CHƯƠNG 6: TRƯỜNG PHÁI TÂN CỔ ĐIỂN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của Áo, cho vài ví dụ để CMR tư tưởng giới hạn của trường phái đã đc kinh tế học hiện đại kế thừa và phát triển ( = tư tường giới hạn đc những trường phái nào kế thừa và phát triển).34

Câu 2: CMR trường phái giới hạn ở Áo đã xa rời nguyên lí giá trị lao động của TP cổ điển Anh và đi theo nguyên lí giá trị lợi ích của Say.35

Câu 3: Dựa trên cơ sở nào mà J.B.Clark đề ra nguyên tắc trả lương cho công nhân theo sản phẩm giới hạn, theo anh (chị) nguyên tắc trả lương đó có bóc lột hay không? vì sao?. 35

Câu 4: CMR lí thuyết cân bằng thị trường của L.Walras thể hiện đặc trưng phương pháp luận của TP Tân cổ điển (thể hiện sự kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith).36

Dựa vào lí thuyết này có thể khắc phục các vấn đề khủng hoảng thất nghiệp không? Vì sao?. 36

Câu 5: Chứng minh rằng Lí thuyết giá cả của A.Marshall thể hiện rõ đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển ( kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith)38

Câu 6: Trình bày nội dung lí thuyết giá cả của A.Marshall, rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lí thuyết này.38

Câu 7: CMR lí thuyết kinh tế của TP Tân cổ điển là cơ sở hình thành kinh tế học vi mô.41

Câu 8: So sánh đặc điểm phương pháp luận của trường phái cổ điển Anh với Tân cổ điển.42

Câu 9: Đánh giá trường phái tân cổ điển.44

Câu 1: Trình bày lí luận ích lợi giới hạn và giá trị giới hạn của Áo, cho vài ví dụ để CMR tư tưởng giới hạn của trường phái đã đc kinh tế học hiện đại kế thừa và phát triển ( = tư tường giới hạn đc những trường phái nào kế thừa và phát triển).

ØLí luận ích lợi giới hạn:

Tác giả:Carl Menger(1840-1921)

·        Tiền đề: 2 định luật về nhu cầu của Herman Gossen(1810-1858)

Định luật 1: bất cứ 1 nhu cầu nào của con ng cũng có thể đc t/m nếu như ng ta tiêu dùng 1 loại sp có tính năng đáp ứng đc nhu cầu. Cường độ của nhu cầu giảm dần khi số lượng sp đc đưa ra để thỏa mãn nhu cầu tăng lên. Nhu cầu sẽ ko còn nữa nếu như con ng đc t/m sp đến tột độ (cường độ nhu cầu bằng 0)

Định luật 2: Cá nhân ý thức đc nhu cầu của mình và biết rõ cách thức để t/m nhu cầu vì vậy nếu như biết suy luận,tính t oán thì cá nhân sẽ sắp xếp nhu cầu theo 1 trật tự nhất định. Trật tự này hoặc là căn cứ vào cường độ của nhu cầu hoặc là căn cứ vào ý muốn của cá nhân cho thấy đc nhu cầu nào là cấp thiết và mức độ cấp thiết của từng nhu cầu,để từ đó con ng có kế hoạch chi tiêu thích hợp. Trong trường hợp thu nhập của con ng còn thấp thì việc tiêu dùng thường chỉ giới hạn ở những nhu cầu cấp thiết còn khi thu nhập tăng dần lên,con ng có xu hướng tiêu dùng những HH cao cấp, xa xỉ nhiều hơn.

·        Nội dung:

Ích lợi là đặc tính cụ thể của vật mà nhờ đó những nhu cầu khác nhau của con ng đc t/m,phân ra thành ích lợi chủ quan,khách quan,ích lợi cụ thể,trìu tượng.

Do nhu cầu của con ng có cường độ khác nhau nên nếu như đc tuần tự t/m thì nhu cầu sẽ có cường độ giảm và theo đà tăng của vật đc đưa ra để t/m nhu cầu thì vật sau sẽ đc đánh giá lợi ích thấp hơn vật trước.Vì vậy vs 1 số lượng sp có giới hạn thì vật đc đưa ra sau cùng sẽ đc gọi là sp giới hạn và ích lợi của vật đó đc gọi là ích lợi giới hạn.

Ích lợi giới hạn là ích lợi của vật đc đưa ra sau cùng để t/m nhu cầu; vật đó có ích lợi nhỏ nhất và quy định lợi ích của tất cả các vật khác.

Thế giới quan giữa ích lợi giới hạn vs số lượng sp đc đưa ra để t/m nhu cầu là tương quan tỉ lệ nghịch.

ØLí luận giá trị giới hạn:

·        Tiền đề:

Lí luận giá trị ích lợi của J.B.Say.

Lí luận ích lợi giới hạn.

·        Nội dung:

Phủ nhận lí thuyết giá trị lđ của trường phái ‘TS cổ điển’ và C.Mác.

Đưa ra lý thuyết giá trị - ích lợi (giá trị - chủ quan): Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị - ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

Về Giá trị trao đổi (GTTĐ): cho rằng GTTĐ là chủ quan, sở dĩ hai người trao đổi sản phẩm cho nhau là vì cả hai đều tin rằng sản phẩm mà mình bỏ ra đối với mình ít giá trị hơn sản phẩm mà mình thu về (ở đây có sự so sánh các sản phẩm, nếu có lợi mới trao đổi, căn cứ vào nhu cầu bản thân).

ØKế thừa và phát triển:

Lí thuyết “Năng suất giới hạn”, “ng công nhân giới hạn”và “sp giới hạn”của J.B.Clark trong trường phái giới hạn ở Mĩ

A.Marshall nhà kinh tế thuộc trường phái Cambridge Anh cũng cho rằng nhu cầu về của cải là có giới hạn và khẳng định giá cầu của người mua được quyết định bởi ích lợi giới hạn.

J.M.Keynes và P.A.Samuelson đã ủng hộ lí thuyết này:

Keynes đã xây dựng lí thuyết “Khuynh hướng tiêu dùng giới hạn” và “Hiệu quả giới hạn của tư bản”.

Samuelson đưa ra lí thuyết “Giới hạn khả năng sản xuất” và “Sự lựa chọn”

Câu 2: CMR trường phái giới hạn ở Áo đã xa rời nguyên lí giá trị lao động của TP cổ điển Anh và đi theo nguyên lí giá trị lợi ích của Say.

Theo trường phái cổ điển Anh, giá trị là khách quan, lao động hao phí để tạo nên hàng hóa quyết định giá trị hàng hóa đó. Nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa là năng suất lao động và tính chất lao động.

Thêm nữa, khi nghiên cứu nguyên lí giá trị lao động, TP cổ điển Anh xuất phát từ 2 thuộc tính của hàng hóa đó là giá trị sử dụng và giá trị và phân biệt được chúng. Không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng có giá trị. Giá trị sử dụng không quyết định giá trị trao đổi.

Ngược lại, nguyên lí giá trị ích lợi của J.B.Say đối lập hoàn toàn với trường phái cổ điển Anh khi cho rằng sản xuất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng truyền giá trị cho các vật. Giá trị là thước đo tính hữu dụng. Ông ta không phân biệt được giá trị sử dụng và giá trị do đó che đậy bản chất và đặc thù xã hội của giá trị. J.B.Say cho rằng giá trị càng cao thì tính hữu dụng càng lớn.

Trong khi đó, trường phái giới hạn cho rằng giá trị là chủ quan, và ích lợi quyết định giá trị. Theo đó “ích lợi giới hạn” quyết định giá trị của sản phẩm kinh tế, đó là “giá trị giới hạn”, nó quyết định giá trị của tất cả các sản phẩm khác (ích lợi của vật quyết định giá trị - ở đây là: “ích lợi giới hạn”). Muốn có nhiều giá trị phải tạo ra sự khan hiếm.

Như vậy cũng giống như nguyên lí giá trị ích lợi của J.B.Say, TP giới hạn của Áo cho rằng ích lợi tạo nên giá trị và phát triển thêm “ích lợi giới hạn” phủ nhận lí luận trường phái cổ điển Anh rằng lao động hao phí mới tạo ra giá trị.

Có thể thấy trường phái giới hạn ở Áo đã xa rời nguyên lí giá trị lao động của TP cổ điển Anh và đi theo nguyên lí giá trị lợi ích của Say

Câu 3: Dựa trên cơ sở nào mà J.B.Clark đề ra nguyên tắc trả lương cho công nhân theo sản phẩm giới hạn, theo anh (chị) nguyên tắc trả lương đó có bóc lột hay không? vì sao?

Trên cơ sở lí luận “năng suất giới hạn”, Clark đưa ra lí luận tiền lương và lợi nhuận.

Nội dung năng suất giới hạn: J.B.Clark cho rằng ích lợi của lao động thể hiện ở năng suất của nó tuy nhiên năng suất lao động giảm dần, ng công nhân đc thuê sau cùng là người công nhân giới hạn. Năng suất của anh ta là năng suất giới hạn. Đó là năng suất thấp nhất và nó quyết đinh năng suất chung của các CN khác.

Ông sử dụng lí luận “năng lực chịu trách nhiệm” để phân tích. Theo lí luận này, thu nhập là “năng lực chịu trách nhiệm” của các nhân tố sản xuất. Ở đây, công nhân có lao động, nhà tư bản có tư bản. Họ đều nhận đc “sp giới hạn” tương ứng.

Theo Clark, tiền lương của CN bằng “sp giới hạn” của lđộng. Phần còn lại là “thặng dư của ng tiêu dùng lao động”. Với sự phân phối như vậy, Clark cho rằng sẽ ko còn sự bóc lột nữa.Vì ng công nhân giới hạn đã nhận đc sp đầy đủ do anh ta tạo ra, do đó anh ta ko bị bóc lột. Những ng công nhân khác cũng sẽ nhận đc tiền lương theo mức tiền lương của ng công nhân giới hạn đó.Vì thế họ cũng ko bị bóc lột. Nguyên tắc này đc áp dụng cho phân phối địa tô và lợi tức.

Theo anh chị, nguyên tắc trả lương này có bóc lột không?

Nguyên tắc trả lương như Clark tuy đã được ông giải thích bằng lí luận kinh tế nhưng vẫn là bóc lột.

Nguyên tắc trả lương theo sản phẩm mà C.Mac đề ra là đơn giá tiền công đc xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong 1 ngày với số sản phẩm trung bình của một công nhân tạo ra trong một ngày. Thực chất đơn giá tiền công là tiền trả cho thời gian cần thiết sản xuất ra một sản phẩm.

Sản phâm giới hạn bao h cũng ít hơn mức sản phẩm trung bình các công nhân sản xuất ra nguyên nhân do sự có hạn của máy móc nhà xưởng. vì vậy trả công theo sản phẩm giới hạn sẽ thấp hơn trả theo mức sản phẩm trung bình.

Hơn nữa Clark cho rằng phần còn lại là thặng dư của ng tiêu dùng lao động nhưng thực chất, tư bản k tạo ra giá trị thặng dư, giá trị thặng dư là do lao động của công nhân tạo ra, như thế nguyên tắc trả lương của Clark vẫn là tước đoạt phần giá trị thặng dư của lao động.

Câu 4: CMR lí thuyết cân bằng thị trường của L.Walras thể hiện đặc trưng phương pháp luận của TP Tân cổ điển (thể hiện sự kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith).

Dựa vào lí thuyết này có thể khắc phục các vấn đề khủng hoảng thất nghiệp không? Vì sao?

ØNội dung lí thuyết:(đi thi không cần chép nội dung)

Cơ cấu nền kinh tế thị trường có 3 loại thị trường:

-         Thị trường sản phẩm (TTSP): Nơi mua bán hàng hóa, tương quan trao đổi giữa các loại hàng hóa là giá cả của chúng .

-         Thị trường tư bản (TTTB): Nơi hỏi và vay tư bản, lãi suất tư bản cho vay là giá cả của tư bản.

-         Thị trường lao động (TTLĐ): Nơi thuê mướn công nhân, tiền lương (tiền công) là giá cả của lao động .

Ba thị trường độc lập với nhau, nhưng nhờ hoạt động của doanh nhân nên có quan hệ với nhau, cụ thể:

-         Doanh nhân: là người sản xuất hàng hóa để bán .

-         Để sản xuất họ phải vay vốn (ở thị trường tư bản), thuê công nhân (ở thị trường lao động) vì thế họ là sức cầu trên hai thị trường này (tạo ra sức cầu cho xã hội). Chi phí sản xuất là: Lãi suất trả tư bản và tiền lương .

-         Khi sản xuất được hàng hóa: họ đem bán trên TTSP,  khi đó họ là sức cung trên TTSP.

-         Mối quan hệ được hình thành như sau:

Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .

Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .

Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh .

Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất) .

 Tóm lại: Những nhà kinh tế thuộc trường phái cổđiển muốn tin tưởng vào sức mạnh củanền kinh tế thị trường và sự hoạtđộng của các quy luật kinh tế. Theo họ, sựđiều tiết của “bàn tayvô hình” sẽđảm bảo cho quá trình tái sản xuất phát triển bình thường .

ØThể hiện đặc trưng phương pháp luận của trường phái tân cổ điển:

Tập trung nghiên cứu nền kinh tế trong quan hệ trao đổi lưu thông, chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất, cụ thể ở đây là ba loại thị trường: sản phẩm, tư bản và lao động.

L.Walras tập trung nghiên cứu hoạt động của các doanh nhân từ đó hiểu được mối quan hệ và cơ chế hoạt động của 3 loại thị trường điều đó thể hiện phương pháp vi mô trong nghiên cứu của ông.

Đồng thời việc nghiên cứu mối quan hệ và cơ chế vận động của 3 loại thị trường trên cơ sở hoạt động của các doanh nhân với các mục tiêu như tăng lợi nhuận hay giảm chi phí => điều này thể hiện tâm lí chủ quan cá biệt, cá nhân trong phân tích kinh tế.

Ông kế thừa và phát triển tư tưởng tự do kinh tế - bàn tay vô hình của A.Smith:

Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:

Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nahan còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân.

Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).

Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.

Lí thuyết cân bằng tổng quát:

Trong nền kinh tế tồn tại 3 thị trường độc lập: thị trường hàng hóa, lao động và tư bản được liên kết với nhau thông qua hoạt động của doanh nhân.

Khi bán sản phẩm trên thị trường được giá cao hơn chi phí sản xuất doanh nhân sẽ có có lãi vì thế họ mở rộng sản xuất nên phải vay thêm tư bản, thuê thêm công nhân làm cho sức cầu trên TTTB và TTLĐ tăng dẫn đến giá cả của tư bản và lao động tăng kết quả là chi phí sản xuất tăng .

Mặt khác, sản phẩm sản xuất tăng thì sản phẩm hàng hóa trên TTSP tăng nên giá cả hàng hóa giảm làm cho thu nhập của doanh nhân giảm. Khi giá cả của hàng hóa sản xuất tăng thêm ngang bằng chi phí sản xuất ra chúng thì doanh nhân không có lời trong việc sản xuất thêm vì vậy họ không mở rộng sản xuất nữa (không vay thêm tư bản và thuê thêm công nhân nữa) .

Từ đó làm cho giá cả tư bản và lao động ổn định dẫn đến giá hàng hóa ổn định (tiền công, lãi suất, giá hàng tiêu dùng đều ổn định) Khi đó ba thị trường đều đạt được trạng thái cân bằng, nền kinh tế ở trạng thái cân bằng tổng quát (Sự cân bằng tổng quát giữa các thị trường) – Điều này được thực hiện thông qua dao động tự phát của cung cầu và giá cả trên thị trường trong điều kiện tự do cạnh tranh.

Điều kiện để có cân bằng tổng quát là: có sự cân bằng giữa thu nhập bán hàng hóa sản xuất thêm và chi phí sản xuất ra chúng (Sự cân bằng giữa giá hàng hóa và chi phí sản xuất).

Điểm kế thừa:

Nội dung lí thuyết thể hiện sự tập trung quan điểm về cơ chế thị trường tự điều tiết trong nền kinh tế hàng hóa TBCN.

Hoạt động của các doanh nhân không phải do tự phát mà bị chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, theo biến động của quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa.

Theo ông, cơ chế tự điều tiết của “Bàn tay vô hình” sẽ làm cho tái sản xuất diễn ra bảo đảm đc tỉ lệ cân đối và duy trì đc sự phát triển bình thường.

ØDựa vào lí thuyết này không thể giải quyết các vấn đề khủng hoảng.

(câu này k đảm bảo chuẩn nhé)

Giải thích:

Vì nó quá đề cao vai trò của cơ chế thị trường, đặt niềm tin tuyệt đối vào cơ chế đó, mà chưa biết đến mặt trái, tác động tiêu cực và những thất bại mà tự cơ chế đó sinh ra. Ông ko thừa nhận khủng hoảng kinh tế, ko thấy nguồn gốc và tác động của khủng hoảng kinh tế cũng như ko thấy đc vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Lịch sử đã chứng minh bản thân khủng hoảng kinh tế là một khuyết tật của cơ chế thị trường, tự bản thân cơ chế thị trường không thể giải quyết được đòi hỏi bàn tay nhà nước can thiệp nhằm khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trưởng.

Hơn nữa, việc mở rộng sản xuất dẫn đến giảm giá thành sản phẩm và tăng lãi suất tiển lương cho công nhân thường không tương xứng với nhau dẫn đến “khủng hoảng thừa”. Hàng hóa sản xuất ra quá nhiều, người công nhân tuy có nhu cầu về hàng hóa nhưng tiền lương ít ỏi không đủ chi trả nên không thể mua được.

Câu 5: Chứng minh rằng Lí thuyết giá cả của A.Marshall thể hiện rõ đặc điểm phương pháp luận của trường phái tân cổ điển ( kế thừa và phát triển bàn tay vô hình của A.Smith)

ØĐặc trưng phương pháp luận của Trường phái tân cổ điển:

Marshall tập trung nghiên cứu nền kinh tế trong quan hệ trao đổi lưu thông, chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất.

Ông đưa ra các phạm trù kinh tế mới: cung, cầu, giá cung, giá cầu, hệ số co dãn của cầu… là sự phối hợp các phạm trù toán học và kinh tế học để giải thích quy luật kinh tế.

Ông đã biết sử dụng công cụ toán học trong phân tích kinh tế: đồ thị, công thức.

Để xây dựng mô hình cung - cầu thị trường Marshall đi sâu vào phân tích tâm lí, hành vi của người tiêu dùng và nhà sản xuất từ đó rút ra kết luận cho toàn nền kinh tế => áp dụng phương pháp vi mô trong nghiên cứu.

Theo ông giá trị là phạm trù siêu hình, vô nghĩa, chỉ có giá cả là phạm trù thiết thực và cụ thể vì thế nhà kinh tế không đề cập tới phạm trù giá trị.

Việc phân tích mối quan hệ cung cầu dưới góc độ hành vi của người mua và người bán đều mong muốn đạt được lợi ích tốt nhất cho mình (người mua chỉ quan tâm đến việc tốn ít tiền nhất mà thỏa mãn được tốt nhất nhu cầu của mình, người bán chỉ quan tâm đến lợi nhuận) mà không quan tâm đến nền sản xuất, bối cảnh lịch sử xã hội nói chung => điều này thể hiện tâm lí chủ quan cá biệt, cá nhân trong phân tích kinh tế.

Việc phân tích cung- cầu thị trường một cách thuần túy cũng thể hiện việc Marshall muốn xây dựng một nền kinh tế học thuần túy không bị tác động bởi yếu tố giai cấp.

Kế thừa và phát triển Bàn tay vô hình của A.Smith.

Lí thuyết “Bàn tay vô hình”:

Con người khi tham gia các hoạt động kinh tế ngoài bị chi phối bởi lợi ích cá nhân còn chịu tác động của các quy luật kinh tế khách quan thậm chí đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt hơn lợi ích cá nhân.

Điều kiện cần thiết để các quy luật kinh tế khách quan hoạt động: sự tồn tại và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa; nền kinh tế phát triển trên cơ sở tự do kinh tế (tự do sản xuất, tự do liên doanh liên kết, tự do mậu dịch).

Nhà nước không cần thiết phải can thiệp vào nền kinh tế vì bản thân cơ chế thị trường có thể giải quyết hài hòa các mối quan hệ của nền kinh tế.

Lí thuyết giá cả của Marshall:

Ông tập trung nghiên cứu nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh.

Ông cho rằng: Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu. Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì hình thành nên giá cả cân bằng hay giá cả thị trường: “Khi giá cung và giá cầu gặp nhau thì sẽ chấm dứt cả khuynh hướng tăng dẫn khuynh hướng giảm, lượng hàng hóa sản xuất, thế cân bằng được thiết lập”.

=> Marshall đề cao sự tự phát của cơ chế thị trường, coi nhẹ sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường tự phát đảm bảo cân bằng kinh tế.

Câu 6: Trình bày nội dung lí thuyết giá cả của A.Marshall, rút ra ý nghĩa lí luận và thực tiễn từ việc nghiên cứu lí thuyết này.

·        Lí thuyết giá cả của A.Marshall:

Ở trên thị trường, giá cả đc hình thành một cách tự phát do tác động của mối quan hệ cung cầu:

·        Cầu và giá cầu:

-         Cầu là biểu hiện của nhu cầu có khả năng thanh toán,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net