ki thuat tiem

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

TIÊM TRONG DA

Mục tiêu:

1.Nêu được áp dụng của tiêm trong da.
2.Nhận định được tiêm thuốc vào đúng trong da.
3.Nhận định được kết quả của tiêm thử phản ứng thuốc.
4.Tiến hành tiêm thuốc vào trong da theo đúng quy trình kỹ thuật.

Tiêm trong da là tiêm một lượng thuốc rất nhỏ 1/10 ml vào lớp thượng bì. Thuốc được hấp thu rất chậm.
1.Chỉ định của tiêm trong da
Tiêm trong da được áp dụng trong các trường hợp sau:
1.1.Tiêm một số loại vaccin phòng bệnh, ví dụ như tiêm vaccin BCG phòng lao cho trẻ sơ sinh.
1.2.Tìm phản ứng BCG để chuẩn đoán lao.
1.3.Thử phản ứng của cơ thể đối với thuốc.
Ví dụ: Thử phản ứng một số thuốc dễ gây dị ứng như penicillin, strep - tomycin.
2.Dụng cụ
Ngoài những dụng cụ cần thiết phục vụ cho tiêm, ta cần chọn bơm và kim tiêm cho thích hợp:
- Thường dùng bơm tiêm nhỏ, loại 1 ml có vạch chia 1/10 ml để tính lượng thuốc được chính xác (vì thường dùng lượng thuốc rất nhỏ = 1/10 ml).
· Ngoài ra còn có loại bơm tiêm nhỏ dài đặc biệt có độ khắc tỉ mỉ 1/100 - 2/100 ml để có thể tính liều nhỏ chính xác (bơm tiêm vaccin phòng bệnh).
- Kim tiêm: Rất nhỏ dài 1,5 cm đường kính 4/10 - 5/10 ml đầu mũi vát ngắn để dễ ngập trong biểu bì.
· Tất cả bơm tiêm, kim tiêm phải được hấp sấy khô để bảo đảm vô khuẩn.
3.Vùng tiêm
Nói chung vùng để chọn tiêm trong da rất nhiều và rộng, nhưng thường tiêm vào 1/3 trên mặt trước trong cẳng tay vì chỗ đó da mỏng dễ tiêm, da lại có màu nhạt, dễ phân biệt. Nếu có phản ứng cục bộ dễ nhìn thấy.
Ngoài ra còn có thể tiêm chỗ bả vai, cơ denta cánh tay, tiêm phòng bệnh lưu ý khi tiêm tránh các mạch máu.




4.Tư thế bệnh nhân
- Đối với người lớn: Ngồi kéo ống tay áo lên cao, và đặt cẳng tay lên một gối nhỏ, hoặc nằm ngửa tay giang ra đặt lên gối nhỏ.
- Đối với trẻ nhỏ: Người mẹ ngồi trên ghế ôm trẻ vào lòng dùng 2 đùi kẹp 2 chân trẻ, 1 tay vòng qua thân trẻ ôm và giữ cánh tay, tay khác giữ lấy cẳng tay trẻ đặt lên trên gối nhỏ ở góc bàn.
5.Cách tiêm
- Xác định vị trí tiêm.
- Bộc lộ vùng tiêm.
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 hoặc ete là tốt nhất.
- Sát khuẩn tay điều dưỡng.
- Tay trái nắm mặt sau cẳng tay hoặc cánh tay vùng định tiêm vừa đỡ tay bệnh nhân vừa đùng các ngón tay để miết căng mặt da chỗ định tiêm.
- Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim để mũi vát của kim ngửa lên trên và thẳng với vạch chia ở thân bơm tiêm, khẽ gẩy mũi kim tiêm vào mặt da. Khi mũi kim đã bén vào mặt da thì hạ thấp bơm tiêm xuống sát mặt da (chếch khoảng từ 10 - 150) rồi đẩy nhẹ kim cho ngập hết mũi vát của kim (không nên đưa kim theo chiều dọc của cẳng tay hoặc cánh tay mà phải đưa chéo để lúc hạ bơm tiêm không bị vướng).
- Khi đã ngập hết mũi vát thì đổi tay (ngón trỏ tay trái giữ đốc kim, ngón cái giữ thân bơm tiêm, ngón giữa ngón nhẫn, ngón út giữ bên cạnh thân bơm tiêm và tay phải dùng ngón cái từ từ bơm thuốc vào).
+ Đối với trẻ em:
Khi đã ngập hết mũi vát thì ngón các bàn tay trái từ từ chuyển ra đặt lên trên đốc kim và giữ đốc kim ở nguyên vị trí đó. Ngón trỏ và ngón giữa tay phải kẹp giữa đầu dưới của bơm tiêm và đẩy pít tông bơm thuốc vào bằng ngón cái.
Khi bơm thuốc vào phải theo dõi xem thuốc có vào đúng trong da không bằng 2 cách:
- Nhìn vết tiêm chỗ nước vào nổi cục to bằng hạt ngô, sần da cam, màu da chỗ tiêm ngả màu trắng bệch (bơm chừng 1/10 ml).
- Tự mình thấy đẩy thuốc vào rất chặt tay, có cảm giác như kim bị tắc.
- Sau khi đã bơm thuốc đủ liều (1/10 ml) rút kim ra kéo chệch căng da chỗ tiêm vài giây cho thuốc khỏi trào ra theo mũi kim rồi sát khuẩn lại bằng cồn bông.
+ Trong trường hợp tiêm vaccin phòng bệnh thì không sát khuẩn lại bằng bông cồn (vì các loại hóa chất, cồn đều có thể làm hủy hoại vaccin do đó làm mất hiệu lực của vaccin).
- Nếu là tiêm thử phản ứng lấy bút xanh đánh dấu (vẽ vòng quanh chỗ tiêm lại) để theo dõi 15 đến 20 phút sau đó đọc kết quả.
- Phải báo cáo y bác sĩ điều trị, ghi rõ vào hồ sơ hoặc phiều tiêm thuốc của bệnh nhân (vào phiếu thử phản ứng dán vào hồ sơ bệnh án).
+ Trong trường hợp nghi ngờ kết quả thử phản ứng thì phải làm thử lại bằng phương pháp đối chứng để so sánh.
Cách làm: Tiêm sang tay bên kia một mũi 1/10 ml nước cất tiêm (bơm tiêm nước cất không được dính dấu vết thuốc kháng sinh đã thử) rồi so sánh và nhận định kết quả.

Bảng đối chứng


TIÊM DƯỚI DA

Mục tiêu:

1.Nêu được chỉ định, chống chỉ định của tiêm dưới da.
2.Nêu được tai biến của tiêm dưới da - cách phát hiện xử trí và phòng ngừa.
3.Tiêm được thuốc vào dưới da theo đúng quy trình kỹ thuật.

Tiêm dưới da là đưa một lượng dung dịch thuốc vào mô liên kết lỏng lẻo dưới da (lớp mỡ).
1.Chỉ định - Chống chỉ định
1.1.Chỉ định
Khá rộng rãi, chủ yếu là do một số loại thuốc mà ta muốn cho thuốc thấm dần vào cơ thể để phát huy tác dụng từ từ.
Thí dụ như: Atropin sulfat, insulin...
1.2.Chống chỉ định
Một số thuốc dầu khó tan ví dụ: Testosteron
2.Dụng cụ - Thuốc
- Bơm tiêm: Thường dùng loại 2 ml, 5 ml.
- Kim tiêm: Dài 25 mm - 30 mm đầu vát dài hơn tiêm trong da.
- Các dụng cụ cần thiết khác.
- Thuốc theo y lệnh.
3.Vùng tiêm
Tất cả những chỗ nào trên cơ thể không nhạy cảm quá có nhiều cơ đều có thể tiêm được vì tiêm vào dưới da còn xa xương, xa các mạch máu thần kinh lớn. Nhưng người ta thường chọn chỗ để tiêm: Mô dưới da nhẽo, ít cọ xát, ít bị nhiễm bẩn, ít đau, không có sẹo, viêm lở loét...
Thường tiêm vào: Mặt ngoài cánh tay (vùng cơ tam đầu cánh tay) có thể tiêm vùng mặt trước ngoài đùi khoảng 1/3 giữa đùi, bả vai...
Nếu người bệnh tiêm nhiều cần phải thay đổi chỗ tiêm và cố gắng tránh tiêm vào chỗ mũi kim cũ.
4.Cách tiêm
- Bệnh nhân có thể nằm trên giường hoặc ngồi trên ghế có tựa một cách thoải mái.
- Bộc lộ vùng tiêm.
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 từ trong ra ngoài.
- Điều dưỡng viên sát khuẩn tay bằng cồn 700 (chấm cồn vào các đầu ngón tay).
- Tay trái dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo da bệnh nhân lên.
- Tay phải cầm bơm tiêm có gắn kim ngửa mũi vát của kim lên trên, chếch với mặt da 30 - 450 đâm kim nhanh qua da vào mô liên kết dưới da. Khi có cảm giác là kim đã vào mô liên kết dưới da thì bỏ tay trái và xoay nhẹ pít tông bơm tiêm vài lần xem có máu ra không, nếu không có máu ra theo, mới bơm thuốc từ từ vào cơ thể bệnh nhân.
· Nếu có máu ra theo là đâm phải mạch máu thì bình tĩnh rút bơm kim ra hoặc đâm sâu thêm vào khi nào không có máu ra nữa thì bơm thuốc từ từ.
- Khi đã bơm hết thuốc, tay trái kéo chếch căng da chỗ tiêm để thuốc không thoát ra theo mũi kim.
· Tay phải nhẹ nhàng rút kim ra nhanh rồi dùng bông tẩm cồn sát khuẩn nhẹ lên chỗ tiêm sau đó đỡ bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái.
5.Các tai biến của tiêm dưới da - Cách phát hiện và xử trí
5.1.Tai biến do vô khuẩn không tốt
Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trước, trong và sau khi tiêm dẫn tới bệnh nhân bị nhiễm khuẩn.
+ Gây ra áp xe tại chỗ:
- Phát hiện: Chỗ tiêm tấy đỏ, sưng nóng, toàn thân có thể sốt hoặc không.
- Xử trí: Chườm nóng, dùng kháng sinh trong trường hợp thuốc tiêm không phải là thuốc kháng sinh (giai đoạn viêm tấy).
- Chích áp xe nếu áp xe đã mềm hóa mủ rõ.
+ Làm lây bệnh truyền nhiễm như viêm gan virus
- Do vô khuẩn kim không tốt (kim tiêm từ người mắc bệnh từ người mắc bệnh viêm gan virus sang người không bị viêm gan virus.
- Phát hiện: Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, người bệnh chán ăn, mệt mỏi (thường xảy ra muộn sau khi tiêm từ 4 - 6 tháng).
5.2.Tai biến do quá trình tiêm
- Gãy kim, quằn kim do bệnh nhân giãy giụa mạnh hoặc do tiêm không đúng kỹ thuật.
· Đề phòng: Không bao giờ tiêm ngập đốc kim, nếu kim gẫy có thể rút ra được.
- Bệnh nhân có thể bị sốc: Do bơm thuốc quá nhanh hoặc bệnh nhân quá sợ hãi, và bệnh nhân bị đau không chịu được.
· Đề phòng: Thực hiện nguyên tắc khi tiêm 2 nhanh 1 chậm (đâm kim và rút kim nhanh) bơm thuốc chậm, trước khi tiêm phải làm công tác tư tưởng tốt để bệnh nhân yên tâm tránh sợ hãi, lo lắng...
5.3.Các tai biến do thuốc gây lên
- Bệnh nhân đau, áp xe vô khuẩn: Do thuốc tiêm vào không tiêu đi được hoặc tiêu rất chậm.
· Phát hiện: Chỗ tiêm xưng nóng đỏ.
· Xử trí: Chườm nóng, chích áp xe nếu cần.
- Có thể gây mảng mục ở trẻ em như tiêm insulin, muối bismut, muối quinin, các chất dầu nói chung (dầu long não) các hormon, các dung dịch iod gây ra các hòn cứng.
- Sốc: Do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.

TIÊM BẮP THỊT

Mục tiêu:

1.Trình bày được những ưu điểm của tiêm bắp thịt.
2.Nêu được chỉ định của tiêm bắp.
3.Xác định được đúng vị trí của tiêm bắp.
4.Nêu được tai biến, cách phát hiện và xử trí.
5.Tiêm được thuốc vào bắp thịt theo đúng quy trình kỹ thuật.

Tiêm bắp thịt là tiêm một lượng thuốc vào trong bắp thịt (trong cơ). Có thể tiêm vào bắp chi, có thể tiêm mông.
Thuốc phát huy được hiệu quả nhanh hơn tiêm dưới da.
1.Những ưu điểm của bắp thịt (cơ)
- Cơ ít có cảm giác lại được tưới máu nhiều và luôn luôn co bóp (chuyển động) nên sự hấp thu thuốc của bắp thịt nhanh hơn mô liên kết lỏng lẻo dưới da và cảm giác không nhạy bằng mô dưới da nên có thể tiêm vào bắp thịt những thứ thuốc kích thích mạnh như penicillin, strep - tomycin, quinin, emetin, huyết thanh chữa bệnh hay máu cũng có thể tiêm nhiều vào bắp thịt.
- Cơ có sức chịu đựng được các dung dịch ăn mòn nên không bị hoại tử.
2.Chỉ định - Chống chỉ định
2.1.Chỉ định
Người ta có thể tiêm vào bắp thịt nhiều loại dung dịch đẳng trương khác nhau như:
- Ete, quinin: Là chất thuốc ăn mòn dễ kích thích.
- Dầu: Lâu tan dễ gây đau.
- Keo, muối bạc, muối thủy ngân, kháng sinh, hormon. Tất cả các chất này chậm tan, gây đau nên phải tiêm bắp.
Về nguyên tắc tất cả các loại thuốc tiêm được vào mô liên kết dưới da đều có thể tiêm bắp thịt được trừ cafein.
- Một số thuốc không nên hay không được tiêm vào tĩnh mạch mà muốn có hiệu quả nhanh hơn dưới da.
- Thuốc dễ kích thích tiêm dưới da lâu ngấm sẽ bị đau và gây lên kích thích.
- Da nứt nẻ tiêm dưới da không thích hợp.
2.2.Chống chỉ định
Những thuốc gây hoại tử tổ chức ví dụ: Calci clorur, ouabain...
3.Dụng cụ
- Bơm tiêm vô khuẩn loại 5 ml, 10 ml tùy theo lượng thuốc tiêm.
- Kim tiêm vô khuẩn dài 40 mm - 60 mm sắc và nhọn, đường kính 0,7 - 1 mm.
- Các dụng cụ cần thiết khác như : Cồn 700 - cồn iod, kìm Kocher, cốc đựng bông cồn, dao cưa...
4.Vùng tiêm
Thường tiêm vào 3 vùng
4.1.Vùng cánh tay
- Cơ denta (cơ tam giác).
- Cơ tam đầu cánh tay (mặt trước ngoài).
4.2.Vùng đùi
Mặt trước ngoài đùi (cơ tứ đầu đùi) khoảng 1/3 giữa đùi - cơ tứ đầu đùi là vùng rộng lớn, cơ to và dày ít mạch máu và thần kinh.
4.3.Vùng mông
Do các mạch máu lớn và thần kinh hông to chạy qua vì vậy cần phải xác định được vị trí tiêm thật chính xác để tránh tiêm vào dây thần kinh hông to gây thọt chân bệnh nhân. Nên khi tiêm mông phải chú ý xác định vị trí tiêm thật chính xác. Sau đây là cách xác định vị trí tiêm mông.
- Vùng mông được tạo bởi 4 đường:
· Phía trên : Là đường nối 2 mào chậu.
· Phía dưới : Là nếp lằn mông.
· Phía trong : Là rãnh liên mông.
· Phía ngoài : Là mép ngoài mông.
+ Cách 1:
Chia một bên mông ra làm 4 phần bằng nhau. Tiêm vào phần 1/4 trên ngoài.
- Nếu tiêm vào vùng dưới ngoài sẽ đâm vào khớp háng.
- Nếu tiêm vào vùng phần trong sẽ tiêm vào dây thần kinh hông to và vào mạch máu.
+ Cách 2:
Kẻ một đường thẳng từ gai chậu trước trên đến mỏm xương cụt, chia làm 3 phần bằng nhau, tiêm vào 1/3 trên ngoài của đường kẻ này.
Vùng này có lớp cơ dày lại không có dây thần kinh hông to và mạch máu lớn nên tránh được thần kinh hông to và mạch máu lớn.
5.Tư thế bệnh nhân
5.1.Tiêm mông
Để bệnh nhân nằm sấp hoặc ngồi trên ghế tựa mặt quay vào lưng ghế 2 tay ôm lấy lưng ghế, phần mông còn lại lộ ra là vị trí tiêm.
5.2.Tiêm ở đùi
Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên ghế duỗi chân thoải mái.
5.3.Tiêm ở cánh tay
Bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên ghế thoải mái.
Đối với trẻ em phải có người giữ để tránh giãy giụa và trước khi tiêm nên xi đi đái ỉa đề phòng trẻ sợ quá phóng uế ra chỗ tiêm.
6.Cách tiêm
6.1.Tiêm vào đùi hoặc cánh tay
- Bộc lộ vùng tiêm: Vén tay áo lên đến nách, kéo quần lên đến bẹn.
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn 700 - 900.
- Tay trái vừa nắm đỡ tay bệnh nhân vừa kéo căng da nơi sắp tiêm.
- Tay phải cầm bơm tiêm đã nắp sẵn kim để ngửa mũi vát lên trên tiêm chếch 600 - 900 so với mặt da (nếu trường hợp bệnh nhân là trẻ em hoặc người gầy thì không nên tiêm theo góc 900 vì dễ chạm vào xương).
· Đâm kim nhanh qua da vào cơ ngập 2/3 kim, tay trái buông khỏi da xoay nhẹ pit tông (ngược chiều kim đồng hồ), nếu thấy không có máu ra theo thì bơm thuốc từ từ vào cơ thể người bệnh, vừa bơm thuốc vừa theo dõi sắc mặt bệnh nhân.
· Khi bơm hết thuốc tay trái dùng ngón cái kéo căng da và nhẹ nhàng rút kim nhanh. Kéo chệch da nơi tiêm để thuốc không trào ra theo mũi kim.
- Sát khuẩn lại vị trí tiêm bằng bông tẩm cồn.
6.2.Tiêm vào mông
Có 2 cách tiêm mông
6.2.1.Cách tiêm mông một thì
- Bộc lộ vùng mông.
- Xác định đúng vị trí tiêm mông.
- Sát khuẩn vị trí tiêm bằng cồn iod trước sau đó sát khuẩn lại bằng cồn 700.
- Điều dưỡng viên sát khuẩn tay bằng cồn 700.
- Tay trái: Dùng ngón trỏ và ngón cái căng da nơi định tiêm.
- Tay phải: Cầm bơm tiêm đã nắp sẵn kim tiêm, ngón út đỡ đốc kim, ngón cái, ngón nhẫn, ngón giữa rải đều trên thân bơm tiêm, ngón trỏ đỡ ruột bơm tiêm. Đâm thẳng góc vào mặt phẳng của da ấn nhanh kim vào thật sâu không được cắm ngập đốc kim mà phải chừa lại 0,5 - 1 cm (nếu kim tiêm chạm vào xương thì phải rút ra một chút. Chú ý không đâm kim nông quá chưa tới cơ của bệnh nhân). Sau đó tay trái buông khỏi mặt da, xoay nhẹ thử pít tông xem có máu ra theo không. Nếu không có máu thì bơm thuốc chậm từ từ vào, vừa bơm vừa theo dõi sắc mặt của bệnh nhân.
· Khi bơm hết thuốc tay trái lại chuyển lên căng da tay phải nhẹ nhàng rút kim nhanh theo phương thẳng đứng.
- Sát khuẩn lại nơi tiêm bằng bông tẩm cồn.
6.2.2.Cách tiêm mông hai thì
+ Thì 1:
- Tay trái dùng ngón trỏ và ngón cái căng da nơi tiêm cho phẳng. Tay phải dùng ngón trỏ và ngón cái cầm chắc đốc kim tiêm (kim tiêm rời chưa cắm vào bơm tiêm).
- Còn 3 ngón khác gập lại vỗ nhẹ vào mông mấy cái để đánh lạc hướng tập trung của bệnh nhân rồi đâm kim nhanh thẳng góc 900 vào đúng vị trí tiêm mông đã quy định, lưu ý không bao giờ cắm ngập sát đốc kim mà phải để chừa lại 0,5 - 1 cm.
+ Thì 2:
- Lắp bơm tiêm đã có thuốc (đã đuổi hết khí) vào đốc kim. Sau khi hút thử bơm tiêm xem có máu không. Nếu không có máu theo ra thì mới bơm thuốc từ từ vào và theo dõi sát bệnh nhân. Nếu có máu vào bơm tiêm thì phải rút kim ra tiêm vào chỗ khác.
- Khi hết thuốc dùng ngón trỏ và ngón cái tay trái căng da nơi tiêm và rút kim thật nhanh theo phương thẳng đứng.
- Sau đó sát khuẩn lại nơi tiêm bằng bông tẩm cồn.
7.Các biến cố do tiêm bắp thịt - Cách phát hiện - Xử trí - Đề phòng
7.1.Gãy kim
- Do bệnh nhân giãy giụa.
· Đề phòng: Giữ bệnh nhân tốt.
- Quằn kim: Do sai lầm về kỹ thuật khi tiêm.
· Đề phòng: Không tiêm ngập đốc kim, nếu kim gãy rút kim ra được.
7.2.Đâm phải dây thần kinh hông to
- Do không xác định đúng vị trí tiêm mông, tiêm sai vị trí, góc độ đâm kim xiên.
· Đề phòng: Xác định chính xác vị trí tiêm mông và góc độ tiêm đúng 900.
7.3.Gây tắc mạch
- Do tiêm thuốc dạng dầu hoặc nhũ tương vào mạch máu.
· Đề phòng: Khi tiêm bao giờ cũng phải hút thử bơm tiêm xem có máu không? rồi mới được bơm thuốc.
7.4.Áp xe nhiễm khuẩn
- Do không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
- Áp xe vô khuẩn do thuốc không tan như tiêm quinin, hydro cortison và những thuốc dầu khó tan gây áp xe tại chỗ.
· Phát hiện: Chỗ tiêm sưng nóng đỏ, đau.
· Xử trí: Chườm nóng, chích áp xe nếu cần thiết.
7.5.Gây mảng mục
- Do tiêm những chất gây hoại tử mô (thuốc chống chỉ định tiêm bắp thịt) ví dụ như calci clorur.
· Phát hiện: Chỗ tiêm nóng, đỏ, đau, lúc đầu cứng sau mềm nhũn giống ổ áp xe.
· Xử trí: Khi phát hiện sớm tiêm phong bế novocain.
Lúc đầu chườm nóng.
Lúc hoại tử: Băng mỏng giữ khỏi nhiễm khuẩn thêm, có thể phải chích nếu ổ hoại tử lớn.
7.6.Sốc
- Do phản ứng của cơ thể đối với thuốc.



TIÊM TĨNH MẠCH

Mục tiêu:

1.Trình bày được chỉ định của tiêm tĩnh mạch.
2.Nêu được những tai biến của tiêm tĩnh mạch, phát hiện xử trí.
3.Tiêm được thuốc vào tĩnh mạch bệnh nhân theo đúng quy trình kỹ thuật.

Tiêm tĩnh mạch là đưa lượng thuốc vào cơ thể theo đường tĩnh mạch.
1.Chỉ định và Chống chỉ định
1.1.Chỉ định
- Những thuốc ta muốn có tác dụng nhanh chóng như: Thuốc gây mê gây ngủ, chống xuất huyết, trụy mạch...
- Những thuốc muốn có tác dụng toàn thân.
- Những thuốc ăn mòn các mô, có khả năng gây đau, thậm chí gây mảng mục nếu tiêm vào dưới da hay bắp thịt như calci clorur, Ouabain, thủy ngân cyanur.
- Những chất có màu hoặc nhuộm màu, những chất thuốc này không bao giờ tiêm dưới da, bắp thịt. Chỉ được tiêm vào tĩnh mạch như: Glutylen (đóng ống 10 ml gồm có 0,10 g xanh metylen và 0,2 g glucose (điều trị ngộ độc sắn).
- Những dung dịch đẳng trương, ưu trương nếu tiêm truyền với khối lượng thuốc lớn.
- Máu, huyết tương và các dung dịch keo: Dextran, Subtosan.
- Các huyết thanh trị liệu.
- Natri Salicylat.
1.2.Chống chỉ định
- Những thuốc gây kích thích mạnh hệ tim mạch (ví dụ như Adrenalin) chỉ tiêm Adrenalin trong trường hợp cấp cứu dị ứng penicillin khi không bắt được mạch, huyết áp tụt khi thật cần thiết mới tiêm tĩnh mạch.
- Những loại thuốc dầu: Testosteron.
2.Dụng cụ
Ngoài các dụng cụ cần thiết ra cần chuẩn bị:
- Bơm tiêm loại 5 ml, 10 ml đã được hấp sấy khô vô khuẩn.
- Kim tiêm vô khuẩn dài 25 - 30 mm đường kính 6/10 - 7/10 mm, mũi vát ngắn và sắc.
- Dây garo.
- Gối nhỏ kê dưới vùng tiêm.
- Khay quả đậu đựng nước lạnh sạch.

3.Vùng tiêm
Tĩnh mạch nào cũng có thể tiêm được nhưng thường tiêm vào:
- Hai tĩnh mạch to ở mặt trước khuỷu tay chụm lại thành hình chữ V trong hệ thống tĩnh mạch M. Tĩnh mạch này to, ít di động dễ tìm, dễ tiêm.
- Có thể tiêm vào tĩnh mạch:
· Cẳng tay.
· Mu bàn tay.
· Mu bàn chân.
· Tĩnh mạch mắt cá trong (tĩnh mạch hiển trong).
· Khi cần thiết có thể tiêm vào tĩnh mạch đùi ở bẹn hoặc tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch dưới đòn.
- Đối với trẻ em tiêm vào tĩnh mạch đầu, mu bàn tay, cổ tay, mắt cá trong.
4.Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái trên giường tay giang ra, kéo ống tay áo lên sát vai, bộc lộ vùng tiêm và đặt khuỷu tay bệnh nhân lên gối mỏng (nếu tiêm tĩnh mạch khuỷu tay, cẳng tay); kéo quần bệnh nhân lên qua gối nêu tiêm tĩnh mạch mắt cá trong.
5.Cách tiêm
- Đặt gối kê tay dưới vùng tiêm.
- Buộc dây garo phía trên cách vị trí tiêm 3 - 5 cm.
+ Chú ý: Không buộc thắt nút dây mà thắt dây theo kiểu nút nơ, hai đầu mối của dây quay lên phía trên để tiện lợi khi tháo dây garo và cũng không nên buộc chặt quá.
- Bảo bệnh nhân nắm bàn tay lại co vào duỗi ra vài lần cho tĩnh mạch nổi rõ thêm lên. Chuẩn bị kỹ càng để đâm kim trúng vào tĩnh mạch ngay lần đầu.
- Sát khuẩn rộng nơi tiêm bằng cồn iod theo chiều từ trong ra ngoài sau đó sát khuẩn lại bằng bông cồn 700.
- Sát khuẩn tay điều dưỡng viền bằng bông cồn 700.
- Tay trái dùng ngón cái miết căng mặt da để cố định tĩnh mạch đỡ bị di lệch và để đâm kim qua da vào tĩnh mạch dễ.
Tay phải cầm bơm tiêm đã hút thuốc có gắn kim mũi vát ngửa lên trên đẩy hết bọt khí ra ngoài.
- Ngón trỏ giữ lấy đốc kim, ngón cái để lên trên thân bơm tiêm ngón giữa, ngón nhẫn để bên cạnh thân bơm tiêm; ngón út đỡ lấy ruột bơm tiêm. Để ngửa mũi vát của kim lên trên đâm kim ngay trên tĩnh mạch, qua da vào tĩnh mạch, kim chếch 15 - 300 so với mặt da (cũng có thể đâm bên cạnh tĩnh mạch, qua da và ngang thành mạch rồi mới luồn kim lên dọc tĩnh mạch).
- Khi đâm trúng vào tĩnh mạch, máu sẽ chảy vào bơm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net