Word

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần 1: Hằng&Hoàn - chào mừng, tổng quan bảo tang dân tộc học
Chào mừng tập thể lớp c13g2 trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội đã đến với khu di tích văn hoá Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trước tiên cho phép tôi xin phép được tự giới thiệu :tên tôi là Hằng Nguyễn Thị Hằng là thuyết minh viên tại điểm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam- là một trung tâm trưng bày và lưu giữ quý về 54 dân tộc Việt Nam, một địa chỉ văn hóa nổi tiếng thu hút ngày càng đông du khách trong và ngoài nước.Thay mặt cho BQL di tích tôi xin gửi lời chúc sức khoẻ đến tất các bạn.Chúc các bạn có một buổi tham quan vui vẻ va bổ ích. Để cho buổi tham quan hôm nay đựơc diễn ra an toan và vui vẻ,tôi xin lưu ý với các bạn một số điều sau:các bạn không nên nói to và nô đùa khi tham quan bên trong ,không vứt rác bừa bãi, không giẫm lên cỏ ,không nên tách đoàn và khi hướng diễn viên đang thuyết minh vui lòng không ngắt lời hướng dẫn viên nếu các bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc thì xin hỏi hướng dẫn viên ở cuối bài thuyết minh hướng dẫn viên sẽ sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của quý của các bạn trong tầm hiểu biết của mình. Vâng,chúng ta sẽ có 2 tiếng để tham quan di tích .bây giờ là 9h và đúng 11h các bạn tập trung tại đây,trước cổng bảo tàng,đối diện với quầy bán vé. Và bây giờ xin mời các bạn vào tham quan bảo tàng.


Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam toạ lạc trên một khu đất rộng nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, cách trung tâm thủ đô chừng 8km.( Đây vốn là vùng đất ruộng của cư dân sở tại tự nguyện cống hiến cho NN).
- Mục đích: Sưu tầm, phân loại, đánh giá, bảo quản, phục chế, trưng bày, giới thiệu và khai thác những giá trị lịch sử - văn hóa của các dân tộc, đồng thời cung cấp tư liệu dân tộc học và đào tạo cán bộ.
- Lịch sử hình thành và phát triển :
+ 1981 : NN đã chủ trương hình thành một bảo tàng Dân tộc đặt tại thủ đô Hà Nội ( hình thành ý định xd)
+ 12/1987: NN cấp đất để xây dựng 2.000m2
+ 1988: diện tích xd mở rộng 9500m2
+ 1990 Thủ  tướng quyết định giao toàn bộ 3,27ha
+Vốn cấp năm 1986; xây dựng nền móng năm 1989, Tổng kinh phí: 27 tỷ và 4 tỷ cho việc sưu tầm hiện vật, tư liệu và tổ chức trưng bày.
+ 24/10/1995 Thủ tướng ra quyết định về việc thành lập bảo tàng DTH trực thuộc Trung tâm KHoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam
+ 12/11/1997 vào dịp Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ VII, các nước có sử dụng tiếng Pháp họp tại HN, Phó CT nước Nguyễn Thị Bình và Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã cắt băng khai trương BTDTH

Ý định thành lập bảo tàng đã có từ năm 1987 nhưng mãi đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ mới ra quyết định chính thức về việc xây dựng bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ngày 12 tháng 11 năm 1997, bảo tàng chính thức được khánh thành.
Công trình Viện Bảo tàng Dân tộc học do kiến trúc sư Hà Đức Lịnh, người Tày thiết kế. Nội thất được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp đảm nhiệm.
Trong khoảng một chục năm qua, Bảo tàng có 2 khu vực chính.(3 khu vực):Khu trưng bày trong tòa nhà Trống Đồng ; Toàn nhà Cánh Diều ( khu trưng bày Đông Nam Á); Khu trưng bày ngoài trời ( Vườn Kiến trúc)
• - Khu trưng bày trong tòa Trống Đồng: không gian trưng bày thường xuyên giới thiệu 54 dân tộc ở Việt Nam trải rộng trên 2 tầng với tổng diện tích 2.000 m2 của toàn nhà với sự bố trí nội dung tham quan rất logic và được chia làm chín chủ đề: giới thiệu chung; nhóm ngôn ngữ Việt - Mường; nhóm Thái - Kadai; nhóm Mông - Dao; nhóm Hán - Tạng; nhóm Môn - Khmer; nhóm Nam Đảo; các dân tộc Chăm, Hoa, Khmer và giao lưu, hội nhập giữa các dân tộc. Tất cả nội dung trưng bày đều được dịch thành 3 thứ tiếng ( Việt,  Anh, Pháp). Lộ trình tham quan gồm 9 phần chính, được bố cục mang tính thống nhất , nhất quán, khoa học và hấp dẫn. Ví dụ: Tầng 01: Khách tham quan sẽ được tìm hiểu về 54 dân tộc ở Việt Nam thông qua hình ảnh, vùng cư trú của họ Sau đó, họ sẽ tiếp tục được đi vào chi tiết các dân tộc như: người Việt, người Mường,...; 2 không gian dành cho các trưng bày nhất thời, luôn luôn được đổi mới tuỳ theo chủ đề trưng bày. Ví dụ: Năm 2006, trưng bày "Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986). Năm 2013, trưng bày một góc cuộc sống của sinh viên sống xa nhà học tập ở các thành phố lớn. Năm 2014 và 2015, trưng bày các tác phẩm ảnh về đời sống và con người dân tộc Tây Nguyên trong những năm 50 của nhiếp ảnh người Pháp tên Jean-Marie Duchage. Ngoài ra, tại tầng hai của toà nhà Trống Đồng, du khách còn được tham quan tìm hiểu về các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như: Tày, Thái, Hmông, Dao,...dưới sự bố trí rất khoa học theo kiểu xuyên dọc theo đất nước. Ví dụ: Miền Bắc (ngay từ lối lên), miền Trung và Tây Nguyên (nằm ở giữa tầng hai về phía lối ra) và miền Nam (trước khi xuống tầng một).
- Khu trưng bày Đông Nam Á  (tòa nhà cánh diều): Tòa nhà được các kiến trúc sư của ĐH xây dựng Hà Nội thiết kế mô phòng theo hình Cánh Diều ( một nét văn hóa truyền thống không chỉ của Việt Nam mà cả khu vực).Khởi công xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào ngày 30/11/2013 sau 6 năm xây dựng với diện tích khoảng 500 ha. Khu trưng bày Đông Nam Á được dành để giới thiệu khái quát bức tranh văn hóa phong phú của các dân tộc Đông Nam Á theo 5 chủ đề: đồ vải, đời sống hàng ngày, đời sống xã hội, nghệ thuật trình diễn và tôn giáo - tín ngưỡng. Đây là nơi giúp khách tham quan hiểu hơn về các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á thông qua các hiện vật trưng bày. Tháng 12 năm 2014, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai trương phòng trưng bày về Tranh kính của Indonesia. Ngày 24 tháng 10 năm 2015, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam khai trương hai phòng trưng bày thường xuyên về "Một thoáng châu Á" và "Vòng quanh thế giới" ở tầng 2 tòa nhà Đông Nam Á. Với việc khai trương những trưng bày mới này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp tục thu hút khách tham quan mong muốn tìm hiểu về các nền văn mình trong khu vực và trên thế giới.[1]
• Khu trưng bày ngoài trời: là một vườn cây xanh trong đó có 10 công trình dân gian với các loại hình kiến trúc khác nhau: khuôn viên nhà người Chăm, nhà người Việt, nhà rông Ba Na, nhà dài Ê đê, nhà mồ Gia rai, nhà mồ Cơ tu, nhà sàn Tày, nhà sàn nửa trệt người Dao, nhà trệt H mông, nhà Trình Tường của người Hà Nhì . Mỗi ngôi nhà đều có lai lịch và đời sống của nó. Cùng với khu trưng bày thường xuyên trong tòa Trống đồng, vườn kiến trúc giới thiệu sự đa dạng văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam.

Một khu trưng bày chiếm trọn toà nhà 2tầng có dáng mô tả hình chiếc trống đồng bao gồm: nhà trưng bày, văn phòng và cơ sở nghiên cứu, thư viện, hệ thống kho bảo quản, hệ thống các bộ phận kỹ thuật, hội trường… Các khối nhà liên hoàn với nhau, có tổng diện tích 2.480m2, trong đó 750 m2 dùng làm kho bảo quản hiện vật

Khu thứ 2 là khu trưng bày ngoài trời, rộng khoảng 2 ha, bắt đầu xây dựng năm 1998 và hoàn thành công trình trưng bày cuối cùng trong năm 2006.

Khu trưng bày ngoài trời giới thiệu những phong cách kiến trúc nhà ở đặc trưng của các dân tộc Việt Nam (nhà dài Ê-Đê, nhà sàn Tày, nhà mái lợp gỗ pơ-mu của người Mông, nhà lợp ngói của người Kinh, nhà mồ Gia-Rai, nhà rông của người Ba-Na, nhà đất trình tường của người Hà Nhì…).

Bên cạnh đó, hiện nay Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam được cấp thêm hơn 1 ha đất, nâng diện tích khuôn viên của Bảo tàng lên gần 4,4 ha. Tại phần đất mở rộng này, từ giữa năm 2007 bắt đầu xây dựng một tòa nhà 4 tầng, sẽ mang tên “nhà Cánh diều”, để giới thiệu về văn hóa các dân tộc ngước ngoài, chủ yếu là các dân tộc ở Đông Nam Á. Đây sẽ là khu trưng bày thứ 3 của Bảo tàng.
Với 15.000 hiện vật, 42.000 phim và ảnh màu, 2190 phim dương bản, 273 băng ghi âm, âm nhạc, 373 băng video và 25 đĩa CD-Rom, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tới để tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đây là nơi thường xuyên tổ chức các buổi trình diễn nghề thủ công và các loại hình văn hóa dân gian khác nhau của các dân tộc ở Việt Nam, Đông Nam Á và các khu vực khác trên thế giới.

Trang web du lịch uy tín thế giới TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong số 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á năm 2014.

Phần 2: Hà Nhị - Người Việt
Người Kinh là một dân tộc hình thành tại khu vực địa lý mà ngày nay là miền Bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc. Đây là dân tộc chính, chiếm khoảng 86,2% dân số Việt Nam và được gọi chính thức là dân tộc Kinh để phân biệt với những dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Có hai luồng quan điểm về nguồn gốc của người Việt. Một số học giả tin rằng người Việt đầu tiên dần dần chuyển từ quần đảo Indonesia thông qua bán đảo Mã Lai và Thái Lan cho đến khi họ định cư trên các cạnh của sông Hồng ở Đồng bằng Bắc Bộ
-Phân bố hiện nay của người Kinh:…
+Một số di cư về phía bắc vào Trung Quốc, tuy bị ảnh hưởng TQ nhưng vẫn nói tiếng Việt và được công nhận là một dân tộc thiểu số tại TQ.
+ Xiêm, TQ,, Lào.Cao Miên.. thành lập các tổ chức cách mạng nhằm tránh sự bắt bớ của chính quyền tại VN.
+1954 Pháp rời khỏi VN, một số người di cư sang Pháp, gần 900.000 người từ Bắc di cư vào miền Nam.
Sau chiến tranh VN, gần 1 triệu người Việt di tản, vượt biên. Phần lớn những người này tái định cư tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc. Tại Hoa Kỳ có một số cộng đồng người Việt khá lớn.
Có thể nói nền kinh tế mạnh nhất là nền nông nghiệp lúa nước. Nền văn minh lúa nước đã được khai sinh từ rất ngàn đời xưa và đạt được trình độ nhất định. Nền nông nghiệp phát triển cũng nhờ một phần vào sự đào đê, đào nương. Ngoài nghề nông nghiệp, người Kinh cũng làm một số các nghề khác ví dụ như chăn nuôi gia súc, làm đồ thủ công... Là những nghề đòi hỏi sự khéo léo cao
Văn hóa: văn học của người Kinh đã từng tồn tại rất lâu, được truyền miệng qua truyền cổ, ca dao, tục ngữ…nghệ thuật phong phú như ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, diễn xướng…
Phong tục tập quán:
Thờ cúng tổ tiên, đạo Công Giáo, đạo Phật. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão. Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ. Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất. Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
Hôn nhân một vợ, một chồng, cưới xin trải qua nhiều nghi thức, nhà trai hỏi và cưới vợ cho con, cô dâu về nhà chồng. Người Kinh coi trọng sự trinh tiết, đức hạnh của cô dâu.
Nhà cửa: đa dạng tùy vào vùng mien. Chủ yếu nhà được xây dựng bằng vật liệu có sẵn như cỏ khô, rơm rạ, tre lúa. Điển hình là ngôi nhà lá 3 gian hoặc 5 gian
Văn Hóa
Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viết bằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch). Ca hát, âm nhạc, điêu khắc, hội họa, diễn xướng đạt trình độ nghệ thuật cao. Có nhiều lễ hội, hàng năm có hội làng.
Trang phục:
Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hóa.
Phần3: Vân - Nhà người Việt
Chiếc cổng dẫn vào khuôn viên nhà Việt được tạo bởi tre nứa và cây leo rất tươi xanh và nên thơ.
Khuôn viên nhà Việt trong bảo tàng gồm 3 ngôi nhà, có sân gạch, giếng nước và cổng... gợi nhớ tới những nét thân thuộc, dân dã của người Việt. Ngôi nhà ngói của người Việt hay còn gọi là nhà 5 gian.
Bố cục: Bố cục của ngôi nhà Việt truyền thống có nhiều kiểu, nhưng có hai kiểu được thiết kế nhiều nhất là: Bố cục nhà hình thước thợ, tức là nhà chính và nhà phụ (ở đây nhà phụ thường là bếp), kiểu bố cục này bắt gặp rất nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ. Bố cục thứ hai của ngôi nhà người Việt thường thấy là: Bố cục hình chữ Môn, tức là nhà chính nằm ở chính giữa hai bên có hai căn nhà phụ (một là nhà kho để chứa lương thực, một là nhà bếp), kiểu này thường phải là một gia đình khá giả. Ngoài ra còn có nhiều kiểu nhà khác (dùng theo chiết tự Hán) nhưng không được phổ biến như: nhà kiểu chữ đinh, chữ nhất, chữ nhị, chữ công …
Bố cục các gian nhà thường là 3 gian, 2 chái, hình chữ đinh, nhà chính (nhà trên) và nhà phụ (nhà dưới) có sân nước (sân thiên tỉnh)… và thường không ngăn chia ra các phòng nhỏ như ở tây phương, 1 cửa chính và 1 cửa đi phụ và rất ít cửa sổ. Nhà ở miền Nam nhiều sông rạch nên phương tiện đi lại chính là xuồng nên công trình phụ như nhà để ghe xuồng thường ở mé sông (xẽo) hay ụ tàu, và phía ngoài nhà có chuồng trâu bò, còn kho lúa thì thường đặt trong nhà.
Đối với người Việt, ngôi nhà chính là bộ phận cốt yếu trong khuôn viên của một gia đình, nhà có bố cục gian lẻ 1, 3, 5 hay 7 gian cùng với 2 chái, không mấy nhà có số gian chẵn.
Thường là:
- phương đình 1 gian chính giữa, bốn xung quanh hệ cột quân đẳng hướng;
- nhà 3 gian;
- nhà 5 gian hay nhà 3 gian 2 chái;
- nhà 7 gian hay nhà 5 gian 2 chái;
- nhà 9 gian hay nhà 7 gian 2 chái;
Số lượng gian và chất liệu để làm nhà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của từng gia đình, hay điều kiện môi trường thiên nhiên xung quanh nơi gia đình sinh sống. Ngôi nhà người Việt được kết cấu đăng đối, vì là số lẻ nên gian chính giữa bao giờ cũng dành làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Sự sắp xếp trong một ngôi nhà người Việt cũng cho thấy sự thiên lệch vị trí giữa nam và nữ, chỗ ngủ của đàn ông trong gia đình ở các gian chính, còn chỗ sinh hoạt và nghỉ ngơi của phụ nữ là ở các chái bên cạnh, hoặc ở nhà ngang, nhà phụ.


Đây là khuôn viên của nhà bà Cố Hợi, một gia đình khá giả hồi nửa đầu thế kỷ 20 ở xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Khuôn viên căn nhà gồm: Buồng, Phòng thờ, Nhà học, Nhà ngang, Nhà bếp, Giếng nước, Bể nước mưa.
Nhà chính, thực ra là hai ngôi nhà 5 gian xây dựng năm 1906, mua từ làng Phúc Thọ, xã Thọ Lộc, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá dựng lại tại Bảo tàng DTHVN năm 2000. Trong đó, gian giữa là nơi thờ cúng gia tiên, 2 gian kề bên để tiếp khách và nghỉ ngơi, gian buồng là phòng ngủ của bà chủ nhà, đồng thời là nơi cất đặt một số đồ đạc.
Khoảng những năm 30 trong thế kỷ XX, 5 gian nhà nữa được dựng thêm, nối đốc với nhà chính. Phần nhà này, ban đầu để chứa thóc gạo, về sau dùng làm chỗ dạy học.Năm 1937, ngôi nhà ngang được dựng thêm để làm chỗ ở cho gia đình một người chắt. Bếp và phòng ăn dùng chung cho đại gia đình.
Căn buồng được truyền cho vợ chồng người con trai, rồi đến cháu trai trưởng, chắt trai trưởng. Ba gian thờ tự là nơi tập trung nhiều đồ gỗ, trang trí và các bức đại tự bằng chữ Hán. Các yếu tố kiến trúc được tạc, chạm tỷ mỷ các họa tiết hoa lá, rồng, phượng cách điệu; nhiều chữ Hán bài trí trên xà và bức thuận.
Nhà được làm bằng gỗ chua khét (lát khét) là loại gỗ quý ở miền núi Thanh Hoá kết cấu 6 hàng cột với vì kèo kiểu giá chiêng, tiền kẻ hậu bẩy.
Các đồ án chạm khắc trang trí vẫn hầu như nguyên vẹn. Cây thước tầm nằm vắt 16 ngang trên 2 câu đầu, chính là bản thiết kế của người thợ mộc dân gian khi dựng các công trình kiến trúc tre gỗ cổ truyền.
Tục xưa quy định nhà không được cao hơn đình, thêm nữa, vùng Thanh Hoá hay có bão, vì thế nhà ở thường thấp. Khi còn ở làng, ngôi nhà chính nhìn về hướng nam; nhưng khi dựng lại ở Bảo tàng, do thế đất nên nhà hướng về bắc.
Bao quanh ngôi nhà là các công trình khác như giếng nước, sân phơi, vườn tược, hàng rào và cổng. Người nông dân đã biết bố cục trong khuôn viên của gia đình mình thành một chuỗi khép kín sinh hoạt cơ bản. Nghĩa là họ đã biết khai thác về mặt sinh thái để tự cung cấp ổn định cuộc sống gia đình, hài hoà với môi trường, tạo điều kiện cân bằng để giữ thế ổn định chung.
Ẩn chứa trong vẻ mộc mạc, giản dị của ngôi nhà Việt là cả những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời. Là nơi ghi dấu trong tâm thức người Việt những kỷ niệm vui buồn, nơi diễn ra quá trình luân hồi sinh - lão - bệnh - tử của một kiếp người. Chính vì vậy, ngôi nhà luôn là nơi để mọi người Việt tụ về với vong hồn ngàn năm tổ tiên của họ. Những ngôi nhà như vậy đã góp phần làm nên nét đặc sắc văn hoá làng xã của nền văn minh lúa nước.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cũng như những giá trị truyền thống khác, nét đặc sắc trong ngôi nhà người Việt đang dần mai một. Tuy không còn nhiều, song những ngôi nhà Việt truyền thống còn sót lại ở nhiều vùng miền là những tài sản quý báu của nền văn hoá dân tộc. Nó thể hiện sự sáng tạo khéo léo, tài hoa, cũng như kết tinh từ những mơ ước, tín ngưỡng ngàn đời của cha ông chúng ta.
Phần 4: Huệ&Phượng - làng tranh Đông Hồ
Đến với không gian độc đáo của ngôi nhà người Việt đặt tại Bảo Tàng Dân Tộc Học VN chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng 1 nét văn hóa đặc sắc đó là nghề làm tranh ĐÔNG HỒ do nghệ nhân Chuyên Hữu Sam sưu tầm- phục chế và phát triển sản xuất.
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có ao tắm mát có nghề làm tranh

Làng Đông Hồ có tên nôm là làng Mái, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh
- Lịch sử hình thành và phát triển:
+ Xuất hiện từ khoảng thế kỷ XVI
+ Từ nửa cuối TK XIX đến 1944 là thời cực thịnh của làng tranh, 17 dòng họ trong làng tham gia làm tranh.
+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chiến tranh tàn phá, nghề tranh cũng bị gián đoạn
+ Hòa bình lập lại miền Bắc, nhất là khi đất nước thống nhất thì làng tranh mới được khôi phục
+ Khi thời kỳ đổi mới, tác động theo nền kinh tế thị trường, các trào lưu nghệ thuật phương Tây làm thay đổi dòng tranh Đông Hồ
- Ý nghĩa trong bức tranh :…..
- Quy trình : …..
- các bức tranh đặc sắc:




Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu:

“Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”
Làng tranh Đông Hồ:
Ván khắc tranh Đánh ghen (âm bản) ở nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, làng tranh Đông Hồ


Ván khắc tranh Chăn trâu thổi sáo ở nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam làng tranh Đông Hồ

   
Làng tranh Đông Hồ xưa là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Quanh năm rất nhiều khách du lịch trong ngoài nước đến làng tranh Đông Hồ thăm và mua tranh Đông Hồ làm kỷ niệm.
    Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng:

“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.”

     Hàng năm làng Hồ có hội làng vào rằm tháng vào 3 âm lịch.

Giấy in và màu sắc của tranh Đông Hồ:

Ngoài các đặc điểm về đường nét và bố cục, nét dân gian của tranh Đông Hồ còn nằm ở màu sắc và chất liệu giấy in.
Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp: người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạo nếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó. Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp.
Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang), v.v. Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#dẫn