DE+THI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐỀ I:

1. Nghe âm phổi bình thường và bệnh lý bằng phương pháp nghe

2. Chẩn đoán dạ tổ ong

3. Phương pháp khám qua trực tràng, qua trực tràng ta khám được những gì

4. Khi con chó không đi tiểu được chẩn đoán là chó có thể bị bệnh gì? Trình tự khám

5. Nguyên nhân gây hở van 3 lá, chẩn đoán

ĐỀ II:

1. Nghe âm gõ của dạ cỏ

2. Ngoại tâm thu là gì? Đặc điểm

3. Cách khám đường hô hấp trên

4. Thú đi tiểu có màu đỏ thì chẩn đoán là bệnh gì? Trình tự chẩn đoán

ĐỀ III:

1. Nêu âm gõ sinh lý và bệnh lý của tim phổi dạ múi khế dạ cỏ

2. Chẩn đoán thận và bàng quang chó

3. Chẩn đoán dạ tổ ong, dạ lá sách

Câu 1. Nêu âm gõ sinh lý và bệnh lý của tim, phổi, dạ múi khế, dạ cỏ

a. Tim:

- Âm bình thường:âm đục

- Âm đục tuyệt đối: vùng tim và thành ngực tiếp giáp với nhau

- Âm đục tương đối: vùng giữa tim và thành ngực có 1 lớp phổi chèn

- Âm bệnh lý

- Âm đục tim thu hẹp hoặc mất

- Âm đục mở rộng về phía trên và sau 1-2 xương sườn

- Âm đục di chuyển

- Âm đục có âm bùng hơi

b. Phổi

- Âm bình thường:

- Âm trong: (phế âm)

- Âm đục tương đối

- Âm đục tuyệt đối

- Âm bệnh lý

- Âm đục, âm bùng hơi, âm hộp âm bình rạn (bình nứt), âm kim thuộc

c. Dạ múi khế: Có âm đục hoặc có lẫn âm bùng hơi

d. Dạ cỏ:

- Âm bình thường

- Âm bùng hơi(phần trên hõm hông)

- Âm đục tương đối(phần giữa hông)

- Âm đục tuyệt đối(phần trên hông)

- Âm bệnh lý:

- Âm trống hay âm kim thuộc (chướng hơi)

- Âm đục (tương đối và tuyệt đối) bội thực

Câu 2. Chẩn đoán thận và bàng quang chó

a. Thận: Phương pháp

- Quan sát: tư thế đi tiểu

- Sờ nắn: sờ nắn bên ngoài

- X-quang: xem vị trí, kích thước, hình dạng

- Siêu âm

- Thử chức năng thận

- Kiểm tra H2O nước tiểu

b. Bàng quang: vị trí trước xoang chậu

- Sờ nắn: Căng đầy nước tiểu >> không đi tiểu được

- Không tìm được bàng quang

- Thú đau: tắc niệu đạo, viêm bàng quang, viêm phúc mạc

- Liệt bàng quang

- Siêu âm

- Soi bàng quang

- X-quang

Câu 3. Chẩn đoán dạ tổ ong dạ lá sách

a. Dạ tổ ong: chủ yếu là cảm giác đau của thú

* Phương pháp

- Quan sát: dẫn thú lên dốc, xuống dốc >> đau, khó chịu

- Sờ nắn: kiểm tra phản ứng đau bằng cách dùng tay đẩy mạnh vào dạ tổ ong

- Gõ nghe: không đánh giá được viêm dạ tổ ong

- Chụp x-quang

- Dùng máy dò tìm kim loại để kiểm tra vật lạ

- Kiểm tra máu, hồng cầu, bạch cầu

>> Nếu viêm do vật nhọn vật nhọn đam phúc mạc >> đâm tim >> viêm tim, đâm phổi >> viêm phổi

- Vị trí: Nằm trước dạ cỏ ở sườn số 6-8 phía bên trái, ít thì phía bên phải, phía sau vị trí vùng tim

- Gây bệnh: Viêm dạ tổ ong do ngoại vật, viêm bao tim

b. Dạ lá sách: nằm gian sườn 7-10

- Sờ nắn  xem phản ứng đau(viêm + hoại tử >> đau, tắc nghẽn >> không đau)

- Gõ: dạ lá sách nghe âm đục

- Nghe: thường dùng nghe để kiểm tra dạ lá sách

- Tiếng nhu động  dạ lá sách giống như tiếng nhu động dạ cỏ nhưng ít hơn

- Âm lào xào giống tiếng vò tóc

- Chọc dò dùng kim dài chọc dò vào dạ lá sách để xem chất chứa bên trong có cứng hay không

- Nếu thức ăn khô cứng thì đâm kim vào khó, đam kim vào rồi buông tay ra nếu kim đảo qua đảo lại thì nhu động của dạ lá sách còn

Câu 4. Nêu các chỉ tiêu xét nghiệm khi thú bị hoàng đản

- Niêm mạc có màu vàng hoàng đản

- Máu có nhiều sắc tố mật màu vàng nhiều, ít tùy thuộc màu của niêm mạc và lượng bilirubin

- Những nguyên nhân gây vàng niêm mạc

            + Tắc ống mật: sỏi ống mật, viêm ống dẫn mật, giun đũa chui vào ống mật, viêm tá tràng

            + Hồng cầu bị phá vỡ nhiều: bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng đường máu, trúng độc.

            + Gan bị tổn thương: viêm, xơ hóa, ung thư, ổ mủ…

            + Máu: hàm lượng Hb

Câu 5. Khi nghe phổi làm sao biết được phổi bình thường hay không

- Phương pháp: nghe trực tiếp, gián tiếp

- Nghe gián tiếp: dùng ống nghe, vị trí nghe trước xương bả vai

a. Âm bình thường:

- Âm thanh quản nghe âm “kh”

- Âm khí quản: nghe âm “kh” nhưng nhỏ hơn âm thanh quản

- Âm phế quản nghe âm “kh”

- Âm phế nang nghe âm”f”

b. Âm bệnh lý:

- Âm đục

- Âm ran khô

- Âm ran ướt

- Tiếng vò tóc

- Tiếng thổi bò (âm hạng)

- Tiếng cọ màng phổi

- Tiếng vỗ nước

Câu 6. Phương pháp khám qua trực tràng, qua trực tràng ta khám được những gì?

- Móng tay phải cắt ngắn, đeo găng tay chuyên môn, bôi 1 lớp paraffin hoặc xà phòng ở găng tay cho trơn. Một người nắm đuôi kéo về trước tay trái người kiểm tra để lên lưng vật, tay phải cho vào hậu môn, từ từ. nếu cơ vòng hậu môn co thắt, phải chờ lúc giãn ra mới cho tay vào không được nông và quá mạnh làm tổn thương vật. trước khi khám các vị trí, nếu trực tràng có nhiều phân phải móc phân ra khi di chuyển tay vào trong phải chụm các đầu ngón tay lại

- Qua trực tràng ta có thể khám được dạ cỏ, thành bụng, bàng quang, khám thân tử cung, thận trái, ruột.

Câu 7. khi con chó không đi tiểu được chẩn đoán là chó có thể bị bệnh gì? Trình tự khám

- Khi chó không đi tiểu được có thể là do:

- Bệnh ở thận: viêm thận không dẫn nước tiểu xuống bàng quang được

- Bệnh ở bàng quang: cơ vòng co thắt, vỡ bàng quang

- Tắc niệu đạo: viêm, sỏi, chèn ép bởi cơ quan lân cận

- Trình tự khám

+ Kiểm tra thận:quan sát, siêu âm, x-quang, sờ nắn, thử chức năng

+ Kiểm tra ống dẫn tiểu: qua trực tràng, cảm giác đau

+ Khám bàng quang: sờ, nắn, siêu âm, x-quang

+ Kiểm tra ống thoát tiểu: quan sát sờ nắn thông

+ Kiểm tra nước tiểu: số lượng, màu, mùi, độ trong, độ nhớt, tỉ trọng, hóa nghiệm, kiểm tra cặn trong nước tiểu

Câu 8. Nguyên nhân hở van 3 lá, chẩn đoán

- Nguyên nhân chủ yếu là do các van bị viêm cứng và teo lại làm thay đổi hình dạng và giảm hay mất đàn tính hoặc do tăng sinh làm cho mép lỗ dầy lên và sần sùi làm cho van và các dây chằng dính liền với nhau

- Bệnh lý: các van đóng không kín làm máu chảy ngược lại, lỗ trong tim hẹp máu chảy qua gây nên cọ sát.

Câu 9. Nghe âm gõ của dạ cỏ:

- Dạ cỏ co bóp và thức ăn chuyển động tạo thành âm gọi là tiếng nhu động dạ cỏ

- Nghe như tiếng sấm từ xa đến gần, nhỏ đến to, gần đến xa và tắc hẳn

- Căn cứ vào cường độ, tần số và tăng nhu động để phán đoán chức năng dạ cỏ

- Nghe âm gõ: âm bình thường, âm bùng hơi, âm đục tương đối, âm đục tuyệt đối, âm bệnh lý (âm trống hay âm kim thuộc), âm đục (tương đối không tuyệt đối)

Câu 10. Cách khám đường hô hấp trên

a. Kiểm ra mũi: quan sát, sờ nắn, nếu có dịch mũi thì ngửi

- Ở đại gia súc, người ta kiểm tra 1 tay cầm dây mũi , 1 tay vạch mũi kiểm tra xem

gương mũi ướt hay khô

- Nước mũi số lượng thành phần màu sắc và mùi của nước mũi

b. Kiểm tra niêm mạc mũi

- 1 tay cầm dây mũi, 1 tay vạch mũi xem, xem niêm mạc mũi chú ý xem màu sắc có mụn lở loét không.

- Niêm mạc sung huyết: viêm màng mũi

- Niêm mạc xuất huyết điểm hay từng đam nhỏ: bại huyết, thiếu máu truyền nhiễm

- Niêm mạc trắng bệch: thiếu máu

- Niêm mạc tím bầm: thiếu O2

- Niêm mạc vàng: hoàng đản

c. Kiểm tra xoang mũi:

- Kiểm tra xoang trán và xoang hàm

- Quan sát xoang có biến dạng không có sừng không kết hợp với xem nước mũi

- Sờ nắn: dùng mu bàn tay xem nhiệt độ chỗ xoang dùng ngón tay di di xem da có di động không

- Gõ bằng tay, đối chiếu hai bên

- Dùng búa gõ hay sống lưng ngón tay giữa gõ từ nhẹ đến mạnh

            + Bình thường: xoang mũi có âm hộp

+ Bệnh lý: thì có âm đục tương đối hay tuyệt đối

* Chú y: khi gõ phải bắt gia súc ngậm miệng lại để phát âm ra chính xác

d. Khám thanh quản và khí quản

* Khám bên ngoài: chủ yếu là quan sát, sờ nắn, nghe

-Quan sát: xem vùng thanh quản và khí quản có sưng không

- Sờ nắn dùng tay sờ vào vùng thanh khí quản xem có nóng đau không 1 tay nắm dây mũi, 1 tay bóp vùng kiểm tra xem thể tích có gì thay đổi và phản ứng của vật

- Nghe: dùng ống nghe đặt lên vùng kiểm tra bình thường nghe âm “kh”  rât rõ bệnh lý nghe âm “khò khè”.

* Khám bên trong :

- Quan sát trực tiếp bằng mắt hay nhìn qua gương soi

- Đối với gia súc nhỏ: mở rộng miệng dùng thanh kim loại hay cây tăm, bảng đã sát trùng đè mạnh lưỡi xuống xem niêm mạc họng, thanh quản. Thấy xung huyết ửng đỏ là triệu chứng viêm

- Đối với gia súc lớn : khó khám thanh quản vì rất nguy hiểm

Câu 11. Thú đi tiểu có màu đỏ thì chẩn đoán là bệnh gì? Trình tự khám

- Khi thú đi tiểu có màu đỏ thì có thể là do

+ Xuất huyết ở bàng quang, thận ống thận ống thoát tiểu

+ Huyết sắc tố:

+ Do thuốc

+ Do ký sinh trùng

- Trình tự khám: giống như trình tự khám ở chó không đi tiểu được

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dad
Ẩn QC