LHPTK 8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG VIII

CHẾ ĐỘ BẦU CỬ

I. KHÁI NIỆM CHẾ ĐỘ BẦU CỬ

Bầu cử là một định chế trọng tâm của các chính phủ dân chủ kiểu đại diện. Vì

trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân (người bị quản lý). Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng.

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là một vấn đề cơ bản nhất của Hiến pháp. Quyền lực đó phải có các hình thức và biện pháp thực hiện nhất định. Cho đến có hai hình thức cơ bản để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp. Dân chủ trực tiếp tức là nhân trực tiếp thực   thi bằng cách bỏ phiếu phúc quyết. Đây là cách thức chưa phổ biến hiện nay. Thứ hai, dân chủ gián tiếp,

tức là nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, những người đại diện này thay mặt cho nhân dân, được nhân dân ủy nhiệm giải quyết các công việc của nhà nước. Hình thức dân chủ gián tiếp này còn đươc gọi là hình thức dân chủ đại diện. Đó là một trong những hình  thức  thực  hiện  quyền  lực  nhà  nước  thuộc  về  nhân  dân.  Phương  pháp  bầu  cử  trở thành một trong những hình thức thực hiện quyền tự do dân chủ, một trong những biểu hiện quyền con người trong lĩnh vực chính trị - quyền tự do dân chủ.  Cho đến hiện nay ở

các nước dân chủ tư sản cũng như ở các nước dân chủ xã hội chủ nghĩa bầu cử được sử

dụng một cách rộng rãi  như là một biện pháp nhân dân trao quyền lực nhà nước cho các

cơ quan nhà nước. Bầu cử trở thành một chế độ bầu cử một hình thức hoạt động quan trọng của xã hội dân chủ, một phương pháp phổ biến nhất hiện nay để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Chế  độ  bầu  cử  được  xác  định  bởi  tổng  thể  các  mối  quan  hệ  xã  hội  được  hình thành trong quá trình tiến hành các cuộc bầu cử, từ lúc lập danh sách cử tri, cho đến khi

kết thúc việc xác định được danh sách những người trúng cử. Qua những mối quan hệ xã

hội đó cho phép khái quát được chế độ bầu cử được hình thành qua các cuộc bầu cử của một đất nước là chế độ bầu cử dân chủ không áp đặt, nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình tìm ra được những người xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý và điều hành đất nước.

Thực ra nguyên tắc bầu cử đã xuất hiện từ rất lâu, ngay từ thời chiếm hữu nô lệ. Ngoài chính thể quân chủ là phổ biến, ngay từ thời kỳ này đã tồn tại chính thể cộng hoà,

với  Viện  Nguyên  lão  bao  gồm đại  diện  của  những  chủ  nô  quý  tộc,  đại  diện  nhân  dân

(Commita centuria), và bao gồm cả đại diện của những người cầm vũ khí.(1)  Nhưng mãi cho đến hiện nay kể từ cách mạng tư sản mới trở một trong những biện pháp quan trọng

để nhân dân có thể thực hiện quyền lực nhà nước thuộc về mình.

(1)  Xem Nguyễn Gia Phu. Lịch sử  Hy lạp và Rôma cổ đại. tr., 19, H.,1991

Mục tiêu của cách mạng tư sản là phế bỏ chế độ truyên ngôi, thế tập, khẳng định quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Những người cầm quyền nhà nước thực sự

chỉ  có thể có được quyền lực nhà nước từ nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng cách bầu ra những người đại diện thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.

Một trong những   quyết định quan trọng nhất của một chế độ dân chủ là phương pháp bầu cử ra các nhà lãnh đạo và các dân biểu. Nói chung có hai cách lựa chọn cơ bản. Trong chế độ đại nghị, nhân dân trực tiếp bầu ra hạ nghị viện, đảng đa số tại Hạ nghị viện (Dân biểu viện) hay liên minh các đảng cầm quyền thành lập ra một chính phủ do một Thủ tướng đứng đầu. Do vậy chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị viện (Dân biểu viện). Chế độ đại nghị trước tiên xuất hiện ở nước Anh, ngày nay được áp dụng ở nhiều nước khác cả ở Châu Âu cho đến nhiều nước ở vùng biển Caribê, ở Canada và Ấn độ. Các chính phủ đại nghị đều tự hào rằng với chế độ đa đảng, ngay cả những đảng rất nhỏ

bé cũng có đại diện trong viện lập pháp. Kết quả là những thiểu số cũng có thể tham gia vào tiến trình chính trị ở cấp cao nhất trong chính phủ. Tính đa dạng này khuyến khích việc đối thoại và dung hoà quyền lợi khi các đảng phái chính trị cố gắng thành lập ra một liên minh để tổ chức ra chính quyền. Nếu như liên minh này tan vỡ, hay là đảng bị mất

tín nhiệm, thủ tướng sẽ từ chức, một chính phủ mới sẽ được thành lập hay là một cuộc tổng tuyển cử mới được tiến hành. Tất cả những sự việc này sẩy ra mà không gây nên một khủng hoảng chính trị đe doạ đến tận gốc chế độ dân chủ.

Khuyết điểm chính của chế độ đại nghị là mặt trái của tính mềm dẻo và chia xẻ

quyền hành pháp. Đó là sự bất ổn cố của chế độ chính trị. Liên minh đa đảng dễ bị tan vỡ

và sụp đổ ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng chế độ chính trị, làm cho nhiều đảng phái chỉ lên nắm chính quyền trong một thời gian ngắn. Chính phủ có thể bị

các đảng phái nhỏ bé hành hạ, bằng cách đe doạ rút ra khỏi chính phủ liên hiệp. Họ có thể

đòi  hỏi  phải  có  nhượng  bộ  một  số  yêu  sách  đặc  biệt  trong  chính  sách  của  chính  phủ. Ngược lại, trong chế độ này với một đa số tuyệt đối nắm nghị viện, Thủ tướng và đảng cầm quyền có thể đem thi hành một chính sách quá xa vời, ngay cả ở mức có thể phản dân chủ, mà không có một cơ chế hữu hiệu nào có thể ngăn cản được, đưa tới một chế độ chuyến chế của đa số. Với cách thức tổ chức này, nhân dân gián tiếp bầu ra chính phủ, trung tâm của quyền lực nhà nước.

Phương pháp thứ hai, nhân dân bằng một cách trực tiếp hoặc có thể gián tiếp bầu

ra  một  vị  Nguyên  thủ  quốc  gia,  không  những  là  nguyên  thủ  quốc  gia  -  đứng  đầu  nhà nước, mà còn là người   trực tiếp lãnh đạo hành pháp. Nếu như ở chế độ đại nghị, chính phủ và người đứng đầu chính phủ do lập pháp thành lập và phải chịu trách nhiệm trước

lập pháp, thì ở mô hình chính thể tổng thống cộng hoà, chính phủ và người đứng đầu chính phủ không phải chịu trách nhiệm trước lập pháp, mà phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Với phương pháp bầu này, tổng thống trực tiếp chịu trách nhiệm trước nhân

dân. Nhân dân trực tiếp hạn chế quyền lực của Tổng thống qua các cuộc đầu phiếu phổ

thông.

Tổng thống do nhân dân bầu lên trong một nhiệm kỳ nhất định có uy quyền trực tiếp từ dân, có thể không cần đến thế đứng của đảng mình trong Quốc hội.  Nếu đa số của Quốc hội cùng đảng với Tổng thống, thì đó là một sự thuận lợi. Ngược lại không cùng đảng với đa số của Quốc hội, tổng thống sẽ có thể trở nên khó khăn hơn trong việc điều hành của mình. Bằng cách phân quyền cứng rắn, Quốc hội cũng do dân bầu, Tổng thống - người đứng đầu hành pháp cũng do dân bầu, cùng chịu trách nhiệm trước nhân dân, mỗi ngành đều có thể thể nại ra rằng cùng có được sự uỷ thác quyền lực từ cử tri, và mỗi

ngành đều có quyền kiểm soát và cân bằng quyền lực đối với cành kia. Những ai sợ rằng hành pháp có tiềm năng trở nên chuyên chế sẽ có khuynh  hướng nhấn mạnh vai trò của Quốc hội, và ngược lại những người lo ngại sự lạm dụng quyền của đa số lập pháp, thì sẽ luôn luôn khẳng định uy quyền của Tổng thống. Chế độ tự nhiên có sự cân bằng nhất định các cành quyền lực của nhà nước.

Yếu điểm của chế độ tổng thống là chỗ rất dễ rơi vào tiềm năng của một chính quyền bế tắc. Tổng thống có thể không hội đủ số phiếu để đem thi hành những chính sách cứng rắn của mình, nhưng bằng cách phủ quyết (veto) có thể ngăn cản không cho Quốc

hội thế chính sách của mình bằng các chương trình hành động do Quốc hội đề xuất. Tổng thống mặc dù do dân bầu ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng có thể không có quyền lực bằng thủ tướng trong chế độ đại nghị. Tổng thống luôn luôn phải đấu tranh với quốc hội – lập pháp, vì  hai cuộc bầu cử tổng thống  và quốc hội là riêng rẽ ; và nhất là ở Mỹ quốc sinh hoạt đảng lại lỏng lẻo không chặt chẽ như ở Anh, Tổng thống Mỹ không

thể giải nhiệm hoặc áp dụng biện pháp kỷ luật đối với đảng viên thuộc đảng của mình, một khi họ không bỏ phiếu cho chính sách của mình. Nếu trong khi một vị thủ tướng của chế độ đại nghị với đa số của nghị viện thuộc đảng của mình là đảm bảo chắc chắn cho chương trình lập pháp mà ông ta đề xuất sẽ được Quốc hội thông qua, thì một vị tổng thống trong chế độ tổng thống cộng hoà, khi giao thiệp với một quốc hội có đa số không cùng đảng, mà lại cũng có những đặc quyền như mình, thường phải dùng đến phương pháp thương nghị trường kỳ, mới có thể đảm bảo dự luật do mình đưa ra được thông qua

tại Quốc hội.

Ở Mỹ, cũng như ở bất cứ nền dân chủ nào khác, sự đảm bảo quan trọng nhất về trách nhiệm của chính quyền là sự kiểm soát chính quyền thông qua các cuộc bầu cử.. Mỗi một cuộc bầu cử như là một cuộc sát hạch chính quyền lớn. Nếu như nhân dân vẫn

tin tưởng, thì chính quyền cũ vẫn còn tại vị. Ngược lại thì phải ra đi nhường lại chính quyền cho một lực lượng khác.

Khác với chế độ xã hội chủ nghĩa, nhà nước tư sản được tổ chức và thành lập theo nguyên tắc phân chia quyền lực. Vì vậy, đối tượng bầu cử trong nhà nước tư sản được áp dụng rộng rãi hơn. Không những chỉ trực tiếp bầu ra các nghị sĩ như trong nhà nước xã

hội chủ nghĩa, cử tri của nhà nước tư bản còn bầu ra các quan chức cao cấp khác như tổng thống, các thị trưởng. Như vậy có thể suy ra rằng, số lần bầu cử được tỷ lệ thuận với mức độ phân quyền của mỗi quốc gia. Càng phân quyền  bao nhiêu, càng có bầu cử nhiều bấy nhiêu và sự hạn chế quyền lực nhà nước càng được gia tăng bấy nhiêu.

Ở một số nước, mà Nghị viện có cơ cấu hai viện, thường Hạ viện là viện do nhân dân trực tiếp bầu ra. Thượng viện được thành lập bằng bầu cử gián tiếp hoặc do chỉ định,

do truyền ngôi thế tập. Bên cạnh những nước có quy định như trên, cũng có những nước

có thượng viện và hạ viện đều do nhân dân trực tiếp bầu ra. Bầu cử trực tiếp hoặc gián tiếp là cơ sở xác định thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Về nguyên tắc, cơ quan nhà nước được nhân dân trực tiếp bầu ra bao giờ cũng có nhiều quyền hơn cơ quan được hình thành bằng phương pháp bầu cử gián tiếp. Hạ nghị viện do nhân dân trực tiếp bầu ra theo quy định của nhiều nước bao giờ cũng có nhiều quyền hơn thượng viện.

Tổng thống Mĩ do cử tri gián tiếp, nhưng đích thực là trực tiếp bầu ra, có nhiều quyền lực thực tế hơn tổng thống của Cộng hoà liên bang Đức được bầu ra dựa trên cơ sở của nghị viện (không do dân trực tiếp hoặc gián tiếp bầu ra) . Sự tấn phong của nhân dân

Mĩ đã làm cho tổng thống có quyền lực ngang hàng với Nghị viện Mĩ. Thủ tướng Anh do

Nữ hoàng bổ nhiệm. Nhưng Nữ hoàng không thể bổ nhiệm người nào đó khác hơn là người thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện. Như vậy, qua cuộc bầu cử trực tiếp nghị sĩ vào Hạ nghị viện, nhân dân nước Anh đã tự lựa chọn cho mình một vị

thủ tướng. Chính đây là điểm lý giải thích tại sao Thủ tướng Anh quốc có quyền năng hơn các cơ quan khác của nhà nước Anh so với chế độ phong kiến và chế độ chiếm hữu

nô lệ trước đây, việc áp dụng phương pháp bầu cử để thành lập ra các cơ quan nhà nước của chế độ tư sản là một phương pháp dân chủ. Nó đã giúp cho nhân loại loại trừ khỏi quan niệm đã ngự trị từ xa xưa: Quyền lực nhà nước xuất phát từ cõi "hư vô" do thiên

đình định đoạt ai, dòng họ nào vốn dĩ sinh ra là được quyền thống trị người khác. Nhưng

có được như ngày nay nhân loại phải trải qua cuộc đấu tranh hết sức bi tráng hy sinh nhiều xương máu, hết đời này qua đời khác.

Giai cấp thống trị tư sản cùng với giai cấp phong kiến tìm hết thủ đoạn này, sang

thủ đoạn khác để nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của nhân dân lao động vào các cuộc bầu cử. Lúc ban đầu bầu cử chỉ là công việc của những người thuộc tầng lớp thượng

lưu của giai cấp thống trị, sau đấy là của những người có của, những người đàn ông, của những người có quốc tịch nguyên thuỷ, ... Mãi sau này, năm 1972, vào những năm cuối

thể kỷ XX , phụ nữ Thuỵ Sĩ mới được quyền đi bầu cử như nam giới. Đó là quyền bầu

cử, tức là quyền đi bỏ phiếu. Cử tri là những người có quyền đi bỏ phiếu, về nguyên tắc phải là rộng khắp để đủ bao gồm phần lớn số công dân trưởng thành của quốc gia. Chính quyền  do  một  nhóm  nhỏ  bầu  lên  không  phải  là  một  chính  quyền  dân  chủ.  Một  chính quyền bao gồm những người đại diệndo nhân dân thực hiện quyền thuộc về mình bầu

ra không thực sự nắm quyền lực nhà nước, thì đấy chưa phải là một chế độ dân chủ.

Một trong những bi kịch lớn của các chế độ dân chủ trong suốt lịch sử nhân loại là công cuộc đấu tranh của các nhóm bị bỏ ra ngoài lề của cuộc sống cộng đồng theo các màu sắc tôn giáo, sắc tộc, phụ nữ.. không được hưởng quyền bầu cử và có thể được bầu

giữ các chức vụ công cử.  Ở  Hoa kỳ chẳng hạn, khi Hiến pháp năm 1787 được thông qua

chỉ có nam công dân da trắng có tài sản mới được hưởng quyền bỏ phiếu và được bầu.

Điều kiện tài sản đã bị biến mất vào đầu thế kỷ 19 và mãi vào năm 1920 thì bằng tu chính

án thứ 19, phụ nữ mới có quyền đi bỏ phiếu. Mặc dù vào năm 1863 Tổng thống Lincoln

đã tuyên bố giải phóng nô lệ cho người da đen, nhưng mãi cho đến 3 thế kỷ sau đó, năm

1960 những người da đen mới được hưởng trọn quyền đi bầu cử ở miền Nam Hoa kỳ. Và năm 1971 bằng tu chính án thứ 26 mới đây quyền bầu cử mới cho những công dân mới được hạ từ 21 xuống  18 tuổi.

Còn quyền được bầu, quyền bầu cử thụ động, tức là quyền được người khác bầu vào các cơ quan nhà nước tư sản, thì điều kiện đòi hỏi lại càng khó khăn hơn. Tuổi có thể được  bầu  vào  cơ  quan  nhà  nước  bao  giờ  cũng  phải   cao  hơn  quyền  được  đi  bỏ  phiếu (quyền bầu cử) phải có thời gian cư trú nhiều hơn, phải ứng trước một khoản tiền cược trước.

Che đậy bản chất, hay là một sự ngụy biện cho hiện tượng hạn chế quyền bỏ phiếu của mọi người dân của những hạn chế nêu trên, nhiều học giả tư sản đã từng giải thích: Công việc bầu cử là công việc phức tạp chỉ có những người có một trình độ hiểu biết và kinh nghiệm cuộc sống nhất định mới đảm đương được. Lý giải việc bầu cử gián tiếp Tổng thống Mĩ, các nhà lập hiến Hiến pháp Mỹ năm 1787 luận rằng, những   người dân bình thường không đủ khả năng nhận biết được cần phải bỏ phiếu cho ai và cho ứng củ viên của đảng nào. Đây cũng là một lý do cơ bản dẫn đến các nhà lập hiến. Mĩ quy định việc bầu cử tổng thống phải bằng một tuyển cử đoàn.

Ở chế độ nhà nước Việt Nam, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Cũng như những hiện tượng khác, quyền lực xã hội thuộc về nhân dân phải có hình thức thực hiện. Có hai hình thức mà nhân dân dùng để thực hiện quyền lực Nhà nước của mình: trực tiếp và gián tiếp, tạo nên hai hình thức dân chủ cơ bản của xã hội đương đại: Dân chủ trực tiếp và dân chủ  đại  diện.  Nhân  dân  trực  tiếp  bỏ  phiếu  quyết  định  những  vấn  đề  thuộc  chức  năng, nhiệm vụ của Nhà nước là hình thức dân chủ trực tiếp. Hình thức thứ hai được thể hiện bằng việc nhân dân bỏ phiếu bầu ra những người đại diện, thay mặt nhân dân giải quyết

các công việc của Nhà nước, được gọi là dân chủ đại diện.

Cả hai hình thức nêu trên đều dùng biện pháp bỏ phiếu để thực hiện quyền lực Nhà nước. Đồng thời với ý nghĩa nêu trên, bầu cử còn là phương pháp thành lập nên các cơ cấu của bộ máy Nhà nước. Đây là phương pháp dân chủ thể hiện quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, khác biệt hoàn toàn với biện pháp truyền ngôi, thế tập với quyền lực thần bí do nhà trời định đoạt, tạo thành hình thức chính thể quân chủ. Với bầu cử cho phép chúng ta xác định chính thể dân chủ cộng hoà. Với tầm quan trọng như vậy, bầu cử

trở thành một yếu tố không thể thiếu được trong chế độ xã hội dân chủ đương đại, góp phần không nhỏ cho việc xây dựng chế độ xã hội tiên tiến, trong đó lẽ đương nhiên có cả chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa. Với phương pháp này chính quyền được tổ chức ra là một chính quyền hợp pháp. Và chính các hoạt động bầu cử được hình thành dần dần thành một chế độ bầu cử, một phần của chế độ xã hội. Qua những cuộc bầu cử diễn ra ở mỗi quốc gia cho phép chúng ta xác định chế độ bầu cử.

Hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân trực tiếp giải quyết các công việc của nhà nước, hiện nay áp dụng rất còn hạn chế. Hình thức dân chủ gián tiếp mà loại hình biểu hiện của nó là dân chủ đại diện, hiện nay được áp dụng hết sức rộng rãi. Bầu cử chỉ định

ra những người lãnh đạo quốc gia. Theo Hiến pháp và luật lệ của các nhà nước dân chủ,

các đại diện do nhân dân bầu ra phải có trách nhiệm chèo lái con thuyền quốc gia. Các nhân vật này không phải là những bù nhìn hay là các nhà lãnh đạo tượng trưng.

Dân chủ đại diện là một thể thức dân chủ, trong đó nhân dân thực hiện chủ quyền của mình  qua  khâu  trung  gian  của  những  đại  diện  được  chọn  bằng  phương  pháp       bầu  cử. Phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi trong chế độ tư bản và trong chủ nghĩa xã hội. Vì thế cho nên, các nhà nước tư bản hoặc xã hội chủ nghĩa phần lớn chỉ được tổ chức theo chính thể cộng hoà, mà không được tổ chức theo một loại hình chính thể nào khác.

Về tầm quan trọng của bầu cử Hồ Chủ Tịch nói:

“Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài,

có đức, để gánh vác công việc nước nhà.Trong cuộc tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử. Không phân

chia gái trai, giầu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt

Nam đều có hai quyền đó.”1

Chế độ bầu cử là chế độ của sự hình thành bằng tổng thể các mối quan hệ xã hội xảy

ra qua các cuộc bầu cử từ lúc lập danh sách cử tri, xác định những người được quyền đi

bỏ phiếu, giới thiệu ứng cử viên, xác định những người có thể được bầu làm đại diện trong các cơ quan Nhà nước cho đến giai đoạn cuối cùng là xác định, tuyên bố kết quả của các ứng cử viên. Qua những cuộc bầu cử cho phép chúng ta thấy được các cuộc bầu

cử được diễn ra một cách dân chủ, không áp đặt, không giả dối, một phương thức dân chủ thực hiện quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân tự nguyện thể hiện ý chí của mình bỏ phiếu tìm ra được những người có uy tín, xứng đáng làm đại diện cho nhân dân, thay nhân dân quản lý và điều hành đất nước.

Với tư cách là một biện pháp dân chủ thành lập ra bộ máy Nhà nước, cho nên các cơ quan Nhà nước của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều trực tiếp, hoặc gián tiếp do nhân dân bầu ra. Là cơ quan duy nhất do nhân dân toàn quốc trực tiếp bầu ra, cho nên Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao. Quốc hội thay mặt nhân dân, giải quyết

các công việc quan trọng nhất của đất nước, từ việc đặt ra Hiến pháp và pháp luật cho đến việc thành lập ra các cơ quan Nhà nước khác. Hiến pháp năm 1992 cũng như của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa Việt Nam trước đây đều xác định rõ chỉ có các cơ quan Nhà nước do nhân dân trực tiếp bầu ra mới được xác định là cơ quan quyền lực Nhà nước.

Với tầm quan trọng như vậy, cho nên ngay từ khi mới thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh tiến hành các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Ngay từ phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm

1945, Hồ chủ tịch đã đề nghị Chính phủ sớm tổ chức cuộc Tuyển cử và xây dựng Hiến pháp. Người nói:

“Truớc ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân, trai, gái, từ 18 tuổi đều có quyền bầu cử, ứng củ, không phân biệt giàu nghèo, dòng giống”.(1)

Về phương diện pháp luật, thì chế độ bầu cử còn được hiểu là một chế định quan trọng nằm trong hệ thống ngành luật Hiến pháp, bao gồm các quy định của pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net