Chương 14. Trà Long Tỉnh và lẩu Tứ Xuyên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tin vui:  tôi không drop fic nha các chị
Tin không vui số 1: lap hỏng rồi nên giờ tôi đang viết fic trên ipad 🥲

Tin không vui lắm số 2: tôi bận quá nên dù cố gắng dành thời gian cho Thư tình thì một ngày cũng chỉ viết được vài đoạn thôi. Hôm qua rảnh được một tối là thức tới 4h luôn để viết xong chap này. Cảm ơn mọi người vì luôn kiên nhẫn với tôi nhé 🙆🏻‍♀️

-----
Thượng Hải không có giờ giới nghiêm nhưng khu vực tô giới vẫn khuyến cáo chúng tôi nên ở nhà sớm để tránh những phiền toái không đáng có.

Trời đêm lất phất mưa, tôi đợi Lưu Vũ rời đi một lúc lâu rồi cũng thong thả tản bộ trên phố Đông, xuôi về phía nhà mình.

"Em không dám mệt."

Lời nói của em hẵng còn văng vẳng trong đầu tôi, rõ ràng như tiếng ngân vang của tháp chuông phía bên kia sông. Khi ấy em đang nhìn về phía ánh đèn đường đổ bóng xuống làn nước thăm thẳm nhưng tôi có thể cảm thấy sự mệt mỏi phảng phất trong đôi mắt của em. Lưu Vũ nói tôi không phòng bị trước em ấy, tôi tự hỏi liệu em có nhận ra rằng bản thân cũng chẳng hề che giấu điều gì với tôi hay không bởi vì câu chuyện của em hôm nay được kể lại bằng một tâm tình thoải mái và có phần buông thả. Đến khi Lưu Vũ nhận ra, em cũng không để tôi hỏi đến mà nói sang chuyện thân phận Lưu Tự.

Tôi thở dài, tiếng chuông vọng về khiến người ta rung động, còn một câu nói của Lưu vũ làm tôi xót xa đến tận tâm can. Tôi và em rất giống nhau nên tôi cảm thấy rõ ràng áp lực vô hình trên đôi vai gầy ấy, chỉ là tôi thích em, tôi sẽ vô thức không muốn em chịu thiệt thòi hay mệt mỏi, nhất là khi Lưu Vũ đã toàn tâm toàn ý kể cho tôi nghe gia thế của em.

Mưa dày hạt hơn, tôi hơi rụt người lại, che mặt sau tấm khăn len rồi hương thơm còn vương trên khăn cứ như vậy mà cuốn lấy trái tim tôi. Tôi chợt nhận ra bước chân mình lại nhẹ bẫng lạ kì giống những lần gặp gỡ Lưu Vũ trước đây, ngay cả tâm hồn đang rối rắm cũng êm ái và lâng lâng như bay giữa mây trắng.

Tôi ngẫm nghĩ một lát, lần sau nhất định sẽ nói với em ấy một vài điều hôm nay chưa có cơ hội nói ra.

Bước qua cổng bảo an của khu nhà, tôi bước chậm lại để ngắm nhìn mưa rơi dưới ánh đèn đường, dự định ngày mai sẽ mang quà đi tặng Louisa và chồng bà ấy.

Khi tôi vừa bước tới ngã rẽ vào dãy nhà thứ tư, một bóng hình nhỏ nhắn bỗng nhào vào ngực tôi khiến tôi lảo đảo suýt ngã, hai tay theo phản xạ đỡ lấy đối phương. Người kia có vẻ đang rất gấp, vội vàng lùi lại nhưng dường như còn choáng váng nên đứng không vững. Tôi chủ động đưa tay ra vì sợ cậu ấy sẽ ngã, nào ngờ hai tiếng 'xin lỗi' vừa vang lên, tôi liền bật thốt:

"Lưu Vũ?"

Đối phương lập tức ngửng mặt lên, đôi mắt khiến tôi chìm đắm mỗi lần nhìn thấy đang tràn ngập sự lo lắng và hoảng loạn.

"Em không sao chứ?" - Tôi dịu dàng đỡ lấy vai em, bỏ qua tất thảy những thắc mắc trong lòng.

"Em ổn ạ nhưng có một người đàn ông ngoại quốc ngất xỉu trước cửa nhà em." - Lưu Vũ nắm chặt lấy cổ tay tôi. - "Ông ấy vẫn còn thở nhưng em sợ chậm trễ sẽ xảy ra chuyện không hay nên đang đi gọi bảo an ạ."

Liếc thấy em chỉ mặc một bộ quần áo mỏng bên trong chiếc áo măng tô, ngay cả mũ cũng không đội, tôi liền dặn em quay lại trông chừng người đàn ông kia, còn bản thân thì chạy về phía cổng khu.

Không mất quá nhiều thời gian, tôi đã đưa đội bảo an đến chỗ em để họ tiến hành sơ cứu trong lúc xe cứu thương tới. Lưu Vũ ổn định hơn ban nãy, nhanh chóng đưa cho tôi một chiếc ô trong khi đang nghiêng chiếc của mình để che cho người đàn ông nằm trên mặt đất. Alexander, đội trưởng đội bảo an, thỉnh thoảng lại hỏi em vài câu, em bình tĩnh kể lại ngắn gọn những chuyện đã xảy ra bằng tiếng Pháp.

Mưa nặng hạt dần, gió lớn thổi bay mái tóc của Lưu Vũ, lộ ra vành tai đỏ ửng. Tôi thở dài, nhìn em nhỏ bé đứng trong mưa khiến trái tim tôi lo lắng nhưng tôi biết mình không thể nói chuyện nên đành lặng lẽ đứng phía sau em để cản lại cơn gió lạnh buốt.

Xe cứu thương rất nhanh đã xuất hiện, một nhóm bác sĩ cùng nhau đưa người đàn ông ngoại quốc lên xe rồi rời đi. Alexander nói sẽ báo cho chúng tôi khi nào người đàn ông ấy tỉnh lại, còn dặn tôi về nhà cẩn thận vì mưa đêm.

Đợi mấy người họ khuất bóng, tôi sốt ruột gập ô lại rồi gần như cướp lấy ô từ tay Lưu Vũ, ôm gọn em vào vòng tay mình rồi băng qua mảnh vườn để đến hiên nhà em. Tôi đặt ô xuống đất, rút găng tay ra, đoạn trực tiếp nắm lấy đôi bàn tay nhỏ bé buốt lạnh của Lưu Vũ, vừa ủ ấm vừa lẩm bẩm dặn dò:

"Lần sau dù có gấp đến mấy, em cũng nhất định phải đội mũ và quàng khăn nhé. Trời mưa như vậy, em ở một mình mà ốm thì ai chăm sóc em đây?"

Lưu Vũ đột nhiên bật cười khiến tôi ngẩn ra rồi nhận thấy những gì bản thân vừa làm đã vượt quá giới hạn của hai người bằng hữu. Tôi hắng giọng, tiếc nuôi buông đôi tay mềm mại kia xuống.

"Em mau vào trong nhà đi. Tôi phải về đây."

"Ngài không có gì muốn hỏi em sao?" - Lưu Vũ nói, mắt lấp lánh nhìn tôi như một chú thỏ.

"Tôi để dành những thắc mắc ấy vào lần gặp sắp tới của chúng ta." - Tôi quay người em lại, đẩy em bước đến gần cửa nhà. - "Áo của em ướt rồi, nhớ thay ra rồi tắm nước nóng và uống trà gừng đấy."

Lưu Vũ ngoan ngoãn gật đầu rồi dúi chiếc ô đang bật mở vào tay tôi.

"Lần sau gặp lại ngài có thể trả ô cho em ạ."

Tôi không dám từ chối, chậm chạp rời khỏi hiên nhà rồi lưu luyến quay lại nhìn Lưu Vũ đang đứng nơi bậc thềm. Em dường như cảm nhận được những xao động trong lòng tôi, dịu dàng mỉm cười trấn an rồi vẫy tay chào tạm biệt. Tôi gật đầu với em, tranh thủ liếc nhìn biển đề số nhà treo ngoài cổng và rời đi.

-----
Qua Đông chí, Di Hoà vẫn đóng cửa, còn tôi hoàn thành kì thi cuối cùng của mình trước khi nghỉ đông. Trường học vẫn mở cửa cho học sinh đến thư viện nên ngoại trừ những ngày mưa nhiều, tôi thích ngồi ngoài ban công phòng tự học của khoa để vẽ kí hoạ. Mùa đông của Thượng Hải rất đặc biệt, chẳng nhiều tuyết như An Huy nhưng cái buốt giá cứ như len lỏi vào xương tuỷ khiến người mới đến đây được một phen sợ hãi. Tôi nhớ năm đầu đón đông ở Thượng Hải cũng là lúc anh họ đưa tôi và anh Tiểu Minh về An Huy để lánh nạn, trời đêm thăm thẳm và dài đằng đẵng khiến tôi thấp thỏm lo lắng cho tương lai của thành phố này và của cả chúng tôi.

Chớp mắt một cái đã mấy năm, thế sự xoay vần, sự phồn hoa của Thượng Hải tái sinh mạnh mẽ hơn bao giờ hết làm người ta đôi lúc quên đi vài câu chuyện cũ, mùi vị của chiến tranh âm thầm len lỏi vào những kẽ hở đan xen trong thành phố, tuy vô hình nhưng chưa bao giờ biến mất. Tôi không còn là một thư sinh từ An Huy mới chập chững lên thành phố mà dần dần học được cách hoà hợp với Thượng Hải, tìm thấy niềm vui của riêng mình và gánh nặng trên vai cũng vơi dần đi, không còn khiến tôi khó thở nữa.

Đối diện phòng tự học của khoa là một toà nhà năm tầng xây theo kiến trúc Pháp, nghe nói chủ sở hữu là một thương nhân phương Tây giàu có. Ông ta cho thuê lại làm xưởng sản xuất giấy, từ ban công nhìn sang sẽ thấy những ô cửa sổ đều tăm tắp ở mỗi tầng, bên trong mỗi ô cửa là hình ảnh nhân viên đang cặm cụi làm việc, thỉnh thoảng sẽ có người rời khỏi đó hoặc người khác đến bên bàn trao đổi tài liệu. Tôi cuộn mình trên chiếc ghế gỗ, đặt sổ kí hoạ trên chân rồi chìm đắm vẽ lại từng ô cửa sổ ấy. Mưa rơi nhè nhẹ xuống lan can bao quanh ban công, thỉnh thoảng thấm vào giấy vẽ của tôi.

Tôi đã từng ngắm nhìn toà nhà này rất nhiều lần nhưng hôm nay mới đem chúng vào tranh vẽ, có lẽ vì chỉ còn vài ngày là tới năm mới, nhân viên của nhà xưởng không tấp nập qua lại như ngày thường. Học theo cách vẽ của Tán Đa, tôi đi nét thật nhanh để ra bố cục tổng thể rồi tỉ mỉ vẽ từng khung cửa, nét mặt thoáng qua của vài người và ánh sáng hắt lên toà nhà.

Tôi nghĩ nơi làm việc của Tán Đa cũng giống khung cảnh tôi đang nhìn ngắm, là một toà nhà cao lớn nằm đâu đó trong thành phố này, nơi nhân viên có lẽ không ra vào đều đặn như xưởng giấy và yên lặng tồn tại như bao toà nhà khác.

Đông chí qua rồi, Tán Đa chắc cũng đã trở về Mãn Châu gặp chị gái, còn tôi đang chờ tới ngày cùng anh Tô Kiệt về An Huy đón năm mới. Kế hoạch ban đầu của chúng tôi là để hết tháng Chạp mới rời Thượng Hải nhưng vài ngày trước anh họ đã gửi thư báo rằng anh ấy đã thu xếp xong công việc nên chúng tôi sẽ trở về sớm hơn dự kiến.

Ngày nhận thư trùng hợp là ngày 19 tháng 12, ngày mà lẽ ra tôi sẽ nhớ đến bữa ăn đầu tiên của tôi và Tán Đa ở một nơi không phải Di Hoà nhưng thay vào đó, tôi lại nhớ đó là ngày chúng tôi phát hiện ra đối phương ở cùng khu nhà với mình.

Mỗi lần ngẫm lại, tôi đều bất giác bật cười thành tiếng. Cho dù tôi và Tán Đa đã chia sẻ gần như tất cả về gia đình, xuất thân nhưng nhà ở Thượng Hải vĩnh viễn là một điều bí mật mà tôi không muốn để lộ. Nào ngờ người tính không bằng trời tính, chúng tôi đã va vào nhau theo cách ngoài mong đợi nhất.

Đương nhiên chuyện đã rồi, tôi không cảm thấy khó chịu hay muộn phiền. Từ lúc bắt đầu, sợi dây định mệnh giữa tôi và Tán Đa đã vô cùng mỏng manh và khó đoán nhưng rồi chúng ngày càng trở nên bền chặt hơn, cuốn chặt lấy trái tim và tâm trí của tôi. Việc chúng tôi va phải nhau gần như là một cú đánh đập vỡ toàn bộ lớp phòng bị cuối cùng trong tôi, cũng giải thoát cho tôi khỏi mọi sự tính toán và mâu thuẫn.

Ông trời cho tôi một món quà lớn như vậy, tôi cũng không ngần ngại mà đón nhận chúng trọn vẹn.

Trời đổi gió, có lẽ lại sắp mưa tiếp nên tôi nhanh chóng hoàn thiện những nét vẽ cuối cùng rồi thu dọn đồ đạc và trở về nhà. Trên đường đi, tôi vòng qua phố Cẩm Đường nhưng Di Hoà vẫn lặng lẽ ngủ yên dưới cơn mưa mùa đông, anh Tiểu Minh vẫn bặt vô âm tín.

Đương lúc tôi chuẩn bị rời đi, phía sau tôi bỗng vang lên tiếng gọi của cô chủ tiệm bánh đối diện.

"Lưu công tử đấy à?"

"Chào cô chủ Phương, lâu lắm rồi mới gặp chị. Công việc buôn bán của chị vẫn tốt chứ?" - Tôi mỉm cười hỏi thăm.

"Chị vẫn ổn!" - Cô chủ Phương cười đến híp cả mắt. - "Cậu định vào Di Hoà hả?"

Tôi gật đầu nhưng không nói gì.

"Tiếc quá, Tiểu Minh ca vẫn chưa về, cũng không biết khi nào Di Hoà mới mở cửa." - Chị ấy đáp. - "Tôi thấy cậu là khách quen ở đây, lúc nào cũng thấy cậu qua đây cả ngày. Tiểu Minh ca có nói gì với cậu về ngày mở cửa trở lại không?"

"Anh ấy không nói gì ạ." - Tôi đáp. - "Em đang có chút việc nên không ở lại lâu được ạ, chị giữ sức khoẻ nhé."

"Mau về đi, trời sắp mưa rồi. Cậu đi cẩn thận." - Chị ấy cười tít mắt rồi vẫy tay với tôi.

Giây phút quay người rời đi, bỗng chốc tôi cảm thấy có chút lạc lõng và cô đơn. Tôi vốn đã quen làm mọi thứ một mình trong hơn hai mươi năm qua nhưng từ ngày anh Tiểu Minh và Tán Đa xuất hiện, hầu như mỗi ngày của tôi đều trải qua cùng với hai người, cho dù chúng tôi không thường xuyên gặp gỡ hoặc chỉ trò chuyện qua thư từ, tôi biết họ vẫn đang ở cùng một thành phố với tôi. Giờ đây cả hai người đều đã rời Thượng Hải, tôi chợt nhận ra rất khó để tôi trở lại là một người trước khi quen biết họ.

Sự quen thuộc này một khi đã phá vỡ thế giới cô độc vốn có sẽ trở thành một liều thuốc độc bất đắc dĩ.

Ra khỏi phố Cẩm Đường, tôi không đi về phía bến xe điện mà rẽ sang hướng dẫn đến phố Uyển Minh. Đã lâu rồi tôi chưa gặp lại An Sinh nên hôm nay muốn qua thăm chị ấy trước khi tôi và anh họ về An Huy.

Đồng hồ điểm ba giờ chiều, tôi cầm ô đứng trước cửa sàn khiêu vũ Long Phụng, trong đầu nhớ lại đêm Thất tịch đầy mưa gió kia. Hôm nay trời cũng đổ mưa nhưng gió không lớn như ngày ấy, đã có quá nhiều chuyện xảy ra nhưng rồi dường như chỉ đọng lại trong cái lạnh của nước mưa ngấm vào da thịt, tiếng sấm rền vang và những tia chớp rạch ngang bầu trời. Trước khi gặp An Sinh, tôi đã đi qua đây rất nhiều lần nhưng chẳng có mấy ấn tượng rõ ràng về chúng, có chăng chỉ là sự lộng lẫy và rực rỡ của ánh đèn sân khấu hay tiếng hát trầm bổng của những ca kĩ nổi tiếng phát ra từ bên trong. Tôi nhận ra Long Phụng càng hào nhoáng khi màn đêm buông xuống bao nhiêu thì trước lúc mở cửa, chúng càng bình dị bấy nhiêu. An Sinh chưa từng kể về quãng thời gian rời An Huy lên Thượng Hải lăn lộn nhưng tôi tin rằng chị ấy đã đánh đổi nhiều thứ để biến Long Phụng trở thành địa bàn của mình.

Bước vào bên trong, tôi gặp lại người đàn ông đã tiếp đón tôi lần trước, tên của anh ấy là Cao Dương. Cao Dương vừa thấy tôi đã niềm nở hỏi tôi đến tìm bà chủ phải không rồi đưa tôi lên phòng tiếp khách của Long Phụng ở tầng hai, sau đó tự mình đi tìm An Sinh.

Căn phòng này không giống căn phòng lần trước, ở đây có cửa sổ nhìn ra ngoài phố, bày trí trong phòng đều là vật phẩm thượng hạng, nhã nhặn và được sắp đặt theo ý đồ riêng, vừa có thẩm mỹ riêng vừa không phô trương. Một bên tường treo tranh của những hoạ sĩ nổi tiếng nhất ở Bắc Bình và Thượng Hải, một góc bày văn phòng tứ bảo, nhạc cụ cũng có một cây đàn tranh bằng gỗ.

"Cơn gió nào đưa Lưu Vũ đến đây thế này?" - Phía sau bình phong vang lên giọng nói của An Sinh. Cao Dương theo sau chị ấy, tay bê một khay trà cụ bằng gốm đặt lên bàn rồi lùi ra.

"Em sắp về An Huy ăn tết nên muốn qua đây thăm chị." - Tôi nói, đoạn ngồi xuống chiếc bàn trà bên cửa sổ.

"Ngày mấy em về?" - An Sinh hỏi, thong thả đun nước tráng trà cụ.

"Chắc là một vài ngày tới ạ. Chị có về cùng em không?"

Tay An Sinh hơi khựng lại. Chị chưa trả lời ngay mà gắp một ít trà Long Tỉnh vào ấm tử sa, đổ nước vào ấm rồi bắt đầu vòng trà đầu tiên. Hương vị của mỗi chén trà qua các vòng đều phải hoàn toàn giống nhau để thấy rõ khả năng của người pha nhưng tôi thường không tuân theo nguyên tắc này khi tự thưởng trà ở nhà. Tôi muốn thử vị trà ngâm trong những khoảng thời gian khác nhau để tìm kiếm hương vị yêu thích nhất, sau đó ghi chép lại trong sổ tay và cứ đến tết là lại đưa cha mẹ quyển sổ ấy.

An Sinh đặt chén trà trước mặt tôi rồi làm lễ mời. Chúng tôi yên lặng thưởng trà, âm thầm đánh giá vòng trà này. Lá trà Long Tỉnh có hình dẹt, nước trà trong vắt màu xanh vàng, khi kề mùi gần chén sẽ ngửi tới mùi thơm của hạt dẻ và hoa lan, uống vào sẽ thấy hương vị tươi mát, dịu và hậu vị ngọt nhẹ.

"Tôi không có người thân ở An Huy, bao năm qua cũng chưa về nên Long Phụng này cũng dần trở thành nhà của ta." - An Sinh nói. - "Sau đại tiệc tổ chức vào ngày 31 tháng 12 hàng năm, tôi đều đóng cửa Long Phụng để huynh đệ, tỷ muội về quê ăn tết sớm. Thượng Hải sầm uất là thế nhưng đến năm mới thì chẳng có mấy người Trung Quốc lưu lại, ai ai cũng mong ngóng gặp người thân, có lẽ đó là lúc duy nhất họ không nghĩ tới tiền bạc đầu tiên."

"Có ai ở lại đây với chị không?"

"Có chứ. Hầu hết những người ở nhà riêng của tôi đều là cô nhi nên họ cũng ở lại Thượng Hải. Một trong số những người ấy sẽ đến Long Phụng trông coi lúc đóng cửa, lương thực dự trữ trong bếp luôn có nên cậu ấy có thể tự nấu nướng ở đây." - An Sinh mỉm cười. - "Hôm nay tôi đóng cửa để mọi người ăn lẩu trước khi nghỉ tết, em có muốn ăn cùng tôi không?"

Tối nay tôi cũng không có việc gì nên đã đồng ý ở lại. Chị ấy pha thêm một vòng trà nữa, chúng tôi trò chuyện về căn phòng nơi mình đang ngồi. An Sinh nói đây là căn phòng chỉ dành để tiếp những vị khách quý, mỗi đồ vật đều do chị ấy tự tay chọn và mua về, cách bày trí cũng là một mình chị ấy sắp đặt.

"Chị biết đánh đàn ạ?" - Tôi hỏi An Sinh.

"Chỉ là một chút tài lẻ kiếm cơm khi vừa lên Thượng Hải mà thôi. Tôi để nó ở đây như một kỉ niệm của những ngày tháng ấy." - Chị trả lời, đôi tay như búp măng lướt nhẹ trên dây đàn. - "Cũng không giấu gì Tiểu Vũ, tôi chỉ đánh đàn cho duy nhất một người nghe."

An Sinh nhoẻn miệng cười, đôi mắt lạnh lùng trong chốc lát đã hoá thành một hồ nước mùa thu. Tôi nhìn thấy mà thở dài, người này đâu phải ai khác ngoài anh họ Tô Kiệt của tôi.

Thưởng trà xong cũng hẵng còn sớm, An Sinh liền đưa tôi đi tham quan cơ ngơi của chị. Sàn khiêu vũ Long Phụng không phải sàn khiêu vũ lớn nhất nhưng chắc chắn là nơi nhiều người muốn đến nhất Thượng Hải, vì vậy không phải ai cũng có thể dành một chỗ ngồi ở đây. An Sinh quy định tất cả các khách phải đặt bàn trước, khi khách đến Long Phụng, Cao Dương sẽ kiểm tra tên của khách rồi gọi phục vụ đưa họ vào bàn. Từ cửa chính sẽ đi thẳng tới phòng khiêu vũ với hàng cửa sổ mạ vàng tinh xảo, chạy dọc theo hành lang dẫn đến cầu thang lên tầng hai và nội khu. Chính giữa phòng là sàn khiêu vũ được lát gỗ chuyên dụng, hai bên đặt bàn ghế được đánh số theo thứ tự. Sân khấu dành cho ca kĩ và ban nhạc được đặt ở cuối phòng, đối diện với cửa chính. An Sinh nói tuỳ theo tiết mục biểu diễn từng ngày mà chị ấy sẽ cho người trang trí riêng. Tuy chi phí rất cao nhưng đó cũng là điểm khiến Long Phụng trở nên đặc biệt, không chỉ đối với giới thượng lưu mà còn cả với những ca kĩ nổi tiếng ở Thượng Hải.

Trời sẩm tối, khi chúng tôi đang trò chuyện về những điệu nhảy của người phương Tây thì Cao Dương lịch sự mời chúng tôi lên tầng dùng bữa. Cả tôi và An Sinh đều không vội nên có chút ung dung bước về phía cầu thang nằm cuối hành lang, vừa đi vừa tiếp tục câu chuyện đang dang dở.

Khác với lần tôi lánh nạn ở nhà An Sinh, đầu bếp của Long Phụng đã chuẩn bị cho chúng tôi một nồi lẩu Tứ Xuyên cùng rất nhiều đồ nhúng lẩu được bày biện tinh xảo. Là một người rất thích ăn cay, tôi đương nhiên đã học cách nấu lẩu Tứ Xuyên khi ở An Huy, chỉ là tôi không có đủ gia vị nên chưa lần nào nấu đúng hương vị gốc.

Phần quan trọng nhất của lẩu Tứ Xuyên là nước dùng nên dù mất rất nhiều công sức để chuẩn bị, tôi luôn cố gắng tìm đủ nguyên liệu cơ bản nhất. Đầu tiên phải có xương heo, xương gà và xương bò được nướng trên than hồng, đem hầm trong nhiều giờ để nước dùng có vị ngọt. Tiếp theo là làm sốt, tôi sẽ bắc chảo lên bếp, phi hành tươi cho thơm rồi cho ớt chưng vào đảo đều, thêm vào các loại ớt, hoa tiêu xanh Tứ Xuyên, vỏ quế, hạt thì là, thảo quả, đinh hương và sả, tiếp tục đảo đều cho đến toả ra mùi thơm thì đổ ra nồi lẩu, sau đó hoà dần nước hầm xương vào phần gia vị mới xào và tiếp tục đun trên bếp để giữ nước lẩu sôi nhẹ cho đến khi thực khách ngồi vào bàn. Các món nhúng thường có thịt bò, tôm, mực, hoành thánh trứng thịt và các loại nấu, rau xanh ăn kèm. Cuối cùng, pha thêm một bát nước chấm để ăn cùng các món nhúng.

Cao Dương vừa nhiệt tình giới thiệu về lẩu Tứ Xuyên của Long Phụng, vừa rót trà cho chúng tôi. Sau khi sắp xếp ổn thoả, anh mới ra hiệu mời chúng tôi dùng bữa và rời khỏi phòng, có lẽ là xuống nhà ăn cùng mấy anh em.

Sau khi mời An Sinh dùng bữa, tôi nhúng thịt bò vào nước lẩu đến khi thịt hơi tái thì gắp ra, thêm một chút nước chấm đã pha rồi thưởng thức. Tôi vô cùng xúc động bởi hương vị này vừa tròn đầy, vừa hoàn toàn khác với những gì tôi từng nấu thử ở nhà. Có lẽ vì là Long Phụng nên đầu bếp có đủ nguyên liệu và gia vị tốt nhất để thực hiện giấc mơ tôi hằng mong ước, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, tôi có thể cảm thấy trái tim mình đang ngập tràn hạnh phúc và rung cảm mạnh mẽ.

Chìm đắm rồi tỉnh lại, tôi không ngần ngại mà mở lời tán dương đầu bếp với An Sinh. Gió đông luồn qua khe cửa, những vệt mưa đọng trên tấm cửa kính khiến tôi muốn giây phút này dừng lại trong chốc lát, để tôi kịp tận hưởng tinh tuý mà tôi hiếm có cơ hội thưởng thức.

Và rồi tôi chợt nghĩ, đợi qua năm mới, tôi sẽ thử nấu món này cho Tán Đa ăn.

"Lưu Vũ này." - An Sinh bỗng cất tiếng gọi tôi.

"Dạ?" - Tôi đáp, đôi tay vẫn đang bận bịu lột vỏ tôm trong bát.

"Có chuyện này tôi muốn hỏi em nhưng không biết phải mở lời như thế nào." - Chị ấy ngập ngừng nói.

"Xin chị đừng khách sáo vì em luôn coi chị như người trong nhà." - Tôi đáp, lịch sự lau tay rồi nhìn An Sinh chăm chú. - "Em nghe đây ạ."

Chị buông đũa xuống bàn rồi nhìn thẳng vào tôi, nói với tôi bằng ngữ điệu có chút căng thẳng:

"Cách đây không lâu tôi từng bắt gặp em đi cùng một người đàn ông ngoại quốc. Lúc ấy tôi đang ngồi trên xe đi từ Long Phụng về nhà, trời đã tối nhưng không quá muộn. Tôi đoán đó là người ngoại quốc bởi vì tiên sinh ấy rất cao, không giống người Trung Quốc hay Nhật Bản, càng không thể nào là Tiểu Minh bởi vì cậu ấy chỉ cao hơn em một chút, khung xương nhỏ hơn vị tiên sinh kia rất

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net