trắc nghiệm logic

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

C NGHIỆM MÔN LÔGÍC HỌC
TỔNG 150 CÂU

PHẦN A = 39 CÂU
Câu 1
Hai khái niệm: “Nguyên đơn” & “Người khởi kiện” có các quan hệ sau. Hãy xác định câu trả lời Đúng.
a. Giao nhau
b. Tách rời
c. Bao hàm
d. Đồng nhất
Đáp án d.
Câu 2
Hai khái niệm: “Người lao động” & “Người bị bóc lột lao động làm thuê” có các quan hệ sau. Hãy xác định câu trả lời Đúng.
a. Giao nhau
b. Bao hàm
c. Ngang hàng
d. Mâu thuẫn
Đáp án b
Câu 3
Cho định nghĩa khái niệm: " Lôgíc học là khoa học nghiên cứu về tư duy”.
Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc định nghĩa khái niệm. Hãy chọn phương án đúng:
a. Không vi phạm quy tắc nào cả.
b. Định nghĩa quá rộng
c. Định nghĩa quá hẹp
d. Định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp
Đáp án b.
Câu 4
Cho định nghĩa khái niệm: "Hàng hoá là sản phẩm của lao động”. Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc định nghĩa khái niệm. Hãy chọn phương án đúng:
Không vi phạm quy tắc
Định nghĩa quá hẹp
Định nghĩa quá rộng
b. Định nghĩa luẩn quẩn
Đáp án c.
Câu 5
Xác định cặp khái niệm có quan hệ đồng nhất trong các cặp khái niệm sau:
“Doanh nghiệp” và “Công ty lương thực”.
“Giám đốc” và “Cử nhân kinh tế”.
“Nhà tư bản” và “Kẻ bóc lột giá trị thặng dư”.
“Doanh nghiệp cơ khí” và “Doanh nghiệp thủ công”.
Đáp án c.
Câu 6
Xác định cặp khái niệm có quan hệ bao hàm trong các cặp khái niệm sau:
“Hàng văn hoá phẩm” và “Hàng thực phẩm”.
“Chiến tranh chính nghĩa” và “Chiến tranh phi nghĩa”.
“Người quản lý” và “Giám đốc giỏi”.
“Hàng tiêu dùng” và “Hàng Việt nam”.
Đáp án c.
Câu 7
Xác định cặp khái niệm có quan hệ giao nhau trong các cặp khái niệm sau:
“Doanh nghiệp gốm sứ” và “Doanh nghiệp tư nhân”.
“Màu trắng” và “Màu đen”.
“Thành phố có quảng trường Ba Đình” và “Thủ đô Hà nội”.
“Người lao động” và “Cử nhân kinh tế”.
Đáp án a.
Câu 8
Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
“Người kinh doanh giỏi” và “Người kinh doanh không giỏi”.
“Người giám đốc” và “Người kế toán trưởng”.
“Người lao động” và “Nhà quản lý”.
“Giáo sư” và “Tiến sĩ”.
Đáp án a.
Câu 9
Trong các khái niệm sau, khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất?
Cán bộ quản lý.
Giám đốc doanh nghiệp.
Người lao động.
Giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
Đáp án c.
Câu 10
Có người định nghĩa: “Ôtô là phương tiện giao thông cơ giới”.
Hỏi: Định nghĩa trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc định nghĩa ghi dưới đây.
Định nghĩa không được phủ định.
Định nghĩa phải cân đối.
Định nghĩa không được luẩn quẩn.
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
Đáp án b.
Câu 11
Khái niệm “phương tiện giao thông” được phân chia thành các khái niệm:
“Phương tiện giao thông đường thuỷ” - “Phương tiện xe lửa” - “Phương tiện máy bay”.
Hỏi: Cách phân chia khái niệm như trên vi phạm quy tắc nào trong các quy tắc phân chia khái niệm được ghi dưới đây:
Phân chia phải cân đối.
Phân chia phải theo một cơ sở nhất định.
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
Vi phạm cả a, b, c.
Đáp án d.
Câu 12
Trong các khái niệm sau đây, khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất?
Sinh viên Việt nam
Sinh viên Trường ĐH KD&CN Hà nội
Sinh viên
Sinh viên Khoa Kinh tế Trường ĐH KD&CN Hà nội
Đáp án: Câu c.
Câu 13
Trong các khái niệm sau đây khái niệm nào có nội hàm có ít dấu hiệu nhất?
Hàng may mặc
Hàng may mặc xuất khẩu
Hàng hoá
Hàng may mặc dệt kim xuất khẩu
Đáp án: Câu c.
Câu 14
Cho các định nghĩa sau. Hãy chỉ ra một định nghĩa quá hẹp.
Kinh tế chính trị học là khoa học nghiên cứu về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Tuồng là một loại hành nghệ thuật truyền thống.
Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phẳng mà không cắt nhau.
Khí trơ là nguyên tố hoá học không tham gia phản ứng hoá học với các nguyên tố khác.
Đáp án: Câu a .
Câu 15
Phân chia khái niệm “Sinh viên” thành các khái niệm:
“Sinh viên nữ” - “Sinh viên các nước Châu á” - “Sinh viên giỏi” - “Sinh viên yếu”.
Hỏi: Phép phân chia khái niệm như trên vi phạm quy tắc nào:
Phân chia phải cân đối.
Phân chia phải cùng cơ sở.
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
Cả 3 quy tắc đều trên đều bị vi phạm.
Đáp án: Câu d .
Câu 16
Phân chia khái niệm “Hàng hoá” thành các khái niệm:
“Hàng xuất khẩu” - “Hàng nhập nội” - “Hàng may mặc” - “Hàng điện tử”
Hỏi: Phép phân chia khái niệm như trên vi phạm quy tắc nào:
Phân chia phải cân đối.
Phân chia phải cùng cơ sở.
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau.
Cả 3 quy tắc đều trên đều bị vi phạm.
Đáp án: Câu d .
Câu 17
Xác định quan hệ đối lập trong các cặp khái niệm dưới đây:
“Ngành dịch vụ” và “Ngành du lịch”
“Hàng lương thực” và “Hàng xuất khẩu”
“Thị trường tài chính” và “Thị trường sức lao động”
“Thị trường hàng xuất khẩu” và “Thị trường hàng nhập khẩu”
Đáp án d.
Câu 18
Định nghĩa sau đây vi phạm quy tắc định nghĩa nào?
“Dịch vụ là một lĩnh vực kinh doanh”
Quy tắc định nghĩa phải cân đối
Quy tắc định nghĩa phải rõ ràng (tường minh)
Quy tắc định nghĩa không được quanh quẩn
Quy tắc định nghĩa không được phủ định
Đáp án a.
Câu 19
Khái niệm “Doanh nghiệp” được phân chia thành: “Doanh nghiệp lớn”; “Doanh nghiệp vừa”; “Doanh nghiệp nhỏ”; “Doanh nghiệp tư nhân”.
Hãy xác định những quy tắc mà sự phân chia nói trên đã vi phạm
Phân chia phải cân đối
Không được thay đổi cơ sở phân chia
Các bộ phận thu được sau khi phân chia phải loại trừ nhau
Vi phạm cả 3 quy tắc.
Đáp án d.
Câu 20
“Lao động” và Quá trình sản xuất ra của cải vật chất” là hai khái niệm có quan hệ sau đây:
Đồng nhất
Giao nhau
Lệ thuộc
Mâu thuẫn
Đáp án c.
Câu 21
Định nghĩa “ Lôgic học là khoa học về tư duy” sai vì đã vi phạm quy tắc định nghĩa sau đây:
Định nghĩa phải cân đối
Định nghĩa không được luẩn quẩn, vòng quanh
Định nghĩa phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
Định nghĩa không được phủ định
Đáp án a.
Câu 22
Nếu phân chia khái niệm “ Người” thành 3 khái niệm “Đàn ông”, “Đàn bà”, “Trẻ con” là vi phạm quy tắc phân chia khái niệm sau đây:
Phân chia phải cân đối
Phân chia theo một cơ sở nhất định
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau
Vi phạm cả a, b, c.
Đáp án d.
Câu 23
Nếu phân chia khái niệm “ ánh sáng” thành 3 khái niệm “ánh sáng nhân tạo”, “ánh sáng mặt trời”, “ánh sáng mặt trăng” là vi phạm quy tắc phân chia khái niệm sau đây:
Phân chia phải cân đối
Phân chia theo một cơ sở nhất định
Các thành phần phân chia phải loại trừ nhau
Vi phạm cả a, b, c.
Đáp án d.
Câu 24
Xác định cặp khái niệm có quan hệ bao hàm (lệ thuộc) trong các cặp khái niệm sau:
“Trắng” và “Đen”
“Sinh viên” và “Đảng viên”
“Hàng hoá” và “Sản phẩm của lao động”
“Nhà quản lý” và “Nhà kinh doanh”
Đáp án c.
Câu 25
Xác định các khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
“Có văn hoá” và “Vô văn hoá”
“Cao” và “Thấp”
“Hàng tiêu dùng” và “Thực phẩm”
“Sinh viên” và “Học sinh”
Đáp án a.
Câu 26
Trong các khái niệm sau, khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất
Con người
Sinh vật
Động vật
Sinh viên
Sinh viên Trường ĐH KD&CN HN
Đáp án b.
Câu 27
Định nghĩa sau đây đã sai vì đã vi phạm quy tắc nào?
“ Hàng hoá là vật phẩm do lao động làm ra”
Định nghĩa phải cân đối
Định nghĩa không được luẩn quẩn
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
Định nghĩa không được phủ định
Đáp án a.
Câu 28
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào?
“Sinh viên không phải là học sinh”
Định nghĩa phải cân đối
Định nghĩa không được luẩn quẩn
Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn
Định nghĩa không được phủ định
Đáp án d.
Câu 29.
Xác định cặp khái niệm có quan hệ giao nhau trong các cặp khái niệm sau:
a.Hàng hoá và hàng Việt Nam.
b.Hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu.
c.Nhà kinh doanh và luật sư.
d.Tiền mặt và séc.
Đáp án: c
Câu 30.
Xác định cặp khái niệm có quan hệ mâu thuẫn trong các cặp khái niệm sau:
a.Hàng hoá có giá trị sử dụng tốt và hàng hoá không có giá trị sử dụng tốt.
b.Người da trắng và người da màu.
c.Công nhân và người có tri thức.
d.Tam giác đều và tam giác vuông.
Đáp án : a
Câu 31.
Xác định cặp khái niệm có quan hệ đối lập trong các khái niệm sau:
a.Xã hội cộng sản nguyên thuỷ và xã hội không phải cộng sản nguyên thuỷ.
b.Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản.
c.Tiền mặt và vàng.
d.Kinh doanh và lợi nhuận.
Đáp án : b
Câu 32.
Trong các khái niệm sau khái niệm nào có ngoại diên rộng nhất:
a.Nhà kinh doanh.
b.Người tiếp thị
c.Giám đốc doanh nghiệp.
d.Người kinh doanh hàng nhập khẩu.
Đáp án : a
Câu 33.
Trong các khái niệm sau khái niệm nào có nội hàm ít dấu hiệu nhất:
a.Nhà kinh doanh.
b.Người tiếp thị.
c.Giám đốc doanh nghiệp.
d.Người kinh doanh hàng nhập khẩu.
Đáp án : a
Câu 34.
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào:
Nhà kinh doanh là những ngươì quan tâm đến lợi nhuận.
a.Định nghĩa phải cân đối.
b.Định nghĩa không được luẩn quẩn.
c.Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
d.Định nghĩa không được phủ định.
Đáp án : a
Câu 35.
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào:
Hàng xuất khẩu là hàng được mang xuất khẩu ra nước ngoài.
a.Định nghĩa phải cân đối.
b.Định nghĩa không được luẩn quẩn.
c.Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
d.Định nghĩa không được phủ định.
Đáp án : b
Câu 36.
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào:
Hàng nhập khẩu không phải là hàng xuất khẩu.
a. Định nghĩa phải cân đối.
b. Định nghĩa không được luẩn quẩn.
c. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
d. Định nghĩa không được phủ định.
Đáp án : d
Câu 37.
Định nghĩa sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào:
Danh tiếng là loài thảo mộc được tưới bằng huyền thoại.
a. Định nghĩa phải cân đối.
b. Định nghĩa không được luẩn quẩn.
c. Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác, ngắn gọn.
d. Định nghĩa không được phủ định.
Đáp án : c
Câu 38.
Phép phân chia khái niệm sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào:
Hàng hoá gồm hàng xuất khẩu, hàng nhập khẩu, hàng tiêu dùng.
a. Phân chia phải cân đối.
b. Phân chia phải cùng một cơ sở.
c. Các khái niệm thành phần phải loại trừ nhau.
d. Phân chia phải liên tục.
Đáp án : b
Câu 39.
Phép phân chia khái niệm sau đây sai vì đã vi phạm quy tắc nào:
Khái niệm Thị trường hàng hoá được phân thành Thị trường hàng thực phẩm, Thị trường hàng dược phẩm và Thị trường thuốc.
a. Phân chia phải cân đối.
b. Phân chia phải cùng một cơ sở.
d.Các khái niệm thành phần phải loại trừ nhau.
e.Phân chia phải liên tục
Đáp án : c





PHẦN B = 45 CÂU
Câu 1.
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán:
“Thường thường người tiêm chích ma tuý đều bị nhiễm HIV”
a.S+ và P¯
b.S¯ và P+
c.S¯ và P¯
d.S+ và P+
Đáp án c.
Câu 2.
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán: :
“Đa số doanh nghiệp ở các nước tư bản là doanh nghiệp tư nhân”
a.S+ và P¯
b.S+ và P+
c.S¯ và P¯
d.S¯ và P+
Đáp án c
Câu 3.
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán:
“Một số doanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân”
a.S+ và P¯
b.S+ và P+
c.S¯ và P¯
d.S¯ và P+
Đáp án d
Câu 4.
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán:
“Đã là sinh viên đều phải theo quy chế thi của Bộ GD&ĐT”
a.S+ và P¯
b.S+ và P+
c.S¯ và P¯
d.S¯ và P+
Đáp án a.
Câu 5.
Xác định đáp án đúng về tính chu diên của S và P trong phán đoán:
“Hàng hoá nào cũng là sản phẩm của lao động”
a.S+ và P¯
b.S+ và P+
c.S¯ và P¯
d.S¯ và P+
Đáp án a.
Câu 6.
“Tất cả sinh viên trường ĐHKD&CN Hà nội đều phải học môn Lôgíc học, nhưng không phải trường Đại học nào ở nước ta cũng coi Lôgíc học là môn bắt buộc”. Nhận định trên có vi phạm quy luật nào của Lôgíc hình thức hay không? Hãy chọn phương án đúng:
a.Không vi phạm quy luật nào cả
b.Vi phạm quy luật không mâu thuẫn
c.Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba
d.Vi phạm quy luật đồng nhất
Đáp án a.
Câu 7.
“Tất cả giá cả hàng hoá trong nền kinh tế thị trường đều là biểu hiện bằng tiền của giá trị, tuy nhiên cũng có những hàng hoá đặc biệt trong nền kinh tế đó không phải là như vậy”. Nhận định trên có vi phạm quy luật nào của Lôgíc hình thức hay không? Hãy chọn phương án đúng:
a.Không vi phạm quy luật nào cả
b.Vi phạm quy luật đồng nhất
c.Vi phạm quy luật mâu thuẫn
d.Vi phạm quy luật lý do đầy đủ
Đáp án c
Câu 8
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
Phần lớn gạo trên thị trường Việt nam là gạo nội địa. (S-…………………P+)
Vải tơ tằm Việt nam là loại vải đẹp. (S+……………………P+)
Một số hàng việt nam không phải là hàng xuất khẩu. (S- ………………….P+)
Các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả không bị phá sản. (S+……………….P-)
Đáp án c.
Câu 9
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
a.Một số hàng Việt nam là hàng chất lượng cao. (S-………………..P+)
Gạo Khang Dân không phải là gạo thơm. (S+………………..P-)
Cá BaSa của Việt nam là mặt hàng xuất khẩu. (S+……………………P-)
Đa số xe máy lưu thông ở Việt nam không phải do Việt nam sản xuất. (S+…...P+)
Đáp án c.
Câu 10
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
Có những hàng xuất khẩu của Việt nam là hàng may mặc. (S-…………P+)
Một số nước trên thế giới không có biển. (S+…………..P+)
Không một hàng hoá nào là không có giá trị và giá trị sử dụng. (S+……….P-)
Dân tộc Việt nam là dân tộc anh hùng. (S-………….P+)
Đáp án a.
Câu 11
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
Các doanh nghiệp tư nhân không được nhà nước cấp vốn. (S+…………….P+)
Mọi doanh nghiệp đều chịu sự quản lý của nhà nước. (S-………………P-)
Một số rau xanh ở Hà nội là rau sạch. (S-………………..P+)
Có những dãy phố ở Hà nội không phải là phố cổ. (S+……………………P-)
Đáp án a.
Câu 12
Một chủ cửa hàng xe máy nói: “Tháng trước cửa hàng tôi bán xe máy rất chạy (đắt hàng). Bây giờ cửa hàng tôi bán xe máy ế ẩm quá !”
Hỏi: Lời chủ cửa hàng xe máy có vi phạm quy luật không mâu thuẫn lôgic không? Chọn đáp án đúng:
Có, vì khẳng định và phủ định về cùng một dấu hiệu của một đối tượng trong cùng một thời gian.
Không, vì khẳng định và phủ định về cùng một dấu hiệu của một đối tượng ở hai thời gian khác nhau.
Có, vì khẳng định và phủ định về cùng một dấu hiệu của hai đối tượng khác nhau trong cùng một thời gian.
Không, vì khẳng định dấu hiệu này và phủ định dấu hiệu khác của một đối tượng trong cùng một thời gian.
Đáp án b
Câu 13
Có khách hàng nhận định: “Sản phẩm của doanh nghiệp A rất tốt, vì nó được sản xuất bằng nguyên liệu tốt”.
Hỏi: Nhận định của khách hàng này trực tiếp vi phạm quy luật lôgíc nào trong các quy luật sau:
Quy luật đồng nhất.
Quy luật cấm mâu thuẫn.
Quy luật loại trừ cái thứ ba.
Quy luật lý doanh nghiệp đầy đủ.
Đáp án d.
Câu 14
Một học sinh khẳng định: “Bạn Nam đạt giải nhất với số điểm tuyệt đối trong kỳ thi học sinh giỏi toán của trường tôi. Chắc chắn bạn ấy sẽ đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi toán toàn quốc lần này”
Hỏi: Khẳng định của học sinh trên trực tiếp vi phạm quy luật lôgíc nào trong các quy luật sau:
Quy luật đồng nhất.
Quy luật cấm mâu thuẫn.
Quy luật loại trừ cái thứ ba.
Quy luật lý do đầy đủ.
Đáp án d.
Câu 15
Trong các nhận định sau, nhận định nào vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn lôgíc?
Mọi loại xà phòng đều làm khô da bạn, riêng chỉ có xà phòng Lux làm da bạn trắng trẻo, mịn màng.
Tháng 8 ở Hà nội nhiều mặt hàng không tăng giá, chỉ có giá gạo là tăng giá chút ít.
Năm nay ở Hà nội giá vàng ổn định, chỉ có giá thực phẩm là tăng nhẹ.
Doanh nghiệp A tháng 1 kinh doanh có lãi nhưng tháng 2 kinh doanh lại thua lỗ.
Đáp án: Câu a .
Câu 16
Trong các nhận định sau, nhận định nào vi phạm quy luật lý do đầy đủ.
Các loài vật không có ăn thì chết
Nếu tức nước thì vỡ bờ
Nếu gà gáy thì trời sáng
Nếu tổng các chữ số của một số tự nhiên chia hết cho 3 thi số ấy chia hết cho 3
Đáp án: Câu c .
Câu 17
Hãy chỉ ra trường hợp xác định tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán sau:
a. Không phải nhà kinh doanh nào cũng am hiểu pháp luật. (S- ……………..P+).
b. Việt Nam là nước Xã hội chủ nghĩa. (S- ……………..P+).
c. Có những giáo viên là nhà kinh doanh. (S+ ……………..P-).
d. Đa số nhà kinh doanh là người có tri thức. (S+ ……………..P+).
Đáp án : a
Câu 18
Nhận định sau đây vi phạm quy luật lôgíc nào?
Hàng hoá nào chả có giá trị sử dụng, tuy nhiên không phải hàng hoá nào cũng có giá trị sử dụng tốt.
a.Quy luật đồng nhất
b.Quy luật cấm mâu thuẫn
c.Quy luật loại trừ cái thứ ba
d.Quy luật lý do đầy đủ
e.Không vi phạm quy luật lôgíc nào cả.
Đáp án : e
Câu 19
Nhận định sau đây vi phạm quy luật lôgíc nào?
Doanh nghiệp A không kinh doanh có hiệu quả vì lương của công nhân trong doanh nghiệp này rất thấp.
a.Quy luật đồng nhất
b.Quy luật cấm mâu thuẫn
c.Quy luật loại trừ cái thứ ba
d.Quy luật lý do đầy đủ
Đáp án : d
Câu 20
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S và P cùng đúng trong các phán đoán dưới đây
Hầu hết sinh viên đều có thái độ học tập đúng. (S-…………..P-)
Mỗi nhà kinh doanh đều phải đóng thuế. (S- …………….P+)
Nhiều hàng may mặc không có thời hạn sử dụng. (S+ …………….P-)
Có sinh viên học giỏi. (S+ ……………P+)
Đáp án: Câu a .
Câu 21
Hãy xác định phương án tính chu diên của S và P cùng đúng của phán đoán sau: “ Đa số doanh nghiệp tư nhân làm ăn có hiệu quả”.
a. S+ .................P-
b. S- ..................P+
c. S+ .................P+
d. S- ..................P-
Đáp án d.
Câu 22
Hãy xác định phương án tính chu diên của S và P cùng đúng trong các trường hợp sau:
a. Cả lớp tôi đỗ môn Kinh tế - chính trị: (S+................P-)
b. Một số hàng hóa được sản xuất cho mục đích xuất khẩu: (S+.................P-)
c. Nhiều mặt hàng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh: (S+................P+)
d. Một số sinh viên lớp tôi tham dự hoạt động văn nghệ: (S-.................P+)
Đáp án a.
Câu 23
Hãy xác định sơ đồ tính chu diên của S và P cùng đúng của phán đoán : “Một số sinh viên lớp tôi giỏi ngoại ngữ”.



a. b.

c. d.

Đáp án c.
Câu 24
Hãy xác định sơ đồ tính chu diên của S và P cùng đúng của phán đoán sau: “Tứ giác có các cặp cạnh đối song song là hình bình hành”.



a. b.

P-

S-
c. d.


Đáp án d.
Câu 25
Lập luận sau đây vi phạm quy luật lôgic nào: “Bởi tất cả hàng hoá đều có giá trị sử dụng, nên có thể khẳng định rằng: mọi vật có giá trị sử dụng thì chắc chắn là hàng hoá”.
Vi phạm quy luật đồng nhất
Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn
Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba
Vi phạm quy luật lý do đầy đủ
Đáp án d.
Câu 26
Lập luận sau đây vi phạm quy luật lôgic nào: “Vì nước rất cần cho sự sống, nên dễ hiểu vì sao chủ nghĩa yêu nước đã trở thành một đặc trưng văn hoá - truyền thống của dân tộc ta”.
Vi phạm quy luật lý do đầy đủ
Vi phạm quy luật loại trừ cái thứ ba
Vi phạm quy luật đồng nhất
Vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn
Đáp án c.
Câu 27
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S, P cùng đúng trong phán đoán “Tiền tệ không phải là vạn năng”
S+ và P+
S+ và P-
S- và P+
S- và P-
Đáp án a.
Câu 28
Hãy xác định trường hợp tính chu diên của S, P cùng đúng trong phán đoán “Một số Axit là Axít béo”
S+ và P+
S+ và P-
S- và P+
S- và P-
Đáp án

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net