn bản.

1.2. CÁC CHỦ THỂ KINH DOANH CHỨNG KHOÁN

Kinh doanh chứng khoán bao gồm nhiều tổ chức như: công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty quản lí tài sản, công ty lưu kí và thanh toán bù trừ chứng khoán, ngân hàng đầu tư và các cá nhân hành nghề chứng khoán.

1.2.1. Công ty chứng khoán

CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán, thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

Tùy theo điều kiện về năng lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực mà một CTCK có thể đảm nhận tất cả các nghiệp vụ kinh doanh hoặc chỉ đảm nhận một số nghiệp vụ nhất định theo giấy phép kinh doanh.

● Các mô hình hoạt động của CTCK

(1) Mô hình công ty đa năng: theo mô hình này, CTCK là một bộ phận cấu thành của các tổ chức kinh doanh, thường là các công ty lớn hoặc các tập đoàn kinh tế như: các NHTM, tập đoàn tài chính, tập đoàn bảo hiểm... Các tổ chức này hoạt động trên nhiều lĩnh vực như kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm và các hoạt động kinh doanh khác. Mô hình kinh doanh đa năng được chia thành 2 loại:

- Loại đa năng một phần: các tổ chức kinh doanh muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán độc lập trực thuộc công ty hoặc tập đoàn.

- Loại đa năng hoàn toàn: các tổ chức kinh doanh triển khai hoạt động kinh doanh chứng khoán bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác mà không cần phải thành lập công ty chứng khoán độc lập trực thuộc công ty hoặc tập đoàn.

Ưu điểm:

- Do kinh doanh ở nhiều lĩnh vực nên có thể giảm bớt được rủi ro hoạt động kinh doanh chung, có khả năng chịu được những biến động lớn trên TTCK.

- Tận dụng được thế mạnh về nguồn lực tài chính, về trình độ chuyên môn, về mạng lưới hoạt động..., tạo động lực cho sự phát triển của TTCK.

Hạn chế:

- Do có thế mạnh về tài chính, chuyên môn nên việc các công ty lớn, các tập đoàn tham gia kinh doanh chứng khoán có thể gây nên tình trạng lũng đoạn thị trường nếu vai trò quản lí điều hành thị trường của nhà nước hạn chế.

- Do tham gia nhiều lĩnh vực kinh doanh nên làm giảm tính chuyên môn hóa, khả năng thích ứng và linh hoạt kém.

- Trong trường hợp TTCK có nhiều rủi ro, các tập đoàn có xu hướng bảo thủ rút khỏi TTCK để tập trung kinh doanh ở lĩnh vực khác gây nên tình trạng suy thoái, tháo chạy khỏi TTCK hoặc đóng băng thị trường.

(2) Mô hình công ty chuyên doanh: theo mô hình này, KDCK do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận.

Mô hình này khắc phục được những hạn chế của mô hình đa năng, tạo điều kiện cho các CTCK chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển TTCK.

Ngày nay với sự phát triển của TTCK, để tận dụng thế mạnh của ngân hàng, của các tập đoàn kinh tế, tài chính..., các quốc gia thường có xu hướng cho phép các tổ chức này tham gia hoạt động KDCK, bằng cách thành lập công ty con trực thuộc.

Ở Việt Nam hiện nay, CTCK được tổ chức theo các nguyên tắc sau:

- Cơ cấu tổ chức của CTCK phải đảm bảo tách biệt về văn phòng làm việc, nhân sự, hệ thống dữ liệu, báo cáo giữa các bộ phận nghiệp vụ có xung đột lợi ích của CTCK và của khách hàng, hoặc giữa lợi ích của các khách hàng với nhau.

- CTCK phải tuân thủ các nguyên tắc về quản trị công ty và các quy định pháp luật về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng.

- Thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên của một CTCK không được đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên của CTCK khác.

- Giám đốc (tổng giám đốc), phó giám đốc (phó tổng giám đốc), giám đốc chi nhánh CTCK không được đồng thời làm việc cho CTCK, công ty quản lí quỹ hoặc doanh nghiệp khác. Giám đốc (tổng giám đốc) CTCK không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên của CTCK khác.

● Cơ cấu tổ chức của CTCK

Cơ cấu tổ chức của CTCK phụ thuộc vào các nghiệp vụ chứng khoán mà công ty thực hiện, cũng như quy mô hoạt động KDCK của nó. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là hệ thống các phòng ban chức năng được chia ra làm hai khối tương ứng với hai khối công việc mà CTCK đảm nhận:

Phó giám đốc điều hành khối 1: Phòng môi giới+Phòng tự doanh+Phòng bảo lãnh PH+Phòng tư vấn đ.tư+Phòng q.lí quỹ đ.tư+Phòng tư vấn TC cti+Phòng tt & l.kí ck+Phòng q.lí thu nhập ck+Phòng q.lí thu nhập ck+Phòng ủy quyền+Phòng cho vay ck

Khối 1 (front office): thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Bộ phận này có quan hệ giao dịch với khách hàng và đem lại thu nhập cho công ty bằng cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với các nhu cầu đó. Trong khối này ứng với mỗi nghiệp vụ chứng khoán cụ thể sẽ có một phòng riêng. Vì vậy công ty thực hiện bao nhiêu nghiệp vụ sẽ có bấy nhiêu phòng. Riêng phòng thanh toán và lưu kí chứng khoán thì mọi CTCK đều phải có vì đây là tổ chức phụ trợ phục vụ cho hoạt động môi giới chứng khoán và nó cũng thường được xếp vào khối 1 do có quan hệ trực tiếp với khách hàng.

Khối 2 (back office): thực hiện các công việc có tính tác nghiệp hỗ trợ cho khối 1, bao gồm: phòng nghiên cứu phát triển, phòng thông tin và phân tích chứng khoán, phòng máy tính và tin học, phòng kế toán, phòng tổ chức hành chính...

Đối với những công ty chứng khoán lớn, còn có thêm chi nhánh, văn phòng ở các địa phương trong nước, hoặc/ và nước ngoài. Cũng có thể CTCK ủy thác cho một NHTM ở địa phương hướng dẫn và nhận lệnh đặt mua bán chứng khoán của khách hàng.

Phó giám đốc điều hành khối 2: Phòng R&D+Phòng HC & TC+Phòng t.tin & ptck+Phòng kế toán+Phòng kí quỹ +Phòng ngân quỹ+Phòng kế hoạch+Phòng phát triển sp+Phòng pháp chế+Phòng máy tính

1.2.2. Công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán

1.2.2.1. Quỹ đầu tư chứng khoán

Hoạt động đầu tư chứng khoán có thể được thực hiện bởi các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân, hoặc các nhà đầu tư chứng khoán có tổ chức - quỹ đầu tư chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty tài chính...

Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán và các loại tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.

1.2.2.2. Công ty đầu tư chứng khoán

● Khái niệm

Công ty đầu tư chứng khoán là một doanh nghiệp được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần để đầu tư chứng khoán.

● Đặc điểm

- Công ty đầu tư chứng khoán huy động vốn để hình thành quỹ đầu tư chứng khoán bằng cách phát hành cổ phiếu và bán chúng cho người đầu tư - với tư cách là cổ đông thường. Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán có thể được niêm yết trên sở giao dịch, hoặc thị trường phi tập trung.

- Công ty được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Như vậy, khác với CTCK, công ty đầu tư chứng khoán chỉ thực hiện một nghiệp vụ KDCK, đó là đầu tư chứng khoán. Vì vậy, khi đề cập đến các tổ chức KDCK, người ta ít nhắc đến loại hình công ty này.

Công ty chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán. Hội đồng quản trị là cơ quan có thẩm quyền cao nhất. Công ty có thể tự quản lí tài sản và vốn quỹ của mình, hoặc thuê một công ty quản lí quỹ và ngân hàng bảo quản tài sản của quỹ.

+ Công ty quản lí quỹ được hội đồng quản trị thuê và thực hiện chức năng quản lí thuần túy. Công ty quản lí quỹ có trách nhiệm cử một, hoặc một số chuyên gia để giúp quỹ điều hành và sử dụng vốn của quỹ đầu tư vào chứng khoán và các tài sản khác sao cho có hiệu quả nhất.

+ Ngân hàng giám sát chỉ đóng vai trò bảo quản, mà không tham gia vào công tác quản lí, giám sát quỹ. Ngoài ra, ngân hàng có thể đảm nhận vai trò người giữ danh sách cổ đông để gửi báo cáo, giấy ủy quyền, hoặc thực hiện phân phối cổ tức cho các cổ đông. Khi thực hiện các nghiệp vụ này, ngân hàng nhận được thu nhập dưới dạng phí.

- Thu nhập của công ty được hình thành từ kết quả đầu tư mua bán chứng khoán (chênh lệch giá mua bán chứng khoán, cổ tức, trái tức và thu nhập từ các hoạt động đầu tư kinh doanh các chứng khoán phái sinh khác).

- Do quỹ đầu tư dạng công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ nên nhà đầu tư góp vốn trở thành cổ đông (giữ vai trò vị trí là chủ sở hữu một phần vốn của công ty) và có các quyền của một cổ đông: ứng cử, bầu cử, biểu quyết các vấn đề quan trọng của công ty, nhận cổ tức...

**Mô hình tổ chức quản lí công ty đầu tư chứng khoán

(Công ty quản lí quỹ) Hội đồng quản trị của CTĐTCK (Ngân hàng giám sát)

Công ty quản lí quỹ) Quỹ đầu tư chứng khoán (Ngân hàng giám sát)

x3 Nhà đầu tư

● Ưu nhược điểm của mô hình CTĐTCK

Ưu điểm:

- Có cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có pháp nhân đầy đủ nên có cơ sở pháp lí cao trong tổ chức quản lí điều hành hoạt động.

- Do có pháp nhân đầy đủ nên việc huy động vốn từ các thành phần kinh tế thuận lợi hơn so với mô hình quỹ tín thác, tạo khả năng huy động được khối lượng vốn lớn để hoạt động kinh doanh chứng khoán.

- Do hội đủ các thành phần đại diện cho từng quyền lợi tham gia công tác quản lí nên họ có thể đánh giá, cân nhắc giữa giá trị đầu tư với mức độ rủi ro đưa ra các quyết định mang tính năng động và thường mang lại lợi nhuận khả quan.

Nhược điểm:

- Chi phí quản lí quỹ thường cao hơn so với mô hình quản lí quỹ tín thác nên có tác động đến hiệu quả các hoạt động kinh doanh.

- Hiện tượng tranh giành quyền lực, quyền kiểm soát thường gặp ở các công ty cổ phần là mối đe dọa thường trực gây nên những biến động trong tổ chức, làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Ở Việt Nam hiện nay, theo Nghị định NĐ14/2007 của Chính phủ, Công ty đầu tư chứng khoán được tổ chức theo một trong hai hình thức sau:

- Công ty đầu tư chứng khoán đại chúng là công ty đầu tư chứng khoán chào bán cổ phiếu ra công chúng;

- Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ.

Cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán, Công ty đầu tư chứng khoán không có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu đã phát hành. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ chỉ được chào bán cổ phiếu cho tối đa 99 nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư có tổ chức phải đầu tư tối thiểu 3 tỷ đồng và cá nhân đầu tư tối thiểu 1 tỷ đồng. Công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ không phải tuân thủ các quy định về hạn chế đầu tư như công ty đầu tư chứng khoán đại chúng quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán. Công ty đầu tư chứng khoán tự quản lý vốn đầu tư hoặc ủy thác cho một công ty quản lý quỹ quản lý hoặc thuê công ty quản lý quỹ tư vấn đầu tư và tự mình thực hiện giao dịch. Trường hợp công ty đầu tư chứng khoán thuê công ty quản lý quỹ quản lý vốn đầu tư thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc (nếu có), Chủ tịch Hội đồng quản trị và tối thiểu 2/3 thành viên Hội đồng quản trị của công ty đầu tư chứng khoán phải độc lập với công ty quản lý quỹ.

1.2.2.3. Công ty quản lý quỹ

Các quỹ tín thác (quỹ không có pháp nhân đầy đủ được thành lập trên cơ sở hợp đồng ủy thác giữa công ty quản lí quỹ, người nhận ủy thác và người thụ hưởng) không tự quản lí vốn đầu tư, phải tìm kiếm và kí kết hợp đồng quản lí quỹ với một công ty quản lí quỹ (QLQ).

● Khái niệm

Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

● Đặc điểm

- Công ty QLQ được thực hiện hai nghiệp vụ chính là quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (hoặc công ty đầu tư chứng khoán) và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

- Thu nhập của công ty QLQ được hình thành từ phí quản lý quỹ đầu tư và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

- Công ty QLQ không phải là người chủ sở hữu quỹ mà chỉ là người thành

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#kdckc1