Bát kỳ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bát kỳ…
Bát Kỳ hay Bát kỳ Mãn Châu (tiếng Mãn Châu:  jakūn gūsa, chữ Hán: 八旗, bính âm: baqí) là một chế độ tổ chức quân sựđặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh (sau này), đặc trưng của Bát Kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự.
Bát Kỳ ban đầu là danh xưng dùng để chỉ về Bát Kỳ Mãn Châu hay Mãn Kỳ sau đó được phát triển thêm Mông Cổ Bát Kỳ và Hán Tộc Bát Kỳ vì vậy gọi chung là Bát Kỳ (không phân biệt). Đây là một tổ chức quân sự đặc sắc của người Mãn Châu và cũng là đội quân hùng mạnh trong lịch sử Trung Hoa đã đóng góp công lao to lớn trong cuộc chính chiến giữa nhà Thanh và nhà Minh. Chế độ Bát Kỳ do Nỗ Nhĩ Cáp Xích sáng lập và được hoàn thiện dưới thời kỳ trị vì của Hoàng Thái Cực.
Vào thời đầu, của người Mãn Châu, hệ thống quân sự Kỳ Binh sinh hoạt trên căn bản hiện hữu từ xưa là Binh Nông Hợp Nhất, tức kết hợp giữa nông dân và binh lính, mỗi nông dân phải phục vụ cho quân đội trong một thời gian đã được quy định trước.
Trước đó nhà Minh khi còn ảnh hưởng đến khu vực Mãn Châu đã áp dụng mô hình quản lý các đơn vị hành chính ngoại biên (các bộ lạc) để dễ kiểm soát, theo đó trên cứ 10 người thì được xem là một đơn vị cơ sở, gọi là "Tập", và 10 "Tập" hợp lại thành một đơn vị gọi là "Trại" (gồm 100 người). Lúc này, số lượng người của bộ lạc còn ít thì chính quyền Minh chỉ quản lý các bộ lạc Nữ Chân theo hình thức là "Tập" và "Trại".
Hình thức này được các thủ lĩnh Mãn Châu áp dụng và tồn tại đến thời của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, các bộ lạc nhanh chóng phát triển thông qua các cuộc chiến tranh chinh phục hoặc hôn nhân mang tính chính trị (lãnh thổ và dân số của các bộ lạc có sự biến đổi do sát nhập, hợp nhất hoặc thông qua các liên minh). Hình thức "Tập" và Trại" không còn phù hợp với sự phát triển của các bộ lạc, vì thế, các cứ và cách thức tổ chức của nhà Minh và bản địa hóa, Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã xây dựng hình thức tổ chức xã hội bộ lạc mới là Kỳ (Gūsa) và chế độ Bát kỳ. Trước tiên chỉ có bốn Kỳ là Hoàng, Hồng, Lam, Bạch. Về sau lại tăng lên bốn kỳ nữa là Tương Hoàng, Tương Lam, Tương Bạch, Tương Hồng. Trên cơ sở đó đã hình thành chế độ Bát Kỳ nổi tiếng trong lịch sử, một chế độ kết hợp giữa binh và nông.
Nỗ Nhĩ Cáp Xích là thống soái tối cao của Bát Kỳ. Con cháu của ông ta là thủ lĩnh của mỗi một Kỳ. Mỗi Kỳ Chủ phải trực tiếp nghe theo mệnh lệnh của Đại Hãn, quyền lực và địa vị chỉ thấp hơn Đại Hãn mà cao hơn tất cả mọi người. Điều đặc biệt là những vị tướng lãnh đạo dưới trướng của ông không phải theo kiểu cha truyền con nối một cách đương nhiên (mặc dù tất cả đều là con cháu của ông) mà do chính ông bổ nhiệm trên cơ sở tài năng và chiến công. Các bộ lạc thành viên trong tất cả các Kỳ không nắm giữ tất cả một vùng, hay không chiến đấu thành đơn vị hợp nhất. Khi yêu cầu một cuộc hành quân, thì được thiết lập dưới các kỳ khác nhau. Những sự phân chia này chủ yếu hạn chế nguy cơ các bộ lạc ly khai hay không tuân lệnh.
Về biên chế, theo quy định của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, mọi người dân trong các bộ lạc Nữ Chân đều quy thuộc biên chế tổ chức nhân sự vào một trong 8 nhóm bộ lạc, được gọi là các "Kỳ" mà mỗi kỳ này là tập hợp tổ chức các bộ lạc, vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự. Về căn bản, ông vẫn giữ nguyên hình thức bộ lạc, vẫn duy trì chế độ tù trưởng (mà người Nữ Chân gọi là Beile: âm Hán Việt: Bối Lặc), nhưng căn cứ theo số lượng người Nữ Chân có trong các bộ (bộ lạc), phân chia trên cơ sở như sau:
Cứ 300 nam giới được tổ chức thành một Ngưu Lộc (tiếng Mãn Châu: Niru). Người đầu mục của niru được gọi là Ngưu Lộc Ngạch Chân, (Niru-i Ejen) (hay còn gọi là Tiển Chủ, danh xưng Hán Việt là Tá Lãnh).
Cứ 05 Ngưu Lộc hợp lại thành một Giáp Lạt (Jalan) do một Giáp Lạt Ngạch Chân (Jalan-i Ejen), danh xưng Hán Việt là Tham Lĩnh) chỉ huy.
Và cứ 05 Giáp Lạt sẽ hợp lại thành một đơn vị gọi là Kỳ hay Cố Sơn (Gūsa). Chỉ huy một kỳ là một Cố Sơn Ngạch Chân (Gūsa Ejen) (danh xưng Hán Việt: Đô Thống) danh xưng thường gọi là Kỳ chủ.
Ở các kỳ quan trọng còn có thêm 2 đơn vị là Mai Lặc (Meiren) (phiên âm Hán Việt:), gồm 10 Ngưu lộc hợp thành, do một Mai Lặc Ngạch Chân(Meiren-i Ejen) chỉ huy. Các Mai Lặc Ngạch Chân sẽ giữ vai trò phụ tá cho Kỳ chủ.
Thông thường, các kỳ còn được đặt dưới quyền quản lý của các bối lặc (tù trưởng) thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Các Bối lặc này được xem là có địa vị cao hơn các bối lặc khác, nên còn được gọi là các Hòa thạc Bối lặc (Holson Belei).
Theo phân chia thứ bậc, trong Bát kỳ này lại có sự phân chia thứ bậc nhất định:
Đại hãn trực tiếp nắm giữ Chính Hoàng kỳ và Tương Hoàng Kỳ, Chính Lam kỳ, hợp xưng là "Thượng Tam Kỳ" (上三旗), còn được gọi là Nội phủ Tam kỳ (内府三旗)]. Chỉ những người Nữ Chân thuộc Thượng Tam Kỳ mới được đích thân Đại Hãn lựa chọn vào đội bảo vệ riêng của mình.
Những kỳ còn lại được gọi là "Hạ Ngũ Kỳ" (下五旗) và được giao cho các Bối lặc thân tín của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, thay mặt Đại hãn nắm quyền quản lý, và thường được gọi theo nghi thức là "Hòa thạc" (Hošoi, trong tiếng Mãn có nghĩa là "người được đặc biệt tôn kính). Họ cùng nhau tạo thành một hội đồng quản lý quốc gia Mãn Châu cũng như bộ tư lệnh quân đội, phụ tá cho Nỗ Nhĩ Cáp Xích, được gọi là "Hòa thạc Bối lặc" (Hošoi Beile).
Như vậy, chế độ Bát Kỳ về mặt quân sự là 8 cánh quân, về mặt dân sự 8 nhóm bộ tộc, phân biệt bởi hiệu cờ chỉ huy, vì vậy còn được gọi theo âm Hán Việt là Bát Kỳ, mỗi Kỳ có một màu chủ đạo riêng biệt. Đây là một hình thức quân đội dân tộc, là sự hợp nhất giữa binh và nông]. Đại Hãn là người thống trị tối cao của toàn Bát Kỳ cả về quân sự lẫn dân sự.
Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết, theo thoả hiệp giữa Hoàng Thái Cực và các Bối Lặc thì bố trí của các kỳ như sau: Đại Thiện nắm Chính Hồng kỳ và Tương Hồng kỳ. A Mẫn nắm Chính Bạch kỳ. Mãng Cổ Nhĩ Thái nắm Chính Lam kỳ. Đa Nhĩ Cổn nắm Chính Hoàng kỳ. Đa Đồ được giao Tương Hoàng Kỳ. A Tế Cách nắm giữ Chính Bạch Kỳ và Tương Bạch kỳ[9]. Vì các kỳ (thực chất là lực lượng quân sự) được phân bố đều cho các con cháu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích quản lý nên diễn ra sự đấu tranh quyết liệt về chính trị, chế độ bát kỳ lúc này cũng không thể thống nhất như trước trên thực tế.
Hoàng Thái Cực về danh nghĩa là Đại Hãn (Khan) là thống soái tối cao của Bát Kỳ nhưng trên thực tế cũng chỉ đứng đầu và ra lệnh cho 01 kỳ của ông chỉ huy. Tình hình đó làm cho quân Mãn Châu suy yếu và đòi hỏi nhu cầu tập quyền đặc biệt là tập quyền về quân sự (trong đó cốt lõi là giành quyền kiểm soát các kỳ) là yêu cầu được đặt tra bức thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của Mãn Châu lúc bấy giờ
Sau chiến thắng trong các cuộc giành giật ngôi vị, và xác lập địa vị thống trị tuyệt đối, Hoàng Thái Cực thực hiện cuộc cải cách về quan sự chế định Bát Kỳ được phân chia rõ ràng, chặt chẽ đồng thời các vị trí chỉ huy chủ chốt trong kỳ được san định lại theo hướng bổ nhiệm các nhân vật thân tín, tâm phúc của Hoàng Thái Cực vào vị trí các Kỳ chủ.
Thứ tự ưu tiên của các kỳ vẫn giữ nguyên như cũ, cụ thể là cao nhất là Chính Hoàng kỳ (Cờ Vàng chính), thứ đến là Tương Hoàng kỳ (Cờ vàng nhạt hay Cờ Vàng có viền, ví dụ: Vàng viền đỏ), tiếp đến là Chính Bạch kỳ (Cờ Trắng chính), sau đó là Chính Hồng kỳ (Cờ Đỏ chính), thứ nữa là Tương Bạch kỳ (Cờ màu Sữa hay Cờ Trắng viền), thấp hơn là Tương Hồng kỳ (Cờ Hồng hay Cờ Đỏ viền), kế cận là Chính Lam kỳ(Cơ Xanh chính) và thấp nhất là Tương Lam kỳ (Cờ màu Xanh lơ hay Cờ Xanh viền)[5].

Mỗi kỳ có tới trên dưới 100 dòng họ lớn nhỏ, sau đây là những dòng họ nổi tiếng và quen thuộc nhất.
+Chính Hoàng kỳ có Ái Tân Giác La thị, Ô Lạt Na Lạp thị, A Lỗ Đặc thị, Đổng Ngạc thị, Ô Nhã thị, Hách Xá Lí thị, Hoàn Nhan thị, Nạp Lạt thị, Y Nhĩ Căn Giác La thị, Bạch Giai thị, Thái Giai thị,…
+Tương Hoàng kỳ có Phú Sát thị, Nữu Hỗ Lộc thị, Diệp Hách Na Lạp thị, Qua Nhĩ Giai thị, Quách Lạc La thị, Cao Giai thị, Hầu Giai thị, Đông Giai thị, Ngụy Giai thị,...
+Chính Bạch kỳ có: Hỉ Tháp Lạp thị, Cáp Nhĩ Cát thị, Hải Giai thị, Hách Triết thị, Khương Giai thị, Cáp Nhĩ Lạp thị, Hách Lỗ Khắc thị,...
+Tương Hồng kỳ có Khoa Kỳ Lí thị, Khố Bố Đặc thị, Mã Giai thị, Mục Nhĩ Sát thị, Khách Nhĩ Lạp Cát thị, Lạp Nhan thị, Ngạc Mục Xước thị,...
+Tương Bạch kỳ có Nạp Lạt thị, Thư Mục Lộc thị, Thư Thư Giác La thị, Tát Khắc Đạt thị, Nạp Cáp Tháp thị, Tề Mục Khắc thị, Na Mộc Đồ thị,...
+Chính Hồng kỳ có Tha Tha Lạp thị, Thông Nhan Giác La thị, Thác Nhĩ Giai thị, Trát Khố Tháp thị, Sa Nhạc Đặc thị, Tát Nhĩ Đồ thị, Tô Mục Sát thị,...
+Chính Lam kỳ có Ngô Trát Khố thị, Ô Tô thị, Tây Lâm Giác La thị, Hoàn Nhan thị, Ngô Giai thị, Uy Hách thị, Vạn Bái Cáp thị, Hỉ Tháp Lạp thị,...
+Tương Lam kỳ có Y Nhĩ Căn Giác La thị, Triệu Giai thị, Dương Giai thị, Diệp Khố Lý thị, Diệp Hách Lặc thị, Trương Giai thị, Y Trát Nhĩ thị,…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net