*CHƯƠNG ĐÊM TRĂNG MÁU*

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phe nổi dậy toàn quốc ở Pháp vẫn lên như diều gặp gió. Quân Đức vẫn cố mà chống chế, khống chế làn sóng nổi dậy của nhân dân toàn Pháp. Và họ gần như đã thành công nếu quân Đồng minh, Hoa Kỳ và quân Pháp quốc Tự do không kéo vào thủ đô cách ồ ạt hăng hái nhanh đến như vậy.

"Họ cứ như là đoàn quân 'Vó ngựa Tử thần' của Thành Cát Tư Hãn vậy! Ta toi rồi!" Một tên lính SS nói với bạn mình khi hay tin.

Ngày 25 tháng 8 năm 1944, quân Đức đầu hàng trước đoàn quân hùng hậu áp đảo của phe Đồng Minh. Đánh dấu một cột mốc quan trọng của "Trận chiến nước Pháp" và cuộc chiến tranh Thế giới Thứ Hai.

Toàn Đại lộ Champs-Élyssées ngày 26 với hai hàng cây rợp bóng xanh tươi hào hứng vẫy chào đoàn quân giải phóng uy dũng anh hùng. Khải Hoàn Môn như ngai vàng đáng tự hào phía sau đoàn quân như thể một vị Lãnh chúa tung ra những đoàn quân hùng mạnh của mình từ một trận viễn chinh mà ông đã giành thắng lợi vẻ vang đâu đó. Cờ hoa và cờ Pháp (có cờ Do Thái cùng cờ các nước trong khối Đồng Minh) tung bay khắp chốn, giương cao huy hoàng đâm thủng các tầng mây. Lính Mỹ diễu binh cùng đoàn xe thiết giáp chạy giữa đại lộ hòa cùng tiếng ca, tiếng đàn guitar và tiếng trumpet ăn mừng. Họ cười đùa, hào hứng chỉ tay tứ tung, giơ tay chào mọi người dân tứ phía. Bài Quốc ca Pháp và Quốc ca Mỹ ngân vang lên đầy kiêu hãnh. Nhiều người Do Thái quỳ xuống đất, hôn đất, dang hai tay ra mà hát bài "Hatikva" đầy bi thương, họ khóc ròng và mừng khôn siết; h ca tụng Cha trên trời cứ như ngày giải phóng dân Do Thái làm Nô lệ do Moses lãnh đạo và Ánh sáng Thiên Chúa dẫn lối ở xứ Ai Cập hung tàn năm nào.

Tiếng vỗ tay vang dội khắp không gian. Tiếng hò reo muôn nơi, hoa rải khắp đường. Tiếng "Hooray! Hooray! Hooray!" trở thành tiêu ngữ lúc này. Những bản ngẫu tác nhằm ca tụng ngày này được cất lên.

Toàn dân cùng hòa thanh cùng những người lính Mỹ, Pháp Tự do cất cao bài "When Johnny Comes Marching Home". Đến đoạn "Hurrah! Hurrah!" thì họ lấy hết sức bình sinh thét lên đến độ như muốn đứt cả thanh quản và lòi cả phổi và cuống họng ra ngoài.

Tháp Eiffel, mỗi tầng thả xuống những tấm ruy-băng dài hình cờ Mỹ, cờ Pháp Tự do, cờ Anh. Bảo tàng Lourve, bao thanh niên và những ông chú mặc áo kiểu dân lao động tay chân và có dùng súng đạn xứ Sicily nóng nực giơ tay thành nắm đấm mà duỗi lên trời như đập vào mặt Thần thánh. Họ cầm cờ mà ứa nước mắt trước ngưỡng cửa ra vào của Cung điện này. Súng giương cao tỏ ý chiến thắng quá ngoạn mục và tự hào muốn rụng tim. Xe ngựa chạy trên hè phố loan tin khắp tứ phương thiên hạ, cả ngựa phi cũng hăng hái và nhanh hơn bình thường. Xe jeep lính Pháp Tự do chạy toàn phố mà hò rao hét lớn về ngày vinh quang cho những ai "đang ngủ nướng" trong nhà mà không hay biết gì, hay là những kẻ còn sợ hãi ẩn nấp chờ ngày cứu rỗi. Những cung điện hay địa danh lớn khác khắp nước đều có dân xúm lại mà nhảy múa, đánh đàn thổi kèn như ngày cưới. Rượu bật nút, phụt ra ngoài. Bia cụng nhau, ca hát hò hét như điên. Cờ Vichy và ảnh Pétain được lột xuống mà ném tung tóe, chà đạp trên đất.

Những địa bàn còn sót lại của nền Đệ tam đế chế Đức được coi như là cái gai trong mắt giờ được gỡ ra. Họ xáo trộn, bới tung lên, phá tan hoang...

Tướng von Choltitz- "Judas của Hitler" bị bắt sau một thời gian tương đối ngắn làm trùm ở Paris theo chỉ thị. Nhiều anh em cùng cấp với ông thì bị đưa ra mặt trận Liên Xô và rải rác qua Phi châu, còn ông thì được "chuyển xứ" trong nước mà thôi, vì ông xứng đáng hơn với nước Pháp này. Những thống soái có tiếng như von Brauchitsh và von Bock, von Leeb... gì đó cũng rời bỏ đất Pháp mà chuyển sang mặt trận phía Đông lạnh lo.

Nhờ Choltitz mà Đồng minh mới có cơ hội vào sâu đến thế và làm chủ cả nước Pháp. Thay mặt, nhiều người dân đã cúi đầu đa tạ khi đoàn quân áp giải ông đi qua trước họ.

"Chúa chúc lành cho ông!"

"Chúng tôi mang nợ ông!"

"Đừng giết ông ấy!"... Bao nhiêu là lời nói, lời hô hào lên để biện minh cho ông. Cũng không thiếu những lời nguyền rủa vô tâm nhưng với họ đó là điều hiển nhiên.

Toàn cảnh Paris chìm trong sự vui tươi, sáng ngời của ngày giải phóng. Tựa như những con người Nga lầm than trong chế độ Chuyên chế và Quân chủ Lập hiến xưa được ánh sáng của Đảng Mác-xít và Bác Lenin "chói qua tim" (Tố Hữu).

Tiếng chuông nhà thờ muôn nơi kêu ngân vang khắp nơi. (theo "Làng tôi" của Văn Cao) Bồ câu bay rợp trời. Cờ hoa cùng cờ Pháp tung bay vẫy chào đoàn quân trong khúc hoan ca. Linh mục cử hành những buổi lễ đầu tiên sau bao năm bị kìm hãm và luôn phải cử hành trong sự rình rập, thanh trừng. Dân chúng đi lễ kín nhà thờ để cầu nguyện, họ chạy đến bắt tay linh mục- người mà đang sụt sịt. Trước cổng nhà thờ Đức Bà, các bức tượng các Thánh đang mỉm cười đầy ơn phúc. Những bức điêu khắc hình quỷ dữ và đại bàng hoa lá hẹ trông đáng sợ biết bao nhiêu nhưng trong ngày vui trọng đại hôm nay, bọn chúng cũng như muốn ca lên khúc khải hoàn cùng với đám người đang hí hửng dưới kia. Họ ca lên bài "Ode an die Freude" hay "Ode to Joy" trong bản giao hưởng số 9 của Beethoven mừng ngày khải hoàn sáng ngời hôm nay.

Những người lính Mỹ được bủa vây bởi hàng tá trẻ em và phụ nữ đòi chụp hình lưu niệm. Lính Pháp thì tay trong tay với các tình nhân lâu năm xa cách,m và hôn lên trán những người con của họ, ôm lấy mẹ già và cha yêu dấu, bắt tay và cười đùa trong làn khói thuốc với các chiến hữu, những người tị nạn, người làm cách mạng và toàn thể nhân dân.

Mặt trời tỏa sáng ánh quang ngày mới thật hãi hùng... a nhầm...hào hùng, rạng rỡ, lấp lánh tựa hòn ngọc. Vũ trụ tung hô ngày hôm nay như chào đón một vị vua từ trận xa với chiến thắng lẫy lừng quay về.

Bao nhiêu hy sinh, bao nhiêu sự ngậm ngùi cay đắng, bao nhiêu mong chờ từng giây từng phút, bao năm lê lết mệt nhoài, bao ni căm hờn, bao sự lo toan và sợ hãi, bao nước mắt tuôn tràn và máu huyết thấm đẫm ruộng nương và các mặt đường lát đá khắp nước non, bao xác chết chất đầy đường trong nỗi kinh hoàng, bao tiếng thét ai oán, bao tiếng đàn thê lương gào rống từng đêm, bao đêm trăng và sao trời khuất dạng và lại tỏa hiện, bao ánh dương nhô lên rồi lặn xuống, những năm tháng bóng tối, những năm tháng khốn cực. Những con người nằm xuống đất với vẻ mặt thanh thãn... Tất cả chỉ để có ngày hôm nay (?)...

'...sự hy sinh của quý vị cùng với thời gian lâu nay các vị chịu đựng và nhẫn nhịn nay đã được báo đáp xứng đáng!...'

Bản Overture 1812 của nhà soạn nhạc Tchaikovsky như vang vọng đâu đây một lần nữa: Tiếng đại pháo, tiếng chuông nhà thờ... Thay vì kỷ niệm cuộc thua tan bành của Pháp trước Nga 1812, thì nay, nó lại là bản nhạc đánh dấu cột mốc vĩ đại của dân Pháp (và Đồng minh) chiến thắng Phát xít Đức 1944.

Trong lúc cả nước hòa ca tung hô ngày khải hoàn, chúng ta không ai nhận ra rằng: Một hình bóng nào đó đã tan biến khỏi thế gian này trước khi được "cắn" vào vị ngon ngọt của khúc khải hoàn ngày hôm nay...

Ở một nơi song song, có hai người cũng đang ngắm mặt trời mà thưởng thức sức sống hôm nay.

Bên kia chân trời, có người, vừa nghe tin tức vừa suy tư...

...

Đồng minh đang chiến đấu nơi chân trời phía Bắc nước Pháp...

Những cuộc thanh trừng của quân Đức và cảnh sát vẫn diễn ra trong đất nước "Gô-loa" (le coq Gaulois- Gà trống Gô-loa) này. Những tiếng rên la, khóc than, nỗi căm hờn vẫn hiện diện và ám ảnh ngày đêm, lởn vởn như đâu đây...

Một đêm nọ, trăng sáng hơn mọi khi, và như một con mắt lấp lánh soi sáng cả thành phố về đêm đang nhìn xuống Marie bé nhỏ. Cô ngước lên nhìn lên tựa như một đứa trẻ thòm thèm bầu sữa mẹ tràn đầy, căng tròn (phỏng theo Nam Cao).

Mặt dây chuyền ngôi sao sáu cánh làm bằng bìa cứng thay cho cái cũ đeo ra ngoài đầy kiêu hãnh tự hào. Tay đeo băng tay hình ngôi sao sáu cánh David đã được giặt sạch mới toanh làm cô vô cùng hãnh diện. Cô không còn sợ gì nữa khi đeo hai thứ này trên mình. Con gấu bông kề bên mình. Màu bày lộn xộn trên đất.

Cô đang đứng ngay trên cây cầu mà khi xưa, cô và Eric đã vô tình gặp nhau, thật đấy, VÔ..... TÌNH....!- cái lúc mà cô nhảy tõm xuống sông khi tiếng bước chân của giày bốt thình thịch của Eric sáp lại gần hơn. Và đây cũng là "nhà" cũ của cô. Thật hoài niệm.

Vừa ngắm trăng cô vừa ngâm nga giai điệu bài "Ngôi sao nhỏ Lấp lánh". Tay trái cô đang đỡ bản vẽ, tay phải thì di chuyển linh hoạt. Cô đang vẽ một bức tranh mà cô đặt tên là "Đêm đầy sao Paris".

Trong tranh là một người lính (chắc trẻ!) đang ngậm một điếu thuốc trông rõ bất cần đời, sành sỏi về "tứ đổ tường". Anh mặc quân phục SS màu xám với băng đeo tay màu đỏ. Vác súng trên vai và đang dìu dắt một con mắm... con oắt... con nhỏ... một bé con! Con bé có mái tóc đen ng màu hạt dẻ với làn da... màu da, nhỏ mặc váy trắng mỏng với băng đeo tay thể hiện đây là người Do Thái. Tay ôm con gấu bông sợ tên nào giật mất.

Họ ung dung, bình thản đi song song với bức tường gạch toàn dán băng-rôn, tuyên truyền ủng hộ chủ nghĩa Phát xít, cùng những tấm bài Do Thái kịch liệt với dấu chéo đỏ to đùng tựa cái chân để đầu xử trảm. Những cột đèn từ cao xuống thấp theo định luật xa gần do trẻ con vẽ chiếu rọi ánh vàng rượm như lúa chín đầy đồng.

Họ đi không sợ hãi trong vô định (Vì bản thân có mắt mũi miệng đâu mà biết cảm xúc của họ!) dưới mái nhà xanh tưởng như hão huyền, ảo diệu, với biết bao ngôi sao kỳ diệu lấp lánh vàng như đom đóm. Trăng khuyết nhưng ánh trăng nó tỏa ra lại trở thành trăng tròn như tấm bánh mà Chúa Giê-su ngày xưa đã bẻ ra mà trao cho các Môn đệ- Ngài trao hết mà không giữ lại cái gì cho mình.

Xa xa là tháp Eiffel và những căn nhà có mái với cái bóng mờ mờ ảo ảo như không thể nào với đến được, hay chúng sẽ tan biến thành mây khói nếu như ta cứ cố mà đi đến đó.

...Tôi luôn có một giấc mơ...

Cô nhìn cảnh đêm nay (trăng hôm nay xanh) mà đối chiếu với cảnh ngày ấy (cũng là trăng xanh) hòa với trí tưởng tượng của mình để cho ra đời tác phẩm này, với ánh trăng vàng (tại cô thích trăng vàng!), nhiều đom đóm, và có ngọn tháp Eiffel- ngọn tháp cô yêu thích. Cô cố làm cho giống "Đêm đầy sao" của Van Gogh nhưng không thể, trình độ cô sao mà sánh được với một họa sĩ lão luyện yêu "Thơ Điên" chứ! Chỉ là, cả hai đang cố lấp đầy khoảng trống bị cô đơn trong tim mà thôi. Vả lại, tranh cô là tranh chì màu, còn ông kia là tranh sơn dầu kia! Vẽ thì cũng thiên về một trường phái và một phong cách thôi chứ!

Bức tranh đêm nay cô vẽ có hơi hướng Dã Thú- trường phái cô tôn trọng và thích thú, cô luôn cố bắt trước phong cách này (tuy nhiều lúc cứ thích bình phẩm tranh kiểu này là tranh trẻ con), tinh nghịch nhưng rất nghiêm túc chứ không phải vẽ nộp cho giáo viên để xong bài. Và cô tự hào về bức tranh đầy tính "trẻ con"của mình. (Bật mí nhỏ: Marie dùng loại màu chì xịn bậc nhất của Đức, hãng Faber-Castell. Và việc cô đào đâu ra tiền hay bằng bất cứ thủ đoạn nào để có nó thì ngay cả tác giả cũng chịu!).

Mặt sông lanh tanh những hạt mưa nhè nhẹ từ đâu rơi xuống. Tàu thuyền vẫn chưa chạy nhưng ánh đèn từ trong khoang tỏa ra làm cho mặt sông tựa như một đêm trình diễn ánh sáng lộng lẫy nhất mà cô từng thấy. Nhưng có gì lạ lắm... Thuyền trăng? Không...

Sau cô là nhà thờ Đức Bà, và những bức tượng con quỷ như thể sống lại mà đang ra sức cảnh báo cô rằng có nguy hiểm đang kéo đến sau cô. Theo quán tính thì cô phải quay lại, mà đằng này, cô chỉ nhẹ nhàng như cọng lông chim mà bước những bước bay bng tựa tiếng đàn hạc rung lên giữa đàn bướm xinh và bầy cừu con. Chỉ với ba bước đi hết cỡ và chậm rãi như những đoạn lướt của Chopin, cô đã đến bên thành cầu trông ra ngọn nước xa vời.

Tiếng bước chân âm thầm từ lùm cây gần bức tượng của Hoàng đế Charlemagne làm cho những cành cây rụng và tiếng lá xào xạc. Có một con Đại bàng đang đến đấy! Và nó đang RẤT ĐÓI!

Cô leo lên thành cầu. Một tay cầm tranh, tay kia là con gấu.

Cô lấy tác phẩm của cô mà ngắm nhìn trên tay. Tay duỗi thẳng ra phía sông mà cứ nghiêng qua nghiêng lại bức tranh chiêm ngưỡng nhiều lần.

Một bóng hình đen với băng tay đỏ từ trong bóng tối trông ra nhìn cô và cứ thế sáp lại như chơi trò du kích.

Cô thu tay lại và từ tốn gấp bức vẽ thành hình máy bay giấy.

Tiếng chân rất gần, tay cầm súng chĩa mũi về phía cô. Các Thánh và các con quỷ của nhà thờ, ngay cả Hoàng đế Charlemagne, tiếng cây xôn xao như một cuộc họp Hội nghị Quốc hội Thường niên như thể đang báo động cho Marie biết: Cô đang bị rình rập bởi một con thú săn mồi không đội trời chung. Trăng tỏ ánh sáng để ra hiệu, sao nhấp nháy như đèn cảnh báo. Tiếng sông chảy kêu tựa như biển cả kêu gào ngoài khơi xa. Nơi đây chả có ai cả. Chỉ có tiếng vọng ai oán từ xa, tan nát vào không gian rợn ngợp.

Máy bay đã xong, cô thả hồn vào nó thay cho lời chúc và phi nhẹ nhàng để sức gió nâng niu nó lên không

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net