Tổng quan về VM QTG và Văn Miếu môn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Thưa các bạn Văn Miếu là tên viết tắt của Văn Tuyên Vương Miếu tức là Miếu thờ Văn Tuyên Vương Khổng Tử.Tuy nhiên ,hiện nay mọi người hiểu Văn Miếu là Miếu Văn ,từ “Văn”mang nghĩa là văn hóa ,văn minh,văn học là nét đẹp của con người.

Văn Miếu được xây dựng vào tháng 8 năm canh tuất(tức tháng 10 năm 1070) dưới thời Vua Lý Thánh Tông.Ông cho lập Văn Miếu làm nơi thờ các ông tổ Nho giáo và Nho học như Chu Công _Khổng Tử. Đến năm 1076 vua Lý Nhân Tông đxa cho xây dựng Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các thái tử.

Nhìn tổng thể thì Văn Miếu là khu đất hình chữ nhật khá rộng với diện tích khoảng 54000m2  được bao quanh bởi một khu tường có chiều dài hơn 300m va rộng 700m,chạy từ đường Quốc Tử Giám đến đầu phố Nguyễn Thái Học.Văn Miếu xưa là đất Hữu Nghiễm huyện Thọ Xương,nay thuộc  quận Đống Đa Hà Nội.Quần thể kiến trúc văn miếu được bố cục đăng đối từng khu,từng lớp theo trục bắc nam,mô phỏng tổng thể quy hoạch khu văn miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ,Sơn Đông,Trung Quốc.Tuy nhiên,quy mô ở đây đơn giản hơn và theo phương thức truyền thống nghệ thuật dân tộc .Toàn bộ kiến trúc văn miếu đều là kiến trúc đầu nhà Nguyễn.Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch vồ,loại gạch đặc trưng từ thời Lê ,có tuổi thọ trên 300 năm tuổi.

Bên ngoài có tường bao quanh bên trong được chia làm 5 khu đó là: cổng tam quan, Đại Trung Môn, Khuê Văn Các ( đối diện  chính là Thiên Quang Tỉnh, hai bên trái phải của Thiên Quang Tỉnh có đặt 82 bia tiến sĩ có ghi họ tên , quê quán của 1037 vị tiến sĩ), đi thẳng tới chính là Nhà Thái Học ( nơi thờ ông tổ nho giáo là Chu Công, Khổng Tử  Á Khánh và ba  vua có công xây dựng và tu sửa VM QTG) , khu văn miếu- quốc tử giám.

Trước mặt chỗ các bạn đang đứng đây chính là Hồ Văn
Hồ Văn
Hồ Văn là một hồ nằm đối diện VM QTG qua con đường QTG, Hồ Văn xưa có diện tích khoảng 12000m2 , tuy nhiên sau này khi người dân tới đây sinh sống ngày càng đông thì diện tích hồ đã bị thu hẹp như ngày nay do phần đất của Văn Miếu cũng ngày một rộng thêm và mỗi đời kiến trúc lại có đổi mới.
Nơi đây được các thầy cống thấy thử chọn làm nơi “nấu sử sôi kinh” để chuẩn bị giật giải “Bảng vàng bia đá” nên đêm ngày luôn rộn những tiếng ngâm thơ đọc kinh. Giữa hồ có gò Kim Châu , trên hồ có Phán Thủy Đình là nơi diễn ra các buổi bình văn thơ của nho sĩ kinh thành xưa.
Đối diện với Hồ Văn là cổng Tam Quan- khu tiền án với khoảng không gian rộng mở ra phía trước tạo cho văn miếu vẻ uy nghiêm. Khu này bắt đầu bằng Tứ Trụ và 2 bia Hạ Mã ở hai bên. Trước kia Tứ Trụ soi xuống mặt Hồ Văn nhưng nay đã bị ngăn cách bởi phố QTG.
Tứ trụ

Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn có hình hai con nghê chầu vào. Theo quan niệm tâm linh xưa, con nghê là con vật linh thiêng, rất hiền lành tuy nhiên đôi mắt của nó có thể nhìn thấy người thiện kẻ ác , ý nghĩa của việc đặt hai con nghê ở đó là những ai dù trước kia có xấu xa thế nào, tâm địa độc ác ra sao khi tới VMQTG để theo học thì sẽ phải rũ bỏ hết những suy nghĩ tâm địa đó để 1 lòng tầm sư học đạo.
Hai trụ ngoài đắp nổi bốn con chim phượng xòe cánh, đuôi chắp vào nhau. Phượng là con vật linh thiêng biểu hiện cho tầng lớp trên với ý nghĩa: đầu đội công lý, mắt là mặt trời, lưng cõng bầu trời, cánh là gí, lông là cây cỏ, đuôi là tinh tú và chân là đất. Vì thế nó tượng trung cho cả vũ trụ mang tư cách vận chuyển bầu trời.



Bia Hạ mã
Ở 2 bên tứ trụ đó là 2 tấm bia Hạ Mã, xưa kia dù công hầu hay khanh tương dũ võng lọng hay ngựa xe hễ đi qua Văn Miếu đều phải xuống đi bộ ít nhất là từ tấm bia Hạ Mã này sang tấm bia Hạ Mã kia mới lại lên ngựa , lên xe đi tiếp. Điều đó chứng tỏ Văn Miếu có vị trí rất tôn nghiêm.

Văn Miếu Môn
Tức cổng Tam Quan lớn xây 2 tầng, 3 cửa. Cửa giữa to, tầng trên có đề 3 chữ “Văn Miếu Môn”. Văn Miếu Môn có kiểu kiến trúc một gác chuông 2 tầng 8 mái. Nhìn bề ngoài, Tam Quan có kiến trúc mặt bằng hình vuoong, tầng dưới to, tầng trên nhỏ chồng lên tầng dưới, xung quanh thừa ra một hàng hiên rộng bốn mặt có lan cam. Phía bên ngoài tầng dưới chỉ mở ra một cửa cuốn. Đây là 2 cách cửa bằng gỗ lim mở vào trong, cửa hình bán nguyệt chạm nổi hình đôi rồng chầu mặt nguyệt. Hải cửa nhỏ hai bên là bậc lên tầng 2 quan trọng.
Trước kia trên cổng Tam Quan có dựng một tấm bia khác hai bài thơ tứ tuyệt của vua Khải Định khi đi qua băc stuaafn ghé thăm Văn Miếu năm 1981, nay tấm bia không còn chỉ còn hai bệ bia bằng đá, hai mặt bệ là hình hổ phù.
Phía trước cổng TQ là đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong là đôi rồng mang phong cách thời Nguyễn. Hai mặt Tam quan đều đắp nổi hai câu đối chữ Hán. Bên trái trước cổng TQ đắp nổi cảnh “Long ngư hội tụ” cá-rồng ẩn hiện trong mây ví như cảnh thanh vân đắc lộ của nho sinh thành đạt, bên phải là cảnh “mãnh hổ hạ sơn” núi rừng mây nước nổi bật lên dáng dấp môt con hổ hùng dũng xuống núi ví như các bậc thức giả khí thế bước vào đời.

Hai bên của cửa Tam Quan là cửa Hữu Môn và Tả môn. Hai cửa này xưa kia là nơi đóng vào mở ra hàng ngày còn cửa chính đóng quanh năm ( chỉ được mở ra vào các dịp long trọng như vưa chúa tới thăm, lễ Khổng Tử hoặc những khi treo bảng vàng tiến sĩ, khi ấy quan văn và hầu cận sẽ đi cửa Hữu môn , quan võ và binh lính sẽ đi cửa Tả Môn thể hiện cho sự văn võ song toàn).
Bây giờ mời các bạn tiến tới thăm quan Khuê Văn Các....


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dẫn