Chương 4: Thay đổi cách nhìn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi ôn lại công thức lượng giác hôm qua. Trí nhớ không đến nỗi tệ học cũng thuộc đấy chỉ điều hơi lâu chút. Tôi ngẩng đầu nhìn đồng hồ treo tường gần hai giờ. Tôi đẩy ghế đứng dậy bước ra ngoài ban công, chống cằm trên lan can dõi mắt nhìn ra đường. Trời vừa tạnh mưa, không khí mang theo hơi nước mát lạnh. Trên bầu trời mây mù vẫn giăng kin, âm u xám xịt, báo hiệu một cơn mưa tiếp theo có thể trút xuống bất cứ lúc nào, giống như chúa tể sơn lâm âm thầm rình rập quan sát con mồi. Đúng là tháng mười - tháng mùa mưa, mưa mỗi ngày một dày hơn. Đường cái được gội rửa sạch sẽ, hai bên đường cây côi, nhà cửa đắm mình trong những hạt nước mưa còn đọng lại. Đường khá vắng xe, thỉnh thoảng vài chiếc xe máy, xe đạp chạy qua, nhiều xe lái trúng vũng nước, nước văng tung tóe. Tóc rối tung trong gió, tôi đưa tay vuốt lại. Từ xa tôi nhìn thấy bóng dáng của Lập Thành, lưng thẳng tấp đạp xe, tay lái kiên định. Hôm nay nó mặc áo thun trắng, sạch sẽ, nổi bật trên đường. Từ góc độ này, tôi chỉ nhìn thấy đôi mắt đen sâu hun hút, khuôn mặt đẹp trai, mái tóc rối bù bị gió thổi tung, lộ ra vầng trán cao rộng. Bầu trời âm u, con đường vắng tanh, cây cối hai bên đường đung đưa trong gió, bánh xe lăn đều, nó tương phản với xung quanh, nổi bật, tươi mát mang theo sự trẻ trung, rạng ngời. Tôi nhìn không chớp mắt. Lập Thành dừng xe, nó tiến về phía cổng, bấm chuông. Mới tiếp xúc hôm qua, tôi thấy tính cách nó hiền lành, chấc phác, ít nói. Tôi không tìm thấy sự chảnh chọe như hôm thứ bảy. Tôi nghĩ sai về nó ư? Có nó thật tốt, tôi không còn cô đơn khi ở nhà một mình, không còn xem ti vi một mình, không còn buồn chán khi không biết làm gì cho trôi qua hết ngày. Cuộc sống tôi ngày ngày tiếp diễn như một kịch bản định sẵn: ăn, ngủ, đi học, đi chơi. Nó như luồng gió tươi mát thổi vào cuộc sống nhạt nhẽo này.

Chuông cửa vang lên từng hồi. Tôi chấp hai tay thành hình cái loa, hét lớn:

“Thành.”

Lập Thành ngơ ngác nhìn xung quanh, sau đó ngẩng đầu nheo mắt nhìn lên trên. Một giây sau nó nở nụ cười rạng rỡ. Sau lưng khung cảnh âm u, còn nó rạng ngời, sáng chói, xua tan sự ảm đạm của ngày mưa. Nhiều năm sau, tôi vẫn luôn nhớ đến nụ cười rạng ngời không lẫn tạp chất của người con trai ấy trong một ngày mưa ảm đạm. Nụ cười khiến tôi ngây ngất, khắc sâu trong tim.

Tôi giơ tay vẫy vẫy, hét to: “Chờ Tuyết xíu.”

Lập Thành gật gật đầu. Nhìn mặt nó khờ thấy tội.

Tôi vui vẻ, chạy xuống lầu, mở cổng.

“Thành vào đi.”

Nó gật đầu dắt xe vào trong.

“Trời mưa phiền Thành quá.” Tôi sóng vai đi bên cạnh, quay đầu nhìn nó, áy náy không thôi. Lời ấy là thật lòng, lúc đầu chỉ mang tính chất trả thù bây giờ tôi thật sự xem nó là bạn.

“Tuyết đừng nghĩ vậy.” Nó nhìn tôi, nói.

Tôi cong môi mỉm cười. Tròng lòng dâng lên dư vị khó diễn tả.

Buồi học thứ hai bắt đầu trong sự thoải mái, không còn ngượng ngập.

“Tuyết xem lại hai bài tập Thành đưa hôm qua đi.”

Tôi gật đầu, lật vở nhìn. Trong não công thức ở đâu tràn về, hình như tôi đã tìm ra hướng, không còn mù tịt, đầu ong ong như hôm qua. Tôi vui sướng, nhìn nó:

“Tuyết thấy hướng rồi, không ngờ bài toán đơn giản như thế. Sao hôm qua Tuyết làm không được ta?”

Lập Thành gật gù, vẻ mặt hài lòng, ánh mắt đen láy lấp lánh như vì sao, nó mỉm cười, cất giọng từ tốn, giọng nó rất dễ nghe, không gắt, không chói tai, không quá trầm đục:

“Chỉ cần nắm được kiến thức sẽ làm được. Hôm qua Tuyết không biết làm do Tuyết không nhớ công thức dẫn đến không biết cách vận dụng.”

Ồ! Ra vậy. Thấy chưa tôi học được đấy do lười thôi.

Lập Thành ra tiếp bài tập, tôi ngồi hì hục làm quên cả thời gian. Trong phòng im ắng, hai chung tôi không ai nói chuyện, chỉ có tiếng bấm máy tính, tiếng bút ghi trên giấy sột  soạt, tiếng lật vở. Thỉnh thoảng vang lên tiếng giảng bài của Lập Thành. Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến nay, lần đầu tiên tôi thấy việc học không quá khó khăn, lần đầu cảm nhận có một ai đó cùng ngồi học với mình lại vui vẻ, ấm áp, ngọt ngào đến vậy.

Bên ngoài mưa bắt đầu rơi, mỗi lúc thêm nặng hạt, trắng xóa, rơi như trút. Tiếng sấm vang lên ầm ầm, lóe sáng, vụt tắt. Cánh cửa khép hờ ngoài ban công, những giọt nước mưa bắn vào, rơi trên cửa lăn dài như những giọt nước mắt, bắn vào trong phòng, sàn nhà gần cửa li ti nước. Lập Thành kéo ghế đứng dậy, tôi ngẩng đầu khỏi đóng bài tập khó hiểu nhìn theo. Nó tiến về cánh cửa đưa tay khép lại. Tiếng mưa không còn lọt vào phòng. Dáng Lập Thành cao ráo, bờ vai rộng, lưng thẳng tấp, ở nó toát ra sự ấm áp khiến tôi cảm thấy bình yên. Nó khom người lấy giẻ lau nước. Ai đời để khách làm, tôi bật dậy lon ton chạy đến, không quên nói:

“Thành để Tuyết lau cho.”

“Chỗ này nước trơn lắm Tuyết đừng lại.” Nó xua tay.

Lời nói vừa dứt, tôi đạp trúng vũng nước ngã ngửa ra sau. Tôi hốt hoảng la lên. Thân thể tôi nhanh chóng nằm gọn trong lòng Thành. Cánh tay Lập Thành vững chắc khóa chặt lưng tôi. Khoang mũi tràn ngập hương thơm nước xả vải trên áo nó. Lần đầu tiên bị người khác giới ôm, có chút không quen, tôi luống cuống đẩy nó, rối rít cảm ơn, xấu hổ không thôi:

“Cảm ơn Thành.”

“Không sao.” Nó đáp khẽ.

Tôi ngước lên, khá bất ngờ, phải nói là vô cùng, vô cùng bất ngờ. Mặt nó đỏ bừng, ánh mắt lộ rõ vẻ bối rối. Không phải chứ. Nó còn xấu hổ hơn cả tôi. Vờ như không nhận ra sự bối rối của nó, mắt tôi láo liên nói:

“Học tiếp thôi.”

Tôi đi nhanh về phia bàn học cúi đầu làm bài.

Lập Thành không lại ngay, nó khom người tiếp tục công việc lau nước gian dở. Tôi len lén nhìn nó, lần này không tranh công làm nữa.

Hoàn tất, nó trở về chỗ ngồi. Hai đứa im lặng, mạnh ai nấy làm.

“Khi nào Tuyết rãnh vậy?” Nó bắt chuyện.

Tôi không hiểu ý nó.

“Thời gian để Thành dạy Tuyết ý.”

“À.” Tôi vỡ lẽ. Cắn cắn môi nhớ lại lịch học đáp: “Ba, năm, bảy Tuyết học kèm nguyên cả buổi chiều. Tư, sáu Tuyết cũng học mất rồi.”

“Vậy chúng ta học chiều thứ hai, chiều chủ nhật, tối thứ tư, năm đi.”

“Thời gian đâu thành học bài, học kèm.” Tôi áy náy.

“Thành không có học kèm, Thành tranh thủ buổi chiều học.”

Tôi cảm động. Người đâu học giỏi, đẹp trai lại còn tốt bụng. Tôi đã quên bén vụ mắng chửi nó thậm tệ.

Buổi học nhanh chóng kết thúc, năm giờ chiều, trời tối mù như sáu, bảy giờ tối. Mưa vẫn rơi, trắng xóa như những sợi chỉ bạc giăng từ trời xuống đất, không có dấu hiệu ngừng tạnh. Điện đường đã bật, tỏa ra ánh sáng cam nhàn nhạt, leo lét, hôm nay có vẻ ảm đạm. Tôi cầm ô che Thành, để nó mặc áo mưa dắt xe. Tiếng nước rơi trên ô bộp bộp, tôi nắm chặt cán ô, chân bị nước văng trúng lạnh ngắt vội nói lớn lấn át tiếng mưa:

“Chờ tạnh mưa rồi hẳn về.”

“Không sao, Thành đi được mà.” Nó lắc đầu từ chối.

:Nhưng mưa lớn như vậy.” Tôi nhăn mặt không đồng ý.

“Thành nghĩ mưa không tạnh ngay đâu có khi lại lớn hơn ấy. Thành đi được mà.”

Tôi gật đầu nó nói cũng đúng. Nó mở cổng, tôi che dù đi theo ra.

Lập Thành leo lên xe, quay đầu nói: “Tuyết vào trong đi.”

Tôi gật đầu vờ đồng ý.

Nó vẫy tay tạm biệt. Xe đạp lao vun vút trong mưa. Tôi mở cổng dõi mắt nhìn theo đến khi bóng dáng nó khuất dần trong màn mưa dày đặc. Tôi mới đi vào nhà. Mưa lớn thế này, nó sẽ ướt như chuột lột cho xem. Tôi phiền nó quá vì phải kèm cặp tôi nên mới phải đi mưa về gió, thế mà nó không nói một lời trách móc. Tôi thật sự nghĩ sai về nó, hối hận quá.

 Cuộc đời chứa nhiều nghịch lí mâu thuẫn, không thể vội đánh giá con người, cuộc sống qua dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất bên trong. Lập Thành bề ngoài ít nói nhưng lại rất chân thành, hiền lạnh có chút khờ khạo.

Sáng hôm sau, tôi không nỡ rời khỏi cái giường thân yêu. Lập Thành nói đúng tối hôm qua đến sáng nay mưa rơi không dứt, lúc lớn lúc nhỏ. Không gian xung quanh có sự chuyển biến rõ rệt. Sáng hôm nay, không khí rất lạnh, tôi tin chắc nhiệt độ hôm nay còn thấp hơn hơn qua. Thời tiết này, ngủ là sướng nhất. Tôi lăn qua lăn lại, chuông đồng hồ reo đến lần thứ ba mới đau khổ bò dậy. Tôi đi xuống đất, hơi lạnh từ mặt sàn tỏa ra khiến tôi rùng mình, răng va vào nhau lập cập. Trời đất quỷ thần ơi! Lạnh chết mất! Tôi làm vệ sinh cá nhân, thay đồ đồng phục, đến bên bàn soạn sách vở hôm nay cho vào cặp. Tôi bước xuống lầu. Mẹ đang nấu thức ăn sáng, tôi đến bên bàn. Bố đang ngồi đọc báo, thấy tôi ngồi xuống, ông đặt tờ báo lên bàn, quan tâm:

“Trời lạnh mặc áo ấm vào, khéo cảm lạnh nha con.”

“Dạ.”Tôi đáp, khịt khịt mũi vì lạnh.

“Mưa lớn quá chút nữa bố chở con đi học, trời này đi xe đạp ướt hết.” Mẹ tôi nhìn ra cửa không khỏi nhíu mày.

“Được ạ!” Tôi cười tít mắt.

Trời này tôi cũng không muốn đi xe đạp điện đâu, vừa lạnh vừa ướt.

Sáng nay, mẹ nấu trứng ốp la ăn với bánh mì. Ăn xong, bố mẹ và tôi cùng đi. Mưa rất lớn, tạt lên cửa kính, lăn dài. Tôi nhìn ra bên ngoài chỉ thấy một màn trắng xóa. Đường lênh láng nước, không khéo lụt ấy chứ. Tôi chợt nhớ đến Lập Thành hôm qua đi trong màn mưa dày đặc. Tôi mở lời nói với bố mẹ:

“Bố mẹ, cô giáo nhờ bạn Lập Thành cùng lớp kèm cặp cho con. Học hai ngày rồi.”

“Kèm à?” Bố tối khá ngạc nhiên.

“Dạ.”

“Sao con không mời bạn ở lại chơi, để bố mẹ gặp cảm ơn một tiếng.” Mẹ tôi gợi ý.

“Nó nhát lắm.” Tôi cười, nhớ đến khuôn mặt khù khờ của Lập Thành.

“Không nói vậy được, con tìm cơ hội đi. Bố mẹ phải cảm ơn người ta một tiếng.” Mẹ tôi lắc đầu không tán thành.

“Dạ.”

Chẳng mấy chốc xe dừng lại trước cổng trường. Mẹ tôi lấy ô đưa cho tôi, dịu dàng nói:

“Học tốt nha con.”

“Dạ.”

Tôi nhận lấy ô, mở cửa bước xuống xe. Lạnh quá! Tôi vội vã đi nhanh vào trường. Leo bốn tầng lên lớp, tôi xém tắt thở, vào lớp thở hổn hển như trâu. Số tôi có duyên với  cầu thang, ở nhà leo, lên trường leo.

Theo quán tính tôi bước về chỗ cái Hà. Nhìn thấy thằng Bình ngồi chễm chệ tôi sực nhớ quay bước đến chỗ Lập Thành. Nó đang căm cụi làm bài.

Tôi tạch lưỡi. Thằng này siêng kinh, học nhiều đù đấy!

Thấy tiếng động, nó ngẩng đầu lên, tôi cười tít mắt, vứt cặp xuống ghế, ngồi xuống, quan tâm hỏi: “Hôm qua về có ướt không?”

Vài giây sau, nó lắc đầu đáp: “Không ướt.”

Tôi an tâm thở phảo, không làm phiền nó nữa, gục mặt lên bàn đánh một giấc.

Bên cạnh có người kêu, tôi mơ màn tỉnh giấc, nằm nghiêng cổ muốn gãy ra, tôi rên rỉ, xoa xoa, nắn nắn cổ, ngồi dậy.

 Đau quá!

“Vào tiết rồi.” Lập Thành nhắc.

Tôi ậm ừ, tiết đầu môn ngữ văn - môn dạy cô chủ nhiệm. Tôi ngồi thẳng chăm chú nghe giảng, được mấy phút hai mắt bắt đầu lim dim. Môn ngữ văn môn chúa buồn  ngủ.

“Tuyết?” Cô gọi.

Tôi giật bắn, cơn buồn  ngủ lập tức bay biến, xung quanh vang lên tràng cười.

“Cả lớp im lặng. Ra kia rửa mặt nhanh.” Cô nghiêm giọng, tay nắm quyển sách nhịp nhịp trên bàn giáo viên.

“Em hết buồn ngủ rồi ạ!” Tôi thành thật đáp.

“Ngồi học cho đàng hoàng.”

Cô Khánh trở lại bài giảng, thao thao bất tuyệt bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ gia định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16-12-1861. Nghĩa quân giết được hai tên quân Pháp và một số lính thuộc điạ…”

(Trích phần tiểu dẫn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn ĐÌnh Chiểu, sách Ngữ Văn 11, Tập 1)

Điện thoại trong túi rung lên. Tôi lấy ra, len lén nhìn, cô Khánh xoay lưng lên bảng ghi bài, tôi đưa nhanh lên bàn. Mở ra. Tin nhắn của Linh. Khá bất ngờ, nó không đi học ư, tôi quay đầu, chỗ Linh trống không. Hà thấy tôi nhìn về phía này liền giơ tay vẫy vẫy. Tôi lè lưỡi quay lên, mở tin nhắn ra đọc:

“Hôm nay tui nghỉ, bà viết giấy phép giúp tui nha. Cảm ơn mẹ yêu. Gửi ngàn cái hôn.”

Tôi tặc lưỡi, trăm phần trăm con này đang quấn chăn ngủ. Thời tiết này ngủ thích quá mà, lười đi học.

Tôi lục cặp, lấy quyển vở bài tập toán đại lên bàn rứt đôi tờ giấy.

Lập Thành nhìn hành động tôi khó hiểu hỏi nhỏ:

“Tuyết làm gì vậy?”

“Tuyết viết giấy phép cho con Linh.” Tôi cầm bút giả chữ người lớn. Trong lớp này không biết tôi là mẹ. là bố, là bà ngoại. ông ngoại, cô, chú bác, thím dượng, bao nhiêu đứa. Lúc đầu thấy hãnh diện ghê lắm sau đó mới biết do chữ tôi xấu dễ giả làm chữ người lớn, nghe xong tự ái dễ sợ.

“Cái này người lớn mới được ghi mà?” Lập Thành thắc mắc.

Tôi dừng bút, trưng ra vẻ mặt như nhìn thấy sinh vật lạ, thằng này khờ đặc thế, ai chẳng biết.

“Ừ.” Tôi đáp.

“Nhưng Tuyết lại ghi?”

“Đưa bố mẹ con Linh nó bị lột da là cái chắc .Thành không biết hả giấy phép trong lớp toàn Tuyết, thằng Đại, con Thanh ghi không á.” Tôi cặm cụi ghi tiếp.

“Thật sao?” Lập Thành trợn mắt, nó lắc đầu không thể tin nổi.

Tôi chép miệng thằng này khờ ghê, thật thà quá.

Trống đánh, tiết học kết thúc, tôi vươn vai thở phào nhẹ nhõm.

“Lớp trưởng hôm nay vắng ai?” Cô Khánh kí sổ đầu bài, ngẩng đầu hỏi.

Phương lớp trưởng đứng dậy nhìn cả lớp một lượt đáp:

“Dạ vắng bạn Linh.”

“Có phép hay không?”

Tôi đứng dậy cầm giấy phép lên đưa. Cô gật đầu ghi vào sổ. Sau đó đứng dậy đi ra khỏi lớp.

Mười phút chuyển tiết ồn như cái chợ. Tôi chống cằm nhìn Lập Thành làm bài. Nhìn nghiêng tôi mới phát hiện lông mi nó rất dài, rủ xuống dày như cánh quạt, sóng mũi cao, môi hơi mím lại. Tôi thầm nghĩ khuôn mặt đẹp đấy, thuận mắt tôi. Ai chả yêu thích cái đẹp, có cảm tình với cái đẹp. Tôi là người như thế.

Vào tiết điạ. Tôi vái trời vái Phật, vái ông Địa cầu mong đừng bị dò bài. Tôi hồi hộp, cả lớp cũng hồi hộp, tim nảy lên nhảy xuống, cô Yên hết lật trang bên này lại lật sang trang bên kia dò tìm từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên. Tay cô dừng lại chấm một phát. Cả lớp thở phào. Thôi xong. Tôi đờ người, khóc không ra nước mắt.

“Nguyễn Minh Tuyết.”

Lập Thành hỏi nhỏ: “Học chưa?”

Tôi lắc đầu, khuôn mặt bi ai như bị phán tội chết. Đứng dậy lí nhí:

“Cô cho em nợ hôm sau em nhất định học bài.”

“Lý do?”

“Dạ... hôm qua em… bị đau bụng.”

“Đau bụng đúng lúc hen, sớm không đau muộn không đau, đau đúng lúc học bài. Ngồi xuống không điểm.” Cô Yên nói, giọng lạnh lùng không tí cảm xúc.

Hu hu đúng là bộ tứ kinh dị nhất trường: nhất Yên, nhì Nam, tam Tuyền, tứ Trường mà hu hu. Con ngỗng mà có tí muối ớt thêm chút chanh, chút rau, chút  muối ngon biết mấy. Đứa tiếp theo lên thớt, con Cúc. Cô kêu đúng đứa rồi đấy, con này nổi tiếng chăm chỉ cần cù, học thuộc không xót một chữ, cả dấu chấm, dấu phẩy.

Nhỏ Cúc mười điểm đi xuống,  mặt cô Yên tươi tỉnh hẳn lên. Nhìn tờ giấy phép trên bàn cô lật ra xem.

“Không có chữ kí giám thị, không bỏ vào bì thư. Này mà gọi là giấy phép?” Cô nhìn cả lớp, nghiêm giọng.

Thôi xong, biết ngay mà, ai chứ cô Yên khó chịu nhất. Xui cho bà Linh ơi!

Tiết địa nhờ tôi và cái Linh được nhận con C. Thứ bảy này chết chắc. Tôi đau khổ. Mặt nhăn nhó như bị táo bón.

“Hôm qua sao Tuyết không học bài?”

“Trời lạnh lắm!” Mắt tôi long lanh nước, đáng thương nhìn Lập Thành.

Lập Thành lắc đầu.

“Cứ đà này sao Tuyết tiến bộ được.”

Tôi cảm thấy bản thân phạm tội tày đình, áy náy nhìn Lập Thành, người ta không quãng đường xá xa xôi đến dạy, tôi lại phụ người ta. Tôi ủ rủ đáp:

“Xin lỗi.”

“Thành xin lỗi. Không phải mắng Tuyết đâu” Nó gãi đầu lúng túng giải thích.

Tôi bật cười: “Biết rồi.”

Ra chơi, tôi, Hà, An đi căn tin. Hành lang tầng bốn xuống tầng một, lênh láng nước trộn thêm vết bẩn bùn đất từ giày dép để lại. Mùa mưa đến, trường học liền trở thành khu ổ chuột. Học hơn một năm chúng tôi đã quen với việc leo lên leo xuống cầu thang, xem đó là điều hiển nhiên không còn than thân trách phận.

“Lạnh quá!” Hà chà chà tay, than.

“Số tui xui quá chắc do con Linh nhờ ghi giấy phép dùm hu hu.” Tôi bước xuống cầu thang, mếu máo.

Sắp tắt thở đến nơi mà còn những hai tầng nữa mới tới.

“Sao nó nghỉ học vậy?” Hà hỏi.

An vỗ vai Hà, nháy mắt: “Ngủ nướng đó.”

Tôi gật đầu, cười tít mắt. Đột nhiên, vai bị va mạnh, thân thể lảo đảo té nhào xuống  mấy bậc cầu thang, chiếc áo ấm dày cộm, dáng người lùn tịt một mét năm mươi hai, trông tôi chẳng khác trái bóng lăn lông lốc là bao. Tôi chỉ kịp hét toáng cùng với tiếng kinh hô thất thanh của Hà, An sau đó nằm đo trên cầu thang.

Hai đứa vội chạy xuống đỡ, phủi cát đất lắm lem trên quần áo tôi, lo lắng:

“Đứng dậy được không?”

Tôi nhăn mặt, đau chết tôi rồi, chân bị xướt một đường dài rỉ máu, đau rát. Tôi cắn răng gật đầu.

Cả bọn trừng mắt nhìn cái tên trời đánh đã va vào tôi, nào ai xa lạ đây chẳng phải thằng Khoa lớp Tl7. Tôi được Hà, An dìu dậy. Tôi mắng:

“Không có mắt à, đi nhìn đường chứ.”

An bíu môi: “Còn chẳng thèm xin lỗi.”

Nó đứng trên cao, nhìn xuống bọn tôi, khuôn mặt kênh kiệu, hất cằm, nói cộc lốc: “Xin lỗi.”

Nói xong, không chờ bọn tôi kịp phản ứng đã xoay người đi mất. Tôi điên tiếc trừng mắt nhin bóng lưng nó, nếu ánh mắt tôi là viên đạn, người nó đã lủng nhiều chỗ.

“Thằng khỉ, cầu mong nó đi trượt té dập mặt.”

Hà đồng tình: “ Mong cho té gãy hết không còn cái răng ăn cháo.”

“Tốt nhất té cho méo mỏ.” An bổ sung.

Cả bọn ôm bụng tức đi xuống căn tin.

Mưa rơi như trút nước. Hà mở ô, cả đám chui vào lội bì bõm. Vì chen chúc trong cùng một cái ô, chúng tôi nhanh chóng bị nước mưa hắt trúng, trên áo quần lấm tấm vệt nước.

Trời mưa căn tin vẫn đông như trẩy hội. Tiếng cười, nói chuyện rôm rả. Không gian tràn ngập hơi người, hơi thức ăn. May trời mưa nếu trời nắng vào căn tin có lẽ vừa ngộp thở vừa nóng. Xô xô đẩy đẩy chen lấn, cuối cùng cả bọn cũng chạm vào cái bàn bán đồ ăn vặt. Tôi mua hai gói bánh Snack, chợt nhớ đến Lập Thành, tôi mua thêm hai gói nữa.

Lúc đi lên lớp, Hà thắc mắc:

“Bà mua nhiều thế?”

“Mua cho Thành nữa.”

An bất ngờ: “Thân nhau khi nào thế?”

Hạ phụ họa: “Hôm trước còn ghét mà.”

“Đó là chuyện mấy hôm trước. Nó giúp tui học tui đáp lễ lại.”

Cả bọn cười cười nói nói vào lớp. Tôi về chỗ ngồi. Thằng này hễ rảnh rỗi là làm bài tập. Tôi đưa bánh ra trước mặt nó:

“Ăn đi Thành.”

Nó ngẩng đầu, cầm lấy bánh, cảm ơn tôi.

“Ủa sao áo Tuyết bẩn hết vậy?” Lập Thành nhìn nhìn áo khoác tôi, lông mày hơi chau lại.

Không nhắc thì thôi nhắc đến thêm tức tôi tuôn một tràn dài mắng tên Khoa xối xả cho hả giận.

Lập Thành im lặng lắng nghe.

Năm tiết học cuối cùng đã trôi qua, ngoài tiết điạ lên thớt, bốn tiết còn lại đều suông sẻ. À thêm việc bị xô té cầu thang nữa. Xui xẻo.

Mười một giờ rưỡi trời tạnh mưa, sân trường lênh láng nước. Tôi hòa vào đám đông ra cổng. Đứng trên vỉa hè chờ bố, điện thoại rung lên. Bố gọi. Tôi bắt máy:

“Dạ con nghe bố.”

“Bố xin lỗi, trưa nay có một cuộc họp quan trọng bố không đến đón con được. Con nhờ bạn chở về nhé.” Đầu dây vang lên giọng nói tràn đầy áy náy của bố.

Lòng chùng xuống, giọng nói cố tỏ ra bình thường: “Dạ, bố họp đi ạ! Con nhờ bạn chở về”

Tôi ủ rủ cúp điện thoại. Đưa mắt nhìn dòng người túa ra như kiến mong tìm được đứa bạn nhờ chở về. Lòng tôi thật lạnh phải chăng do thời tiết hôm nay trở lạnh đã khiến lòng tôi trở thành như thế? Tôi quen với cảm giác một mình, quen với nỗi buồn, quen với nỗi cô đơn.

“Tuyết?”

Tôi ngẩng đầu, Lập Thành đang dừng xe cách tôi hai mét, vẻ mặt có chút ngạc nhiên.

“Thành.” Tôi cười toe toét, tôi còn có thể cười đấy. Tôi kìm lòng. Tự nhủ không được khóc. Tôi mạnh mẽ lắm, kiên cường lắm.

“Tuyết không đi xe hả?” Lập Thành ngó nghiêng xung quanh chỗ tôi đứng.

Tôi gật đầu, hỏi khẽ: “Thành có thể chở Tuyết về không?”

“Tuyết lên đi.” Thành gật đầu, nở nụ cười ấm áp như ánh Mặt Trời xóa tan đi cơn lạnh lẽo ngày đông.

Tôi ngồi lên yên. Xe bắt đầu lăn bánh đều đều. Cảnh vật, nhà cửa, xe cộ, mọi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

Ẩn QC