Mộ chí Tây Tiến và lời thề son sắt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khổ 4
Một bản nhạc hay là một bản nhạc không chỉ đoạn điệp khúc hay đoạn mở đầu hay mà đoạn cuối cũng phải hay, một tác phẩm văn học hay là một tác phẩm không chỉ hay phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc cũng mang tính gợi mở hay hướng người đọc tưởng tượng đến một viễn cảnh nọ. Bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có những đoạn nói về những cuộc hành quân gian khổ, những đêm liên hoan văn nghệ hay bức tượng đài người lính Tây Tiến rất ý nghĩa, rất hay. Thế nhưng lại có rất ít người biết rằng bốn câu thơ cuối bài thơ cũng rất đáng được chú ý. Bởi đây là một đoạn thơ thể hiện được tấm lòng của nhà thơ dành cho Tây Tiến.
       Bốn câu thơ cuối với chất giọng nhỏ nhẹ như lời tâm sự nhưng vẫn mang âm hưởng hào hùng đầy khí phách và khái quát lại những ngày Tây Tiến và những kỷ niệm không thể nào phai nhòa trong tâm trí nhà thơ
                Tây Tiến người đi không hẹn ước
                 Đường lên thăm thẳm Một chia phôi
               Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

              Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi
  Nhà thơ nhắc đến Tây Tiến với hình ảnh người đi không hẹn ước ta có thể hiểu đây là những người lính Tây Tiến Ra Đi Không hẹn trước ngày về với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh . Thần ấy đã trở thành học khí của cả một thế hệ như lời bài hát Đoàn vệ Quốc Quân một lần ra đi nào có sá chi đâu ngày trở Về .... Gọi ta liên tưởng đến hình ảnh của tráng sĩ xưa
           Tránh sỉ nhất khứ bất phục hoàn
     Đồng thời người đi không hẹn ước còn có thể hiểu là những người lính đi không hẹn ước nhưng họ cùng chung lý tưởng chiến đấu chính điều đó lại khiến cho những con người không hẹn ước mà được quy tụ trở thành một quân đoàn với cái tên hết sức đáng yêu mà kiêu hãnh Tây Tiến . Khi nào đến Tây Tiến Quang Dũng lại nhớ đến hình ảnh đường lên thăm thẳm Một chia phôi . Từ láy thăm thẳm vừa diễn tả cái không gian xa xôi vừa diễn tả những thăm thẳm trong lòng một nỗi nhớ nhung chủ yếu theo cách nào người đọc đều có thể cảm nhận được một tình cảm sâu sắc của nhà thơ dành cho đoàn binh Tây Tiến vừa khơi gợi lên cái mạch chảy xót xa buồn thương trong lòng độc giả
             Bài thơ khép lại bằng tinh thần của thời đại Tây Tiến nhất khu bất phục Hoàn với Lời thề son sắc các người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào có khốc liệt đến mấy đi chăng nữa thì những chiến sĩ Tây Tiến phần gắn bó máu thịt với cuộc chiến xâm lược
                     Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
                   Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi
   Dường như nhà thơ thể hiện tâm nguyện âm thầm thủy chung son sắc của tất cả những ai đến Tây Tiến trong lòng họ thời gian gắn bó với trung đòn với miền Tây là khoảng thời gian đẹp nhất trân quý nhất . Mùa xuân ấy, khi “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông” (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân. . Đó là lời thề, là quyết tâm của cả một thế hệ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Các anh đã giã biệt quê hương. Những ai còn ai mất sau những tháng ngày đầy máu lửa? Bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh, người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến . Mùa xuân ở đây là mùa xuân năm 1947, mùa xuân của tuổi trẻ- một tuổi trẻ, một mùa xuân đẹp vô cùng với bao lí tưởng, khát vọng. Khi nói đến “hồn” ta rất khó có thể đi sâu vào định nghĩa nhưng có thể hiểu đơn giản đó là nơi sâu thẳm nhất của con người. Người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân đầy gian nan, vất vả đã “rải rác biên cương mồ viễn xứ”- thân thể của họ đã ra đi, được hòa vào làm một với đất mẹ thương yêu. Ta có thể hiểu tuy họ đã hy sinh nhưng linh hồn họ vẫn luôn đồng hành trên suốt chặng đường hành quân, chiến đấu cùng những đồng chí, đồng đội. Dù các anh có ra đi nhưng trong tâm tưởng những người ở lại, các anh vẫn luôn là một tồn tại đẹp đẽ, thiêng liêng nhất. Sự hy sinh anh dũng của những chiến sĩ bộ đội cụ Hồ là sự hy sinh cao đẹp của tuổi trẻ, là tấm gương soi đường, chỉ lối cho thế hệ mai sau học tập và noi theo.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#tho