Sương giá gió sông (5)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đặng Anh chống cùi chỏ xuống giường, từ từ nằm xuống.

Dương Uyển nhẹ giọng hỏi chàng, "Nút buộc đai lưng ở đâu?"

Đặng Anh ghì tay Dương Uyển lại, "Uyển Uyển..."

Dương Uyển rút tay ra vuốt ve mặt Đặng Anh, nghiêng người dậy hôn trán Đặng Anh, "Không sao đâu."

Cô nói, tay đã mò tới nút buộc đai lưng, nhưng cô không cởi ra ngay mà cúi đầu dịu dàng nói: "Đặng Anh, thực ra em không rõ lắm cảm giác của chàng, có lẽ chàng cũng không mấy sẵn lòng nói cho em biết, thế nên em chỉ có thể dựa vào cảm giác của mình để thử, nếu chàng có chỗ nào khó chịu thì hãy bảo em dừng lại, được không?"

Đặng Anh nghe xong câu này, một lúc lâu sau mới ngơ ngẩn gật đầu.

"Thả lỏng nào Đặng Anh, bằng không lát nữa chàng sẽ khó chịu đấy."

"Uyển Uyển..."

"Sao vậy?"

"Bẩn."

Đặng Anh mới thốt ra âm tiết đầu tiên của chữ "bẩn" đã bị Dương Uyển bịt miệng.

"Đặng Anh, 'tính' là như vậy, ai cũng như nhau. Chỗ đó không hề bẩn, chỉ là bình thường nó được y quan che chở nên lúc này hơi ngại ngùng mà thôi."

Cô mỉm cười, "Cởi bỏ quần áo, chúng ta đều như nhau."

Cởi bỏ quần áo, họ đều như nhau.

Đặng Anh không hiểu lắm, lời này hàm chứa cách hiểu về bản thân khái niệm "tính" và bản thân khái niệm "người" của một nhà nghiên cứu khoa học và nhân văn sống ở thế kỷ 21. Dương Uyển cũng không có ý định giải thích cho Đặng Anh những quan niệm phải mất hơn sáu trăm năm mới hình thành nên được này. Cô cong ngón tay, nhẹ nhàng nắm đoạn mầm nhỏ xíu ở chỗ kia của Đặng Anh.

Cái mầm đó là bởi trước đây khi thụ hình, Đặng Anh đã trưởng thành, thợ thiến suy xét đến mạng người đã chừa ra chút đường sống cho chàng. Lúc nghiệm thân, Trịnh Gia Nguyệt đã bảo hộ chàng, không để chàng phải chịu nỗi khổ cạo gốc, thế nên sau nhiều năm, dần mọc ra một cái mầm như thế, khi bị Dương Uyển chạm vào, mới có chút tri giác.

Dương Uyển nhìn vành tai dần đỏ lên của Đặng Anh, lúc này mới xác định là mình không làm sai.

Về việc những người như Đặng Anh làm tình như thế nào, sử liệu không viết rõ ràng, trong bút kí "Lãng tích tùng đàm" của người Thanh có nói: "Thiến hoạn gần nữ, khi sướng tay vỗ miệng gặm, lúc căng thẳng thì đến khi ra mồ hôi là dừng. Tính dục đến đây đã phát tiết cạn sạch, kể cũng đa dạng."

Cái gọi là "tay vỗ miệng gặm, lúc căng thẳng thì đến khi ra mồ hôi là dừng", đại khái ý rằng người chịu cung hình cũng có khoái cảm, có điều không thể tận hứng được như người thường, nóng lên ra mồ hôi là đã tới cực hạn. Nhưng cũng như cái tên "Lãng tích tùng đàm" của cuốn bút kí này, nghe giống như một tay thư sinh không đứng đắn bịa đặt ra cho người ta hiếu kì vậy, chẳng hề nghiêm cẩn một chút nào.

Dương Uyển rất sợ mình bị chữ nghĩa lừa gạt mà làm tổn thương Đặng Anh, cũng may có vẻ như chàng không bị khó chịu, thậm chí cơ thể còn dần thả lỏng.

Lúc này cô mới dám mở miệng nói với Đặng Anh: "Chàng nhấc eo lên đi, cổ tay em bị đè."

Người dưới thân đã hoàn toàn không nói nổi ra lời, nhưng vẫn nhấc eo lên theo ý cô.

Dương Uyển kéo quần lót của Đặng Anh xuống dưới háng chàng, chất vải lụa quá trơn, lập tức trượt từ đầu gối đến mắt cá chân, rốt cuộc chàng cũng phơi bày toàn bộ bộ phận sinh dục của mình, đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi thụ hình, chàng đối diện với cơ thể tàn khuyết của mình trước mặt một người khác.

Đặng Anh trong hình thất năm xưa đã dùng tu dưỡng và tâm lực hai mươi mấy năm trời để chống chọi hình phạt nhục nhã kia, nội tâm tuy sợ hãi nhưng không hề hoảng loạn. Mà giờ khắc này, trong đầu chàng lại hỗn loạn đến độ cơ hồ trống rỗng, chàng cảm nhận được rõ ràng cảm giác ấm áp ở sinh thực khí trong cơn hoảng loạn này, cảm giác ấy không liên quan đến tu dưỡng của văn nhân hay tự giác của hoạn quan, đủ để khiến chàng tạm thời quên đi mình là ai.

"Đặng Anh."

"..."

"Em muốn nghe chàng nói."

"Uyển Uyển..."

Chàng căn bản không nói ra lời, chỉ có thể gọi tên Dương Uyển.

Dương Uyển cúi đầu nhìn chàng, "Đặng Anh, em hi vọng vì em, chàng có thể bỏ qua cho chính mình, dẫu bây giờ không làm được thì về sau cũng hãy bỏ qua cho mình, bình tĩnh sống tiếp... Đặng Anh, em rất yêu chàng..."

Đêm khuya, mưa to trút xối xả, mái ngói xanh bị mưa táp rung lên đùng đùng.

Mấy câu cuối cùng, Dương Uyển nói rất khẽ, Đặng Anh cũng không nghe thấy rõ. Chàng chỉ cảm thấy mình hơi mệt mỏi, bất tri bất giác mí mắt đã sập xuống.

Sau đó chàng ngủ rất ngon, như một hòn ngọc ấm áp, nằm bất động bên cạnh Dương Uyển.

Nửa đêm, Dương Uyển rón rén dậy khỏi giường, dùng luôn nước nguội lau người rồi bôi thuốc cho mình.

Nước mưa tạt lên cửa sổ ào ào, rêu xanh trong góc tường hút đẫy nước mưa, càng lúc càng mềm mướt.

Dương Uyển nhìn Đặng Anh trên giường, nhớ lại những miêu tả của mình về chàng trong "Đặng Anh truyện", tất cả đều là thái độ chính trị và quan niệm nhân sinh của chàng, vì không có sử liệu củng cố nên cô chưa từng động đến "yêu và dục" của chàng, thế nên mấy trăm ngàn chữ viết được cuộc đời của chàng, song trước sau vẫn viết không ra quá trình vết thương tinh thần chàng lành miệng.

Dương Uyển vừa nghĩ vừa đi tới bên đèn, lấy bút kí của mình đặt lên bàn, giở ra.

Từ Trinh Ninh năm thứ mười hai đến Trinh Ninh năm thứ mười bốn, giọng văn cô từ lạnh nhạt nghiêm cẩn chuyển sang thi thoảng gay gắt mất không chế.

Quá trình này đối với cô không phải là lành miệng mà là tiến thêm một bước tan vỡ.

May mà có Đặng Anh, như một liều thuốc bổ, giúp cô giữ được sự tôn trọng cơ bản đối với người và việc của sáu trăm năm trước.

Giúp cô không ngừng hồi phục, chuyển từ quan sát từ bên ngoài sang quan sát từ bên trong.

Cô vuốt ve nét bút trong sổ, không khỏi nghiêng người nhìn về phía người trên giường, nhẹ giọng lẩm bẩm: "Em chôn chân tại đây, mà không chịu buông bỏ, non nửa vì sợ chết, già nửa là vì chàng..."

Người trên giường không trả lời, ngón tay lại khẽ nắm lại, mí mắt cũng thoáng động đậy.

Hôm sau, Đặng Anh dậy sớm hơn Dương Uyển, chàng xoay người ngồi dậy, cẩn thận vén chăn, dời hai chân từ trên giường xuống mặt đất.

Gông xiềng khó tránh khỏi chạm vào khung giường, may mà Dương Uyển chỉ trở mình chứ không bị tỉnh giấc.

Bấy giờ Đặng Anh mới khom lưng xỏ giày, đẩy cửa đi ra sân.

Mưa vẫn chưa ngớt, Đàm Văn Đức dẫn xưởng vệ Đông xưởng che ô đứng trước cửa sân đợi Đặng Anh, một loạt ô giấy dù màu nâu vàng xếp hàng ngay ngắn, người qua đường tới lui nhìn thấy bội đao trên eo những người này mà cứ như thấy quỷ sứ, né ra thật xa. Đàm Văn Đức cầm ô đi lên trước, nói: "Đốc chủ, người của chúng ta đã đếm đủ, đi qua bây giờ luôn ạ?"

Đặng Anh liếc nhìn hàng người đằng sau anh ta, "Không cần nhiều người như vậy đâu, khoảng mười người là đủ rồi."

Đàm Văn Đức quay đầu lại hô: "Mười người ở lại, còn lại về nha môn ngoại xưởng chờ lệnh."

Xong xuôi lại do dự gọi chàng một tiếng, "Đốc chủ."

"Ừ?"

"Thuộc hạ cảm thấy, chúng ta khiêm nhường quá cũng không ổn, vì dù sao cũng là thẩm tội Nội các, lúc bắt người mà chúng ta bày tư thái mời thì vào xưởng ngục rồi, chẳng lẽ chúng ta lại còn phải phục vụ ông cụ?"

Đặng Anh cười, "Tôi sẽ không bắt các anh làm những việc đó đâu."

Đàm Văn Đức nói: "Thuộc hạ đang lo sau đó ngài không thẩm vấn tiếp được ấy chứ."

Đặng Anh cụp mắt, chỉ đáp: "Đừng lo lắng, đi trước đã."

Đoạn, toan cất bước thì chợt nghe sau lưng vọng lại tiếng Dương Uyển.

"Đặng Anh."

Đặng Anh ngẩn người, song không kịp bảo Đàm Văn Đức lui ra.

Đàm Văn Đức thấy Dương Uyển khoác áo đi ra, cũng ngớ ra, "Uyển... Uyển cô nương."

Nói rồi lập tức hành lễ, mà anh ta vừa hành lễ là xưởng vệ đằng sau cũng đồng thanh hành lễ theo, Dương Uyển bị trận thế này dọa hết hồn, không tự chủ được trốn ra sau lưng Đặng Anh.

"Đàm thiên hộ, đưa tôi một cái ô."

"Dạ? À... Vâng vâng vâng..."

Vừa nói vừa đưa ô cho Đặng Anh.

Đặng Anh che chở cho Dương Uyển dưới ô, ra hiệu cho đám Đàm Văn Đức lùi ra sau.

"Tôi để lại lệnh bài xuất nhập cung cấm ở dưới gối, lúc hồi cung nàng nhớ mang theo, giờ này hãy còn sớm, nàng có thể ngủ thêm một lát nữa."

Dương Uyển lắc đầu, "Em không ngủ nữa đâu, chốc nữa em muốn qua Thanh Ba Quán xem thử, sau đó sẽ trở về."

"Được."

Đặng Anh xoay người nhìn về phía Đàm Văn Đức, "Đàm thiên hộ."

Đàm Văn Đức vẫn đang ngẩn ngơ, người đằng sau chọc chọc anh ta, anh ta mới nhận ra Đặng Anh đang gọi mình.

"Có thuộc hạ..."

Đặng Anh hơi chần chừ, "Anh có đang có tiền trong người không?"

"Dạ?"

"Anh..."

"À, có! Có có có!"

Anh ta vội cởi túi tiền trên eo ra đưa cho Đặng Anh.

Đặng Anh nhận lấy đưa cho Dương Uyển, "Tôi không thể đi dạo cùng nàng, nàng cầm lấy đi, muốn mua gì thì mua, cũng có thể mang một ít đồ ăn bên chợ Đông Môn về cho điện hạ."

Dương Uyển vốn định nói mình có tiền, nhưng thấy vành tai Đặng Anh phơn phớt đỏ, vẫn cười nhận lấy.

"Được."

"Tôi sẽ bảo hai bách hộ cách xa xa chút đi theo nàng, nhưng bản thân nàng cũng phải cẩn thận."

Dương Uyển gật đầu, "Đã biết, chàng đi làm việc đi."

Nói rồi, cô thò nửa người ra từ sau Đặng Anh, nói với Đàm Văn Đức: "Đàm Văn Đức."

Đàm Văn Đức vừa bị cấp trên của mình lấy hết tiền, hãy còn chưa tỉnh hồn, "Uyển cô nương có gì phân phó ạ?"

Dương Uyển cười bảo: "Chăm sóc đốc chủ của các anh cẩn thận, vết thương trên tay chân chàng gần đây mới đỡ hơn được chút."

"Chúng thuộc hạ hiểu ạ."

Lúc này Dương Uyển mới nhận lấy ô, vỗ vai Đặng Anh, "Chàng phải hứa với em, chàng đến Bạch phủ rồi, bất kể nghe thấy gì cũng đừng để bụng, không vui thì về Thừa Càn Cung tìm chúng em, vốn dĩ hôm nay cũng là ngày điện hạ ban thuốc."

Đặng Anh gật đầu.

Dương Uyển đứng trước cổng đưa mắt nhìn Đặng Anh nhảy lên xe, cúi đầu ước lượng tiền trong tay, không nhịn được mỉm cười cong mắt.

Đàm Văn Đức cưỡi ngựa đi theo bên cạnh xe Đặng Anh, hỏi chàng: "Đốc chủ, Uyển cô nương có hài lòng căn nhà này không ạ?"

Đặng Anh không lên tiếng, Đàm Văn Đức vẫn chưa chịu thôi, lại hỏi: "Có cần chúng thuộc hạ bổ sung thêm gì không?"

"Trong túi anh có bao tiền?"

"Chuyện này... hiếu kính Uyển cô nương là việc thuộc hạ nên làm."

"Tôi hỏi anh bao nhiêu?"

"Không nhiều, cộng lại không đến hai lượng bạc ạ."

"Ừ." Đặng Anh đáp, "Ngày mai vào nội xưởng nha, tôi sẽ trả tiền gạo thịt và hai lượng bạc hôm nay cho anh."

Đàm Văn Đức nghe xong thở dài, "Đốc chủ, ngài tử tế như thế, chúng tôi thực sự rất lo ngài chịu thiệt thòi đó. Ngài không biết đâu, hôm nay chúng ta lên cửa bắt trói các lão, bên ngoài mắng chửi ghê gớm thế nào đâu, ngoại trừ Thanh Ba Quán, trên đường Đông Hoa, nào Khoan Cần Đường nào Nhai Bách Đường đều in khắc cả ngàn bản văn chương của bọn Đông Lâm Đảng, mắng ngài..."

Anh ta có phần không mở miệng cho được, ngồi trên lưng ngựa nhổ phì một tiếng.

"Các huynh đệ bên dưới nhìn không nổi, lại nhớ ngài không cho phép đả thương người nên hôm qua đã xách chưởng quỹ Khoan Cần Đường vào xưởng ngục quát cho một trận."

Đặng Anh nói nhỏ: "Cầm tiền rồi thì thả người đi thôi."

Đàm Văn Đức đáp: "Khoan Cần Đường bọn họ cầm rất nhiều tiền đến chuộc, người của chúng ta đều không lấy, đây thật sự không phải vấn đề tiền nong, mà là nuốt không trôi cơn giận này. Có điều, hôm nay trước khi chúng tôi tới, người của Khoan Cần Đường có đến nói mấy ngày nay họ không in văn lậu nữa, bảo là không đủ mực trữ. Tôi có hỏi mấy câu, họ kể hình như gần đây người bên Thanh Ba Quán đã mua hết số mực đó rồi. Đốc chủ, hiện giờ tôi cũng... hơi hiểu vì sao Uyển cô nương nhất định phải mua Thanh Ba Quán gì kia rồi. Ngài đừng nói... Uyển cô nương đúng là giỏi suy tính thật."


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net