Thể chế Hậu cung Đại Thanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tuyển Tú nữ, trước khi có được những đám cưới xa hoa và tráng lệ như trên thì không thể bỏ qua một khâu rất quan trọng, đó là tuyển tú nữ. Quy trình này được diễn ra vô cùng chặt chẽ qua rất nhiều vòng tuyển loại với sự tham gia của các thái giám, nữ quan, cung nữ và cuối cùng là Thái hậu hoặc chính nhà vua. Theo quy định của triều đình Mãn Thanh, trước khi hoàng đế chính thức lấy vợ thì cứ ba năm một lần, triều đình phải tổ chức cuộc tuyển chọn tú nữ từ dân gian.Trong quan niệm của giai cấp thống trị của Trung Hoa khi đó, hoàng đế là thiên tử nên họ có quyền sở hữu tất cả những gì họ muốn, dù đó là con người. Vì thế, việc tuyển chọn phi tần vào nâng k hăn sửa túi cho nhà vua cũng được tiến hành trên quy mô rộng lớn nhằm lựa ra những người con gái tài sắc vẹn toàn vào cung. Do đó, mỗi khi đến kỳ tuyển chọn mỹ nữ, hàng ngàn người con gái có độ tuổi từ 13 đến 16 đều tụ hội về kinh thành để cùng tham gia vào cuộc chiến khốc liệt với mong muốn trở thành người đầu gối tay ấp với hoàng đế.  Mặc dù sau khi trở thành những người thống trị trên lãnh thổ Trung Hoa, quy định hoàng đế nhà Thanh chỉ tuyển phi tần, mỹ nữ trong hệ thống Bát kỳ dù vẫn còn hiệu lực nhưng trên thực tế vì người Hán quá đông nên hầu hết những mỹ nữ được chọn cũng đều xuất thân từ dân tộc Hán. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung giữa họ là cùng quy thuận và phục tùng theo sự lãnh đạo của triều đình đương thời. Sở dĩ nhà Thanh có quy định như vậy để tránh những mỹ nữ khi được tuyển vào cung lại có ý định làm phản, hại tới hoàng đế, ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của dân tộc Mãn Châu khi đó.
Sau rất nhiều vòng sơ tuyển từ dung nhan như mặt mũi, dáng vóc cho đến trinh tiết và mùi hương trên cơ thể, ở vòng cuối cùng chỉ còn lại những ứng viên ưu tú nhất. Trong giai đoạn này, Thái hậu tự mình lựa, cũng có khi hoàng đế đích thân đến chọn. Các giám khảo vừa nghe vừa ngắm nghía, chọn ra một hoàng hậu cùng một hoặc mấy phi. Số còn lại thì ban cho các thân vương, quận vương, hoàng tử, hoàng tôn, hoặc giữ lại cung làm nữ quan, cung nữ...  Cũng theo quy định của triều đình nhà Thanh, cứ 3 năm một lần sẽ tổ chức thi tuyển mỹ nữ. Nếu năm đó hoàng đế chưa đến tuổi kết hôn thì những tú nữ đạt yêu cầu sẽ ghi danh lại làm của để dành. Những người này sẽ được vào cung để tập làm quen với quy định trong cung cấm và học các lễ nghi. Khi hoàng đế đủ điều kiện lấy vợ, thì năm đó ngoài việc tiếp tục mở cuộc thi tuyển mỹ nữ, những vị hoàng đế này còn có thêm kho dự trữ mỹ nữ từ nhiều đợt tuyển chọn trước còn đọng lại.
Dưới đây là thứ bậc Hậu phi trong Hậu cung nhà Thanh:
Hậu cung của Đương kim Hoàng đế:
Được chia làm ba cấp bậc chính:
Hoàng hậu (皇后);
Phi tần (妃嬪);
Tiểu chủ (小主);
Họ là các "chủ tử" trong Hậu cung, được các Thái giám và Cung nữ hầu hạ. Một khi nhập cung và nhận sắc phong của Hoàng đế, họ sẽ sống cả đời trong Hậu cung, trừ một số trường hợp khi Hoàng đế qua đời được đặc cách xuất cung ở với con trai là Thân vương, Quận vương...
Hoàng hậu
Nhà Thanh có 13 Hoàng đế và tổng cộng 25 Hoàng hậu. Hoàng hậu (皇后) là vợ chính thống (chính thê) của Hoàng đế, vì vậy luôn luôn chỉ có một Hoàng hậu tại vị. Hoàng hậu được lập trong các trường hợp sau:
Khi một Hoàng tử lên ngôi Hoàng đế, Đích Phúc tấn sẽ được sắc phong Hoàng hậu.
Khi một Hoàng hậu qua đời hoặc bị phế truất, triều đình sẽ tuyển chọn một Hoàng hậu mới hoặc một Phi tần được lập làm Hoàng hậu.
Khi một Phi tần qua đời được truy phong; thường là bởi chồng hoặc con trai ở ngôi Hoàng đế.
Trên danh nghĩa, Hoàng hậu là người thống lĩnh Hậu cung, quản lý tất cả các Phi tần, Nữ quan, Thái giám và Cung nữ, tuy đôi lúc quyền này thực sự thuộc về một Phi tần đắc sủng. Hoàng hậu được coi là Hoàng ngạch nương (皇額娘) của tất cả các Hoàng tử và Hoàng nữ trong Hoàng cung. Đầu Triều Thanh, Hoàng hậu sống ở Khôn Ninh cung, từ thời Ung Chính thì dọn sang một trong mười hai cung ở Hậu Cung.

Sau khi Hoàng đế mất, đương kim hoàng hậu sẽ được gia phong thành Thánh Mẫu Hoàng Thái Hậu.
Phi Tần
Phi tần (妃嬪) là vợ lẽ của Hoàng đế, cấp bậc dưới Hoàng hậu nhưng trên các Tiểu chủ. Là vợ thứ chính thức của Hoàng đế, không giống như các bậc Tỳ thiếp, việc sắc phong của Phi tần được tổ chức long trọng hơn các Tỳ thiếp, người chính thức cử hành chính, chủ trì là Hoàng đế và người sắp xếp là Hoàng hậu. Mỗi Phi tần là Cung chủ (宮主) của một trong mười hai cung ở Hậu cung, vì vậy khi Hoàng đế lật thẻ (chọn người hầu ngủ) của Phi tần nào thì sẽ ngự giá tới cung của Phi tần đó. Giống Hoàng hậu, số lượng của Phi tần tại vị trong một thời điểm được giới hạn. Cũng như Hoàng hậu, Phi tần được quyền nuôi con và được những người danh phận thấp hơn gọi là "Nương nương" (娘娘).
Phi tần được chia làm các cấp:
Hoàng quý phi (皇貴妃): thuộc hàng chính nhất phẩm, đứng đầu các Phi tần, chỉ có một người tại vị. Hoàng quý phi thường được coi như Thứ hậu (次后). Khi Hoàng đế chưa thể sắc phong một Phi tần làm Hoàng hậu vì trái quy tắc (các dịp đại tang của Tiên đế, Thái hậu hoặc Hoàng hậu), thường sắc phong làm Hoàng quý phi [7] và ban quyền quản lý Hậu cung. Nhiều trường hợp, Hoàng quý phi thay thế Hoàng hậu cai quản Hậu cung, đặc biệt khi Hoàng hậu bị thất sủng.

Quý phi (貴妃): thuộc hàng chính nhị phẩm, có hai người tại vị. Về phẩm cấp, Quý phi thấp hơn Hoàng hậu và Hoàng quý phi, nhưng thực tế ở triều Thanh có nhiều Quý phi thống lĩnh Hậu cung

Phi (妃): thuộc hàng chính tam phẩm, bốn người được tại vị.
Tần (嬪): thuộc háng chính tứ phẩm, sáu người được tại vị.
Tiểu chủ
Các Tiểu chủ (小主) là các Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung hoặc các Thị thiếp (tỳ thiếp không có danh phận) của các Hoàng đế trước khi đăng cơ, danh phận thấp hơn bậc Tần. Các Tiểu chủ thường chỉ ở tại các cung điện nhỏ hoặc phòng ốc trong mười hai cung của Hậu cung do các Phi tần làm chủ, vì vậy Hoàng đế khi lật thẻ Tiểu chủ nào Tiểu chủ đó sẽ được đưa tới Càn Thanh cung, hay Dưỡng Tâm điện (養心殿), bằng "Ngự Liễn" (御輦). Con cái do các Tiểu chủ sinh ra sẽ được các Phi tần danh phận cao nuôi dưỡng. Không có giới hạn cho số lượng Tiểu chủ.
Các cấp bậc của tiểu chủ là:
Quý nhân (貴人): là cấp bậc cao nhất một Tú nữ mới vào cung có được sắc phong.
Thường tại (常在): Là cấp bậc lớn thứ hai một Tú nữ được sắc phong khi mới nhập cung.
Đáp ứng (答應): Là cấp bậc thấp nhất của một "chủ tử" trong Hậu cung. Ngoài ra còn là một cấp bậc tiền ứng để sắc phong lên các bậc chính thức cao hơn.
Dưới các Tiểu chủ là bậc Quan nữ tử (官女子), là một Cung nữ được Hoàng Đế sủng hạnh. Nếu được sủng ái, Quan nữ tử có thể được sắc phong các danh phận cao hơn như Đáp ứng. Tuy nhiên, thực chất cấp bậc Quan nữ tử dường như ít sử dụng trong chốn cung đình nhà Thanh. Cấp bậc này đặt ra nhằm mục đích lựa chọn tiêu chuẩn tối thiểu của Cung nữ để xem xét đặc cách và sắc phong các bậc cao hơn.
Hậu Cung củaTiên Đế
Nhà Thanh đã tiến bộ hơn các thời đại phong kiến trước nhiều, nên các Phi tần của đời Tiên hoàng không bị tuẫn táng khi Hoàng đế băng hà mà được phụng dưỡng tới khi qua đời.
Hoàng thái Hậu

Hoàng thái hậu (皇太后) là tôn hiệu dành cho ngạch nương của Hoàng đế. Trong hậu cung, với vai trò là trưởng bối và là mẹ của Hoàng đế, Hoàng thái hậu có quyền lực lớn hơn Hoàng hậu nhưng thường không trực tiếp can dự chuyện Hậu cung. Nơi ở của Hoàng thái hậu được gọi là Từ Ninh cung (慈宁宫) hoặc Thọ Khang cung (寿康宫).
Không giống như Hoàng hậu, có thể có nhiều hơn một Thái hậu tại vị một lúc. Đó là khi tồn tại cùng lúc cả 2 người mẹ của đương kim Hoàng đế; một người là Hoàng hậu của Tiên đế, tức Hoàng đích mẫu (皇嫡母); còn người kia là mẹ ruột của Hoàng đế nhưng chỉ là phi tần của Tiên đế, tức Hoàng sinh mẫu (皇生母). Việc tôn phong Đích mẫu và Sinh mẫu được quy định rất chặt chẽ, phân biệt ngôi thứ rõ ràng:
Nếu là Hoàng đích mẫu thì sẽ được phong là Mẫu hậu Hoàng thái hậu (母后皇太后).
Nếu là Hoàng sinh mẫu thì sẽ được phong là Thánh mẫu Hoàng thái hậu (聖母皇太后).

Thái phi và Thái tần
Phi tần của Hoàng Đế đời trước mà không phải là mẹ đẻ của đương kim Hoàng đế thì được phong một trong các danh hiệu:
Hoàng quý thái phi (皇貴太妃);
Quý thái phi (貴太妃);
Thái phi (太妃);
Thái tần (太嬪);
Nếu họ có con trai được phong tước thì có thể được đặc cách dọn tới ở Vương phủ ở cùng con, nếu không sẽ ở Từ Ninh cung hoặc Thọ Khang cung. Nếu không có Thái hậu, thì vị Thái phi đứng đầu có thể trực tiếp cai quản Hậu cung và lựa chọn Hoàng hậu; như Cẩn Quý thái phi đời Phổ Nghi, Tĩnh Quý thái phi đời Hàm Phong.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net