Phân tích ảnh hưởng môi trường marketing

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại nền kinh tế phát triển như hiện nay, đời sống người dân được sung túc hơn cùng với đó vấn đề về sức khỏe được mọi người đặc biệt quan tâm. Ngày xưa, mọi người chỉ biết tới sữa mẹ nó là nguồn dinh dưỡng ban đầu cho trẻ sơ sinh ăn trước khi chúng có thể tiêu hóa các loại thực phẩm khác. Nhưng ngày nay với nhu cầu của hầu hết mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội và nền khoa học phát triển đã có rất nhiều loại sữa ra đời với công dụng khác nhau có khả năng đáp ứng hết tất cả nhu cầu của người tiêu dùng.

Sữa là một loại sản phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng, giúp họ ngăn ngừa bệnh tật, phòng bệnh loãng xương ở người già, phòng bệnh còi xương ở trẻ nhỏ, giúp hồi phục sức khỏe... Sữa không chỉ có từ nguồn sữa mẹ nữa mà hiện nay còn được chế tạo theo công thức và tác dụng của nó thì không hề thua kém sữa mẹ xét về nhiều khía cạnh sữa được chế tạo theo công thức lại có tác dụng tốt hơn sữa mẹ.

Vinamilk, là một thương hiệu sữa hàng đầu ở Việt Nam, với nhiều chủng loại sữa khác nhau. Vinamilk như là bạn đồng hành trong cuộc sống của mọi người, đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất. Những năm gần đây, Vinamilk mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng nhiều nỗ lực, Vinamilk vẫn duy trì được vai trò chủ đạo của mình trên thị trường nước nhà. Một trong những thế mạnh của Vinamilk là marketing sản phẩm cũng như thương hiệu của mình.

Dưới đây là một vài phân tích của nhóm em về môi trường marketing của công ty sữa Vinamilk.

CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I - Khái niệm và sự cần thiết của nghiên cứu môi trường marketing

1. Khái niệm

Môi trường marketing bao hàm các tác nhân và lực lượng bên ngoài bộ phận marketing đang ảnh hưởng đến khả năng quản trị marketing trong cuộc triển khai và duy trì mối quan hệ thành công với khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp (Philip Kotler).

2. Sự cần thiết nghiên cứu môi trường marketing

- Môi trường marketing là tiền đề để doanh nghiệp tồn tại và phát triển

- Bộ phận marketing phải nghiên cứu, theo dõi, dự đoán và điều chỉnh các quyết định marketing

- Các yếu tố thuộc môi trường marketing tồn tại khách quan

+ Môi trường là cơ sở để hoạch định chiến lược, cơ sở marketing

+Là cơ sở để vận dụng các công cụ, biến số marketing

- Môi trường luôn biến động, khống chế và hoàn toàn bất định, có thể tạo ra sự xung đột, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra động lực thúc đẩy.

- Nghiên cứu môi trường marketing là để đảm bảo đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

II - Môi trường marketing vi mô:

- Là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với hoạt động marketing của doanh nghiệp, và hoạt động marketing của doanh nghiệp có thể tác động ngược trở lại, mang tính cá biệt và cục bộ.

Bao gồm:

+ Nhóm môi trường nội tại: các yếu tố trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tới khả năng vận dụng marketing hữu hiệu

+ Nhóm môi trường ngành (nhiệm vụ)

1. Nhà cung cấp:

Những chủ thể cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp:

- Nguyên vật liệu

- Thành phẩm, bán thành phẩm

- Máy móc, thiết bị/ quy trình công nghệ

- Lao động

- Thông tin

2. Các trung gian marketing:

Những chủ thể giúp kết nối doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh hưởng đến hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Bao gồm:

- Trung gian phân phối:

Các đại lý bán buôn, bán lẻ, các đại lý phân phối độc quyền, các công ty vận chuyển, kho vận.

+ Họ giúp cho doanh nghiệp trong khâu phân phối hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhanh chóng và hiệu quả.

+ Các công ty tư vấn, nghiên cứu thị trường, các công ty quảng cáo, các đài, báo chí, phát thanh, truyền hình.

+ Họ giúp cho doanh nghiệp tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.

- Trung gian tài chính: Ngân hàng, Công ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Công ty kiểm toán.

- Các trung gian dịch vụ: giúp cho doanh nghiệp đề phòng rủi ro.

3. Đối thủ cạnh tranh:

Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing luôn luôn quan tâm đến hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, đến các chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của các đối thủ.

- 4 dạng đối thủ cạnh tranh cơ bản:

+Cạnh tranh giữa nhu cầu/mong muốn

+Cạnh tranh giữa các loại hàng hóa

+Cạnh tranh giữa các mặt hàng trong cùng loại sản phẩm

+Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu

- Khi đưa các quyết định cạnh tranh, doanh nghiệp phải:

+Nhận diện được các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai

+Tìm hiểu các đặc điểm, ưu thế, hạn chế của các đối thủ cạnh tranh

+Phân tích thay đổi trong quyết định của khách hàng liên quan đến thay đổi trong các quyết định marketing của đối thủ cạnh tranh

4. Khách hàng:

Khách hàng tạo nên thị trường, bao gồm các cá nhân, tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ về sử dụng với các mục đích khác nhau

- 5 loại thị trường khách hàng:

+ Thị trường người tiêu dùng cuối cùng

+ Thị trường người tiêu dùng công nghiệp

+ Thị trường buôn bán trung gian

+ Thị trường các tổ chức Chính phủ

+ Thị trường quốc tế

- Doanh nghiệp phải nghiên cứu nhu cầu, sở thích, thị hiếu và đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng

5. Công chúng:

Là những chủ thể có mối liên hệ nhất định với doanh nghiệp, tạo ra sự tác động đủ lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp

- 3 nhóm công chúng chủ yếu: công chúng tích cực, công chúng tìm kiếm, công chúng không mong muốn

- Các dạng công chúng:

+ Các tổ chức hành chính

+ Các tổ chức truyền thông đại chúng

+ Các tổ chức công quyền

+ Các tổ chức hoạt động xã hội

+ Công chúng nội bộ

+ Các cơ quan chính quyền địa phương

+ Công chúng khác.

III - MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ

Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, các lực lượng xã hội rộng lớn, có tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể kiểm soát, thay đổi được các yếu tố của môi trường vĩ mô. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô mang lại những cơ hội mới cũng như các thách thức đối với các doanh nghiệp. Vì doanh nghiệp không thể thay đổi được môi trường vĩ mô, do vậy phải tìm cách thích ứng với nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

Sau đây là các yếu tố môi trường vĩ mô:

1. Nhân khẩu học

Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân số và con người. Cụ thể, nó nghiên cứu các vấn đề như quy mô, mật độ, phân bố dân cư, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết.

a, Quy mô, mật độ và tốc độ tăng dân số: phản ánh quy mô nhu cầu hiện tại và tương lại.

b, Cơ cấu dân cư:m cơ cấu tuổi tác, cơ cấu theo giới tính, cơ cấu dân tộc, cơ cấu theo nghề nghiệp...

c, Cơ cấu, quy mô hộ gia đình: tác động đến trạng thái, tính chất của nhu cầu.

d, Quá trình đô thị hóa và phân bố lại dân cư: quá trình đô thị hoá và phân bố lại dân cư diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị ngày càng mở rộng và đông đúc. Tạo tiền đề cho các nhu cầu xây nhà cửa, mua sắm đồ đạc. Quá trình đô thị hoá và chuyển dịch lao động giúp cho đời sống nông thôn thay đổi. Nông thôn trở thành các thị trường quan trọng cho nhiều doanh nghiệp.

2. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến sức mua của người dân.

- Đó là GDP, GNP, là lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng, thất nghiệp,.... Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và cơ cấu chi tiêu, sức mua của người dân, của Chính phủ và của các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

+ Khi lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh hơn thu nhập cá nhân, nhu cầu tiêu dùng của dân chúng cũng thay đổi. Một số tạm gác lại các chi tiêu lớn. Số những người nhiều tiền lại vội vã đầu cơ vàng, đô la hoặc nhà đất để giữ của.

+Khi lãi suất tiền gửi cao sẽ làm giảm sức mua các hàng hoá lâu bền và thu hút dân chúng gửi tiết kiệm hơn là đầu tư hoặc tiêu dùng. Khi lãi suất giảm, các công ty thường kích thích tiêu thụ bằng cách bán trả chậm với lãi suất thấp hơn thị trường hoặc không lãi.

- Chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của đất nước.

- Phân hóa thu nhập dẫn đến sự chênh lệch sức mua của người dân hình thành nên các phân đoạn thăng tiến.

- Sự ảnh hưởng, sự phát triển của các khối hiệp ước kinh tế.

3. Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là hệ thống các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng đến các nguồn lực đầu vào cần thiết cho hoạt động của các doanh nghiệp, do vậy cũng ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố như khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, môi trường...

a, Ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải

Vào những năm 60 dư luận thế giới đã cảnh báo về vấn đề ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây ra. Trước tình thế đó, các ngành sản xuất hàng hoá cũng bắt đầu phải thay đổi công nghệ sản xuất nhằm giảm ô nhiễm môi trường như sử dụng bao bì dễ tái chế, sử dụng xăng không chì, sử dụng hệ thống lọc nước, khí thải. Các sản phẩm "thân thiện với môi trường" như xe đạp điện, ô tô điện, ô tô khí ga, xăng không chì ¼ ngày càng xuất hiện nhiều và đang chiếm được thiện cảm của người tiêu dùng và xã hội. Kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng trở nên ngày càng trở nên nặng nề, được xã hội quan tâm lo lắng.

b, Tình hình khan hiếm nguyên, nhiên liệu

Các nguyên, nhiên liệu truyền thống như vàng, bạc, sắt, thép, đồng, dầu mỏ, than đá... ngày càng cạn kiệt. Điều này buộc các công ty sử dụng các nguyên, nhiên liệu đó phải chi phí nhiều hơn do thuế tài nguyên tăng lên đồng thời với chi phí cho các đầu tư nghiên cứu tìm các nguyên liệu mới thay thế. Năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho các ngành sản xuất mới.

c, Sự can thiệp của Chính phủ vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên

Nhà nước ngày càng can thiệp bằng pháp luật vào công cuộc bảo vệ môi trường và đảm bảo cho xã hội sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý. Các bộ luật mới ra đời nhằm bảo vệ nguồn nước, không khí, đất đai, biển, rừng, chim muông, thú quý hiếm. Nhiều khu vườn quốc gia mới ra đời tạo nên những môi trường bình yên cho các loài động thực vật phát triển. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp chịu sự điều tiết nghiêm ngặt của các cơ quan nhà nước, đồng thời chịu sự theo dõi, giám sát chặt chẽ của dư luận xã hội và của các tổ chức bảo vệ môi trường. Điều này buộc các doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm các giải pháp mới tránh vi phạm luật lệ bảo vệ tài nguyên, môi trường.

d, Biến đổi khí hậu

Tình trạng trái đất nóng lên của trái đất ảnh hưởng đến mọi mặt của xã hội.

4. Môi trường văn hoá xã hội

Văn hoá là một hệ thống giá trị, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi được một tập thể giữ gìn, được hình thành trong những điều kiện nhất định về vật chất, môi trường tự nhiên, lịch sử của cộng đồng và dưới tác động của các nền văn hoá khác. Hành vi tiêu dùng của khách hàng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hoá của dân tộc họ.

a, Những giá trị văn hoá truyền thống, căn bản:

Giá trị văn hoá truyền thống tác động mạnh đến hành vi ứng xử, tiêu dùng hàng ngày của con người. Đồng thời giá trị văn hoá truyền thống có tính bền vững, khó thay đổi. Các nhà quản trị Marketing không thể thay đổi được các giá trị văn hoá truyền thống mà chỉ có thể thay đổi các giá trị văn hoá thứ phát. Chẳng hạn, niềm tin của người Việt Nam vào chế độ hôn nhân một vợ một chồng là giá trị văn hoá truyền thống, khó thay đổi. Còn niềm tin vào việc cần thiết xây dựng gia đình là niềm tin thứ phát, có thể thay đổi.

b, Những giá trị văn hoá thứ phát

Đây là những xu hướng văn hoá mới hình thành, tính bền vững của nó không cao, dễ thay đổi. Nếu thay đổi các giá trị văn hoá thứ phát sẽ tạo ra các khuynh hướng tiêu dùng mới, cơ hội kinh doanh mới có thể khai thác. Thông thường, thành viên của các nhánh văn hoá thứ phát là thanh niên chịu ảnh hưởng của các ngôi sao ca nhạc, thể thao, màn bạc. Họ muốn đối lập với văn hoá truyền thống. Họ thể hiện quan điểm qua cách ăn mặc, đầu tóc, qua thái độ về quan hệ nam nữ.

c) Các nhánh văn hoá

Xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sẽ dẫn tới sự giao thoa giữa các nền văn hoá khác nhau, nhưng cũng có thể tạo ra các xung đột. Muốn cho sản phẩm của mình được chấp nhận tại Việt Nam và vươn ra toàn cầu, các doanh nghiệp phải hiểu biết môi trường văn hoá nơi mình đang kinh doanh để lựa chọn các chiến lược Marketing phù hợp. Mặt khác, khi đời sống vật chất được nâng cao, văn hoá tiêu dùng cũng thay đổi theo. Từ tâm lý ăn tiêu tiết kiệm, ăn chắc mặc bền chuyển sang tiêu pha thoải mái và chú trọng tới mẫu mã và chất lượng hơn.

d, Sự biến đổi văn hóa:

Việc mở của hội nhập, giao lưu văn hóa giữa các nước tạo nên sự biến đổi văn hóa nhất định. Đặc biệt có thể thấy rõ ràng ở sự vui chơi giải trí trong âm nhạc của giới trẻ hiện nay; hay việc đồ ăn ngoại được tất cả mọi người ưa chuộng.

e, Tôn giáo, phong tục tập quán.

5. Khoa học kỹ thuật - công nghệ

a, Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh.

Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Các doanh nghiệp mới thường dùng công nghệ mới để cạnh tranh với doanh nghiệp cũ như là một chiến lược thọc sườn.

b, Công nghệ thay đổi nhanh chóng.

Công nghệ truyền thông số hoá, tin học hoá, quang hoá phát triển nhanh chóng làm cho giá cả giá cả các thiết bị viễn thông giảm nhanh, và chất lượng lượng được nâng cao, có khả năng tạo ra các dịch vụ đa dạng.

c, Xu hướng hội tụ giữa các công nghệ:

Viễn thông - Tin học - Truyền thông đã và đang tạo ra nhiều dịch vụ mới, nhiều đối thủ cạnh tranh mới, đặc biệt là Internet mang lại nhiều dịch vụ viễn thông mới cạnh tranh với các dịch vụ viễn thông truyền thống.

d, Các công ty và Nhà nước ngày càng chú trọng đến đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, sản phẩm mới. Điều này giúp tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp, cho quốc gia.

6. Chính trị - Pháp luật

a, Môi trường chính trị:

- Sự ổn định chính trị

- Chính sách dân tộc, phát triển kinh tế nông thôn và miền núi, vùng sây, vùng xa.

- Các phong trào vận động chính trị và xã hội

- Tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành của chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội.

b, Môi trường pháp luật

- Các bộ luật, luật và văn bản dưới luật được ban hành

Các chính sách, bao gồm chính sách chung cho toàn bộ nên kinh tế và chính sách đặc thù cho từng lĩnh vực.

Bao gồm:

+ Chính sách, văn bản pháp luật quy định về môi trường kinh doanh, về tiêu dùng và đầu tư.

+ Chính sách văn bản pháp luật quy định về tổ chức doanh nghiệp, thực hiện hoạt động kinh tế.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

A - Giới thiệu sơ lược về công ty sữa Vinamilk

Lịch sử hình thành

Vinamilk là tên gọi tắt của công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Việt Nam Dairy Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

Công ty được thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng đầu Việt Nam về chế biến và cung ứng các sản phẩm về sữa, được xếp trong top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam.

Trụ sở chính

Vinamilk là công ty sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa lớn nhất Việt Nam, có trụ sở chính tại số 10 phố Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Công ty bao gồm 1 trụ sở chính, 24 đơn vị trực thuộc, 1 văn phòng và tổng số CBCNV chính thức lên đến 5400 người.

Tầm nhìn

"Trở thành biểu tưởng niềm tin số 1 Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người"

Sứ mệnh

"Vinamilk cam kết đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với con người và xã hội"

Giá trị cốt lõi

"Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người "

- Chính trực

Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

- Tôn trọng

Tôn trọng bản thân • Tôn trọng đồng nghiệp

Tôn trọng Công ty • Tôn trọng đối tác

Hợp tác trong sự tôn trọng

- Công bằng

Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.

- Đạo đức

Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức

- Tuân thủ

Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

Mục tiêu của công ty

+ Định vị thương hiệu như một niềm tự hào của người Việt Nam

+ Xây dựng giá trị tình cảm mới của thương hiệu Vinamilk_ hiện thân của cuộc sống

+ Không ngừng phát triển quy mô và tầm vóc, thực hiện mục tiêu phủ hàng đến tận các xã phường trên toàn quốc

+ Vươn xa hơn đến các thị trường khó tính nhất: Mỹ, Nhật,...

Chiến lược của công ty

+ Đẩy mạnh quảng cáo hình ảnh của công ty

+ Biến đối thủ thành đối tác - Bắt tay với các tập đoàn lớn: Vinamilk đã hợp tác với các tập đoàn có tên tuổi như Sabmiller Aisa B.V, Campina,... để cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao theo công nghệ tiên tiến nhất.

+ Vinamilk ngày càng đa dạng hoá các dòng sản phẩm với những mẫu mã đa dạng đẹp mắt không chỉ bổ, ngon mà còn hấp dẫn, phù hợp với cuộc sống hiện đạ

Thị phần

Vinamilk chiếm 50% thị phần sữa, trong đó sữa đặc chiếm 80%, sữa tươi 53%, sữa chua các loại 80%, sữa bột 40%. Riêng sản phẩm sữa tươi Vinamilk 100% đứng đầu về cả sản lượng và doanh số bán ra trong phân khúc nhóm nhãn hiệu sữa tươi từ năm 2015 đến nay (số liệu từ Nielsen 8/2017).

Nhờ lợi thế về chất lượng sản phẩm, giá cả và uy tín thương hiệu, doanh nghiệp còn thắng thầu nhiều hợp đồng cung cấp sữa ở nước ngoài. Sản phẩm của Vinamilk đã có mặt tại 31 quốc gia trên thế giới, kể cả các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Đức, Canada...

Các sản phẩm

B - Thực trạng sữa Vinamilk hiện nay

Cơ cấu sản phẩm theo doanh thu

Trong nhiều năm qua, Vinamilk luôn dẫn đầu thị trường với sản phẩm sữa hàng đầu Việt Nam và nhiều sản phẩm dinh dưỡng chất lượng quốc tế. Với những nỗ lực cải tiến công nghệ và tiên phong với các xu hướng sản phẩm mới, Vinamilk tiếp tục củng cố và khẳng định vị trí là công ty sữa hàng đầu Việt Nam.

Với sản phẩm hết sức đa dang Vinamilk cung cấp hon 200 sản phẩm trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang các nước Mỹ,Canada, Đức, Séc, Ba Lan, Trung Quốc , khu vực Trung đông, khu vụ châu Á Bao gồm các sản phẩm với các mặt hàng: Sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa tươi, phô mai,...

Vinamilk không ngừng đưa vào thị trường các sản phẩm mới thông qua bộ phận nghiên cứu và phát triển đầu ngành của công ty để dần dần phát triển ở các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và chào bán nhiều loại sản phẩm đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều thành phần khách hàng khác nhau trong ngành sữa. Hiện tại, các sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sữa đặc, sữa tươi, sữa bột, sữa chua và các sản phẩm khác.

Trong đó, một số sản phẩm tiêu biểu:

+ Nước ép trái cây: chiếm khoảng 1% doanh thu với nhãn hiệu Vfresh. Sản phẩm này bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi các dòng nước giải khát hiện tại trên thị trường như: Latte, Tân Hiệp Phát.

+ Sữa bột: Sữa bột chiếm 20% doanh thu năm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net