LHPTK 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
25

tháng 1 năm 1995 nói:

“Dân làm chủ đất nước vừa trực tiếp vừa gián tiếp, thông qua những người đại diện cho mình bầu ra. Người đại diện phải luôn luôn phấn đấu xứng đáng với lòng tin và sự tín nhiệm của nhân dân. Phải nghiên cứu xác định cơ chế rõ ràng và tổ chức để dân chủ thực hiện đầy đủ quyền hạn của mình. Dân có quyền bầu, thì cũng có quyền bãi miễn những người phụ lòng tin của mình”.

Quyền bãi nhiệm đại biểu được ghi nhận ngay từ Hiến pháp 1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. “Công dân có quyền bãi miễn các đại biểu mình đã bầu ra” (Điều 20). Hiến pháp 1959 cũng khẳng định điều đó. Theo quy định tại Điều 7 của Hiến pháp 1980 và của Hiến pháp 1992 thì “Cử tri có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nếu đại biểu đó không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân”.

Hiến pháp chỉ nêu một căn cứ duy nhất, để cử tri bãi nhiệm đại biểu. Căn cứ đó là sự

mất tín nhiệm. Đối với đại biểu không có hình thức kỷ luật nào cao hơn là bị bãi miễn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành có hai hình thức bãi nhiệm đại biểu. Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.

Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể bị Hội đồng nhân dân bãi miễn hoặc đưa ra để cử

tri ở đơn vị bầu ra đại biểu ấy bãi miễn theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân hoặc của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.

Đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì tuỳ theo mức độ sai phạm mà bị Quốc hội hoặc cử tri bãi nhiệm.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc đưa ra Quốc hội bãi nhiệm hoặc cử tri

bãi nhiệm đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,  Mặt trận Tổ quốc tỉnh hoặc của cử tri. Trong trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm phải được hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trong trường hợp cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội thì việc bãi nhiệm được tiến hành theo thể thức do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

Khác với luật Bầu cử đại biểu Quốc hội, và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trước đây, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân Luật bầu cử đại biểu hiện nay không quy định quy trình bãi nhiễm đại biểu, mà nhường lại cho một văn bản khác, có thể là pháp lệnh của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

VIII. Bầu cử trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền

Như những điều đã được phân tích ở phần trên bầu cử như là một trong những phương pháp để thành lập ra các cơ quan nhà nước của một chế độ dân chủ. Về nguyên

tắc nhà nước pháp quyền phải là một nhà nước dân chủ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước hợp pháp. Nhà nước dân chủ cũng phải là một nhà nước hợp pháp. Bầu cử như là một trong những biện pháp tạo nên sự hợp pháp của chính quyền nhà nước. Với bầu cử quyền lực của các cơ quan được hình do sự ủy quyền của nhân dân. Trong một nhà nước pháp quyền về nguyên tắc các cuộc bầu cử càng được tổ chức rộng rãi, càng nhiều bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, và nhà nước càng thể hiện sự dân chủ bấy nhiêu. Bầu cử là hình thức mà nhân dân thực hiện sự trao quyền lực nhà nước thuộc về mình cho những người đại diện cho nhân dân. Khi hết một nhiệm kỳ nhất định, nhân dân lại thực hiện quyền bầu cử của mình trao quyền lực cho những người khác được nhân dân tín nhiệm.

Như vậy, bầu cử như là một biện pháp nhằm kiểm tra, giám sát chính quyền, và giải quyết một cách hòa bình những xung đột giữa các cành quyền lực,   làm cho quyền

lực nhà nước luôn luôn ở trạng thái hợp pháp của nó. Với nhiệm kỳ nhất định của những người đại diện được nhân dân trao quyền lực, làm cho quyền lực nhà nước luôn luôn có

xu hướng quay trở lại phía nhân dân.

Nhưng bầu cử  trong nhà nước pháp quyền phải khác với bầu  cử  trong một nhà nước không pháp quyền ở chỗ bầu cử không thể là hình thức để hợp thức hóa một cơ cấu chính quyền với các thành phần đã được định sẵn của một thế lực chính trị nào đó, mà bầu cử phải là công khai, minh bạch, và có khả năng giúp nhân dân thiết lập được chính quyền với cơ cấu, thành phần đúng theo nguyện vọng của họ.

Trong điều kiện của nhà nước pháp quyền có thể định nghĩa bầu cử là biện pháp

có khả năng giúp cho  nhân dân có thể thay đổi cơ cấu, thành phần các cơ quan nhà nước

không thể hiện được ý chí của đa số nhân dân, không cải thiện được điều kiện sống của

họ. Ngoài ra bầu cử còn là một biện pháp được sử dụng để giải quyết những mâu thuẫn không thể giải quyết được giữa các cấp chính quyền và giữa các cơ quan nhà nước. Trong nhà nước pháp quyền các cuộc bầu cử phải diễn ra một cách thực sự tự nhiên, tránh mọi

sự áp đặt, đảm bảo quyền tự do chính trị của công dân.  Với điều kiện này chúng ta dần dần phải tiến tới chỗ giảm bớt và xóa bỏ hoàn toàn các hiệp thương giới thiệu ứng cử viên, nhất là hiệp thương cơ cấu.

Kết luận

Bầu cử là một trong những chế định quan trọng của  ngành luật Hiến pháp. Bầu cử

trở thành một trong những biện pháp nhân dân sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình. Ngoài việc bỏ phiếu bầu ra   những người   đại diện thay mặt mình trong

các cơ quan quyền lực nhà nước, bầu cử còn là một trong những biện pháp kiểm tra, giám

sát nhà nước, và làm cho quyền lực luôn luôn có xu hướng thuộc về nhân dân. Một chế

độ dân chủ chỉ có thể có được khi và chỉ khi có được các cuộc bầu cử   phổ thông, bình

đẳng, tìm ra được những người thực sự tài năng thay mặt cho nhân dân nắm giữ quyền lực nhà nước.

Câu hỏi ôn tập  .

1. Vị trí và vai trò của bầu cử trong đời sống chính trị của Việt Nam hiện nay.

2. Câc nguyên tắc của một cuộc bầu cử.

3. Quyền bầu cử  và các thức thực hiện

4. Quyền ứng cử và cách thức thực hiện.

5. Các tổ chức phụ trách bầu cử.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC