Chương 9.1. Bánh Trung Thu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Xin lỗi mọi người vì đã để mọi người đợi lâu. Chap này khá dài nên sẽ chia làm 2 part và sau 20/10 tôi sẽ đăng part 2 lên ạ. Thank you mọi người nha 🧡💙

-----
Vì lí do an toàn, anh họ Tô Kiệt yêu cầu tôi ở lại nhà của An Sinh cho đến khi toàn bộ vết thương trên người tôi lành hẳn, đặc biệt là cánh tay trái bị trật khớp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tôi không thể gặp gỡ Tiểu Minh hay gửi thư cho Tán Đa trong khoảng ba tuần.

Do dính phải mưa lớn vào đêm Thất tịch và vết thương trên người bị nhiễm trùng nhẹ nên tôi đã sốt liền ba ngày. Thực ra tôi cảm thấy chuyện đó cũng không quá tệ bởi vì rất lâu rồi tôi không được ở cùng anh họ và ăn đồ do anh nấu.

Gia đình tôi từ thời ông nội đã là thương nhân có tiếng của vùng An Huy, chuyên kinh doanh trà và dụng cụ trà đạo. Đến đời tôi, do khi nhỏ gặp phải một cơn bạo bệnh nên cơ thể không được tốt, vẻ ngoài lại không phù hợp nên cha mẹ cũng không dám để tôi đảm đương công việc buôn bán của gia đình. Anh họ Tô Kiệt liền đứng ra cáng đáng trọng trách ấy thay tôi, từ đó Lưu gia chúng tôi bắt đầu đặt những dấu chân đầu tiên vào ngành tơ lụa.

Anh Tô Kiệt hơn tôi mười tuổi, từ khi còn nhỏ đã luôn chăm sóc tôi, hai anh em đều là con một trong nhà nên coi nhau như anh em ruột. Anh Tô Kiệt nói tôi chỉ cần học thứ mình thích, còn lại anh ấy sẽ giúp tôi chuyện kinh doanh. Đương nhiên tôi hiểu anh ấy là đang lo cho tôi nhưng thâm tâm tôi nào dám tiếp nhận sự giúp đỡ ấy một cách vô tư như vậy được. Có điều, Tô Kiệt là một người rất nghiêm khắc, anh ấy đã quyết định điều gì thì khó lay chuyển nên tôi phải dày công thực hiện một kế hoạch tỉ mỉ để tham gia vào công việc buôn bán của Lưu gia.

Tuy ông trời lấy đi của tôi một phần sức khoẻ nhưng lại ban cho tôi khả năng cảm thụ nghệ thuật không tồi. Tôi bắt đầu hành trình học vẽ tranh thuỷ mặc khi lên núi hái trà cùng gia đình trong những ngày đầu xuân năm mười ba tuổi và sau đó liền học hết toàn bộ các phong cách vẽ để sáng tạo nên phong cách của riêng mình. Tôi cũng chưa thể nói rõ điểm nổi bật trong tranh của tôi nằm ở đâu mà người ta lại săn đón nhiều đến vậy, có lẽ là do tôi hợp thời và có lẽ là do tôi vẽ tranh bằng tay trái thay vì tay phải như người bình thường.

Năm tôi mười sáu tuổi, anh Tô Kiệt mở rộng kinh doanh lên Thượng Hải, đồng thời tìm hiểu về các trường học nghệ thuật và thuyết phục cha mẹ cho tôi đi học. Năm 1931, những cuộn vải tơ lụa thượng hạng thêu hoa văn do tôi chấp bút dần trở nên nổi tiếng trong giới thượng lưu và người ngoại quốc, sau một thời gian ngắn liền khan hiếm đến mức anh họ phải giới hạn lượt mua. Đó cũng là năm tôi chập chững học bán tranh, đặt chân vào thị trường tranh thuỷ mặc của Thượng Hải.

Tôi và anh họ nương tựa vào nhau ở nơi này, nghe thì vui vẻ nhưng để bảo vệ lẫn nhau mà chẳng mấy khi gặp mặt. Nhân cơ hội hiếm có này, tôi liền hỏi anh Tô Kiệt về chuyện kinh doanh của gia đình và Diệp Lâm An khi cùng nhau dùng trà chiều ngoài vườn hoa nhà An Sinh.

"Anh cũng không định giấu em về hắn, chỉ là anh thấy không đáng để nhắc đến." – Anh Tô Kiệt rót một chén trà cho tôi rồi nói. – "Diệp Lâm An và anh vốn cùng bán tơ lụa nhưng anh bán hàng cho người ngoại quốc, hắn lại nổi tiếng trong đám thương nhân Nhật Bản. Ai ngờ mấy tháng đổ lại đây, đám người đó đột nhiên thích loại tơ lụa mới của Lưu gia, còn cử người sang đàm phán mua số lượng lớn. Anh còn đang cân nhắc thêm thì tên Diệp Lâm An đó đã lo được lo mất mua chuộc người của Lưu gia để hỏi về hàng mới của chúng ta. Kế hoạch ấy chẳng những không thành công mà người Nhật còn liên tục tìm đến anh nên Diệp Lâm An mới đi tìm em, có lẽ là định uy hiếp anh phải từ chối đám người Nhật đó."

"Thế anh định thế nào?" – Tôi hỏi.

"Vốn dĩ anh chuẩn bị từ chối họ rồi nhưng vì hắn dám động vào em nên anh phải cho hắn một bài học. Em cứ yên tâm ở đây một thời gian với An Sinh đi. Anh đang tìm nhà mới cho em rồi, đợi em khoẻ lại thì sẽ đưa em về đó."

Tôi kinh ngạc, anh ấy liền bảo toàn bộ đồ đạc ở nhà cũ đã cho người thu dọn và cất giữ cẩn thận. Có thể sắp tới tôi sẽ sống trong khu nhà của người ngoại quốc vì an ninh ở đó rất tốt.

Tôi cũng không phản đối mà chỉ xin anh Tô Kiệt giúp tôi báo một câu bình an với anh Tiểu Minh. Anh ấy liền đồng ý rồi rời đi.

Trái tim thấp thỏm của tôi cũng nhờ thế mà yên bình trở lại bởi vì chỉ cần anh Tiểu Minh biết tôi đã ổn thì Tán Đa cũng sẽ an tâm đợi tôi trở về.

Ngày thứ năm lưu lại ở nhà An Sinh, vai trái của tôi đột nhiên đau nhức khiến tôi tỉnh giấc giữa đêm. Tôi không dám làm phiền mọi người trong nhà, tự mình làm các biện pháp giảm đau như bác sĩ đã dặn rồi chẳng thể ngủ lại. Tôi quyết định thức trắng đêm, rút dưới gối ra chiếc túi vải vẫn luôn được cất kĩ trong thời gian anh họ lưu lại.

Bên cạnh sự cố ngộ độc trốn khỏi Diệp viên, có một điều may mắn nữa cũng xảy đến với tôi vào ngày Thất tịch, đó là tôi đã đem theo chiếc túi vải đựng những bức thư của Tán Đa.

Bình thường tôi hay để chúng ở nhà nhưng vì mải chuẩn bị quà cho ngài ấy vào buổi tối hôm trước, tôi đã lơ đãng nhét nhầm tập thư vào túi và mãi tới khi giấu món quà lên tầng hai của Di Hoà, tôi mới phát hiện ra sự nhầm lẫn này.

Chậm rãi đọc lại những lá thư giữa tôi và Tán Đa, trong đầu tôi vẫn hiện rõ từng khoảng thời gian, từng khung cảnh mà tôi nhận được thư ở tiệm sách. Một năm trôi qua, vị trí của Tán Đa trong trái tim tôi cũng thay đổi dần từ ngày này qua ngày khác. Sự xuất hiện của ngài ấy giống như một viên đá ném xuống mặt hồ nước, bất ngờ đánh động cuộc sống quen thuộc của tôi rồi dần chìm sâu vào đó, đến khi tôi kịp nhận ra thì viên đá ấy đã lặng yên chạm xuống đáy hồ.

Tôi vốn không có nhiều bạn, từ nhỏ vì bệnh tật quấn thân mà cha mẹ mời thầy giáo đến nhà dạy, lớn lên thì chỉ vùi đầu vào học vẽ rồi tới Thượng Hải. Tôi cũng giao du với một vài người bạn cùng lớp đại học nhưng khó có thể thân thiết vì công việc đặc thù của tôi và anh họ. Cuộc gặp gỡ đầu tiên năm 1931 với anh Tiểu Minh đã giúp tôi có được một người bạn thực sự trong cuộc đời và tới năm 1934, Tán Đa trở thành người thứ hai.

Với hoàn cảnh như vậy, thú thực là tôi không hiểu rõ lắm thế nào mới là 'bạn bè' nhưng tôi cảm thấy anh Tiểu Minh và Tán Đa đã đem lại cho tôi cảm xúc của sự thân thuộc, thoải mái và tin tưởng không quá khác biệt với gia đình. Họ trở thành một phần quan trọng với tôi chỉ sau cha mẹ và anh Tô Kiệt, tôi có thể thoải mái thể hiện chính mình với họ bởi vì tôi biết rằng họ yêu mến tôi thực sự và tôi cũng yêu mến họ như thế. Và bởi vì giữa chúng tôi có sự tin tưởng lẫn nhau nên mới có thể chia sẻ với nhau suy nghĩ, lí tưởng và đam mê của mình.

Khác với anh Tiểu Minh, Tán Đa đã vô tình khai phá lòng can đảm trong bản năng của tôi. Ấn tượng của người khác về tôi luôn là một sự xa cách vô hình và lạnh lùng nhưng sự thật là bởi vì tôi ít nói và ngại bắt chuyện với người lạ. Những lá thư đầu tiên giữa tôi và Tán Đa chỉ thuần tuý chia sẻ về cách nấu ăn và ẩm thực, vốn là những điều tôi cảm thấy không có gì để che giấu hay từ chối chia sẻ, sau này chính sức sống của Tán Đa qua những con chữ đã làm tôi bất giác chia sẻ nhiều hơn. Ngày tôi nhận lá thư mà Tán Đa kể về chuyện làm mì trường thọ, bản năng đã thôi thúc tôi tặng cho ngài ấy một món quà và đó là lần đầu tiên tôi vẽ tranh bằng tay phải cho người ngoài gia đình.

Năm lên mười lăm tuổi, tôi vẽ hai bức tranh để dự thi vào trường đại học, một bức vẽ bằng tay trái, bức còn lại vẽ bằng tay phải. Anh Tô Kiệt xem cả ngày trời, sau đó bảo tôi gửi bức vẽ thứ hai đi và yêu cầu tôi từ nay chỉ được phép vẽ bằng tay phải cho người nhà. Mãi tới khi danh sĩ Lưu Tự nổi tiếng trong giới tranh thuỷ mặc, tôi chợt hiểu ra vì sao anh tôi lại yêu cầu mình làm như vậy. Tôi có thể vẽ bằng hai tay và vẽ ra hai phong cách tranh khác nhau, chỉ có làm như lời anh Tô Kiệt dặn, tôi mới có thể đảm bảo rằng bài tập trên trường của tôi hoàn toàn không liên quan gì đến Lưu Tự.

Qua những lá thư mà Tán Đa viết cho tôi, tôi cảm thấy ngài ấy là một người trái ngược với mình. Nếu không phải vô tình nhìn thấy ngài ấy ở tiệm Di Hoà, tôi đã nghĩ rằng Tán Đa là một người châu Âu vì cách nói chuyện rất thân thiện và thoải mái nhưng không kém phần lịch thiệp. Tôi khéo léo che giấu một phần riêng tư của mình, ngài ấy cũng âm thầm nương theo mà bỏ qua. Chúng tôi giống như hai người bạn đi dạo cùng nhau, một người đi trên vỉa hè, một người đi dưới mặt đường và giữa chúng tôi là một dải ngăn cách. Dải ngăn cách này không quá lớn, cũng không nguy hiểm bởi vì nó chỉ đang che lấp con người hiện hữu của chúng tôi chứ khó có thể cản lại sự đồng điệu trong tâm hồn.

Tôi sống một mình trong một căn hộ nhỏ, ngoại trừ vẽ tranh thì nấu nướng là niềm đam mê lớn nhất. Ở An Huy, tôi thường chuẩn bị bữa cơm cùng mẹ, lên Thượng Hải cũng có thói quen nấu những món ăn mới, từ ăn một mình chuyển sang san sẻ cùng anh Tiểu Minh rồi chia sẻ về mặt tinh thần với Tán Đa. Cha mẹ chỉ có mình tôi, mọi người thường nghĩ không có anh chị em như vậy thì chắc sẽ cô đơn lắm nhưng tôi lại khá tận hưởng thế giới của riêng mình. Để rồi khi Tán Đa vô tình chạy tới gõ cửa thế giới ấy, tôi cũng vô thức hé cửa mời ngài ấy vào, cùng tôi hoà mình với những niềm vui thích riêng tư. Sự đồng điệu của tôi và Tán Đa vô cùng thuần tuý bởi vì giữa chúng tôi không chịu sự chi phối của vẻ bề ngoài hay hoàn cảnh sống, chúng tôi chỉ đơn giản là cùng nhau tận hưởng những điều nhỏ bé của cuộc sống. Đó cũng là lí do vì sao tôi duy trì mối quan hệ bền chặt này với Tán Đa mà không lo lắng gì.

Dưới ánh đèn lờ mờ hắt ra từ đầu giường, tôi vừa đọc thư của ngài ấy, vừa hình dung ra cảnh tượng người đàn ông với bờ vai rộng lớn ngồi bên bàn làm việc, tỉ mẩn viết cho tôi từng câu chữ thổ lộ tâm tình của mình, thủ thỉ kể cho tôi những chuyện xảy ra trong ngày, chẳng hạn như chuyện ngài ấy bắt gặp một chú sóc đuôi đỏ trên cây cổ thụ hoặc một bông hoa vô tình rơi trên vành mũ của ngài ấy. Tán Đa là vậy, mỗi lần đọc thư của ngài ấy sẽ có cảm giác như đi dạo dưới ánh mặt trời ngày xuân, ấm áp và dễ chịu khiến người ta chìm đắm. Cơn đau trên vai qua đi, tôi dần thấm mệt, cẩn thận cất thư vào túi rồi đặt dưới gối của mình.

Vết thương của tôi lành rất nhanh, chẳng mấy chốc tôi đã đi lại mà không cần người đỡ, còn vẽ một vài bức tranh thuỷ mặc sau những ngày nằm trên giường. An Sinh cũng là một người đam mê hội hoạ, trong nhà không thiếu gì dụng cụ vẽ và màu nước, sau khi thấy tôi khoẻ lên thì liền cho tôi toàn quyền sử dụng phòng vẽ của chị ấy.

Nhà riêng của An Sinh là một căn biệt thự xây dựng theo lối kiến trúc của người Pháp, nằm ở phía Đông trung tâm Thượng Hải. Mỗi buổi sáng trước khi đến sàn khiêu vũ Long Phụng, An Sinh sẽ dìu tôi xuống khu vườn sau nhà, nơi chị ấy đã đặt sẵn một chiếc ghế tựa và bàn trà để tôi hít thở không khí trong lành lúc ban mai. Đến gần trưa, quản gia sẽ đưa tôi vào phòng đọc sách dưới tầng một và khi An Sinh trở về dùng bữa tối, chị ấy sẽ kể cho tôi nghe về những thứ đã diễn ra trong ngày hôm đó.

An Sinh hơn tôi một tuổi nhưng có lẽ vì trải qua sương gió mà già dặn hơn những tiểu thư khác, là một người con gái vô cùng xinh đẹp với nụ cười ấm áp và đôi mắt hạnh sáng trong. Chị ấy nói anh họ tôi năm xưa đã cưu mang mình ở An Huy, giúp chị ấy đi học và sau này An Sinh lên Thượng Hải lăn lộn, tự mình xây dựng sàn khiêu vũ Long Phụng nức tiếng. Đến khi anh Tô Kiệt mở rộng kinh doanh, hai người mới gặp lại và nối lại quan hệ bằng hữu khi xưa.

Lớn lên trong một gia đình làm thương nhân, tôi ít nhiều cũng biết cách nhìn người. An Sinh quan tâm và chăm sóc tôi không giống như đang lấy lòng mà thật tâm coi tôi như người trong nhà, hàng ngày đều tỉ mỉ dặn dò quản gia chuẩn bị các món ăn tốt cho vết thương của tôi.

Nếu có người hỏi tôi rốt cuộc An Sinh và anh Tô Kiệt có mối quan hệ gì, tôi cho rằng đó là mối quan hệ bằng hữu nhưng sau nhiều ngày lưu lại đây, tôi nhận ra chị ấy có lẽ đã thích anh họ tôi từ lâu rồi.

Người ta nói nếu một người đang để ý tới ai đó thì đều muốn là chính mình đẹp nhất, tự tin nhất trước mặt người ấy. Anh Tô Kiệt cứ ba ngày lại đến thăm tôi khi trời đã tối, lúc đó tôi thường ngồi vẽ kí hoạ ngoài ban công phòng mình, tiện thể nhìn thấy những thứ người khác khó quan sát được. An Sinh đúng giờ sẽ mặc một bộ sườn xám thật đẹp, trang điểm tỉ mỉ đứng bên ngoài cửa đợi anh họ tôi tới, giống như một người vợ đợi chồng trở về nhà sau giờ làm.

Anh tôi thường sẽ cho người báo trước nếu buổi tối ghé thăm tôi nhưng không cố định khung thời gian nào, có hôm vào giờ cơm, có hôm vào tối muộn. Và bất kể là lúc nào, An Sinh cũng sẽ dặn quản gia để lại một phần cơm, sau đó tản bộ ngoài vườn hoa cho đến khi anh tôi tới.

Sinh tồn ở nơi đầm rồng hang hổ, lại là một thân nữ nhi, chị ấy đã sớm tạo nên sự bí ẩn nguy hiểm cho bản thân. Kể cả khi đã quen biết tôi, An Sinh cũng chưa từng bỏ xuống sự phòng bị nhưng chỉ cần vừa nhìn thấy anh Tô Kiệt, cả gương mặt của chị ấy liền trở nên nhu hoà, dường như tình nguyện bỏ xuống mọi gai nhọn trên người để chào đón anh tôi.

Ai rồi cũng vậy, dù mạnh mẽ tới đâu cũng đều trở nên đặc biệt dịu dàng với người mình thích.

Anh Tô Kiệt chắc chắn biết An Sinh thích mình, chỉ là anh ấy luôn không nóng không lạnh, có trò chuyện vui vẻ cùng An Sinh nhưng không hề đi quá giới hạn của hai chữ 'bằng hữu'. Cô gái nào cũng có sự nhạy cảm của riêng mình, tôi nhìn ra được An Sinh tình nguyện thích anh Tô Kiệt không cần hồi đáp.

Khi nhận ra chuyện này, tôi chuyển sang vẽ kí hoạ bóng dáng của An Sinh mỗi buổi tối đi dạo ngoài vườn. An Sinh đương nhiên không biết những chuyện này, tôi dự định sẽ gửi tặng chị ấy trước khi rời khỏi đây.

Ba tuần trôi qua như thoi đưa, cuối cùng bác sĩ cũng đồng ý cho tôi tháo nẹp tay trái. Tôi sung sướng đòi anh Tô Kiệt cho tôi xuống bếp nấu cơm, làm cả một bàn tiệc để cảm ơn An Sinh suốt thời gian qua. Đương lúc vui vẻ, anh tôi liền thông báo một tin quan trọng:

"Ngày kia Ngũ Tử sẽ đón em về nhà mới. Anh đã thuê một căn nhà riêng trong khu nhà ở của người ngoại quốc, an ninh cực kỳ tốt, kể cả có xảy ra chiến tranh thì nơi đó cũng là vùng an toàn bậc nhất của Thượng Hải. Địa chỉ cũng ở gần trường em hơn, đi bộ hay xe điện đều tiện lợi."

"Em nghe nói khu vực đó không phải người thường muốn vào là được, anh làm sao mà thuê nhà cho em?" – Tôi hỏi.

"Chuyện ấy em đừng lo. Anh đủ sức lo liệu cho em, miễn là em không bị bắt cóc lần nữa là được."

"Dù sao em cũng chạy trốn được mà." – Tôi nói. – "Em không thể để anh bị thiệt chỉ vì em được. Chuyện kinh doanh của anh cũng là của em."

Tô Kiệt lườm tôi một cái sắc lẹm, tôi cũng không chịu thua và nhìn lại. An Sinh liền múc một bát canh nóng đưa cho anh ấy, khéo léo làm dịu bầu không khí giữa hai anh em tôi.

Tối hôm đó anh Tô Kiệt rời đi ngay sau bữa tối. Tôi không ra tiễn mà đứng ở cửa phòng khách nhìn An Sinh đưa anh ra xe. Chị ấy dõi theo đến khi xe khuất hẳn tầm mắt mới quay vào nhà, nụ cười trên môi hơi cứng lại khi bắt gặp tôi đợi sẵn ở hành lang.

Tôi vui vẻ rủ An Sinh ra vườn hoa sau nhà ngồi uống trà, tự tay pha một ấm Quân Sơn Ngân Châm với bộ dụng cụ mà anh tôi đem đến cho tôi. Đây là loại trà mà An Sinh và anh tôi đều vô cùng thích, phù hợp để uống buổi tối mà không gây mất ngủ.

Đun nước, tráng trà cụ rồi gắp trà vào bình, rửa trà, hãm trà và sau cùng là rót, toàn bộ quá trình ấy diễn ra trong sự yên lặng giữa hai người chúng tôi.

Thưởng trà có nhiều bước nhưng bản thân tôi thường sẽ nhìn, ngửi, nếm rồi mới uống. Quân Sơn Ngân Châm là loại trà thượng hạng, thời Thanh còn được làm cống phẩm, nước trà trong vắt màu vàng nhạt, hương thơm đậm mùi của trái cây, lại tươi mát, thoang thoảng mùi của mía. Nếm ngụm nhỏ đầu tiên để đầu lưỡi đón lấy vị và hương, uống ngụm thứ hai để toàn bộ khoang miệng cảm nhận, nuốt xuống một lúc sẽ tìm thấy hậu hương của trà.

An Sinh cũng làm theo tôi, rồi cả hai yên lặng nhìn ngắm bầu trời đêm cùng khu vườn của chị ấy.

Ngày đầu tiên tôi có thể xuống giường, An Sinh đã đưa tôi ra đây và kể cho tôi nghe về chúng. Chị nói chị thích hoa cỏ, thích những thứ tự nhiên của đất trời chứ không phải tiền bạc, vật chất nhưng để tạo ra và duy trì thú vui của mình ở thời đại này, thành phố này thì tiền bạc là thứ không thể thiếu. An Sinh đặc biệt thích những khóm hoa lan tường, nếu ngày nào được nghỉ ngơi, chị ấy sẽ tự tay cắt một ít hoa đem cắm vào một chiếc bình gốm và đặt ở bệ tủ ngoài hành lang gần cửa chính. An Sinh nói khu vườn này là một mình chị ấy trồng từng cái cây một, tự tay chăm chút cho chúng, là nơi 'trốn' khi rời khỏi những vẩn đục ở thế giới nơi chị ấy kinh doanh.

Tôi rót trà lần thứ ba cho An Sinh, sau đó lấy từ sau lưng ra một quyển sổ vẽ đưa cho chị ấy.

"Mấy ngày nữa em phải rời đi, nhân đây em muốn tặng chị món quà nho nhỏ để cảm ơn chị đã cưu mang em suốt thời gian vừa qua." – Tôi nói. – "Chị mở ra xem đi. Em tin là chị sẽ thích."

Tôi vẽ tốc kí rất nhanh trong những lần An Sinh gặp anh Tô Kiệt, sau đó sẽ vẽ lại tỉ mỉ với màu nước bên trong quyển sổ làm quà. Mỗi bức tranh tôi đều vẽ ít nhất một lần nên tôi nhớ rất rõ từng khung cảnh trong đó, chẳng hạn như có hôm anh Tô Kiệt không tới, An Sinh sẽ bảo quản gia đem cái máy hát ra cửa, bật lên rồi khiêu vũ ngoài vườn. Hoặc hôm nào tâm trạng không tốt, chị ấy chỉ thuần tuý đi dạo vài vòng rồi vào nhà. Nếu anh tôi tới, An Sinh sẽ bước xuống cầu thang một bậc, sau đó cười tươi chào đón, sánh vai cùng anh ấy vào trong.

An Sinh lật từng bức tranh, gương mặt vốn luôn che dấu cảm xúc biến chuyển không ngừng, đôi mắt nhìn tôi tràn ngập trong sự ngỡ ngàng và xúc động.

"Cảm ơn em, Lưu Vũ." – Chị ấy nói, giọng hơi run.

"Đây là điều em nên làm, chị đừng khách sáo." – Tôi đáp.

An Sinh uống một ngụm trà, sau đó hỏi tôi:

"Chuyện tôi thích anh em rõ ràng tới vậy sao?"

"Em cho rằng ánh mắt không bao giờ nói dối." – Tôi nói. – "Mọi người có thể bảo em ngây thơ nhưng em tin vào cảm nhận của mình. Ánh mắt chị nhìn anh Tô Kiệt luôn rất khác biệt."

"Lưu Vũ không hổ là người em trai mà anh ấy yêu quý nhất." – An Sinh bật cười. – "Em nhạy bén quá làm tôi hơi lo sợ."

"Chị đánh giá em quá cao rồi. Em chỉ có thể dựa vào chút quan sát để đoán ý thôi."

An Sinh mở cuốn sổ ra xem lần nữa, tôi lại rót thêm một vòng trà mới.

"Thích một người rốt cuộc là cảm giác như thế nào vậy An Sinh?" – Tôi hỏi.

An Sinh ngẫm nghĩ một lúc rất lâu, đôi mày lá liễu xinh đẹp nhíu lại.

"Đó không phải một cảm giác cụ thể hay xảy ra bất chợt tại một thời điểm nào đó. Ít nhất chúng không đến với tôi theo cách ấy." – An Sinh chậm rãi trả lời, đôi mắt nhìn vào vô định. – "Tôi không rõ mình đã thích anh Tô Kiệt từ khi nào, vì lí do gì nhưng cảm xúc thích một người ấy giống như cá gặp nước, trong trẻo và ấm áp. Trái tim sẽ đập mạnh mỗi khi nhìn thấy người ấy tới, đầu óc sẽ nghĩ tới giây phút gặp được người ấy, trong lòng không tránh khỏi sự hồi hộp và luống cuống. Do công việc nên trang phục của tôi thường rất rực rỡ và không mất nhiều thời gian để lựa chọn nhưng mỗi lần có thể gặp anh Tô Kiệt, tôi nhất định sẽ bỏ ra nửa ngày trời để mặc thử những bộ sườn xám với gam màu thanh lịch mà tôi thích, trang điểm nhẹ nhàng và đợi anh ấy tới. Tôi muốn bản thân là chính mình trước mặt anh Tô Kiệt."

"Thích một người, đối với tôi mà nói, vô cùng đơn giản. Thích là thích, không băn khoăn giữa thích hay không thích, bởi vì nếu cứ băn khoăn mãi thì sẽ hối hận." – An Sinh gượng cười, ánh mắt tràn đầy tiếc nuối. – "Khoảng thời gian rời An Huy lên Thượng Hải lăn lộn đã khiến tôi nhận ra mình luôn nhớ về anh ấy hằng đêm trước khi đi ngủ. Tôi từng hối hận vì bỏ lỡ mối quan hệ của chúng tôi, bản thân còn chẳng kịp lưu lại chút thông tin nào để liên lạc khi rời khỏi An Huy. Nếu phải lựa chọn giây phút nào khiến tôi nhận ra mình rung động thì có lẽ là giây phút đó. Tôi đã hối hận và nỗi niềm ấy đeo bám tôi từng ngày, khiến tôi quyết tâm không ngừng cố gắng để trở về tìm anh Tô Kiệt."

"Tôi từng nghĩ không tìm được anh ấy cũng không sao, cứ coi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net