TIEUHOA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 37. Trình bày tổng quát các phương pháp khám hệ tiêu hóa

- Phương pháp lâm sàng: quan sát – sờ nắn – gõ – nghe – ngửi

- Xét nghiệm phân-phân tích máu và chất chứa trong dạ dày

- Phương pháp đặc biệt: chọc dò xoang bụng, soi ổ bụng, thông thực quản – dạ dày – ruột, x-quang.

Câu 38. Trình bày quy trình khám hệ tiêu hóa:

1. Kiểm tra ăn và uống

2. Nhai

3. Nuốt

4. Ợ hơi

5. Nôn mửa

6. Khám miệng

7. Khám họng và thực quản

8. Khám diều

9. Khám vùng bụng

10. Khám dạ dày loài nhai lại

11. Khám dạ dày đơn

12. Kiểm tra chất chứa trong dạ dày

13. Khám ruột

14. Khám phân

15. Chọc dò xoang bụng

16. Khám gan

câu 39. Trình bày các biểu hiện bệnh lý khi thú nhai nuốt, lấy thức ăn, ợ hơi, nôn mửa

- Kiểm tra ăn uống

            + Kém ăn hoặc không ăn: thú mắc bệnh gây sốt, bệnh ở bộ máy tiêu hóa, rối loạn trao đổi chất.

+ Ăn nhiều: thú bị đói lâu ngày, hồi phục sau khi bệnh, đái đường.

+ Ăn bậy: thú rối loạn trao đổi chất, đói lâu ngày…

- Nhai: lưu ý các rối loạn nhai:

+ Nhẹ: gia súc nhai chậm (sốt cao, bệnh dạ dày).

+ Trung bình: nhai thì đau (đau răng, răng bị sâu, mòn không đều…)

+ Nặng: nhai khó khăn (viêm niêm mạc miệng, bệnh ở xương mặt, xương hàm dưới).

- Nuốt: lưu ý các rối loạn:

+ Rối loạn nhẹ: lúc nuốt đầu vươn thẳng, lắc lư, nuốt được ít…(viêm họng, khối u hay ngoại vật ở họng).

+ Rối loạn nặng: thú chảy dãi, không nuốt được, thức ăn trào ngược ra mũi…(viêm họng nặng, tắc nghẽn họng, liệt thần kinh phế vị, thần kinh mặt).

- Ợ hơi: số lần ợ hơi bình thường 20-40 lần/giờ; lưu ý các thay đổi

+ Ợ hơi nặng: dạ cỏ sinh hơi nhiều (thời kỳ đầu bệnh chướng hơi dạ cỏ, tích thức ăn trong dạ cỏ).

+ Ợ hơi giảm: dạ cỏ co bóp yếu (chướng hơi dạ cỏ, tắc rãnh thực quản; liệt dạ cỏ mãn tính >> ợ hơi có mùi thối).

+ Ngừng ợ hơi: tắc rãnh thực quản, chướng hơi dậ cỏ.

- Nôn mửa: do phản xạ (vòm khẩu cái, cuống lưỡi bị kích thích…) hay do trung khu nôn bị kích thích (viêm hành tủy, viêm màng não, u não…). Lưu ý các thay đổi:

+ Số lần nôn, thời điểm xuất hiện, tính chất, mùi và thành phần chất nôn.

+ Thú nôn vài lần trong ngày (trúng độc…).

+ Nôn ngay sau khi ăn (bệnh dạ dày…).

+ Sau khi ăn một thời gian mới nôn (tắc ruột…).

+Chất nôn kiềm tính: tắc ruột non.

+Chất nôn lẫn máu: viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày, dịch tả, phó thương hàn heo.

Câu 40. Nêu các chỉ tiêu cần quan sát khi khám miệng:

- Dãi, môi, mùi trong miệng, nhiệt độ, độ ẩm, niêm mạc miệng. lưỡi răng.

Câu 41. Trạng thái bình thường và biểu hiện bệnh lý ở dạ dày loài nhai lại:

a. Dạ cỏ: Quan sát – sờ nắn – nghe – gõ – kiểm tra chất chứa.

- Quan sát biểu hiện khác thường (hõm hông trái): phình to >> chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ; lõm xuống >> tiêu chảy lâu ngày hay đói.

- Sờ nắn: Lưu ý nhu động dạ cỏ:

            + Bình thường bò 2-5 lần/2 phút; dê 2-4 lần/phút; cừu 3-6 lần/2 phút.

+ Nhu động mạnh nhất sau khi ăn 2 giờ, kéo dài 4-6 giờ rồi giảm xuống

+ Nhu động giảm, co bóp yếu, thời gian co bóp ngắn: bệnh liệt dạ cỏ, dạ cỏ không tiêu, bệnh truyền nhiễm.

+ Nhu động tăng, co bóp nhiều, lực co bóp mạnh: giai đoạn đầu chướng hơi dạ cỏ, trúng độc …

+ Ấn mạnh vùng hông >> thú đau:viêm màng bụng.

- Nghe dạ cỏ: bình thường nhu động từ xa đến gần, nhỏ đến to, gần đến xa rồi tắc hẳn.

- Gõ dạ cỏ: lực co bóp dạ cỏ lúc khỏe khoảng 40-60 mmHg.

+ Bình thường: phần trên: âm bùng hơi; phần giữa hõm hông: âm đục tương đối; phần dưới hõm hông: âm đục tuyệt đối.

+ Dạ cỏ chướng hơi: âm trống hay âm kim thuộc.

+ Dạ cỏ bội thực: âm đục (tương đối và tuyệt đối).

+ Kiểm tra chất chứa trong dạ cỏ:

+ pH: bình thường : 6,8-7,4, độ acid tổng số: 0,6-0,9 đơn vị.

b. Dạ tổ ong:

- Sờ nắn, dẫn gia súc lên, xuống dốc, dùng thuốc tăng cường co bóp dạ tổ ong (arecolin, pilocarpin), đo huyết áp tĩnh mạch cổ, dùng máy dò kim loại, x-quang, kiểm tra máu.

- Vị trí: vùng trên mõm kiếm, vùng xương sụn của ngực hơi nghiêng về trái khoảng xương sườn 6-8.

- Hầu hết các phương pháp khám trên đều để chẩn đoán viêm dạ tổ ong do ngoại vật.

c. Dạ lá sách:

- Vị trí: bên phải gia súc, khoảng giữa gian sườn 7 – 9 – 10 trên dưới đường ngang kẻ từ khớp vai.

- Phương pháp khám:

+ Sờ nắn: chẩn đoán viêm niêm mạc, hoại tử, tắc dạ lá sách >> thú có phản ứng đau.

+ Gõ: bình thường: âm đục, không có phản ứng đau. Phản xạ đau >> bệnh

+ Nghe: chẩn đoán nghẽn dạ lá sách (tiếng nhu động yếu hay mất hẳn, tiếng nhu động nghe được ngay sau nhu động dạ cỏ).

d. Dạ múi khế:

- Vị trí: nằm dưới bụng, áp vào cung sườn phải, từ xương sườn 12>mõm xương sụn vùng ngực

- Phương pháp khám:

+ Quan sát:

+ Sờ nắn

+ Gõ: bình thường có âm đục lẫn âm bùng hơi phía trên.

+ Nghe: bình thường nhu động như tiếng nước chảy; dạ dày trước có bệnh >> nhu động giảm.

Câu 42. Trình bày phương pháp khám ruột và các biểu hiện bệnh lý liên quan:

- Ruột thú gồm hai phần:

+ Ruột non: tá-không-hồi

+ Ruột già: manh-kết-trực.

a. Khám ruột loài nhai lại: sờ nắn-gõ-nghe

- Sờ nắn: gia súc có phản xạ đau: xoắn ruột, herni ống bẹn; vùng đau rộng >> viêm màng bụng.

- Gõ: ít có giá trị trong chẩn đoán

+ Tá tràng: âm đục

+ Kết tràng: âm bùng hơi

+ Không tràng, hồi tràng: phần trên âm bùng hơi, phần dưới âm đục

- Nghe:  bình thường nhu động mịn và yếu

+ Mất tiếng nhu động: tắc ruột, xoắn ruột, liệt ruột…

+ Nhu động ruột tăng: viêm cata, viêm gây tiêu chảy.

b. Khám ruột gia súc nhỏ:

* Heo:

- Bụng chướng to >> đầy hơi; bụng xẹp >> tiêu chảy lâu ngày, đói.

- Ấn mạnh, thấy phân cứng, tắc ruột

* Loài ăn thịt:

- Quan sát:

+ Bụng chướng to: đầy hơi, tích thức ăn, báng nước.

+ Phình to phía trên: đầy hơi, phình to đều: tích thức ăn; phình to phía dưới: báng nước

- Sờ nắn:

+ Thú phản xạ đau: tắc, lồng, xoắn hay viêm ruột.

+Thấy từng chuỗi cục phân trước xoang chậu: thú táo bón

+ Bụng trễ xuống, bùng nhùng: báng nước.

- Gõ:

+ Âm bùng hơi: thú chướng hơi

+ Âm đục: thú táo bón

- Nghe: nhu động giảm khi tắc hay viêm màng bụng.

Câu 43. Trình bày phương pháp khám phân và ý nghĩa của nó:

- Phương pháp:khám bằng mắt thường: lưu ý : số lượng, độ cứng, màu sắc, mùi

- Số lượng:

                    Loài        số lượng(kg/24h)        loài      số lượng (kg/24h)

                  Trâu, bò     15-35                           cừu      2-5

                  Ngựa          15-20                           Heo     1-3

                 Chó             0,5

- Phân chứa nhiều nước: thú tiêu chảy

- Phân cứng, lượng ít: thú táo bón

- Thú không đi ngoài: tắc ruột

- Thú sốt cao >> táo bón, lượng phân ít.

- Độ cứng:

     Loài            tỉ lệ nước%                                                                         dạng phân

    Trâu, bò      85                                                                                            Bãi nhão

     Ngựa          75                                                                                            hòn tròn

    Dê, cừu      55                                                                                       viên tròn, cứng     

     Heo                                                                                                        hình ống ruột

     Cầm                                                             hình trụ tròn, thường khô, ngoài có lớp màng trắng

+ Phân nhão hơn bình thường: nhu động ruột tăng; lượng nước trong phân nhiều (tiêu chay, viêm ruột).

+ Phân khô hơn bình thường: nhu động ruột giảm(bón, liệt ruột, viêm ruột cata).

- Màu sắc phân: phụ thuộc vào thức ăn và tuổi gia súc. Lưu ý biến đổi màu phân liên quan bệnh lý

+ Phân trắng (bê nghé, heo con): phó thương hàn, bệnh không tiêu.

+ Phân lẫn máu đỏ tươi: đoạn ruột sau chảy máu

+ Phân đen hơn bình thường: phân lẫn máu

- Mùi phân:

+ Bình thường phân chó mèo mùi thối, phân heo ít thối hơn, phân gia súc ăn cỏ thì không thối.

+ Phân lỏng, thối: triệu chứng viêm ruột nặng

+ Phân thối: chất chứa trong ruột lên men phân giải

- Xuất huyết màng giả, niêm mạc, mủ, máu…là những dấu hiệu bệnh lý

- Phân lẫn mủ, máu: viêm ruột nặng.

- Hóa nghiệm phân.

- Kiểm tra bằng kính hiển vi

Câu 44. Trình bày vị trí và chẩn đoán bệnh dựa vào dịch chọc dò trong xoang bụng

a. Vị trí

- Chọc hai bên đường trắng 2-3cm, cách sụn 10-15 cm về phía sau.

- Ngựa chọc bên trái >> tránh manh tràng

- Trâu bò chọc bên phải >> tránh dạ cỏ

b. Chẩn đoán bệnh dựa vào dịch thu được:

- Ruột biến vị: dịch chọc dò nhiều, màu vàng

- Ruột xoắn: dịch chọc dò có máu, lẫn chất nhầy

- Viêm màng bụng: dịch chọc dò nhiều niêm dịch, fibrin

- Vỡ lách, gan hay mạch quản lớn: dịch chọc toàn máu

- Vỡ bàng quang: dịch chọc khai nước tiểu

- Dựa vào phản ứng Rivalta >> phân biệt dịch thẩm xuất hay dịch thẩm lậu.

Câu 44. Định vị trí của gan và các thay đổi bệnh lý nhận biết được bằng phương pháp quan sát và gõ:

- Phương pháp thường dùng để khám gan: quan sát, sờ nắn, gõ, kiểm tra chức năng, sinh thiết gan, soi ổ bụng

a. Định vị trí gan: Trâu bò dê cừu: từ xương sườn số 6 đến xương sườn cuối cùng, một phần gan tiếp giáp với thành bụng khoảng xương sườn 10-12.

b. Các thay đổi bệnh lý nhận biết bằng phương pháp quan sát và gõ:

- Bình thường: vùng âm đục khi gõ từ xương sườn 12-10 trên dưới đường ngang kẻ từ mõm hông.

- Gan sưng to: vùng âm đục mở rộng về sau và xuống dưới. nếu sưng rất to>sờ thấy di chuyển theo động tác thở(hõm hông bên phải). thường gặp ở các bệnh: viêm gan mạn tính, lao gan, sán lá gan, ổ mủ, ung thư…

- Ngựa: bình thường gan nằm sâu trong hốc bụng, gõ không thấy được vùng âm đục

            + Gan sưng to gõ bên trái khoảng gian sườn 7-10, bên phải khoảng gian sườn 10-17 có thể phát hiện được. thường gặp ở các bệnh viêm gan mãn tính, ổ mủ…

- Gia súc nhỏ

            + Bình thường gõ thấy vùng âm đục bên phải từ sườn 10-13, bên trái đến sườn 12(trên chó)

+ Gan sưng to: gan lồi hẳn ra ngoài cung sườn.

Câu 45. Sinh thiết gan, sinh thiết cục gan:

a. Sinh thiết gan:

- Vị trí chọc

            + Trâu bò: khe sườn 10 hay 11, bên phải. Khoảng giữa đường ngang kẻ từ mõm xương ngồi và đường ngang mõm hông

+ Ngựa bên phải khe sườn 14-15, bên trái , khe sườn 8-9, trên đường ngang kẻ từ hõm hông

- Mục đích: làm tiêu bản tổ chức hoặc hình thái tổ chức, qua hình thái tế bào gan >> phát hiện viêm gan, các dạng gan thoái hóa…

- Nhuộm theo phương pháp hóa tổ chức >> kiểm tra các thành phần glycogen, mỡ trung tính, phoxphase kiềm tính…

b. Sinh thiết cục gan:

- Vị trí chọc trên gan với những điểm khác nhau

- Mục đích kiểm tra tổ chức tế bào gan >> chẩn đoán bệnh gan ẩn tính hoặc xét nghiệm hóa tổ chức trong nghiên cứu.

Câu 46. Chức năng gan và các phương pháp và mục đích khám chức năng gan

a. Chức năng gan:

- Tham gia hầu hết quá trình troa đổi chất của cơ thể

- Chu chuyển amin, tạo ure

- Dự trữ lipid, hình thành phospholipid, cholesterol. Oxy hóa acid béo tạo thể xeton và các acid đơn giản

- Tạo các vitamin A, D, B1, K.

- Giải độc

b. Các phương pháp thường dùng

- Xét nghiệm chức năng trao đổi đường

- Nghiệm pháp dùng glucose: đánh giá tình trạng gan thông qua quá trình chuyển hóa glucose >> glyogen

- Nghiệm pháp dùng Adrenalin: Dựa trên sự thay đổi lượng dự trữ đường huyết của gan trước và sau khi tiêm Adrenalin

- Xét nghiệm chức năng trao đổi protid: các phương pháp thường dùng

- Định lượng protein huyết thanh và các tiểu phần (dùng các phản ứng Takata-ara, Weltman, Gros, phản ứng với dung dịch Lugol).

- Xét nghiệm tính bền vững của protein huyết thanh

- Định lượng đạm tổng số, acid uric trong máu và nước tiểu

- Xét nghiệm chức năng trao đổi lipid: thường dùng các phương pháp

- Định lượng lipid tổng số

- Định lượng cholesterol và cholesterol ester

- Định lượng phospholipid trong máu

- Điện ly lipoprotein.

Câu 47. Kiểm tra máu:

a. Thành phần máu:

            Máu

Huyết tương   tế bào máu(huyết cầu)

Huyết thanh    Hồng cầu

Fibrinogen      bạch cầu

            Tiểu cầu

b. Vị trí lấy máu:

- Trâu bò dê cừu tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch chân, tĩnh mạch đuôi, tĩnh mạch tai

- Heo: tĩnh mạch tai (heo lớn); xoang tĩnh mạch cổ (heo < 50kg).

- Gia cầm: lấy tim (non); tĩnh mạch cánh (trưởng thành)

c. Thời gian và thời điểm lấy máu:

- Thời điểm lấy máu:

            + Lấy máu kiểm tra ký sinh trùng: lấy máu khi thú sốt

+ Lấy máu kiểm tra chỉ tiêu lý hóa: Lấy máu lúc sáng sớm (khi thú chưa ăn); bảo quản trong chất kháng đông (EDTA, Citrate natri, Heparin…).

+ Lấy kháng huyết thanh: tránh làm vỡ hồng cầu; tránh để nghiêng ống tiêm >> bề mặt tiếp xúc rộng; tỉ lệ huyết thanh/máu: 1/3.

- Thời gian đông máu:

+ Trâu bò: 5-6 phút

+ Ngựa: 8-10 phút

- Thời gian máu chảy (chích tĩnh mạch tai >> để máu chảy và đông tự nhiên).

+ 30 giây thấm/lần đến khi nào máu hết chảy thì thôi

+ Ở ngựa: 2-3 phút

+ Bệnh lý tiểu cầu: thời gian >= 7 phút.

Câu 48. Nộ dung kiểm tra máu:

a. Lý tính: màu sắc, tốc độ lắng, sức đề kháng của hồng cầu

- Màu sắc: phụ thuộc hàm lượng Hb, CO2, số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu

- Huyết thanh: vàng nhạt: thú khỏe; vàng sẫm: hoàng đản; màu hồng: dung huyết

+ Màu nhạt: thiếu máu

+ Màu sữa: máu trắng

+ Đen sẫm: rối loạn tuần hoàn, hô hấp

b. Hóa tính: kiểm tra Hemoglobin, kiểm tra Creatine (thận), định lượng đạm ngoài protid (gan thận).

c. Hình thái hồng cầu:

- Bắt màu khác thường

+ Hồng cầu đa sắc

+ Hồng cầu bắt màu quá nhạt

+ Hồng cầu bắt màu quá đậm

- Kích thước khác thường

+ Bình thường: d = 0,5-1micromet

+ Kích thước lớn: d = 2-8 micromet

+ Kích thước nhỏ: d = 0,2-0,4 micromet

d. Số lượng hồng cầu:

- Tăng thú mất nước

- Giảm thú thiếu máu, hồng cầu vỡ, nhiễm ký sinh trùng máu, trúng độc…

e. Hình thái bạch cầu

f. Số lượng bạch cầu

- Tăng: ung thư máu, nhiễm vi khuẩn, trúng độc

- Giảm: bệnh do virus (dịch tả), trúng độc hóa chất, thiếu máu ác tính.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dad
Ẩn QC