THẾ GIỚI PHẲNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tác giả: Thomas L. Friedman

Thể loại: Sách kinh tế


Mình đọc cuốn sách này từ rất nhiều năm về trước. Sách rất dày, nửa cuốn đầu tác giả viết khá dài dòng và cũng khá nhiều từ, thuật ngữ mình phải tra cứu nên lúc đầu mình khá là nản. Nửa cuốn sau viết khá hơn, có khá nhiều thông tin hữu ích và những thông tin này đến ngày nay vẫn không quá cũ, nhiều thông tin vẫn còn nguyên giá trị nóng hổi như vấn đề Trung Đông, môi trường... Nếu bạn đang học kinh tế, muốn tìm hiểu về kinh tế đương đại, các khía cạch "phẳng" của thế giới thì đây cuốn sách là một lựa chọn không tồi.

"Phẳng" ở đây là việc vượt qua các rào cản lịch sử, địa lý, chủng tộc, tôn giáo, chính trị, xã hội... cùng với sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ thông tin... giúp thế giới tiến lại gần nhau hơn, việc toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt của đời sống. Đi từ việc tóm lược lịch sử thế giới cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, từ Ấn Độ, tới Đức, tới Trung Quốc, Mỹ... tác giả đưa ra các dẫn chứng và luận điểm về quá trình làm phẳng của thế giới, nó bắt đầu khi nào, các nhân tố làm phẳng và diễn biến của việc làm phẳng này. "Thế giới phẳng" là một vũ đài tuyệt vời, tuy chứa nhiều thách thức nhưng là nơi có nhiều cơ hội cho mỗi cá nhân thể hiện mình, cho mỗi công ty, mỗi quốc gia. Mọi người đều có thể cộng tác với nhau để tạo ra những giá trị lớn mà không phải chịu bất cứ một rào cản nào. Với kinh nghiệm làm báo nhiều năm, ông mổ xẻ cấu trúc đương đại của nền kinh tế và chính trị thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Ông khiến người đọc tin tưởng vào sự tốt đẹp của toàn cầu hóa, của quá trình kết nối nhưng cũng khiến người đọc băn khoăn về sự hình thành và phát triển những giá trị chung, văn hóa chung của toàn nhân loại. Hòa vào cái chung để tiến bộ, cùng đi lên hay biệt lập tạo nên những giá trị riêng? Tạo nên cái chung hay bị nuốt chửng cùng hòa tan vào một thế giới "phẳng" từ kinh tế đến chính trị, văn hóa, xã hội...?

Tóm lược về cuốn sách này trong bài viết bên dưới mình lấy từ trang: https://dothanhblog.wordpress.com/2017/04/16/review-book-the-world-is-flat-thomas-l-friedman/

Review book: TheWorld is flat – Thomas L.Friedman

Tác phẩm "Thế giới phẳng" thể hiện tầm nhìn bao quát, sâu rộng và công sức bỏ ra tìm tòi nghiên cứu về quá trình làm phẳng thế giới của tác giả Thomas L.Friedman. Trong tác phẩm này, Thomas mô tả quá trình làm phẳng thế giới, các nhân tố làm nên quá trình đó. Đồng thời ông cũng chỉ ra các thách thức, cũng như cơ hội của các cá nhân, các công ty, các quốc gia trong thế giới đó. Sau đây tôi xin đi và tóm tắt chi tiết các chương của quyển sách theo ý hiểu của mình. Mục đích của việc làm này là tóm tắt lại cho chính bản thân mình để nắm chắc hơn các kiến thức trong cuốn sách cũng như chia sẻ, giới thiệu với mọi người quyển sách nổi tiếng này. Do hạn chế về kiến thức, tầm nhìn nên ý hiểu của tôi chắc chắn không đủ và một số chỗ hiểu sai ý của tác giả, mong các bạn bình luận và đóng góp để tôi chỉnh sửa. Xin cảm ơn!

Tóm tắt tác phẩm "Thế giới phẳng":

Phần 1: Quá trình làm phẳng thế giới diễn ra như thế nào?

Một: Khi tôi đang ngủ:

Trong chương này, trong chuyến đi tới Bangalor – nơi được mệnh danh là Silicon của Ấn Độ – của tác giả, Thomas đã phát hiện ra một điều vô cùng ngạc nhiên, đó là sự phát triển thần kỳ của Ấn Độ, việc các công ty lớn nhất của Mỹ có mặt tại Ấn Độ và đặc biệt về quá trình thuê ngoài của nước Mỹ tại Ấn Độ. Tác giả đã lấy rất nhiều dẫn chứng về việc các công ty Mỹ đã chuyển những công việc giá trị thấp và tẻ nhạt ra ngoài nước Mỹ và cho Ấn Độ từ đó những thanh niên hay cả những bà mẹ Ấn Độ cũng có thể thực hiện các công việc của các công ty Mỹ, chỉ đường cho người dân Mỹ ngay chính tại nước Mỹ, quốc gia mà họ còn chưa bao giờ bước chân tới. Những con người này, được tác giả miêu tả là những người năng động, ham học hỏi, hết sức nỗ lực và mong muốn thoát ra khỏi sự kìm nén trong một chế độ kìm kẹp khả năng của họ để đạt tới một cuộc sống tốt hơn.

Hai: Mười nhân tố làm phẳng thế giới

Nhân tố làm phẳng thứ nhất: Ngày 9/11/1989, khi bức tường Berlin sụp đổ tạo nên một kỷ nguyên sáng tạo và phần mềm Windows lên ngôi

Nhân tố làm phẳng thứ hai được nêu ra chính là sự kiện ngày 9/11/1989, ngày sụp đổ của bức tường Berlin, bức tường chia cắt nước Đức thành hai nửa Đông Đức và Tây Đức, mỗi nửa theo một hệ thống chính trị khác nhau. Sự kiện này cùng với việc Trung Quốc, Ấn Độ mở của kinh tể và việc Nga thua Mỹ trong cuộc chiến trong Lạnh đã khiến thế giới có thêm 3 tỷ người được giải phóng khỏi sự kìm kẹp trong chế độ cũ. Cùng với sự xuất hiện của bộ phầm mềm do hãng Mycrosoft giúp tăng hiệu quả làm việc của con người lên một cách đáng kể, đồng thời cũng khiến tạo ra một lượng thông tin, nội dung khổng lồ trên mạng, giúp con người có thể tạo ra nội dung và chia sẻ chúng một cách dễ dàng, với chi phí thấp gần như bằng không. Chính vì vậy nó giúp kết nối mọi người với nhau, góp phần làm thế giới trở nên phẳng hơn.

Nhân tố làm phẳng thứ 2: Sự xuất hiện của mạng toàn cầu World Wide Web và Netscape bán cổ phiếu lần đầu cho công chúng.

Theo tác giả, việc xuất hiện của mạng toàn cầu World Wide Web (www) và trình duyệt web Netscape là một yếu tố thúc đẩy quá trình làm phẳng thế giới. Trong khi sự ra đời của www khiến cả thế giới có thể kết nối tới nhau, mọi người có thể tiếp cân thông tin, tin tức trên toàn cầu chỉ qua một chiếc máy tính có kết nối mạng, kết nối mọi người với nhau, công việc cũng được thực hiện nhanh chóng hơn, thay vì phải gửi thư tốn thời gian nhiều ngày, thì nay chỉ cần sử dụng email, trong vài giây bên nhận đã có thể nhận được thư từ bên gửi. Sự ra đời của trình duyệt web đầu tiên Netscape khiến cho việc tiếp cận thông tin được đơn giản hóa, gần gũi với người sử dụng, thúc đẩy quá trình kết nối mọi người với nhau thông quan Internet.

Nhân tố làm phẳng thứ 3: Phầm mềm xử lý công việc

Nhờ có các phần mềm xử lý công việc, năng suất lao động được tăng lên một cách đáng kể. Kết hợp với mạng Internet, sự phân biệt giữa việc phải đến công ty làm việc và ở nhà làm việc hay sự phân biệt về địa lý trở nên lu mờ. Giờ đây, với internet và các phần mềm xử lý công việc, một bà mẹ Ấn Độ có thể làm việc cho một công ty Mỹ với năng suất chẳng kém gì một người Mỹ ngồi trong công ty đó, với giá rẻ chỉ bằng một phần ba hoặc ít hơn.

Nhân tố làm phẳng thứ 4: Tải lên mạng, sức mạnh của cộng đồng

Trong chương này, tác giả cho người đọc thấy thế giới đã trở nên phẳng hơn thế nào qua việc nêu lên ba ví dụ về các cộng đồng trên Internet. Đầu tiên chính là phong trào phát triển phần mềm của cộng đồng. Mục tiêu của các dự án phát triển phần mềm là do cộng đồng và vì cộng đồng. Việc này có nghĩa là các dự án do các thành viên không phân biệt nam nữ, già trẻ hay nơi ở, tất cả mọi người cùng phát triển phần mềm để tạo ra các phần mềm phục vụ lại cộng đồng. Đa số các sản phẩm làm ra đều dưới dạng miễn phí, bất cứ ai cũng có thể tải, sử dụng và phát triển nó theo ý muốn với chỉ một điều kiện là sản phẩm sau khi được phát triển phải theo mục đích cho cộng đồng. Các thành viên tham gia các dự án như vậy chủ yếu là để cảm thấy được tôn trọng từ mọi người xung quanh, nhưng việc tham gia các dự án như vậy cũng chính là một cơ hội để tăng kinh nghiệm cũng như làm đẹp hơn profile của mình, có lợi cho việc xin việc về sau của minh. Ví dụ thứ hai là về blogging: tải thông tin và các bài viết, bình luận của mình lên mạng. Các blogger viết các bài viết của mình về những vấn đề vô cùng đa dạng. Các blogger nổi tiếng được hàng nghìn hay hàng trăm nghìn người theo dõi. Chính việc xuất hiện blogging đã khiến người dân có quyền lực hơn trong thế giới hiện đại. Tác giả gọi hiện tượng này là tổ chức từ dưới lên, khi người dân càng ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn tới chính phủ của mình. Cuối cùng, tác giả lấy ví dụ về trang web Wikipedia.com một trang web cho phép cộng đồng tải nội dung lên mạng mà không xác định được ai là người gửi một thông tin nhất định. Trang web đã khiến cho việc tiếp cận các thông tin trở nên dễ dàng hơn, đa chiều hơn.

Nhân tố làm phẳng thứ 5: Thuê làm bên ngoài; Y2K

Cho những ai chưa biết, Y2K là sự kiện do lỗi của các kỹ sư phần mềm do muốn tiết kiệm bộ nhớ máy tính nên khiến cho đồng hồ bên trong máy tính chỉ hiển thị 6 chữ số. Do đó đến ngày 1/1/2000, thay vì hiển thị đúng thời gian, máy tính sẽ hiển thị 1/1/1900. Do lỗi đó, toàn bộ số lượng máy tính trên thế giới cần được sửa lại. Và đó là một công việc khổng lồ. Chớp lấy cơ hội này, Ấn Độ cùng với lực lượng lao động giá rẻ của mình đã được các công ty Mỹ thuê ngoài công việc viết lại chương trình cho máy tính tính. Và cơ hội này đã không chỉ làm Ấn Độ hưởng lại tức thời mà nó còn tạo ra lòng tin của các công ty Mỹ với nhân lực Ấn Độ và với việc thuê làm bên ngoài.

Nhân tố làm phẳng thứ 6: Chuyển sản xuất ra nước ngoài.

Cùng với các giá trị đem lại của việc thuê làm ngoài, các công ty Mỹ bắt đầu nghĩ vì sao họ không chuyển các công việc sản xuất có giá trị thấp sang các nước có nhân công giá rẻ hơn, chỉ giữ lại những công việc đòi hòi nghiên cứu sáng tạo ở lại Mỹ do có nguồn lao động chất lượng cao đảm nhận. Và thế là làn sóng chuyển sản xuất ra nước ngoài được hình thành, và đích đến không đâu khác chính là Trung Quốc, quốc gia đông dân nhất thế giới và lương nhân công cũng thấp bậc nhất thế giới cùng với việc loại bỏ được một số các chi phí như y tế, bảo hiểm, ...Trong chương này, tác giả cũng mô tả quá trình đổi mới, phát triển của Trung Quốc ngày càng diễn ra một cách nhanh chóng, cùng với sự thay đổi trong mô hình nhà nước Trung Quốc, tác giả cảnh báo các quốc gia như Mỹ và châu Âu nên chạy nhanh chân hơn nếu không muốn bị Trung Quốc vượt mặt.

Nhân tố làm phẳng thứ 7: Chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng giúp cho việc cung cấp hàng hóa đến tay người tiêu dùng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Bây giờ bạn có thể ngồi ở nhà và đặt một món hàng bên Mỹ một cách dễ dàng.

Nhân tố làm phẳng thứ 8: Thuê bên ngoài làm

Đây là một khái niệm mà thoạt đầu ta sẽ dễ nhầm lẫn với khái niệm thuê làm bên ngoài. Thực chất hai khái niệm đó hoàn toàn khác nhau. Thuê làm bên ngoài tức là bạn có một công việc tẻ nhạt, giá trị thấp và bạn muốn thuê người khác làm cho mình. Tuy nhiên, thuê bên ngoài làm lại là việc bạn có một công việc không thể tự làm và phải thuê bên một bên khác để thực hiện cho mình. Tác giả lấy ngay một công ty điển hình của dịch vụ thuê bên ngoài làm là UPS.

Nhân tố làm phẳng thứ 9: Cung cấp thông tin

Việc này khiến cho việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn đối với các cá nhân, các công ty. Sử dụng các thông tin này, các công ty như Google có thể biết lý lịch của bạn hay thậm chí sở thích của bạn, từ đó google sẽ bán các dữ liệu này để các công ty cung cấp các sản phẩm phù hợp với sở thích của bạn tới được với bạn. Đối với các công ty nhỏ, việc được tiếp cận với các công ty này khiến họ trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng, từ đó có thể thậm chí cạnh tranh với những tên tuổi trong lĩnh vực đó.

Nhân tố làm phẳng thứ 10: Các nhân tố xúc tác (di động, số hóa, ảo hóa)

Đó là các chất xúc tác trong việc làm cho kết nối giữa mọi người trở nên dễ dàng hơn; khiến năng suất lao động trở nên cao hơn và cho phép mọi người làm việc với nhau từ khoảng cách rất xa mà như đang cùng ở trong một căn phòng.

Chương 3: Ba sự hội tụ.

Chương 4: Sự sắp xếp vĩ đại.

Hai phần trên tôi đọc nhưng không hiểu và không thấy hứng thú lắm nên xin phép được bỏ qua.

Phần 2: Mỹ và thế giới phẳng

Chương 5: Mỹ và tự do thương mại

Trong chương này, tác giả bàn về tác động của tự do thương mại đối với Mỹ. Khi thế giới trở nên phẳng, thay vì áp dụng chủ nghĩa bảo vệ kinh tế, nước Mỹ nên mở của tự do với thế giới. Về nỗi lo sợ công nhân Mỹ sẽ bị mất việc trong tự do thương mại, tác giả cho rằng dù nước Mỹ sẽ gặp nhiều cạnh tranh hơn nhưng chiếc bánh cũng lớn hơn và nước Mỹ có một lợi thế có thể sản xuất ra các công nhân có tay nghề cao, sức sáng tạo lớn hơn các nước khác.

Chương 6: Những kẻ tiện dân

Tác giả đã chỉ ra một sự thật là các công việc biến mất không phải vì nó bị chuyển làm thuê bên ngoài, mà bởi vì đó là những công việc có thể bị thay thế. Chính vì vậy, trong thế giới phẳng, một kẻ tiện dân – những người thực hiện các công việc không thể bị thay thế – theo cách dùng từ của tác giả là những người sống sót. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở người dân Mỹ phải hướng tới những công việc không thể bị thay thế, trở thành những kẻ tiện dân trong một thế giới phẳng.

Chương 7. Bán cầu não phải

Chương này tác giả bàn về giáo dục, về cách chúng ta giáo dục con em mình. Nền giáo dục phải thay đổi từ chỗ nhồi nhét học sinh sang tạo hứng thú cho học sinh. Theo ý kiến tác giả, CQ + EQ > IQ, tức là sự thông minh không quan trọng bằng sự hiếu học và niềm đam mê. Do đó, nền giáo dục phải tạo được sự hứng thú, khiến các em học sinh trở nên hiếu học và theo đuổi đam mê của mình. Trong thế giới cũ, việc phát triển kiến thức học sinh, phát triển não trái là tất cả đối với nền giới dục; tuy nhiên, trong thế giới phẳng, nền giáo dục phải phát triển cho các em bán cầu não phải cũng quan trọng như phát triển bán cầu não trái. Vì các nước ngoài Mỹ có thể thực hiện các công việc liên quan tới não trái tốt hơn nên nước Mỹ phải thực hiện các công việc liên quan tới não phải tốt hơn để có thể tiếp tục phát triển.

Chương 8. Cuộc khủng hoảng thầm lặng

Một cuộc khủng hoảng thầm lặng đang diễn ra là lời cảnh báo của Friedman cho nước Mỹ. Giờ đây, nước Mỹ rất giàu có nhưng từ đó cũng có hệ lụy là thế hệ thanh niên sa vào tâm lý thụ hưởng, không tiếp tục tham gia nghiên cứu khoa học mà chỉ tập trung vào các ngành kinh tế. Theo tác giả, khoa học chính là động lực để nước Mỹ phát triển, việc thế hệ trẻ không thích làm khoa học chính là dấu hiệu thầm lặng của một cuộc khủng hoảng mà Mỹ sẽ phải hứng chịu nếu không có thay đổi phù hợp.

Chương 9. Đây không phải là một cuộc diễn tập

Trong chiến tranh Lạnh do luôn đối diện với các đe dọa từ phía Nga, loa đài thường xuyên thực hiện các bản tin phát thanh với nội dung diễn tập đề phòng tình trạng chiến tranh đổ ra, nhưng chiến tranh đã không xảy ra, không lần nào người ta phải nói "Đây không phải là một cuộc diễn tập". Chính trong tình cảnh đó, mọi người tích cực đề cao tinh thần cảnh giác, tập trung vào phát triển đất nước. Nhưng giờ đây, trong thế giới phẳng, không còn mối đe dọa dình dập nào, thay vào đó là các dịch vụ tiện ích từ các công ty với dịch vụ được thuê làm ngoài. Không còn đe dọa, người dân trở nên không còn cảnh giác và tập trung phát triển đất nước mà tập trung vào hưởng thụ sự giàu có của đất nước. Do đó tác giả muốn gióng lên hồi chương cảnh tỉnh cho người dân Mỹ, rằng họ nên cảnh tỉnh lại.

Phần 3. Các nước đang phát triển và thế giới phẳng

Trong phần này của cuốn sách, tác giả nói về sự phát triển của những nước đang phát triển trong làn sóng toàn cầu hóa. Các nước như Trung Quốc, Ấn Độ,... đã từ bỏ con đường cũ và dần đi theo con đường toàn cầu hóa khiến nền kinh tế ngày một phát triển hơn và chiếm được ngày càng nhiều thị phần trên thị trường thế giới

Phần 4. Các công ty và thế giới phẳng

Chương 11. Các công ty đối phó như thế nào?

Trong chương này, tác giả nêu ra một số quy tắc và chiến lược cho các công ty trong thế giới phẳng:

#1: Khi cảm thấy áp lực thay đổi, hãy tự trau dồi kỹ năng cho mình chứ đừng dựng rào cản

Cùng với sự phát triển của internet, các công ty nhỏ hoặc các người làm nghề tự do bây giờ có thể cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn. Do đó, các công ty lớn khi cảm thấy bị cạnh tranh thì hãy thay đổi, đừng tìm cách kìm hãm đối thủ không cho phát triển vì có vô số đối thủ mà công ty không thể kìm hãm nổi, đồng thời, việc kìm hãm sự phát triển chỉ làm công ty tốn tiền, tụt hậu hơn so với thị trường

#2: Các công ty nhỏ hãy sử dụng lợi thế của các công cụ mới để hợp tác với nhau cùng phát triển và cạnh tranh trực tiếp với các công ty lớn

Trong thế giới phẳng, các công ty nhỏ có điều kiện để hợp tác với nhau cùng phát triển và chia sẻ miếng bánh thị trường cùng với các công ty lớn.

#3: Các công ty khổng lồ phải làm những việc nhỏ nhặt để công ty có thể thu hút được khách hàng

Trong thế giới phẳng, mỗi cá nhân đều có một tính cách riêng, không ai giống ai. Do đó, các công ty nên để khách hàng góp ý, tham gia vào quá trình sáng tạo ra các sản phẩm mới phù hợp hơn với từng người dùng. Từ đó, công ty có thể phục vụ nhiều hơn các loại khách hàng, thu hút nhiều khách hàng hơn.

#4: Các công ty nên cộng tác với nhau để tạo ra các giá trị mới

Hãy làm những công việc mà công ty mình thực sự giỏi nhất và hợp tác với các đối tác khác thực hiện những công việc trong chuỗi sản xuất mà mình không giỏi làm. Việc làm đó khiến đôi bên cùng có lợi và tạo ra nhiều giá trị hơn cho công ty

#5: Tự chụp X-Quang cho mình rồi bán lại kết quả cho khách hàng

Mỗi công ty phải biết rõ về cơ cấu tổ chức của mình, tối ưu hóa cơ cấu của mình và sẽ giảm được một lượng lớn các chi phí không hiệu quả trong công ty

#6: Sử dụng thuê ngoài như một công cụ để chiến thắng

Các công ty thông minh không sa thải nhân viên để tiết kiệm chi phí mà họ dùng số tiền đó để thuê bên ngoài làm một cách hiệu quả hơn, giảm chi phí làm những công việc mình không giỏi nhất và đạt được hiệu quả cao hơn

#7: Thuê ngoài là một chiến lược của những người có lý tưởng.

Phần 5: Địa chính trị và thế giới phẳng

Chương 12. Thế giới không phẳng

Tác giả chỉ ra rằng, thế giới đan trở lên phẳng hóa nhờ có công nghệ nhưng ông cũng thừa nhận thế giới không phẳng. Thế giới đang trở lên phẳng hóa với một tốc độ rất nhanh nhưng thế giới là không phẳng với 2 loại người: Quá ốm yếu hoặc chính phủ địa phương quá tệ hại đến mức mà người dân không còn tin tưởng.

Với những người thuộc nhóm quá ốm yếu. Họ hoặc cha mẹ họ mắc những căn bệnh như HIV-AIDS,...Những con người này phải sống trong nghèo đói, không tiếp cận được với internet và công nghệ. Do đó, họ không có cơ hội để phát triển. Đồng thời, tác giả còn cảnh báo chúng ta về các đại dịch có thể xảy ra với tốc độ nhanh khủng khiếp khi thế giới đã gần như hoàn toàn phẳng. Khi đó, khó có một biện pháp hữu hiệu để khắc phục hậu quả của các đại dịch này.

Với những người thuộc nhóm có chính phủ địa phương quá mục nát và họ lại không có quyền lực. Những người này dần trở nên không tin tưởng vào chính quyền, không tin tưởng và nhà nước của họ. Họ đứng lên, lên tiếng chỉ trích nhà nước không phải vì muốn chống lại nhà nước mà muốn nhà nước lắng nghe họ, tạo điều kiện cho họ phát triển.

Tác giả cũng nói đến vấn đề tôn giáo, ô nhiễm môi trường cũng chính là những biểu hiện của thế giới không phẳng. Về tôn giáo, tác giả giải thích sự hình thành của các tư tưởng thù nghịch của giới tôn giáo nhắm vào các nước Mỹ và châu Âu. Về ô nhiễm môi trường, tác giả lấy ra một ví dụ điển hình là Trung Quốc với việc tiêu thụ quá nhiều dầu mỏ, đã khiến môi trường bị hủy hoại; đồng thời tác giả cũng kêu gọi nước Mỹ phải tìm ra các nguồn năng lượng sạch để thay thế dầu mỏ.

Chương 13. Toàn cầu hóa và các yêu tố địa phương.

Trong chương này, tác giả nêu ra quan điểm rằng xu hướng toàn cầu hóa sẽ không phải là nhân công các nước khác có thể đến Mỹ làm việc, toàn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net