Chương 307: Tình thương bất thương (TOÀN VĂN HOÀN)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tại thôn Quảng Ngư ở Quỳnh Đài, trong góc hẻo lánh nhất ngôi làng có hai túp lều tranh được xây bằng gạch bùn và rơm rạ, xung quanh còn có hàng rào bao bọc, trông giống như một hộ gia đình. Tuy nhiên, giữa hai túp lều tranh còn được dựng thêm một hàng rào nữa, miễn cưỡng chia một nhà ra làm hai.

Trong sân một trong hai gian nhà lá đó chất đầy củi, có nuôi mấy con gà, cũng có một cối xây bằng đá. Trong góc sân có dựng thêm một nhà kho nhỏ giản dị, xem ra là nhà bếp.

Thứ gì đó trông như phân ngựa được đặt đối diện với nhà bếp, bên trong có trồng vài vị thuốc, bên cạnh là sợi dây được mắc qua hai khúc gỗ, dùng để treo mấy bộ y phục sạch sẽ. Trên khúc gỗ còn treo mấy xâu cá mặn phơi khô, tuy hơi đơn sơ...nhưng tràn ngập hơi thở của sự sống.

Mặc dù chỉ cách một hàng rào, nhưng nửa bên kia lại có cảnh tượng hoàn toàn khác. Tuy cũng là gian nhà lá giống y hệt bên này, nhưng ngoại trừ cỏ dại ra thì trong sân không có gì cả, có vẻ như đã lâu không có người ở, bị bỏ hoang rồi.

Nhưng bên trong ngôi nhà lá đóng chặt này có một người.

Trong phòng ánh sáng rất mờ, chỉ có một cái giường, một cái ghế, một cái bàn, cùng với cái rương gỗ ở chân giường.

Có một người đang ngồi trên cái ghế duy nhất trong phòng, người đó mặc lên người bộ TSm trắng bệch vì giặt đi giặt lại quá nhiều lần, ống tay và vạt áo thì có vài mảnh vá. Người này búi tóc theo kiểu nam tử, cẩn thận vấn mái tóc đen lên đỉnh đầu, cố định bằng một mảnh vải.


Làn da người này trắng một cách bất thường, giống như là đang bị bệnh, nhưng nói đúng hơn là cái kiểu trắng bệch đã lâu không tiếp xúc với ánh mặt trời. Người này còn có đôi mắt màu hổ phách, cứ nhìn bức tranh trên tường mà suy nghĩ xuất thần.

Ai có thể ngờ được?

Người uể oải trong căn phòng này chính là hoàng phu điện hạ tiếng tăm lừng lẫy đã bị xóa sổ khỏi sử sách, cũng là Hãn Vương Xanh Lê bộ bắc Kính Quốc Khất Nhan A Cổ Lạp. Tuy nhiên, người Vị Quốc càng thích gọi là: Lạp Lệ Sa, Lạp Duyên Quân.


Bây giờ là năm Thừa Khải thứ tám, hoàng phu điện hạ cũng đã hoăng thệ được ba năm.

Thế mà hoàng phu điện hạ lại ở Quỳnh Đài cách hoàng thành mấy ngàn dặm, ở nơi được xưng là nơi tận cùng của trời, nơi phía nam của mây.

Đây là nơi tận cùng của trời đất, ngay cả ý chỉ của triều đình cũng rất khó truyền tới đây. Người dân nơi đây dựa vào biển kiếm ăn, nếu như không phải chuyện tất yếu thì rất ít khi bọn họ đi bộ ra bên ngoài. Bởi vì muốn đi bộ về phía bắc thì phải đi xuyên qua một khu rừng tối dài trăm dặm. Vì lẽ đó, nơi này gần như hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài.

Ba năm trước, hoàng phu Lạp Lệ Sa uống thuốc giả chết, liên hợp với Đinh Dậu chạy thoát.

Đinh Dậu đã tìm thấy ghi chép về Cóc lửa trong bút ký của công chúa tiền triều: Cóc lửa là một loài sinh vật chỉ có thể sinh sống ở những nơi cực nóng. Nếu nhiệt độ hơi có gì bất thường thì nó sẽ chết ngay lập tức, dược hiệu cũng sẽ biến mất theo. Tòan bộ đại lục Vị Quốc, chỉ có vùng cực nam Quỳnh Đài có loài sinh vật này. Theo thời gian, Cóc lửa dần trở thành sinh vật trong truyền thuyết.

Đinh Dậu dẫn Lạp Lệ Sa xuôi về hướng nam tới nơi này, lấy Cóc lửa làm thuốc. Sau hơn một năm điều trị, cuối cùng cũng xem như là trị hết thủy chứng trong cơ thể Lạp Lệ Sa.

Nhưng thần trí của Lạp Lệ Sa cũng không có chuyển biến tốt. Mãi đến tận năm ngoái, những gì Lạp Lệ Sa dự đoán đã trở thành hiện thực. Nàng hoàn toàn mất trí nhớ, biến thành một người không có quá khứ, cũng không có hồi ức.

Nàng quên Phác Thái Anh, quên mình là hoàng phu và Hãn Vương, quên huyết hải thâm cừu, mất đi toàn bộ ký ức.

May mà hành vi của Lạp Lệ Sa cũng không có thoái hóa như ký ức của nàng, nàng vẫn thông minh như lúc trước, đọc sách tập viết cũng không làm lỡ.

Ban đầu Đinh Dậu còn muốn tìm cách trị liệu cho Lạp Lệ Sa, nhưng thứ nhất là năng lực của hắn có hạn, thứ hai là Đinh Dậu cảm thấy: Cả đời Lạp Lệ Sa quá khổ, đây có lẽ là sự bù đắp tốt nhất mà ông trời ban cho nàng. Ngoại trừ mất đi ký ức ra, Lạp Lệ Sa chỉ kiệm lời ít nói hơn mà thôi, cũng không có bị ảnh hưởng gì khác. Dần dần, Đinh Dậu liền từ bỏ ý định chữa khỏi Lạp Lệ Sa.

Nàng vẫn tên là Lạp Lệ Sa, bởi vì ở đây tin tức bị tắc nghẽn, nên các thôn dân cũng không biết Lạp Lệ Sa là ai. Ngoài ra, trùng hợp là trong làng chài này, "Tề" là một dòng họ lớn, lấy tên này thì ít nhất sẽ không bị dân bản xứ bắt nạt.

Đinh Dậu cũng sửa lại tên, gọi là Tề Dậu. Hai người giả làm một đôi đường huynh đệ [1] cắm rễ ở lại làng chài này.

[1] Đường huynh đệ: anh em chú bác.

Đinh Dậu phụ trách một ngày ba bữa, Lạp Lệ Sa thì hiếm khi xuất hiện.

Lạp Lệ Sa nhìn bức chân dung trên vách tường, tuy trang giấy đã có chút ố vàng, nhưng không khó nhìn ra cuộn tranh này vô cùng quý giá, có vẻ hoàn toàn không hợp với tất cả mọi thứ trong căn phòng này.

Lạp Lệ Sa không nhớ rõ người trong tranh, thậm chí không nhớ mình đã tự tay vẽ ra bức tranh này. Tuy nhiên, bức tranh này đối với Lạp Lệ Sa lại có một sức hút khó mà giải thích, nàng thường nhìn đến mỗi mê mẩn, quên mất thời gian đang trôi qua.

Lạp Lệ Sa cũng từng hỏi Đinh Dậu về lai lịch bức tranh này, Đinh Dậu nói với nàng: "Bức tranh này là giấc mơ hồi niên thiếu của Lạp Lệ Sa. Có một ngày tỉnh mộng, Lạp Lệ Sa liền năn nỉ hắn tìm bút mực để vẽ lại người trong giấc chiêm bao ấy."

Lạp Lệ Sa hỏi: "Vậy sao ta không nhớ rõ?"

Đinh Dậu đáp: "Chúng ta bị sơn tặc chặn đường cướp của, ngươi bị kinh sợ nên mất trí, may mà có tráng sĩ tốt bụng cứu giúp. Vị tráng sĩ kia nói, diện mạo của ngươi dễ bị kẻ xấu mơ ước, vì lẽ đó ta mới cho ngươi giả làm nam tử, chạy trốn tới đây."

Lạp Lệ Sa dường như bị những lời Đinh Dậu nói làm cho hoảng sợ. Sau khi tới làng chài, nàng vẫn dùng thân phận nam tử hành tẩu nơi hậu thế, cố chấp không chịu mặc nữ trang, dù có phải dùng vải bố quấn ngực thì cũng phải mặc nam trang mới được.


Vết sẹo trên ngực Lạp Lệ Sa gần như đã lành hẳn, thuốc là Lạp Lệ Sa tự mình thoa, nhưng nàng căn bản không nhớ vết sẹo trên ngực từ đâu mà có.

Thuốc này tên là Ngưng Hương cao, là bí phương Đinh Dậu phát hiện trong bút ký của công chúa tiền triều, vô cùng hữu dụng.


Trong sân vang lên giọng nói của Đinh Dậu: "Ăn cơm."

Lạp Lệ Sa dời mắt khỏi bức tranh, yên lặng bước ra cửa. Một tia sáng rọi vào khuôn mặt nàng, Lạp Lệ Sa cau mày giơ tay che ánh nắng lại, làn da tái nhợt của nàng dưới ánh mặt trời càng ánh lên màu trắng ngà.

Chỗ ăn cơm được đặt bên nửa cái sân còn lại, gồm một cái bàn gỗ và hai cái ghế đẩu nho nhỏ. Lạp Lệ Sa cầm đũa, bắt đầu ăn trong im lặng, nhưng nàng chỉ ăn món cá khô hầm rau dại ở trước mặt.


Đinh Dậu thở dài, hắn xé một cái đùi gà, đặt vào chén Lạp Lệ Sa: "Đừng luôn chỉ ăn mấy món ở trước mặt."

"Ừm." Lạp Lệ Sa ngoan ngoãn gật đầu, từ khi mất đi ký ức, Lạp Lệ Sa cực kỳ ít nói, bình thường là Đinh Dậu hỏi một câu nàng liền đáp một câu. Ngoại trừ lần dò hỏi lai lịch bức tranh kia ra, ba năm qua Lạp Lệ Sa chưa từng chủ động nói câu nào với Đinh Dậu. Nàng thậm chí không có dò hỏi về quá khứ của mình, cứ thản nhiên tiếp nhận việc mình trống rỗng như vậy.

Đinh Dậu nhìn Lạp Lệ Sa, ngay cả hắn cũng không biết mình hao tâm tổn trí đưa Lạp Lệ Sa tới đây đến tột cùng là đúng hay là sai. Người trước mắt thật sự giống như là cái xác không hồn, về phần trái tim nàng...không biết đang lạc ở phương nào.


Đinh Dậu: "Ngày nào ngươi cũng uể oải ở trong phòng như vậy cũng không phải là cách, nếu cứ tiếp tục thì sức khỏe sẽ gặp vấn đề."

Lạp Lệ Sa:...

Đinh Dậu: "Ta đã thương lượng với Lý chính, trùng hợp là bên trường tư thục đang thiếu một vị tiên sinh dạy nhập môn thư pháp, mấy ngày nữa ngươi tới đó dạy học đi."

Lạp Lệ Sa trầm ngâm một lát, nhẹ nhàng bảo "được".

Đinh Dậu thấy Lạp Lệ Sa như vậy thì cực kỳ khổ sở. Lạp Lệ Sa như vậy...ai mà không buồn chứ?

Mấy năm qua Đinh Dậu ở trong thôn trị bệnh cứu người, tích lũy được danh tiếng tốt. Mấy ngày trước đây, Lý chính còn cố ý đến gặp hắn, Đinh Dậu liền xin cho Lạp Lệ Sa làm tiên sinh dạy học.

Đinh Dậu cho rằng Lạp Lệ Sa sẽ từ chối, vì thế hắn đã nghĩ xong lý do thoái thác, nhưng không ngờ Lạp Lệ Sa lại đồng ý ngay lập tức.

- --

Nhưng thế đạo bên ngoài rừng tối lại có một dáng vẻ khác. Nữ đế Phác Trường An giao toàn quyền triều chính cho Thái Tử Phác Phù, sau đó dẫn theo vài vị cao thủ đi sâu vào dân gian, gọi là cải trang vi hành.

Bên trong xe ngựa lắc lư, Thu Cúc nhìn khuôn mặt gầy gò của chủ tử nhà mình, nàng mở hộp thức ăn bên cạnh ra rồi lấy hai đĩa bánh ngọt đặt trước mặt Phác Thái Anh: "Chủ tử, người dùng một chút đi. Ngày hôm nay trời còn chưa sáng người đã đi ra ngoài, đến bây giờ còn chưa ăn một bữa cơm đàng hoàng."

Phác Thái Anh nhìn lướt qua bánh ngọt trên bàn, than nhẹ một tiếng: "Ngươi đói thì ăn chút đi, ta không đói bụng."

Thu Cúc: "Chủ tử, từ khi rời khỏi địa phận Nam Dương, người vẫn luôn rầu rĩ không vui, mấy ngày liên tục đều không ăn uống đầy đủ. Nếu người mệt rồi đổ bệnh thì phải làm sao bây giờ?"

Phác Thái Anh lẩm bẩm nói: "Thu Cúc..."

Thu Cúc: "Có nô tì."

Phác Thái Anh: "Ngươi nói xem, đến tột cùng nàng ấy đang trốn ở nơi nào? Chúng ta đã tìm mười mấy châu phủ, thiên hạ này lớn như vậy, nếu nàng ấy thật lòng muốn trốn..."

Thu Cúc rót một chén nước cho Phác Thái Anh, đáp: "Nô tỳ tin người kia sẽ không tuyệt tình như thế. Chủ tử, không phải người đã nói rồi sao? Nếu người kia hoàn toàn tuyệt tình với chủ tử thì có thể đặt một bộ thi thể trong quan tài... Nô tỳ tin, chúng ta nhất định sẽ tìm được người kia."

Lúc này sắc mặt Phác Thái Anh mới tốt hơn một chút, tuy nàng vẫn cảm thấy mệt mỏi, nhưng trong lòng đã dấy lên hy vọng.

Phác Thái Anh: A Cổ Lạp, đến tột cùng ngươi đang ở đâu...

Lại nói, khi Phác Thái Anh phát hiện trong quan tài của Khất Nhan A Cổ Lạp trống rỗng, nàng lập tức ngơ ngác tại chỗ, đến khi bình tĩnh lại thì vừa khóc vừa cười. Nàng tự tay chôn cất quan tài rỗng đàng hoàng, dẫn đám người quay về kinh thành lật tung Thừa Triêu Cung lên. Nàng nghĩ là Lạp Lệ Sa có nỗi niềm gì đó khó nói, cho nên mới để lại manh mối cho nàng, nhưng kết quả khiến nàng thất vọng rồi.

Phác Thái Anh có chút đau lòng, nhưng sau đó nàng nghĩ lại: Bằng vào tài trí của Lạp Lệ Sa, nàng ấy hoàn toàn có thể không để lại dấu vết gì, sao sẽ bỏ một quan tài rỗng vào chứ?


Đây chính là manh mối lớn nhất nàng ấy để lại cho nàng, không phải sao?

Phác Thái Anh một lần nữa lấy lại tinh thần, gấp rút sắp xếp vài đại thần phụ chính, giao quyền giám quốc cho Thái Tử, sai người làm bản dập bản đồ Cửu Châu hoàn vũ rồi lập tức dẫn người xuất phát.

Phác Thái Anh vốn định dán bố cáo tìm kiếm người dị mục, nhưng nàng sợ mình khiến người có tâm tư khó lường như Lạp Lệ Sa tức giận. Lỡ như nàng dọa nàng ấy chạy mất, trốn vào rừng sâu núi thẳm thì không phải là đang tự làm khổ bản thân sao?

Nhưng biển người mênh mông thế này, tìm một người nói thì dễ chứ làm thì khó, huống chi là chỉ có thể ngầm hỏi thăm?

Phác Thái Anh thường sẽ vì một bài thơ có văn phong khá giống Lạp Lệ Sa mà dẫn đoàn người nhanh chóng tìm đến nơi, mang theo tâm tình vô cùng chờ mong, dâng lễ vật lên xin được gặp mặt, nhưng đổi lại là sự thất vọng hết lần này đến lần khác.

Quá trình này có thể gói gọn trong vài lời, nhưng những vất vả trong đó, chỉ có người từng trải qua mới có thể hiểu rõ.


- --

Chỉ chớp mắt mà Lạp Lệ Sa và Đinh Dậu đã chuyển tới thôn Quảng Ngư được sáu năm, Lạp Lệ Sa cũng đứng vững bước chân ở trường tư thục.

Lạp Lệ Sa là người ngoài, tính cách lại quái gở, còn không có y thuật giỏi giang như Đinh Dậu. Vì thế ở trong mắt người ngoài, Lạp Lệ Sa vừa không ra biển bắt cá, vừa không có làm nông, đại nam nhân hơn ba mươi tuổi mà sống như một đại cô nương, suốt ngày cửa lớn không ra cổng trong không bước. Hơn nữa, làn da Lạp Lệ Sa vô cùng non mềm, ngay cả cô nương gia trong thôn đều không trổ mã trắng nõn và xinh đẹp được như nàng. Mà từ "xinh đẹp" này không phải là từ tốt đẹp gì để miêu tả nam tử.


Nếu không phải người cả thôn đều cần đến y thuật của Đinh Dậu, Lý chính tuyệt đối sẽ không để Lạp Lệ Sa đến trường tư thục dạy học. Lý chính nể tình Đinh Dậu, nên chỉ để Lạp Lệ Sa đến trường tư thục dạy mấy đứa nhỏ đang học vỡ lòng viết chữ.

Tuy không có thúc tu [2] nhưng mỗi ngày Lạp Lệ Sa đều được ăn trưa no nê, đến cuối tháng còn được nhận hai con cá tươi và mười con cá khô. Mặc dù người trong thôn đều cảm thấy vị "Tề tiên sinh" này căn bản không đáng cái giá đó, nhưng "Tề" đại phu rất thương người đường đệ này của hắn, không nể mặt sư thì cũng phải nể mặt Phật, lấy vài món đồ nuôi cái kẻ rảnh rang này cũng được.


[2] Thúc tu: Thời cổ đại, học sinh phải tặng lễ vật cho tiên sinh của mình vào buổi gặp mặt đầu tiên để biểu hiện sự tôn trọng, lễ vật ấy được gọi là "thúc tu".

Sau khi danh tiếng Đinh Dậu vang xa, từng có không ít tam cô lục bà đến nhà mai mối, nhưng đều bị Đinh Dậu từ chối.

Đinh Dậu nói: Đường đệ hắn là người đáng thương, tay trói gà không chặt lại không có kỹ năng sinh tồn. Nếu hắn cưới vợ thì tất nhiên phải phân gia, hắn lo Lạp Lệ Sa sống một mình sẽ chết đói.

Nghe Đinh Dậu nói như vậy, người trong thôn càng ghét Lạp Lệ Sa hơn.

Nhưng Lạp Lệ Sa đã cho người trong thôn một kinh hỉ rất lớn, chẳng ai ngờ được: Kẻ ngoại lai lập dị này thế mà viết Ngụy bi [3] rất đẹp, ngay cả viện trưởng tuổi quá sáu mươi đều thấy hổ thẹn vì không bằng.

[3] Ngụy bi: bia đá thời Bắc triều, nét chữ ngay ngắn, khoẻ mạnh tạo ra một phong cách thư pháp độc đáo.

Thôn Quảng Ngư tuy hẻo lánh nhưng cũng có không ít người biết nhìn hàng, dần dần có người đến nhà xin chữ, mà Lạp Lệ Sa cũng không bao giờ từ chối. Tuy nàng chưa bao giờ nói chuyện với người khác, nhưng chỉ cần có người tới cửa thì hầu như Lạp Lệ Sa sẽ im lặng cầm tờ giấy đối phương đưa tới, sau đó đóng cửa lại một cái "ầm". Chỉ trong chốc lát, tờ giấy có chữ viết sẽ được truyền ra từ khe cửa.

Một tộc trưởng của gia tộc nào đó đưa chữ của Lạp Lệ Sa cho hậu bối đang làm quan ở Kiến Châu xem, hậu bối kia đánh giá rất cao chữ của Lạp Lệ Sa, thậm chí đích thân đi thuyền hồi hương, ngồi cỗ kiệu tới gặp mặt Lạp Lệ Sa.

Có vài người trẻ tuổi nhìn xa trông rộng, bọn họ xin được chữ Lạp Lệ Sa xong thì nhân lúc buổi họp chợ diễn ra mỗi tháng một lần, lén lút giấu chữ Lạp Lệ Sa trong người rồi ngồi thuyền tới một thư trai nào đó ở Kiến Châu. Hai câu đối Lạp Lệ Sa viết thế mà bán được ba lượng bạc trắng!


Tận ba lượng bạc! Bán một thuyền cá cũng chưa chắc có thể kiếm được!

Danh vọng của Lạp Lệ Sa tăng vọt chỉ trong một đêm, thậm chí vượt qua người được khen là thần y như Đinh Dậu!

Chỉ là, chuyện này đã trở thành một "bí mật" cả thôn đều biết, chỉ có Đinh Dậu và Lạp Lệ Sa là không biết.

Người trong thôn lo Lạp Lệ Sa biết được giá trị của mình sẽ rời khỏi nơi này, vì thế cả thôn liên hợp diễn kịch, giữ thái độ bình thường.

Chỉ là dần dần thường xuyên có người đến nhà, mang theo lương thực và cá tươi để xin chữ, sau đó đợi đến lúc họp chợ để mang đi bán.

Có bạc trắng vào túi, không ít người đã xây được nhà mới, chỉ có Lạp Lệ Sa và Đinh Dậu vẫn ở trong nhà lá, trải qua cuộc sống nghèo khổ nhưng tạo phúc cho người trong thôn.


Sau đó có bà mối đến nhà Lạp Lệ Sa làm mai, chỉ là tất cả bọn họ đều bị Lạp Lệ Sa cự tuyệt ở ngoài cửa.


- --

Đột nhiên có một ngày, sau khi Lạp Lệ Sa đến trường tư thục dạy học, một chiếc xe ngựa ngừng trước sân nhà Lạp Lệ Sa và Đinh Dậu...


Đội ngũ mênh mông cuồn cuộn có tới gần một trăm người, còn có hai nha dịch đi theo. Thôn dân muốn xem trò vui bị nha dịch quát lớn, lần lượt tránh đi.

Đối với các thôn dân thôn Quảng Ngư mà nói, đại lão gia nhà quan là sự tồn tại giống như thần tiên, trong khi đó nha dịch đã là một chức quan rất lớn.

Hai vị nha dịch kia cũng không biết thân phận người ngồi trong xe, chỉ là lão gia bọn họ gặp vị này thì sợ đến nỗi mặt tái mét, lập tức quỳ xuống đất, chắc hẳn người này là quan lớn ở kinh thành!

Hai vị nha dịch một mực cung kính đứng bên cạnh xe ngựa. Cửa xe mở ra, Cốc Nhược Lan và Thu Cúc đi xuống đứng ở bên cạnh xe trước, sau đó mới đến chính chủ...

Phác Thái Anh mặc lên người thường phục, lấy lụa mỏng che mặt. Đây là bộ trang phục đơn giản nhất của nàng, nhưng trong mắt bọn nha dịch thì trông cao quý không gì tả nổi.

Phác Thái Anh lấy một tờ giấy từ ống tay áo ra, hỏi: "Người viết chữ ở nơi này sao?"

Nha dịch: "Bẩm đại nhân, thôn dân ở đây đều nói như thế."

Phác Thái Anh nhìn hai gian nhà lá, đôi mi thanh tú của nàng khẽ cau lại, trong lòng thấy khó chịu: Cho dù có chán ở trong đại viện hoàng cung thì ít nhất cũng phải xây một biệt viện đàng hoàng mà ở chứ, sao có thể ở trong cái nhà lá cũ nát thế này?


Chữ của Mục Dương cư sĩ ngàn vàng khó cầu, mặc dù đã nhiều năm trôi qua thì ở kinh thành cũng có giá trên trời, hàng nhái đều có thể bán được mấy trăm lượng bạc, vậy mà bút tích thực bị người khác lừa đi bán tháo ba đến năm lượng?


Đinh Dậu nghe tiếng nên đẩy cửa bước ra, hắn ngơ ngác tại chỗ, há hốc mồm rồi suy sụp quỳ xuống đất.


Phác Thái Anh nhìn thấy Đinh Dậu, trái tim nàng cuối cùng cũng được đáp đất. Nàng kích động đến nỗi muốn khóc, nhưng bởi vì còn người ngoài ở đây nên mới cố nhịn xuống: "Hai vị dẫn đường cực khổ rồi, mời trở về đi, Thu Cúc."

Thu Cúc: "Vâng, chủ tử." Nói xong, Thu Cúc lấy ra hai nén bạc phân phát cho nha dịch. Nha dịch trợn to hai mắt, bọn họ làm việc ở nha môn nhiều năm, ngoại trừ tiền thuế trong kho phủ để giao nộp cho triều đình ra, bọn họ chưa bao giờ nhìn thấy số tiền lớn như vậy!

Nha dịch luôn miệng tạ ơn, cong lưng lui xuống.

Phác Thái Anh: "Thu Cúc và Nhược Lan ở lại, tất cả những người còn lại lui về phía sau một trăm bước, phong tỏa nơi này."

Thị vệ: "Vâng!"

Phác Thái Anh đi tới trước mặt Đinh Dậu: "Ngươi còn nhận ra ta?"

Đinh Dậu im lặng một lúc, sau đó dập đầu xuống đất: "Tội thần Đinh Dậu, tham kiến bệ hạ."

Phác Thái Anh: "Nàng ấy đang ở đâu?"

Đinh Dậu: "Đã đến trường tư thục dạy học."

Phác Thái Anh ngơ ngác, nàng phì cười.

Người này giày vò khiến nàng sống không bằng chết, còn bản thân thì chạy trốn tới chân trời góc biển xây nhà ở bên bạn cũ, còn bắt đầu dạy dỗ người khác?

Phác Thái Anh hận đến nghiến răng, nàng rất muốn gặp Lạp Lệ Sa ngay lập tức, đẩy trái tim nàng ấy ra xem đến tột cùng nó được làm bằng gì?

Nàng rất muốn hỏi nàng ấy, một người từ bỏ nhà cửa và sự nghiệp, vứt bỏ thê tử kết tóc thì sao có thể làm gương sáng cho người khác!


Phác Thái Anh: "Dẫn ta đi gặp nàng ấy, ngay lập tức."

Đinh Dậu quỳ thẳng người, thấp giọng nói: "Bệ hạ không cần phí công, Lạp Lệ Sa nàng ấy đã quên hết tất cả."

Phác Thái Anh híp mắt, đôi mắt phượng tỏa ra sát ý: "Đinh Dậu, ngươi còn nhớ ngày đó trẫm nói gì với ngươi không?"

Đinh Dậu cười khổ một tiếng: "Bệ hạ nói, nếu thần dám to gan lừa người, người nhất định sẽ băm thần thành trăm mảnh."

Phác Thái Anh: "Ngươi nhớ là tốt, muốn sống thì lập tức dẫn ta đi gặp nàng ấy!"

Đinh Dậu: "Bệ hạ từ ngàn dặm xa xôi tìm đến nơi này, người có thể chờ thêm một chút không? Xin người cho tất cả mọi người lui xuống, nghe tội thần nói rõ đầu đuôi..."

Phác Thái Anh: "Hai người các ngươi cũng lui xuống đi."

- --

Phác Thái Anh: "Đứng lên nói."

Đinh Dậu: "Vâng."

Đinh Dậu đưa cho Phác Thái Anh một chiếc ghế: "Chuyện xưa quá dài, kính xin bệ hạ ngồi xuống lắng nghe."

- --

Sau đó, Đinh Dậu kể rõ mọi chuyện cho Phác Thái Anh nghe, bao gồm việc mấy lần Lạp Lệ Sa mất trí nhớ trong hoàng cung.

Đối với Lạp Lệ Sa, tuy Đinh Dậu vẫn mang theo một loại chờ mong nào đó, nhưng sáu năm sớm chiều ở chung cũng khiến Đinh Dậu hiểu rõ: Dù cho cuộc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#notag