Bức tượng đài hào hùng, hào hoa, bi tráng của người lính Tây Tiến

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khổ 3
Đất nước Việt Nam ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Để có được nền độc lập tự do như ngày hôm nay là là nhờ lao to lớn của biết bao người chiến sĩ đã hi sinh thân mình bảo về tổ quốc. Hình ảnh người lính bước vào thơ ca cách mạng Việt Nam từ đó cũng đã trở thành một chủ đề lớn mà rất nhiều ngòi bút hướng tới. Tây Tiến của Quang Dũng cũng là một trong những bài thơ như thế. Bài thơ là nỗi nhớ của nhà thơ về thời gian gắn bó với đoàn binh Tây Tiến. Đặc trong đoạn thơ thứ ba, nhà thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng mà bi tráng, hi sinh thân mình cho tổ quốc tự do.
        Bài thơ “Tây Tiến” ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947. Có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào. Đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch.Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội. Chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ. Nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến. Cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu. Tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.
      Anđecxen    đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ . Còn Quang Dũng nhặt những mảnh vỡ của hiện thực khốc liệt mà góp nên trang .  Trên cái nền thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng trữ tình người lính Tây Tiến hiện lên với vẻ đẹp của một bức tường đài hào hùng hào hoa lãng mạn và rất đỗi bi tráng:

                         “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

                            Quân xanh màu lá dữ oai hùm

                            Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                            Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm “

       Hình tượng người lính Tây Tiến xuất hiện với một ngoại hình vô cùng độc đáo “ không mọc tóc “ – “ quân xanh màu lá “ . Làn da xanh mái tóc không mọc đều do bệnh sốt rét rừng , nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh người lính chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn vất vả . Quang Dũng không che giấu đi gian khổ mà còn làm sống lại hình ảnh đoàn vệ quốc quân buổi đầu kháng chiến chống Pháp . Người lính Tây Tiến ốm đau, tiều tụy, đầu trọc “không mọc tóc” , da dẻ xanh xao, héo úa “quân xanh màu lá”. Ma thiêng nước độc của Tây Bắc thật khủng khiếp. Lam sơn chướng khí núi rừng và hậu quả của sốt rét rừng ác tính, của đói rét, gian khổ đã bào mòn đi sức trẻ của những người lính. Sốt rét là một thực tế khắc nghiệt. Thơ ca kháng chiến chống Pháp không ít những lần nhắc đến như thế:
Khép lại những trang thơ về chân dung người lính trong chiến tranh, tác giả lại viết tiếp về những hiện thực khốc liệt nhất của chiến tranh;
   “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
       Ở câu thơ này, hiện thực bi thảm của chiến tranh đã phần nào được khắc họa rõ nét với nhịp thơ 2/2/3 kết hợp cùng những cụm từ như “rải rác”, “biên cương”, “mồ viễn xứ” dường như đã đưa sự bi thảm của chiến tranh lên tới tận cùng
     “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
      Ta biết Tây Tiến là một quân đoàn được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt- Lào. Không giống như những quân đoàn khác “Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” mà phần lớn tầng lớp tham gia nhập ngũ đều là những thanh niên, tri thức trẻ trong độ tuổi mười tám, đôi mươi. Nhưng vì ý chí chiến đấu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” nên các anh sẵn sang hy sinh thân mình, ra đi để bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
                      “Áo bào thay chiếu anh về đất”   “Áo bào” trong suy nghĩ của ta chính là áo của vua chúa thường mặc nhưng thử hỏi trên chiến trường khói lửa ta tìm đâu ra một manh áo bào? Những từ Hán- Việt kết hợp với cụm từ “áo bào” đã hình tượng hóa sự hy sinh của những người chiến sĩ Tây Tiến, các anh như những tráng sĩ trong thi ca cổ đại mặc cho “da ngựa bọc thây nơi xa trường” nhưng quyết “nhất khứ bất phục hoàn”. Cụm từ “anh về đất” nghe qua nhẹ nhàng, êm ả là thế nhưng khi ngẫm lại bi thảm biết nhường nào. Qua đó ta thấy câu thơ đã thể hiện những hiện thực khốc liệt mà người lính Tây Tiến phải trải qua. Tuy nhiên qua cái nhìn đầy lãng mạn của người thi sĩ, người chiến sĩ cầm bút Quang Dũng hiện thực ấy hiện lên rất đỗi hào hùng đồng thời cũng thành công gợi lên trong tim bạn đọc những tình cảm sâu sắc, chân thật nhất để người đọc thấm thía hơn sự hy sinh cao cả “vì nước quên thân” của những con người sẵn sàng hy sinh thân mình .

         Hình ảnh sông Mã lại được tái hiện qua âm thanh “ gầm “ lên “ khúc độc hành “ cùng với nghệ thuật nhân hóa sông Mã trở thành chứng nhận lịch sử đồng thời là người bạn bí ẩn gần gũi với người lính Tây Tiến . Sông Mã đã thay hồn sông núi đưa tiễn người lính về với đất Mẹ, nó như đang tấu lên khúc nhạc oai hùng đánh dấu thời khắc người lính nhập mộ trên sông núi vừa bi tráng vừa lãng mạn .Câu thơ như tiếng kèn bi tráng tiễn đưa linh hồn người lính về nơi đất mẹ vĩnh hằng với bao tiếc thương, ngậm ngùi, bi phẫn :

Thơm rất xa theo gió thoảng hương trầm

Cây trầm đẹp như cuộc đời chiến sĩ

Sống tươi tốt bao niềm tin bình dị

Thân hy sinh thơm đất thơm trời

(Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu)

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đà hoá núi sông ta

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

                Tiếng gầm của con sông Mã đặt trong âm hưởng của toàn bài thơ đã tô đậm thêm sự hào hùng dữ dội của thiên nhiên và người lính Tây Tiến . Và đúng như Phan Quế nhận xét :  “ Câu thơ như một tuyệt bút về thiên nhiên sông Mã . Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay đến thế .âm vang của câu thơ là khí kết của con sông chiến trận quả cảm  và dũng cảm trong khúc độc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ cho tứ thơ . “
          Tây Tiến là bài thơ, là tấm lòng của những người chiến binh Tây Tiến. Bài thơ có nhạc, họa ,  bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh mất mát, đau thương là niềm kiêu hãnh anh hùng. Nửa thế kỉ đã qua, bài thơ ngày một thêm sáng giá và đoạn thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến đã trở thành một hoài niệm khó quên của một thời kì lịch sử hào hùng trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

                     Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

                                                  (Chính Hữu)

          Sốt rét đến “Má anh vàng nghệ” (Tố Hữu), đến “Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật/ Đâu còn tươi nữa những ngày xanh” (Thôi Hữu)… Còn lính Tây Tiến sốt rét đến rụng hết tóc trông đến kỳ dị . Biện pháp đảo ngữ “ đoàn binh “ và  cách nói khẩu khí “ không mọc tóc “ làm nổi bật ngoại hình người lính Tây Tiến kiêu hãnh kiêu hùng đè bẹp mọi hiểm nguy của đoàn binh vệ trọc .Tại núi rừng Tây Bắc, các anh dắt ngọn cỏ , nhánh cây xung quanh mình để ngụy trang , tránh khỏi sự phát hiện của quân giặc . Núi rừng Tây Bắc che chở các anh , bảo vệ các anh , để các anh hòa cùng một màu xanh , trở thành một phần của thiên nhiên , núi rừng.

                                     Núi giăng thành lũy sắt dày          

                               Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù rừng

                  Chiến tranh đi liền với đau thương với khó khăn tuy vậy họ có một ý chí ngang tàng “ dữ oai hùm “  Đồng thời sử dụng Chữ “đoàn binh” chứ không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng, trong đó có dáng dấp của “Quân đi điệp điệp trùng trùng” trong thơ Tố Hữu, của “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Sức mạnh ba quân nuốt trôi trâu) trong thơ Phạm Ngũ Lão. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt . Và cũng oai phong lẫm liệt biết chừng nào được thể hiện trong hình ảnh “dữ oai hùm” ấy – oai hùm là oai hổ, chúa sơn lâm thường ngự trị, tung hoành ngang dọc nơi chốn rừng thiêng:

Trong hang tối mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi

Ta biết ta là chúa tể cả muôn loài

Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi

(Thế Lữ)

                      Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ.  . Ngoại hình và ý chí dường như đã có sự đối lập , người lính Tây Tiến tuy ốm yếu nhưng ý chí dữ dằn như hổ báo làm cho kẻ thù khiếp sợ.  Người lính Tây Tiến không chỉ hào hùng mà còn có một tâm hồn  lãng mạn “ gửi mộng “ và “ đêm mơ “ . Người lính gửi “ mộng “ giấc mộng chiến công , lập công giành được chiến thắng . Họ “ mơ “ về Hà Nội , nhớ về quê hương , giấc mơ về Hà Nội “Đêm mơ Hà Nội”. Hà Nội là quê hương của người lính cũng là thủ đô yêu dấu. Hà Nội của cả nước, của biết bao vần thơ trong nỗi nhớ.
           Quang Dũng đã khéo léo trong cách sắp xếp từ ngữ khi miêu tả vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến từ “ mộng “ đứng trước từ “ mơ “ nhiệm vụ cao cả đặt lên trên tình cảm cá nhân . Từng một thời bài thơ Tây Tiến bị xem là “có vấn đề” cũng vì chất mộng mơ trong hai câu thơ này. Nhưng thời gian đã chứng minh cho sự bất tử của nó, chất lãng mạn chính là liều thuốc tinh thần cho người lính vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt thời bấy giờ. Đó là lãng mạn cách mạng chứ không phải là cái lãng mạn kiểu “mộng hão”, “mộng rớt” của giai cấp tiểu tư sản như Hoài Thanh và một số nhà phê bình từng nhận xét. Và chính đó là động lực là nguyên nhân sâu xa để người lính trở nên dũng cảm và đa tình hơn trong khói lửa chiến tranh . Sau này trong bài “ Đất nước “ Nguyễn Đình Thi cũng đã viết :

                      “ Những đêm dài hành quân nung nấu

                        Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu “
Khép lại những trang thơ về chân dung người lính trong chiến tranh, tác giả lại viết tiếp về những hiện thực khốc liệt nhất của chiến tranh;
   “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”
       Ở câu thơ này, hiện thực bi thảm của chiến tranh đã phần nào được khắc họa rõ nét với nhịp thơ 2/2/3 kết hợp cùng những cụm từ như “rải rác”, “biên cương”, “mồ viễn xứ” dường như đã đưa sự bi thảm của chiến tranh lên tới tận cùng
     “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
      Ta biết Tây Tiến là một quân đoàn được thành lập vào năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt- Lào. Không giống như những quân đoàn khác “Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau” mà phần lớn tầng lớp tham gia nhập ngũ đều là những thanh niên, tri thức trẻ trong độ tuổi mười tám, đôi mươi. Nhưng vì ý chí chiến đấu “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” nên các anh sẵn sang hy sinh thân mình, ra đi để bảo vệ Tổ quốc thân yêu.
                      “Áo bào thay chiếu anh về đất”   “Áo bào” trong suy nghĩ của ta chính là áo của vua chúa thường mặc nhưng thử hỏi trên chiến trường khói lửa ta tìm đâu ra một manh áo bào? Những từ Hán- Việt kết hợp với cụm từ “áo bào” đã hình tượng hóa sự hy sinh của những người chiến sĩ Tây Tiến, các anh như những tráng sĩ trong thi ca cổ đại mặc cho “da ngựa bọc thây nơi xa trường” nhưng quyết “nhất khứ bất phục hoàn”. Cụm từ “anh về đất” nghe qua nhẹ nhàng, êm ả là thế nhưng khi ngẫm lại bi thảm biết nhường nào. Qua đó ta thấy câu thơ đã thể hiện những hiện thực khốc liệt mà người lính Tây Tiến phải trải qua. Tuy nhiên qua cái nhìn đầy lãng mạn của người thi sĩ, người chiến sĩ cầm bút Quang Dũng hiện thực ấy hiện lên rất đỗi hào hùng đồng thời cũng thành công gợi lên trong tim bạn đọc những tình cảm sâu sắc, chân thật nhất để người đọc thấm thía hơn sự hy sinh cao cả “vì nước quên thân” của những con người sẵn sàng hy sinh thân mình .
         Hình ảnh sông Mã lại được tái hiện qua âm thanh “ gầm “ lên “ khúc độc hành “ cùng với nghệ thuật nhân hóa sông Mã trở thành chứng nhận lịch sử đồng thời là người bạn bí ẩn gần gũi với người lính Tây Tiến . Sông Mã đã thay hồn sông núi đưa tiễn người lính về với đất Mẹ, nó như đang tấu lên khúc nhạc oai hùng đánh dấu thời khắc người lính nhập mộ trên sông núi vừa bi tráng vừa lãng mạn .Câu thơ như tiếng kèn bi tráng tiễn đưa linh hồn người lính về nơi đất mẹ vĩnh hằng với bao tiếc thương, ngậm ngùi, bi phẫn :

Thơm rất xa theo gió thoảng hương trầm

Cây trầm đẹp như cuộc đời chiến sĩ

Sống tươi tốt bao niềm tin bình dị

Thân hy sinh thơm đất thơm trời

(Nấm mộ và cây trầm – Nguyễn Đức Mậu)

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đà hoá núi sông ta

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

                Tiếng gầm của con sông Mã đặt trong âm hưởng của toàn bài thơ đã tô đậm thêm sự hào hùng dữ dội của thiên nhiên và người lính Tây Tiến . Và đúng như Phan Quế nhận xét :  “ Câu thơ như một tuyệt bút về thiên nhiên sông Mã . Tôi chưa đọc câu thơ nào viết về sông Mã hay đến thế .âm vang của câu thơ là khí kết của con sông chiến trận quả cảm  và dũng cảm trong khúc độc binh lửa của mình mà tạo nên chất hiệp sĩ cho tứ thơ . “
          Tây Tiến là bài thơ, là tấm lòng của những người chiến binh Tây Tiến. Bài thơ có nhạc, họa ,  bên cạnh cái bi là cái hùng, bên cạnh mất mát, đau thương là niềm kiêu hãnh anh hùng. Nửa thế kỉ đã qua, bài thơ ngày một thêm sáng giá và đoạn thơ khắc họa đoàn quân Tây Tiến đã trở thành một hoài niệm khó quên của một thời kì lịch sử hào hùng trong buổi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tho