prince

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 Hãy trình bày khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa – Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

1.  Hàng hóa và hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

a. Hàng hóa là sản phẩm lao động do con người tạo ra, nó có thể làm thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng, đồng thời được dùng để trao đổi, để bán.

b. Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa

- Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa là nói lên công dụng nào đó của sản phẩm, nó cho phép người ta thỏa mãn một hoặc một số nhu cầu nào đó của người tiêu dung

Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện thông qua tiêu dùng, thông qua tiêu dùng, con người mới đánh giá chính xác giá trị sử dụng của từng loại hàng hóa.

 Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.

Lưu ý: Không phải bất kỳ vật nào có giá trị sử dụng đều là hàng hóa, như nước trong tự nhiên, không khí con người hít thở mặc dù có giá trị sử dụng rất lớn, nhưng không phải là hàng hóa. Để trở thành hàng hóa phải có giá trị trao đổi.

- Thuộc giá trị của hàng hóa là nói lên sự hao phí sức lao động xã hội cần thiết của người sản xuất hàng hóa được kết tinh trong hàng hóa. Để hiểu rõ bản chất của giá trị, phải thông qua giá trị trao đổi

Ví dụ: 1m vải = 5 kg gạo. Vải và gạo là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau, tại sao chúng lại có thể trao đổi được với nhau. Như vậy, giữa gạo và vải phải có cái chung giống nhau, cái chung đó chính là hao phí sức lao động để sản xuất ra vải và gạo. Do đó, khi những người sản xuất hàng hóa, trao đổi sản phẩm với nhau, thực chất là trao đổi lượng lao động bằng nhau được ẩn dấu trong những hàng hóa đó. Hao phí lao động để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi. Giá trị trao đổi là biểu hiện bên ngoài, còn giá trị là bản chất bên trong của hàng hóa.

c. Đặc tính của giá trị

- Tất cả các hàng hóa đều có giá trị giống nhau về bản chất là hao phí sức lao động. Vì vậy, khi trao đổi hàng hóa với nhau thực chất là người ta trao đổi sức lao động với nhau, và việc trao đổi phải trên cơ sở ngang giá .

- Giá trị của hàng hoá là một phạm trù lịch sử vì nó chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa và chỉ khi nào diễn ra mua bán trao đổi người ta mới quy giá trị của hàng hoá là hao phí lao động.

Tóm lại: sản phẩm với tư cách là hàng hóa phải đồng thời có cả hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.

d. Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

-  Hai thuộc tính của hàng hóa vừa có sự thống nhất vừa có sự đối lập:

+ Thống nhất: hai thuộc tính của hàng hóa không tách rời nhau, nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không phải là hàng hóa.

+ Đối lập: người sản xuất hàng hóa quan tâm là giá trị. Ngược lại, người tiêu dùng là giá trị sử dụng, nhưng muốn có được giá trị sử dụng họ phải trả đúng giá trị cho người bán hàng.

- Mâu thuẫn: người tiêu dùng luôn đòi hỏi giá trị sử dụng ngày càng cao, chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đẹp, giá rẻ, ngược lại nhà sản xuất thì muốn bán hàng hóa được giá cao, chi phí thấp.

2. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

a. Mặt thứ nhất biểu hiện là lao động cụ thể là  lao độngcó ích  trong những ngành nghề chuyên môn nhất định

- Đặc điểm

Lao động cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn khác nhau thì có mục đích khác nhau, có đối tượng khác nhau, có phương pháp khác nhau và kết quả riêng, tạo ra nhiều giá trị sử dụng khác nhau.

Lao động càng nhiều thì càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng.

 Lao động cụ thể có thể thay đổi về hình thức lao động theo điều kiện lịch sử nhất định, nó là một phạm trù vĩnh viễn.

b. Mặt thứ hai, lao động trừu tượng: là nói lên sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung được kết tinh vào hàng hóa. Vì vậy, lao động trừu tượng mang tính xã hội, nó là một phạm trù lịch sử.

chú ý : Ở đây k phải có 2 thứ lao động khác nhau mà chỉ là lao động của người sản xuất hàng hóa nhưng lao động mang tính 2 mặt vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu tượng.

c.  Mối quan hệ, và ý nghĩa:

- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử, vì nó chỉ có trong nền sản xuất hàng hóa. Vì, khi trao đổi mua bán người ta phải quy lao động cụ thể về lao động trừu tượng để làm cơ sở trao đổi mua bán hàng hóa

- Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của cùng một quá trình lao động sản xuất hàng hóa, nó không phải là hai loại lao động khác nhau, nếu như lao động cụ thể mang tính chất lao động tư nhân thì lao động trừu tượng lại phản ánh tính chất xã hội của sản xuất hàng hóa.

- Nếu sản xuất hàng hoá có mức hao phí cá biệt cao hơn so với hao phí lao động trung bình của xã hội sẽ dẫn đến lỗ vốn, phá sản.

- Sản xuất hàng hóa, một mặt tạo ra những động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển, mặt khác chứa đựng nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Câu 2 Trình bày công thức chung của tư bản và những mâu thuẫn trong công thức chung tư bản.

1. Công thức chung của tư bản

+ Lưu thông hàng hóa giản đơn: H – T – H’ (hàng – tiền – hàng)

+ Lưu thông tiền là tư bản: T – H – T’ (tiền – hàng – tiền).

- So sánh công thức lưu thông hàng hóa giản đơn và lưu thông tư bản

+ Điểm giống nhau: cả hai công thức đều diễn ra mua và bán; đều có hai nhân tố là tiền và hàng; có quan hệ kinh tế giữa người mua và người bán. Tuy nhiên, giống nhau chỉ là hình thức, còn bản chất hoàn toàn khác nhau.

                + Công thức H – T – H: Quá trình bắt đầu bằng hành vi bán (H – T), kết thúc bằng hành vi mua (T – H). Điểm bắt đầu và điểm kết thúc đều là hàng hóa, tiền tệ chỉ đóng vai trò trung gian.

+ Ngược lại công thức: T – H – T, điểm xuất phát là mua (T – H), điểm kết thúc là bán (H – T), tiền là điểm xuất phát và cũng là điểm kết thúc, hàng hóa đóng vai trò trung gian.

                - Trên cơ sở so sánh, chúng ta nhận thấy: Mục đích của vận động của T – H – T không phải là giá trị sử dụng, mà là giá trị. Nếu tiền ứng trước và tiền thu về sau khi bán hàng bằng nhau thì quá trình vận động T – H – T là vô nghĩa. Vì vậy, trong quá trình vận động tư bản phải có sự tăng lên về lượng, nghĩa là số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng trước. Do đó, công thức vận động đầy đủ của tư bản phải là: T – H – T’ trong đó T’ = T + t, t là số tiền tăng thêm được Mác gọi là giá trị thặng dư.

Công thức T – H – T’ được gọi là công thức chung của tư bản, vì nó phản ánh mục đích vận động của tư bản, và tất cả các loại hình tư bản như: tư bản công nghiệp, tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay đều vận động dưới dạng đó.

Như vậy, mục đích lưu thông của tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư. Do đó, sự vận động của tư bản là không có giới hạn, chúng ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ: T – H – T’– H – T’’ v.v…

2. Mâu thuẫn của công thức chung

Thoạt nhìn vào sơ đồ: T – H – T’– H – T’’ v…v…, người ta thấy hình như quá trình lưu thông đẻ ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Đúng, nếu không có lưu thông, tức là nhà tư bản không bỏ tiền ra lưu thông thì cũng không thu được giá trị thặng dư. Nhưng trong mọi trường hợp thì dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá bản thân tiền tệ trong lưu thông đều không tạo ra một giá trị nào. Vì sao?

Một là: giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa thống nhất trong bản thân hàng hóa. Giá trị chỉ được tạo ra đồng thời với giá trị sử dụng. Lưu thông chỉ là quá trình thay đổi hình thức tồn tại của giá trị (H – T).

Hai là: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trao đổi phải ngang giá, vì vậy, giá trị cũng không thể tăng thêm qua lưu thông.

Ba là, trong đời sống thực tế, không phải bao giờ người ta cũng trao đổi ngang giá mà có hiện tượng mua rẻ bán đắt, trong trường hợp này giá trị cũng không thể tăng thêm. Vì trong sản xuất hàng hóa, việc mua bán trao đổi phải được tiến hành ngang giá (mua đúng giá, bán đúng giá), thì cả người mua và người bán đều không thu được giá trị tăng thêm, tuy nhiên họ sẽ có được giá trị sử dụng mà mỗi bên cần.

Bốn là, giả sử tất cả mọi người đều bán giá cao hơn giá trị hàng hóa 10%, như vậy khi anh ta bán hàng sẽ thu lợi được 10%, nhưng khi đóng vai trò là người mua, anh ta lại bị mất 10%, như vậy cuối cùng anh ta cũng không thu được giá trị lớn hơn. Trường hợp mua bán hàng thấp hơn giá trị 10% cũng vậy.

Lại giả sử trong xã hội có một bọn người chuyên đầu cơ, bịp bợm chuyên mua rẽ bán đắt mà kiếm được nhiều lãi. Trong trường hợp này, phần giá trị mà anh ta thu được khi là người bán hoặc người mua, chẳng qua là phần giá trị mà người khác bị mất đi. Còn giá trị thực của hàng hóa, vẫn không thay đổi.

Như vậy, dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá, đều không thu được giá trị thặng dư, để tìm hiểu nguồn gốc của giá trị thặng dư phải nghiên cứu từ trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, để sản xuất hàng hóa phải có lưu thông. Vì vậy, giá trị thặng dư được tạo ra từ lưu thông, nhưng không phải trong lưu thông. Đó chính là mâu thuẫn công thức chung của tư bản. Để tìm ra nguồn gốc giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào Mác phải đi tìm từ hàng hóa sức lao động.

Câu 3 Thế nào là giá trị thặng dư ?Hãy trình bày 2 phương pháp bóc lột giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản  - Giá trị thăng dư siêu ngạch là gì ?

1. Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình tạo ra giá trị kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức lao động do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng một vật ngang giá mới.

2. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư gọi là giá trị thặng dư tuyệt đối.

-Các nhà tư bản kéo dài ngày lao động, thời gian lao động cần thiết k thay đổi, năng suất lao động k thay đổi.

-hạn chế : công nhân phải có thời gian nghỉ ngơi sinh hoạt , cuộc đình công diễn ra đòi tăng lương giảm giờ làm

3. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động cần thiết  trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi, nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, được gọi là giá trị thặng dư tương đối.

-ĐK độ dài ngày lao động k đổi, năng suất phải tăng lên

-Hạn chế trình độ phát triển của lực lượng lao động phải đạt đến trình độ nhất định có nghĩa là thay đổi về chất lao động xh ngày càng tăng.

4. Giá trị thặng dư siêu ngạch

-ĐN: là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư thu đc bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật trong phạm vi hẹp làm cho năng suất lao động cá biệt tăng lên, giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá thi trường.

->Phương pháp sx giá trị thặng dư siêu ngạch là trường hợp đặc biệt của phương pháp sx giá trị thặng dư tương đối

Giống nhau : đều áp dung khoa học kỹ thuật vào sx

Khác nhau :

Thặng dư tương đối

Siêu ngạch

Năng suất lao đông xh tăng lên

Giá trị thăng dư cho toàn bộ nhà tư bản thu đc

Phản ánh mối quan hệ giữa tư bản vs giai cấp công nhân

Năng suất lao động cá biệt tăng lên

Giá trị thặng dư ít nhà tư bản thu đc

K chỉ phản ánh mối quan hệ tb –cn mà còn phản ánh mối quan hệ giữa các nhà tư bản

Câu 4 Hãy trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị .

1. Nội dung của qui luật giá trị

Theo yêu cầu của qui luật giá trị, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Do đó, khi trao đổi phải tuân theo nguyên tắc ngang giá. Do đó, qui luật giá trị đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh giá cả của thị trường, và chỉ thông qua giá cả lên xuống của thị trường, người ta mới thấy được sự hoạt động của qui luật giá trị, sự tác động của chúng làm cho giá cả hàng hóa trên thị trường lên xuống xoay quanh giá trị của nó. Sự vận động giá cả của hàng hóa trên thị trường xoay quanh trục giá trị, đó chính là cơ chế hoạt động của qui luật giá trị, và thông qua sự vận động của giá cả thị trường mà qui luật giá trị phát huy những tác dụng của nó trong nền sản xuất hàng hóa.

   2. Tác dụng của qui luật giá trị

a. Điều tiết sản xuất: ngành sản xuất nào đó thu lợi nhuận cao, người sản xuất sẽ tăng qui mô, và những người sản xuất khác cũng đổ xô vào ngành đó, kết quả là tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển dịch vào ngành này tăng lên. Ngược lại, nếu cung ở ngành đó vượt quá cầu, giá cả hàng hóa giảm xuống, sản xuất lỗ vốn, người sản xuất phải thu hẹp qui mô hoặc chuyển sang đầu tư vào ngành khác có giá cả hàng hóa cao hơn.

b. lưu thông hàng hóa: Trên thị trường lưu thông hàng hóa vận động theo xu hướng người ta di chuyển hàng hóa từ nơi hàng hóa có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao hơn.

c. Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

Để giành lợi thế trong cạnh tranh, buộc người sản xuất phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt hàng hóa do mình sản xuất sao cho bằng hoặc thấp hơn hao phí lao động xã hội. Điều này kích thích người sản xuất luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm, tăng năng suất lao động.

 d. Phân hóa người sản xuất, xã hội có kẻ giàu người nghèo

Quá trình giành lấy lợi thế trong cạnh tranh và theo đuổi lợi nhuận tất yếu dẫn đến kết quả là: người sản xuất nào có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức quản lý tốt sẽ có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó đã giàu lên. Ngược lại, sẽ bị thua lỗ, dẫn tới phá sản và trở thành người làm thuê.

Câu 5 Trình bày quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản .

1. Tuần hoàn của tư bản

Quá trình vận động của tư bản đã được khái quát trong công thức chung của tư bản: T – H – T’ = T + t. Công thức này chỉ mới thể hiện quá trình vận động của tư bản mà chưa nói đầy đủ các giai đoạn trong quá trình vận động đó, tuần hoàn tư bản phải trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: lưu thông

Nhà tư bản dùng tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động để tiến hành sản xuất. Được thể hiện bằng công thức sau đây:

                                                TLSX

T – H 

                                          SLĐ

Giai đoạn 2: tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản sản xuất để tạo ra hàng hóa mới. Kết thúc giai đoạn này, tư bản sản xuất được chuyển thành tư bản hàng hóa, có giá trị lớn hơn giá trị hàng hóa ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ tiền ra mua. Được thể hiện bằng công thức sau đây:

                                 SLĐ

                H                              …SX…H’

                                 TLSX

Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông

Nhà tư bản trở lại thị trường thực hiện chức năng bán hàng hóa thu tiền về với giá trị lớn hơn. Kết thúc giai đoạn 3 tư bản hàng hóa chuyển thành tư bản tiền tệ, nhưng với số tiền lớn hơn số tiền ban đầu mà nhà tư bản đã bỏ ra. Đến đây mục đích của nhà tư bản đã được thực hiện, tư bản đã quay trở lại hình thái ban đầu là tiền với số lượng lớn hơn. Quá trình này lại được tiếp tục lặp lại, quá trình đó gọi là tuần hoàn của tư bản. Tổng hợp ba giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản công nghiệp, chúng ta có công thức: H’  -  T’

                Tóm lại: tuần hoàn của tư bản công nghiệp trải qua ba giai đoạn là tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hóa, đồng thời thực hiện ba chức năng để rồi quay trở lại hình thái ban đầu, với giá trị được tăng lên. Quá trình vận động của ba hình thái nêu trên đã chứa đựng khả năng để hình thành các tập đoàn tư bản cho vay, tư bản thương nghiệp. Các tập đoàn tư bản này sẽ phân chia giá trị thặng dư do lao động tạo ra.

2.  Chu chuyển của tư bản.

 Tuần hoàn của tư bản được lắp đi lắp lại và có định kỳ được gọi là chu chuyển của tư bản.

Thời gian chu chuyển của tư bản, bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Tuy nhiên, tùy theo ở từng ngành, mà thời gian và tốc độ chu chuyển có khác nhau.

-Thời gian sản xuất : là thời giant b bỏ nằm trong lĩnh vực sx, thời gian dài hay ngắn phụ thuộc vào

Tính chất của ngành

Quy mô

Trình độ kỹ thuật...

-Thời gian lưu thông: là khoảng thời gian tb nằm trong lĩnh vực lưu thông, thời gian lưu thông dài hay ngắn phụ thuộc vào

Tính chất của thị trường

Địa điểm của thị trường

Trình độ phát triển của gtvt...

-Vai trò : thời gian chu chuyển của tb càng rút ngắn thì tạo ra đk cho nhà tb lưu thông.

Câu 6 Trình bày nguyên nhân ra đời và những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

1. Sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền

Nghiên cứu CNTB trong giai đoạn tự do cạnh tranh, Mác đã dự báo: tự do cạnh tranh sẽ dẫn đến tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất sẽ dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Lênin nhận định về sự hình thành CNTB độc quyền là do:

- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho lực lượng sản xuất của CNTB phát triển cao, dẫn đến quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, từ đó hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã dẫn đến nâng cao năng suất lao động, tăng tích lũy, hình thành những xí nghiệp quy mô lớn, tạo điều kiện hình thành các tổ chức độc quyền.

- Do sự tác động bởi các quy luật kinh tế cơ bản của CNTB như: quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, quy luật cạnh tranh…làm thay đổi cơ cấu kinh tế của nền sản xuất tư bản theo hướng tập trung quy mô lớn.

- Cạnh tranh quyết liệt đòi hỏi tích tụ và tập trung sản xuất, đồng thời làm phá sản những nhà sản xuất nhỏ, hoặc gia nhập những tổ chức kinh tế lớn, từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền ra đời.

- Những cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra thường xuyên, làm phá sản các xí nghiệp nhỏ, thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung.

- Sự phát triển của hệ thống tín dụng và thị trường chứng khoán, góp phần hình thành các doanh nghiệp lớn và các công ty cổ phần, có khả năng chi phối nền kinh tế.

2. Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền.

 a. tích tụ tư bản và tập trung tư bản dẫn đến hình thành các tổ chức tư bản độc quyền

-Đây là đặc điểm căn bản của cntb độc quyền

-tích tụ và tập trung tư bản dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền

-Tổ chức độc quyền là sự liên Minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung trong tay phần lớn việc sx và tiêu thụ hàng hóa nhằm mục đích thu đc lợi nhuận độc quyền cao.

-Khi mới hình thành thì các tổ chức độc quyền đc hình thành theo liên kết ngang sau này hình thành theo liên kết dọc

-các tổ chức độc quyền  ra đời họ sẽ định ra giá cả độc quyền, giá cả độc quyền thấp đối vs việc mua hàng và cao đối vs việc  bán

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#prince